Giáo án lớp Lá - Chủ đề: Thế giới thực vật - Trường Mầm non Thanh Thảo

1. Mục đích yêu cầu:

 a. Kiến thức:

 - Trẻ biết tên gọi của một số loại hoa quen thuộc, biết nhận biết, phân biệt các loại hoa theo đặc điểm đặc trưng của chúng.

 - Trẻ biết mô tả một số đặc điểm rõ nét của chúng như: Màu sắc, hình dạng.

 - Phân nhóm hoa theo loại: cánh tròn, cánh dài

 - Biết dùng hoa để trang trí, làm đẹp cho cuộc sống.

 b. Kỹ năng:

 - Rèn luyện và phát triển kỹ năng quan sát, ghi nhớ, chú ý có chủ định và kỹ năng so sánh sắp xếp thứ tự.

- Luyện kỹ năng tô màu, kỹ năng vẽ.

- Luyện kỹ năng đọc, kể diển cảm, kỹ năng hát đúng nhạc.

- Kỹ năng minh hoạ theo lời bài hát.

 c. Thái độ:

- Giáo dục trẻ chăm sóc như tưới nước, nhổ cỏ, không dậm lên cỏ, không ngắt hoa, hái hoa.

- Giáo dục trẻ siêng năng tập thể dục,

- Giáo dục trẻ không giành đồ chơi của bạn, chơi xong biết cất đồ chơi gọn gàng ngăn nắp đúng nơi qui định.

 

doc51 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 1161 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp Lá - Chủ đề: Thế giới thực vật - Trường Mầm non Thanh Thảo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. - Giáo dục trẻ trước khi ăn phải rửa tay, rửa quả, gọt vỏ sạch sẽ. - Trẻ biết được quả cung cấp vitamin, để có quả ăn phải biết ơn các bác nông dân và những người trồng quả. II. Chuẩn bị : - Một số loại quả đặc trưng. - Rổ đựng quả, lôtô các loại quả. III. Tiến trình hoạt động: 1. Hoạt động đón trẻ : * Đón trẻ: Cô trò chuyện cùng trẻ về ngày chủ nhật ở nhà làm gì? Đi đâu? * Thể dục buổi sáng : Tập bài: “Em yêu cây xanh”. Mỗi động tác tập (4 lần x 4 nhịp) - HH: Máy bay ù ù - Tay: Xoay bả vai. - Chân: Ngồi khuỵu gối - Bụng lườn: Đứng nghiêng người sang 2 bên - Bật : Bật tại chỗ. +Hồi tĩnh: Đi nhẹ nhàng, hít thở sâu. (Thể dục buổi sáng thực hiện cho cả tuần) Hoạt động học : a. Hoạt động mở đầu: - Cả lớp chơi Gieo hạt b. Hoạt động trọng tâm: * HĐ 1 : Quan sát, nhận xét đặc điểm: Loa loa loa loa, Mời bạn gần xa, Về dự hội thi, Người nông dân giỏi. - Xin mời các đội về dự thi giới thiều sản phẩm của mình + Quả chuối: xin mời đội 1 giới thiệu về quả của mình: Đây là quả gì? Có màu gì?Vỏ chuối như thế nào? Bên trong vỏ chuối ntn? Chuối cung cấp chất gì? à Quả chuối có vỏ nhẵn màu vàng, dài cong, có núm, có cuống, bên trong có ruotj ăn rất ngon và bổ. + Quả cam: Xin mời đội 2 giới thiệu về quả của mình: Đây là quả gì? Có màu gì? Quả cam có những gì?Vỏ cam có màu gi? Bên trong quả cam như thế nào? Quả cam cung cấp chất gì? à Quả cam tròn, vỏ sần sùi, cam chín có vỏ màu vàng, bên trong có múi, hạt, cam ăn có vị ngọt rất ngon và bổ cho cơ thể như cung cấp vitamin A. + Quả xoài: Xin mời đội 3 giới thiệu về quả của mình: Đây là quả gì? Có màu gì? Qảu xoài có những gì? Có nhiều hạt hay ít hạt? Vỏ xoài như thế nào? Bên trong quả xoài ntn? Vị gì? Quả xoài cung cấp chất gì? à Quả xoài chín có màu vàng, chỉ có một hạt, xoài có vị ngọt,và cung cấp nhiều vitamin. + Kể và xem thêm một số loại quả khác - Tất cả các loại quả đề cung cấp vitamin, vì vậy trước khi ăn các con phải rửa tay, rửa quả, gọt vỏ.Khi ăn xong có vỏ và hạt các con phải bỏ vào thùng rác. - Các con phải nhớ đến những người trồng cây khi chúng ta ăn những loại quả trên nhé! * HĐ 2 : Trò chơi luyện tập: Chơi lô tô chọn nhanh Cô gọi tên quả , trẻ nhặt lôtô và gọi tên quả Cô nói đặc điểm trẻ gọi tên quả. c. Hoạt động kết thúc: Cho trẻ hát: "Quả" và ra ngoài. 3. Hoạt động ngoài trời : * HĐCMĐ: Quan sát Quả bưởi * TCVĐ: Hoa nào quả nấy * Chơi tự do. 4. Hoạt động chơi các góc : * Góc phân vai : Gia đình, bán trái cây * Góc xây dựng : Xây dựng vườn cây ăn trái của bé, siêu thị bán trái cây. * Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây ăn quả * Góc học tập: Sưu tầm, đọc sách về các loại quả. * Góc nghệ thuật: Tô màu tranh vẽ các loại quả. 5. Hoạt động chiều : * Hát, múa “Quả” * Sắp xếp đồ dùng đồ chơi các góc * Vệ sinh trả trẻ * Đánh giá cuối ngày: KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Thứ ba ngày 22 tháng 02 năm 2011 Hoạt động : Thể dục TRÈO THANG, NHẢY NHẤC CAO ĐÙI I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết trèo thang và nhảy nhấc cao đùi đúng kỹ thuật - Rèn kỹ năng nhún bật, nhanh nhẹn, phản ứng kịp thời với hiệu lệnh. - Giáo dục trẻ siêng năng tập thể dục, tích cực luyện tập. II.Chuẩn bị: - Cầu thang, xắc xô III. Tiến trình hoạt động: 1. Hoạt động đón trẻ : * Đón trẻ: Cô đón trẻ nhắc trẻ cất đồ dùng đúng nơi qui định, nhắc trẻ chào bố mẹ chào cô giáo. * Thể dục buổi sáng : Tập bài: “Quả”. 2. Hoạt động học : a. Hoạt động mở đầu : - Trò chuyện: Trò chuyện cùng trẻ về sức khỏe của con người, muốn có sức khỏe phải siêng năng tập thể dục, chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ hằng ngày, có sức khỏe thì các con mới đến trường học đều đặn. b. Hoạt động trọng tâm: *Khởi động: HĐ1: Luyện các kiểu chân. - Cho trẻ đi chạy theo vòng tròn, làm theo cô (người dẫn đầu). *Trọng động: HĐ2: Bài tập phát triển chung: - Cô hô nhịp kết hợp tập các động tác thể dục cho trẻ tập theo. 2l / 4n + Tay: Tay đưa ra trước lên cao. + Chân: Ngồi khuỵu gối tay đưa ra trước. + Bụng lườn: Đứng đan tay sau lưng, gập người về phía trước. + Bật: Bật tách chân khép chân. HĐ3: Vận động cơ bản -Làm mẩu 3 lần: +Lần 1: không phân tích. +Lần 2: kết hợp phân tích. Tư thế chuẩn bị cô đứng trước thang khi có hiệu lệnh cô bắt đầu trèo lên thang rồi trèo xuống Cô cho trẻ xếp thành 2 hàng đối diện rồi tập nhấc cao đùi + Lần 3: không phân tích. - Cho trẻ thực hiện 2- 3 lần. HĐ4: Trò chơi: “Cáo và thỏ” c. Hoạt động kết thúc: *Hồi tỉnh: Cho trẻ đi lại, hít thở nhẹ nhàng 3. Hoạt động ngoài trời : * Hoạt động có mục đích: Quan sát quả cam * Trò chơi vận động: Cáo ơi ngủ à * Chơi tự do. 4. Hoạt động chơi các góc : * Góc phân vai : Gia đình, bán trái cây * Góc xây dựng : Xây dựng vườn cây ăn trái của bé, siêu thị bán trái cây. * Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây ăn quả * Góc học tập: Sưu tầm, đọc sách về các loại quả. * Góc nghệ thuật: Tô màu tranh vẽ các loại quả. 5. Hoạt động chiều : * Truyện: “Sự tích bánh chưng bánh dày” * Rèn nếp: cách mặc áo * Vệ sinh trả trẻ * Đánh giá cuối ngày: KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Thứ tư ngày 23 tháng 02 năm 2011 Hoạt động: LQVH CHÙM QUẢ NGỌT I. Mục đích yêu cầu : - Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả. Hiểu nội dung bài thơ “Chùm quả ngọt” - Giáo dục trẻ biết quí trọng các lọi cây có ích cho con người - Đọc thơ diễn cảm thể hiện theo lời thơ. II. Chuẩn bị : - Bài thơ viết bằng chữ in thường. - Tranh minh họa từng khổ thơ. - Những tấm thẻ xanh, vài tấm thẻ trắng bỏ vào bìa kín. III. Tiến trình hoạt động: 1. Hoạt động đón trẻ : * Đón trẻ: Cô đón trẻ nhắc trẻ cất đồ dùng đúng nơi qui định, nhắc trẻ chào bố mẹ chào cô giáo. * Thể dục buổi sáng : Tập bài : “Em yêu cây xanh”. 2. Hoạt động học : a. Hoạt động mở đầu : - Cô cho trẻ vỗ phách theo bài “Quả”. Trò chuyện về bài hát. Cô giới thiệu tên bài thơ: “Chùm quả ngọt” b. Hoạt động trọng tâm : * HĐ1: Đàm thoại và trích dẫn: - Trong cuộc sống hằng ngày, thức ăn rất quan trọng nhưng các loại quả rất cần cho cơ thể. Chính vì vậy mà có rất nhiều bài học nói về các loại quả trong đó có bài thơ “Chùm quả ngọt ” do nhà thơ Tạ Hữu Nguyên sáng tác + Lần 1: Cô đọc diễn cảm cho trẻ nghe - Các con vừa nghe cô đọc bài thơ gì? - Do ai sáng tác? Trong bài thơ nói về điều gì? - Bài thơ nói về chùm quả ngọt khi ăn rất thơm ngon, nhờ sự chăm sóc vun trồng của con người mà cây lớn nhanh cho nhiều trái quả, Vì vậy khi chúng ta ăn một quả gì thì phải nhớ đến người trồng cây + Lần 2: Cô chỉ vào từng câu thơ đọc cho trẻ nghe. - Đọc trích dẫn làm rõ ý kết hợp giảng giải từ khó, cho trẻ xem tranh minh họa. * Đàm thoại: - Khi mùa xuân đến có gì đặc biệt? - Câu thơ nào nói lên điều đó? - Những quả đó được miêu tả như thế nào? - Ai đã trồng cây và các bạn nhỏ đã làm gì? - Để tỏ lòng biết ơn các bác nông dân các con sẽ làm gì? - Mỗi câu trẻ trả lời cô đều tóm ý. + Giáo dục trẻ nhớ ơn, kính trọng người trồng cây, ăn hết suất không rơi vãi thức ăn, biết chăm sóc cây. * HĐ 2 : Tập cho trẻ đọc thơ: -Cho trẻ đọc thơ : Cả lớp đọc , tổ đọc, cá nhân đọc. * HĐ 3 : Trò chơi: "Tấm thẻ may mắn" Cách chơi: Ba đội lần lượt lên thò tay vào bì kín sờ nhặt lên một tấm thẻ, nếu trúng thẻ có màu xanh được đọc thỏ một lần, nếu nhặt được tấm thẻ màu trắng thì mất lượt, mỗi đội chơi hai lần. c. Hoạt động kết thúc : Cho lớp hát vận động bài "Quả bóng". 3. Hoạt động ngoài trời : * HĐCMĐ: Quan sát quả bòng, quả chuối * TCVĐ: “Lộn cầu vồng” * Chơi tự do: Nhặt lá vàng làm đồ chơi. 4. Hoạt động chơi các góc : * Góc phân vai : Gia đình, bán trái cây * Góc xây dựng : Xây dựng vườn cây ăn trái của bé, siêu thị bán trái cây. * Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây ăn quả * Góc học tập: Sưu tầm, đọc sách về các loại quả. * Góc nghệ thuật: Tô màu tranh vẽ các loại quả. 5. Hoạt động chiều : * Hát vỗ tay theo tiết tấu bài “Quả” * Chơi tự do. * Vệ sinh trả trẻ * Đánh giá cuối ngày: KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Thứ năm ngày 24 tháng 02 năm 2011 Hoạt động: Âm nhạc: DH: “QUẢ”. NH: “BẦU VÀ BÍ” I. Mục đích yêu cầu : - Hát và vận động bài hát một cách tự nhiên, thành thạo. - Thành thạo trò chơi âm nhạc - Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động với cô và bạn. II. Chuẩn bị : - Nội dung trò chuyện với trẻ, bài hát “ Quả” - Xắc xô, đàn, phách tre. III. Tiến trình hoạt động: 1. Hoạt động đón trẻ : * Đón trẻ: Cô giáo đón trẻ vào lớp, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định. * Thể dục buổi sáng: Tập theo bài hát “Em yêu cây xanh” 2. Hoạt động học : a. Hoạt động mở đầu : - Ổn định lớp. Đọc bài thơ “Chùm quả ngọt”. - Các con vừa đọc bài thơ gì? Các con ăn quả cung cấp cho chúng ta nhiều vitamin và muối khoáng, an quả con làm cho da hồng hào b. Hoạt động trọng tâm : * HĐ 1 : Hát cùng cô: - Cô trẻ cùng hát 2-3 lần . - Tổ 1 hát, tổ 2 vỗ xắc xô, tổ 3 vỗ tay theo nhịp. - Nhóm bạn gái hát, nhóm bạn trai vỗ xắc xô. - Cá nhân trình bày ca khúc, kết hợp tìm bạn thân. * HĐ 2 : Ai vận động đẹp: - Cô hát kết hợp vận động theo lời bài bài hát 2 lần. - Cho trẻ hát kết hợp vận động theo cô 3- 4 lần. Sau đó cho trẻ vận động theo nhóm tổ cá nhân. Cô bao quát trẻ. + Nội dung bài hát: Bài hát các con vừa hát nói về nhiều loại quả, khi ăn mỗi loại quả có mùi vị khác nhau và đều cung cấp nhiều vitamin và muối khoáng. * HĐ 3 : Đoán xem ai hát. -Cô giới thiệu bài hát “Bầu và bí” -Cô hát cho trẻ nghe 3 lần, lần 2 kết hợp minh hoạ, lần 3 mời trẻ cùng vận động theo cô. * HĐ 4 : Tai ai tinh - Cô cho trẻ đội mũ che kín mắt, cho các bạn ở lớp hát hoặc vổ tay, vổ trống lắc...sau đó bạn bỏ mũ ra và đoán xem tiếng hát bạn nào hoặc âm thanh gì? - Tổ chức cho trẻ chơi. c. Hoạt động kết thúc : Củng cố và giáo dục 3. Hoạt động ngoài trời : * HĐCMĐ: Quan sát quả mận, quả lê * TCVĐ: kéo co, bịt mắt bắt dê * Chơi tự do: Nhặt lá vàng làm đồ chơi. 4. Hoạt động chơi các góc : * Góc phân vai : Gia đình, bán trái cây * Góc xây dựng : Xây dựng vườn cây ăn trái của bé, siêu thị bán trái cây. * Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây ăn quả * Góc học tập: Sưu tầm, đọc sách về các loại quả. * Góc nghệ thuật: Tô màu tranh vẽ các loại quả. 5. Hoạt động chiều : * Ôn lại các bài thơ bài hát trong chủ đề. * Chơi “Nhảy lò cò về nhà” * Chơi các góc theo ý thích. * Vệ sinh trả trẻ * Đánh giá cuối ngày: KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Thứ sáu ngày 25 tháng 02 năm 2011. Hoạt động : Tạo hình: NẶN QUẢ I. Mục đích yêu cầu : - Trẻ gọi tên và bíêt được đặc điểm của các loại quả quen thuộc. - Trẻ biết sử dụng các kĩ năng nặn như: lăn tròn, lăn dài, ấn bẹt, để nặn các loại quả theo đặc trưng của nó. - Phát triển óc tư duy, quan sát, trí tưởng tượng, sáng tạo và năng lực thẩm mĩ cho trẻ. II. Chuẩn bị : - Làn quả thật với nhiều loại trái cây nhiều màu sắc. - Quả nặn mẫu : Cam, táo, nho - Đất sét - Bàn trưng bày sản phẩm nặn của trẻ. III. Tiến trình hoạt động: 1. Hoạt động đón trẻ : * Đón trẻ : Cô đón trẻ nhắc trẻ cất đồ dùng đúng nơi qui định, nhắc trẻ chào bố mẹ chào cô giáo. * TDBS : Cho cháu tập bài: “Em yêu cây xanh” 2. Hoạt động học : a. Hoạt động mở đầu : Cô cho trẻ đọc bài vè nói về các loại quả: - Chúng mình cùng nắm tay nhau đi vòng tròn và khi chúng mình đọc đến loại quả nào thì bạn có loại quả đó sẽ bước vào bên trong vòng tròn nhé! - Cô cho trẻ cầm các loại quả vừa đi vừa đọc to bài vè theo nhịp tiếng trống cô gõ. “ Lẳng lặng mà nghe, Tôi đọc bài vè, Trái cây bạn nhé, Ăn vào ngọt mát, Là quả thanh long, Xanh vỏ đỏ lòng, Là trái dưa hấu, Anh em cũng giống, Trái quýt trái cam, Mình vàng áo giáp, Chính là dứa tôi, Dứa tôi dứa tôi dứa tôi”. - Các con vừa đọc xong bài “vè”, bây giờ các con hãy cho cô biết trong bài “vè” có những loại quả gì? ( Quả cam, quýt, thanh long, dưa hấu) b. Hoạt động trọng tâm : * HĐ 1 : Quan sát mẫu - Cô đã nặn được một đĩa quả rất đẹp rồi đấy, cô mời chúng mình cùng quan sát nhé! - Chúng mình thấy cô nặn được nhiều quả không? - Cô có quả gì đây? ( Quả cam) - Tại sao con biết đây là quả cam? (Có hình tròn, màu vàng ) - Muốn nặn quả cam các con phải làm thế nào? (Véo đất, bóp đất, lăn tròn đất nặn) - Để nặn quả cam được đẹp chúng mình chú ý lăn đất thật tròn nhé! - Quả cam có cuống hơi lõm, muốn tạo được chỗ lõm ở cuống các con lấy ngón tay cái của bàn tay phải ấn sâu xuống 1 chút, các con nhớ chưa? - Chúng mình nhìn xem trên đĩa của cô còn có quả gì nữa nào? ( Quả táo) - Tại sao con biết đây là quả táo? - Quả táo của cô có màu gì? - Để nặn được quả táo con phải làm gì? ( Nặn đất tròn to ở phía trên, thon nhỏ ở phía dưới và lõm sâu ở hai đầu) - Trên đĩa của cô còn có một chùm quả rất to, đố các bạn biết cô có quả gì? ( Quả nho) - Chùm nho của cô có màu gì? ( Màu tím) - Còn lúc xanh chùm nho có màu gì? ( Màu xanh) - Chùm nho của cô có đặc điểm gì? ( Có nhiều quả nhỏ gắn vào cành, tạo thành chùm) - Làm thế nào để nặn được chum nho hả các con? ( Nặn nhiều quả nhỏ dính vào nhau) * HĐ 2 : Hướng dẫn cách nặn - Cô mỡ nhạc trẻ vừa thực hiện vừa nghe nhạc. - Bao quát trẻ đồng thời động viên trẻ hoàn thành sản phẩm có sáng tạo. * HĐ 3 : Trẻ thực hiện: - Nhắc trẻ nặn cho đúng - Cô quan sát hướng dẫn những trẻ chưa làm được. * HĐ 4 : Trưng bày và nhận xét sản phẩm: - Cho trẻ trưng bày sản phẩm của mình trên bàn. Nhậ xét và tuyên dương c. Hoạt động kết thúc : cho trẻ hát về chủ đề và ra ngoài chuyển hoạt động 3. Hoạt động ngoài trời : * HĐCMĐ: Quan sát quả táo, quả nho * TCVĐ: “Lộn cầu vồng” * Chơi tự do: nhặt lá rơi làm những sản phẩm mà bé thích. 4. Hoạt động chơi các góc : * Góc phân vai : Gia đình, bán trái cây * Góc xây dựng : Xây dựng vườn cây ăn trái của bé, siêu thị bán trái cây. * Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây ăn quả * Góc học tập: Sưu tầm, đọc sách về các loại quả. * Góc nghệ thuật: Tô màu tranh vẽ các loại quả. 5. Hoạt động chiều : * Ôn lại các bài thơ bài hát trong chủ đề. * Chơi “Nhảy lò cò về nhà” * Chơi các góc theo ý thích. * Vệ sinh trả trẻ * Đánh giá cuối ngày: CÁC LOẠI RAU (Thời gian từ 28/02/2011 đến ngày 05/03/2011) 1. Mục đích yêu cầu: a. Kiến thức: - Trẻ biết tên gọi của một số loại rau quen thuộc đối với trẻ, biết nhận biết, phân biệt các loại rau, quả theo đặc điểm đặc trưng của chúng. - Trẻ biết mô tả một số đặc điểm rõ nét của chúng như: Màu sắc, hình dạng... - Phân nhóm rau theo loại: ăn lá, ăn củ, ăn quả. - Biết ích lợi của rau đối với đời sống của con người và cách sử dụng. b. Kỹ năng: - Rèn luyện và phát triển kỹ năng quan sát, ghi nhớ, chú ý có chủ định và kỹ năng so sánh sắp xếp thứ tự. - Luyện kỹ năng tô màu, kỹ năng vẽ.... - Luyện kỹ năng đọc, kể diển cảm, kỹ năng hát đúng nhạc. - Kỹ năng minh hoạ theo lời bài hát. c. Thái độ: - Giáo dục trẻ chăm sóc như tưới nước, nhổ cỏ, không dậm lên rau. - Giáo dục trẻ siêng năng tập thể dục, - Giáo dục trẻ không giành đồ chơi của bạn, chơi xong biết cất đồ chơi gọn gàng ngăn nắp đúng nơi qui định. 2. Các hoạt động: *HĐ 1: Trò chuyện về một số loại rau *HĐ 2: Tung và bắt bóng *HĐ 3: Truyện “Quả bầu tiên” *HĐ 4: DH: “Lá xanh”, NH “Hạt gạo làng ta” *HĐ 5: Tạo hình: Nặn một số loại rau *HĐ 6: - TC: Hoa nào quả nấy, ai nhanh nhất, bịt mắt bắt dê. - Xây dựng vườn rau gia đình, của hàng bán rau. - Chơi với đất nặn, tô màu theo chủ điểm - Xem sách tranh, hình ảnh về các loại rau, tô màu tranh, sưu tầm tranh ảnh, làm sách. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Thứ hai ngày 28 tháng 02 năm 2011. Hoạt động : Khám phá khoa học MỘT SỐ LOẠI RAU I. Mục đích yêu cầu : - Trẻ biết đặc điểm cấu tạo, hình dáng, màu sắc của một số loại rau ăn lá, ăn củ, ăn quả. - Biết được phần sử dụng của các loại rau và các món ăn nấu từ các loại rau đó - Hiểu được ích lợi của một số loại rau trong đời sống con người là nguồn thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng bổ sung cho sự phát triển của cơ thể. - Phát triển khả năng mô tả, so sánh, phân loại, chú ý và ghi nhớ. - Giáo dục trẻ thích và thường xuyên ăn rau II. Chuẩn bị : - Một số loại rau, củ, quả thật bố trí thành khu vườn, mỗi trẻ một loại rau (củ, quả). - 3 rổ tre lớn, 1 số ĐD BTLNT, rau củ. - Một số hình cắt rời thân, rễ, cuống, quả, bảng nỉ. - Tranh các loại rau, có loại không cùng nhóm. III. Tiến trình hoạt động: 1. Hoạt động đón trẻ : * Đón trẻ: Cô trò chuyện cùng trẻ về ngày chủ nhật ở nhà làm gì? Đi đâu? * Thể dục buổi sáng : Tập bài: “Quả gì”. Mỗi động tác tập (4 lần x 4 nhịp) - HH: Máy bay ù ù - Tay: Xoay bả vai. - Chân: Ngồi khuỵu gối - Bụng lườn: Đứng nghiêng người sang 2 bên - Bật : Bật tại chỗ. +Hồi tĩnh: Đi nhẹ nhàng, hít thở sâu. (Thể dục buổi sáng thực hiện cho cả tuần) Hoạt động học : a. Hoạt động mở đầu: - Cô cho trẻ chơi trò chơi “Gieo hạt”.Cô cháu mình vừa chơi trò chơi gì?Muốn có cây cao xanh tốt thì trước hết chúng ta phải làm gì? b. Hoạt động trọng tâm: * HĐ 1 : Quan sát và đàm thoại - Cô đọc câu đố :“ Tôi mọc trong vườn, Tàu lá xanh xanh,Tôi để nấu canh , Để xào, để luộc” +À, đúng rồi đó là rau cải xanh.(cô đem tranh rau cải xanh ra) + Trên đây cô có rau gì đây?Đây là phần gì của rau?Con xem lá cải xanh thế nào? To hay nhỏ? Dài hay tròn? Có màu gì?Ăn rau cải xanh ta ăn phần nào?Mẹ thường nấu món nào cho con ăn?Con đếm xem có bao nhiêu bụi cải xanh? -Nhìn xem cô có rau gì nữa đây? +Rau ngót có đặc điểm gì?Lá rau ngót thế nào? Có màu gì?Ta ăn phần nào của rau ngót?Nấu món nào để ăn? -Cho trẻ so sánh cải xanh và rau bồ ngót.Giống nhau và khác nhau ở điểm nào? -Cô nhấn mạnh: các loại rau ăn lá có nhiều vitaminC, ăn vào giúp cơ thể các con mát mẽ, khỏe mạnh, kháng được bệnh, da dẻ hồng hào. Vì thế các con cần ăn nhiều loại rau nhé! -Cô đố!... “Cũng gọi là cà, nhưng vỏ màu đỏ , Luộc hấp xào bưng, Đều ăn được cả”. -Đó là quả gì?Khi chín có màu gì? Còn sống có màu gì?Vỏ có đặc điểm gì?Quả có dạng hình gì?Trong ruột quả cà có gì? Hạt ít hay nhiều? Khi ăn ta ăn phần nào? Làm món gì để ăn? Ăn có vị gì? -Cô nhấn mạnh: Quả cà chua làm được rất nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng vì có rất nhiều vitaminA, C giúp mắt các con sáng hơn, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Vì vậy các con cần ăn nhiều cà chua sẽ tốt cho cơ thể. -Trên tay cô có gì?Quả su su có màu gì?Hình dạng ra sao?Cô mời 1 bạn lên sờ vỏ su su xem vỏ nó như thế nào?Bên trong có gì?Vậy khi ăn quả su su ta phải làm gì?Nấu món gì để ăn?Nó là loại rau ăn quả hay ăn củ? - Cho trẻ so sánh điểm giống và khác nhau giữa cà chua và quả su su. -Cho trẻ kể tên 1 số loại rau ăn quả mà trẻ biết? - Chơi “ con thỏ”. Thỏ thích ăn gì?Nhìn xem cô có gì nè?Củ cải đỏ có đặc điểm gì? Dùng để làm gì? -Tương tự, cho cháu làm quen với củ cải trắng và kể tên 1 số loại rau ăn củ mà trẻ biết. -Cho trẻ so sánh sự giống và khác nhau giữa cà chua và củ cải trắng. -Cô để chung 3 nhóm rau, mời trẻ lên phân nhóm 3 loại rau. Cô nhấn mạnh: Các loại rau này tuy khác nhau vể tên gọi, đặc điểm nhưng đều gọi chung là 1 số loại rau. Vì chúng thường được dùng để chế biến thức ăn trong bữa cơm hàng ngày, cung cấp các vitamin, chất bổ cần thiết, giúp cơ thể khỏe mạnh, hồng hào, thông minh, học giỏi. vì thế các con nhớ ăn niều các loại rau khi mẹ nấu canh, xào, luộc, ăn sống nữa nhé! * Trò chơi 2: “Mắt ai tinh”. Yêu cầu : Trẻ nhận ra các loại rau không cùng nhóm - Các con sẽ gạch bỏ loại nào không cùng nhóm với các loại rau và tìm xem trong tranh có tất cả bao nhiêu loại rau.Ghi chữ số tương ứng VD : cà rốt – su hào – củ dền – hoa hồng (bỏ hoa) cải – sà lách – rau muống – cam (bỏ cam) c. Hoạt động kết thúc: Cho trẻ hát “ Vườn rau”. 3. Hoạt động ngoài trời : * HĐCMĐ: Quan sát một số tranh về rau * TCVĐ: Trồng cây * Chơi tự do. 4. Hoạt động chơi các góc : * Góc phân vai : của hàng bán rau, gia đình chế biến các món ăn từ rau. * Góc xây dựng : vườn rau của bé. * Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây rau, trồng rau * Góc học tập: Xem tranh ảnh về quá trình phát triển của rau * Góc nghệ thuật: Vẽ nặn hát múa về nội dung trong chủ điểm. 5. Hoạt động chiều : * Quan sát vườn rau * Chơi tự do. * Vệ sinh trả trẻ * Đánh giá cuối ngày: KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Thứ ba ngày 01 tháng 03 năm 2011 Hoạt động : Thể dục TUNG VÀ BẮT BÓNG I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết tung bóng lên cao và bắt bóng bằng 2 tay không làm rơi bóng. - Rèn kỹ năng phối hợp khéo léo giữa tay và mắt trong khi tung và bắt. - Phát triển tố chất bền khéo cho trẻ. - Giáo dục trẻ siêng năng tập thể dục, tích cực luyện tập. II.Chuẩn bị: 4 - 5 quả khô, sân bại rỗng sạch, an toàn cho trẻ. Trang phục gọn gàng, tâm thế thoải mái III. Tiến trình hoạt động: 1. Hoạt động đón trẻ : * Đón trẻ: Cô đón trẻ nhắc trẻ cất đồ dùng đúng nơi qui định, nhắc trẻ chào bố mẹ chào cô giáo. Cho trẻ chơi đồ chơi ngoài trời. * Thể dục buổi sáng : Tập bài: “Quả gì?”. 2. Hoạt động học : a. Hoạt động mở đầu : - Trò chuyện: Trò chuyện cùng trẻ về sức khỏe của con người, muốn có sức khỏe phải siêng năng tập thể dục, chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ hằng ngày, có sức khỏe thì các con mới đến trường học đều đặn. b. Hoạt động trọng tâm: *Khởi động: HĐ1: Luyện các kiểu chân. - Cho trẻ đi chạy thành vòng tròn đi kết hợp các kiểu đi của chân, sau đó chuyển đội hình thành 3 hàng dọc dãn cách đều thành 3 hàng ngang. *Trọng động: HĐ2: Bài tập phát triển chung: Tập theo bài “Chú gà trống” - Cô hô nhịp kết hợp tập các động tác thể dục cho trẻ tập theo. 2l / 4n + Tay: Tay đưa ra trước lên cao. + Chân: Ngồi khuỵu gối tay đưa ra trước. + Bụng lườn: Đứng đan tay sau lưng, gập người về phía trước. + Bật: Bật tách chân khép chân. HĐ3: Cô giới thiệu tên bài tập sau đó làm mẫu cho trẻ xem 3 lần. - Làm mẫu 1 lần toàn phần. - Làm mẫu lần 2 kết hợp giải thích: Hai tay cô cầm bóng không áp ngực và bắt bóng tung lên cao đồng thời mắt nhìn theo bóng bằng 2 tay không cho bóng rơi và không ôm bóng vào người. - Làm mẫu lần 3 như lần 1. + Trẻ thực hiện: - Mỗi lần thực hiện 2 cháu theo hiệu lệnh của cô. - Những lần sau thi đua giữa 2 đội. c. Hoạt động kết thúc: *Hồi tỉnh: Cho trẻ đi lại, hít thở nhẹ nhàng, làm động tác ngửi hoa. 3. Hoạt động ngoài trời : * Hoạt động có mục đích: Quan sát rau bắp cải * Trò chơi vận động: Ai nhanh nhất * Chơi tự do. 4. Hoạt động chơi các góc : * Góc phân vai : của hàng bán rau, gia đình chế biến các món ăn từ rau. * Góc xây dựng : vường rau của bé. * Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây rau, trồng rau * Góc học tập: Xem tranh ảnh về quá trình phát triển của rau * Góc nghệ thuật: Vẽ nặn hát múa về nội dung trong chủ điểm. 5. Hoạt động chiều : * Tập rửa tay * Trò chơi: “lộn cầu vồng” * Vệ sinh trả trẻ * Đánh giá cuối ngày: KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Thứ tư ngày 02 tháng 03 năm 2011 Hoạt động: LQVH QUẢ BẦU TIÊN I. Mục đích yêu cầu : - Trẻ hiểu nội dung câu chuyện - Nhận ra tính cách đối lập của chú bé và tên địa chủ. - Giáo dục trẻ tính nhân hậu. - Biết kể chuyện sáng tạo. II. Chuẩn bị : - Tranh minh họa - Một số đồ dùng phục vụ cho hoạt động học trong ngày. III. Tiến trình hoạt động: 1. Hoạt động đón trẻ : * Đón trẻ: Cô đón trẻ nhắc trẻ cất đồ dùng đúng nơi qui định, nhắc trẻ chào bố mẹ chào cô giáo. Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ * Thể dục buổi sáng : Tập bài : “Mùa xuân”. 2. Hoạt động học : a. Hoạt động mở đầu : Cô cùng trẻ hát bài “Bầu và bí” -Lớp mình vừa hát bài hát nói về gì? -Các con có biết quả bầu, quả bí không? -Dùng để làm gì? -Bầu bí thuộc nhóm rau ăn gì nào? -Ai giỏi kể tên 1 số loại rau ăn quả mà con biết? -Để có những loại rau ăn quả mà con vừa kể, ta phải làm gì? -Các con ơi! Có 1 quả bầu rất lạ, nó to khổng lồ, bên trong chứa toàn bạc vàng châu báu. Thế các con có biết vì sao lại có chuyện lạ này hay không? Vậy các con hãy chú ý lắng nghe cô kể câu chuyện này sẽ rõ nhé! b. Hoạt động trọng tâm : * HĐ 1 : Cô đọc mẫu -Cô kể 1 lần kết hợp cho trẻ xem tranh, nêu nội dung : -Cô nêu nội dung: Truyện kể về cậu bé hiền lành tốt bụng, biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh nên đã được sống sung sướng. Còn lão nhà giàu gian ác, tham lam nên đã bị trừng phạt thích đáng. * HĐ 2 : Trích dẫn - đàm thoại -Trong câu chuyện có những nhân vật nào? -Ai đã cứu sống con chim én? -Cậu bé yêu thương chăm sóc con chim én như thế nào? -Mùa thu đến cậu bé nói gì với chim én? - Cô tóm ý: cậu bé tốt bụng đã cứu sống con chim én, cậu chăm sóc, băng bó vết thương cho én. Khi mùa thu đến cậu bé bảo én bay đi theo đàn để tránh rét, và khi mùa xuân ấm áp đến hãy trở về với cậu. -Mùa xuân đến chim én mang gì về cho cậu bé ? -Cậu đã làm gì với hạt bầu đó? -Quả bầu của cậu bé có gì bên trong? -Cô tóm ý: Khi bay theo đàn đi tránh rét chim én đã không quên ơn của người đã cứu mình, én quay về trả ơn cậu bé bằng hạt bầu tiên đó các con. -Vì sao lão địa chủ bị rắn cắn chết? -Lão độc ác tham lam như thế nào? -Cô tóm ý: Lão địa chủ là người tham lam độc ác. Để có hạt bầu tiên lão đã nhẩn tâm rình bắt con chim én, bé gảy cánh rồi giả vở thương xót. Trong lúc én chưa lành hẵn thì lão lại bắt buộc én phải đi tìm hạt bầu tiên về cho lão. Vì thề khi én quay về hạt bầu tiên cùa én tặng cho lão khi có quả mổ ra chỉ toàn là rắn rết. -Cho cháu đặt tên truyện, vì sao? -Cô viết tên truyện lên bảng, cô đọc, trẻ đọc.Tên truyện có mấy tiếng? Gạch chân chữ cái

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docthuc vat 5 tuoi_12535230.doc
Tài liệu liên quan