I/ Đón trẻ trò chuyện đầu giờ, thể dục sáng:
1/ Đón trẻ
2/ Trò chuyện đầu giờ:
3/ Thể dục buổi sáng:
II/ Hoạt động ngoài trời:
- Cho trẻ đi dạo xung quanh sân trường và gợi hỏi về thời tiết trong ngày, sau đó cô trò chuyện với trẻ về Lớp bé yêu thương.
* Hoạt động có chủ đích: Làm quen bài mới
* Trò chơi dân gian: Cướp cờ
* Chơi tự do : Chơi vẽ vẽ tự do, đồ chơi cô đã chuẩn bị , xích đu, cầu trượt
III/Hoạt động học: PTTM - Nặn con lật đật
1. Mục đích- yêu cầu: CS 102
a. Kiến thức: - Trẻ biết được đặc điểm (hình dáng, cấu tạo) của con lật đật.
+ Trẻ biết tên gọi của con vật được nặn
- Biết nặn con lật đật.
- Trẻ có khả năng diễn đạt được ý định của trẻ, ý kiến của trẻ về sản phẩm của bạn một cách rõ ràng, mạch lạc.
59 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 1319 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp Lá - Chủ đề: Trường mầm non, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p
- Xem tranh lớp học của bé
Chơi lô tô, tìm các chữ cái đã học.
- Nối số lượng về chữ số
Trẻ nhận biết gọi tên, đếm số lượng nhóm đồ vật và nối đúng số lượng tương ứng.
- Nhận biết và phát âm được các chữ cái đã học
- Khi xem tranh trẻ biết lật từng trang theo thứ tự
Sách tranh lớp học, các đồ chơi trong lớp...
- Lô tô các loại đồ chơi
Cho trẻ thoả thuận về góc chơi, cô giáo dục trẻ trược khi chơi.
Trẻ về góc chơi, cô gợi ý để trẻ xem tranh ảnh, nhìn vào tranh đoán xem nội dung vẽ gì và cho trẻ đặt nội dung đó.
* Góc thiên nhiên
- Cho trẻ dạo chơi tham quan vườn trường, chăm sóc góc thiên nhiên
* Trẻ thích lao động tưới cây,xới đất, chơi với cát.
Khi làm nhẹ nhàng không vây bẩn qua áo quần
Dụng cụ làm vườn, nước tươi,các hòn sỏi,que tính,phấn
Chăm sóc tưới nước,lau lá ở góc thiên nhiên, chơi với nước, chơi chìm nổi, đúc bánh tặng cô
KẾ HOẠCH TUẦN 2: Lớp bé yêu thương
Thời điểm
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ , chơi, thể dục sáng
- Đón trẻ: Đón cháu vào lớp, cất đồ dùng đúng nơi quy định.
- Trò chuyện với phụ huynh
-Trò chuyện: Cô trò chuyện và đàm thoại với trẻ về một số đồ dùng, đồ chơi của lớp
- Chơi với các đồ chơi trong lớp.
- Thể dục buổi sáng
Hoạt động học
* Phát triển thể chất:
Bật xa 50 cm
*Tích hợp: “ngày vui của bé”. Thơ: Bàn tay cô giáo
* Phát triển thẩm mỹ :
Nặn lật đật
* Tích hợp: thơ “Bàn tay cô giáo”
* Phát triển nhận thức:
Ôn nhận biết số lượng, chữ số trong phạm vi 3.
* Tích hợp: Tạo hình : tô màu các hình có số lượng 3
* Phát triển tình cảm xã hội:
Trò chuyện với trẻ về một số đồ dùng, đồ chơi của lớp.
* Tích hợp: Hát Trường chúng cháu là trường mầm non
* Phát triển ngôn ngữ:
LQCC: O, Ô,Ơ
* Tích hợp: hát Cô và mẹ.
- Thơ: Tình bạn
Chơi ngoài trời
* Trò chuyện:
- Cho trẻ đi dạo xung quanh sân trường và gợi hỏi về thời tiết trong ngày, sau đó cô trò chuyện với trẻ về “Lớp bé yêu thương”.
* Hoạt động có chủ đích: Làm quen bài mới
* Trò chơi dân gian: Cướp cờ
- Chuẩn bị:
+ Một cái khăn bất kì tượng trưng cho cờ
+ Một vòng tròn, vạch xuất phát cũng là đích của 2 đội
* Cách chơi:
Người chơi ở mỗi đội đứng thành hàng ngang theo thứ tự trước vạch mốc (hai hàng đứng đối diện nhau). Từng đội điểm số từ 1 đến hết.Mỗi người phải nhớ kỹ số của mình. Cô đứng giữa sân chơi, ngoài vòng tròn còn có cờ và không làm ảnh hưởng hai bên chạy lên hoặc chạy về, lần lượt gọi một số nào đó.
(Ví dụ: Khi cô gọi tên số nào thì số ở 2 đội sẽ chạy nhanh lên cướp cờ.Ai cướp được cờ thì chạy về phe mình thì bạn kia phải đuổi theo, cố gắng đập vào người bạn đó. Nếu đập được vào người bạn cầm cờ thì thắng. Cô lại gọi tiếp 2 bạn cùng số khác lên chơi. Cứ thế cho đến hết. Cuối cùng cộng điểm lại, bên nào nhiều điểm hơn là thắng tuyệt đối.)
* Luật chơi: Chỉ được chạy lên cướp cờ khi gọi đúng số của mình.Bạn nào chạy sai số là trừ một điểm. Chỉ được đập nhẹ vào tay, vai, người bạn bên đối phương cầm cờ. Khi người cầm cờ chạy về qua vạch đích thì không được đập nữa.
* Chơi tự do : Chơi vẽ vẽ tự do, đồ chơi cô đã chuẩn bị , xích đu, cầu trượt
Chơi, hoạt động ở các góc
* Góc phân vai: - Bán hàng. Cô giáo. Bác sĩ. Y tá. Nội trợ
* Góc xây dựng: - Xây trường lớp học của bé
* Góc nghệ thuật: Vẽ,tô tranh lớp học của bé.
Hát một số bài về trường mầm non
* Góc học tập: - Xem tranh lớp học của bé. Chơi lô tô, tìm các chữ cái đã học. Nối số lượng về chữ số
* Góc thiên nhiên: - Cho trẻ dạo chơi tham quan vườn trường, chăm sóc góc thiên nhiên
Ăn, ngủ
- Nhắc cháu đi vệ sinh, rửa tay trước khi ăn.
- Động viên cháu ăn hết xuất, không nói chuyện trong giờ ăn
- Biết tự xúc ăn và không làm rơi, vãi thức ăn.
Hoạt động chiều
- Cho trẻ ăn xế.
- Ôn lại bài cũ và làm quen với bài mới
- Chơi tự do trong lớp.
- Bình cờ
Trả trẻ
- Dọn dẹp đồ dùng, đồ chơi.
- Chuẩn bị đồ dùng cá nhân, vệ sinh trước khi trẻ ra về
- Trò chuyện với phụ huynh và trả trẻ.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY
Thứ 2 ngày 10 tháng 9 năm 2018
I/ Đón trẻ trò chuyện đầu giờ, thể dục sáng: CS 54
1/ Đón trẻ:
- Đón cháu vào lớp, cất đồ dùng đúng nơi quy định
- Xem tranh ảnh về lớp học của bé
- Trẻ nhớ tên lớp, tên cô giáo, các bạn trong lớp.
- Biết yêu trường, lớp, biết đoàn kết thân ái, giúp đỡ nhau.
2/ Trò chuyện:
Cô trò chuyện với trẻ về lớp bé yêu thương
3/ Thể dục buổi sáng:
* Khởi động : Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi
* Trọng động : Tập các động tác thể dục kết hợp với các động tác : Hô hấp, tay, chân, bụng, bật, kết hợp tập bài theo chủ đề, với bài hát tháng 9
- Một động tác tập 2 lần 8 nhịp
II/Hoạt động ngoài trời:
- Cho trẻ đi dạo xung quanh sân trường và gợi hỏi về thời tiết trong ngày, sau đó cô trò chuyện với trẻ về Lớp bé yêu thương.
* Hoạt động có chủ đích: Làm quen bài mới
* Trò chơi dân gian: Cướp cờ
- Chuẩn bị:
+ Một cái khăn bất kì tượng trưng cho cờ
+ Một vòng tròn, vạch xuất phát cũng là đích của 2 đội
* Cách chơi:
Người chơi ở mỗi đội đứng thành hàng ngang theo thứ tự trước vạch mốc (hai hàng đứng đối diện nhau). Từng đội điểm số từ 1 đến hết.Mỗi người phải nhớ kỹ số của mình. Cô đứng giữa sân chơi, ngoài vòng tròn còn có cờ và không làm ảnh hưởng hai bên chạy lên hoặc chạy về, lần lượt gọi một số nào đó.
(Ví dụ: Khi cô gọi tên số nào thì số ở 2 đội sẽ chạy nhanh lên cướp cờ.Ai cướp được cờ thì chạy về phe mình thì bạn kia phải đuổi theo, cố gắng đập vào người bạn đó. Nếu đập được vào người bạn cầm cờ thì thắng. Cô lại gọi tiếp 2 bạn cùng số khác lên chơi. Cứ thế cho đến hết. Cuối cùng cộng điểm lại, bên nào nhiều điểm hơn là thắng tuyệt đối.)
* Luật chơi: Chỉ được chạy lên cướp cờ khi gọi đúng số của mình.Bạn nào chạy sai số là trừ một điểm. Chỉ được đập nhẹ vào tay, vai, người bạn bên đối phương cầm cờ. Khi người cầm cờ chạy về qua vạch đích thì không được đập nữa.
* Chơi tự do : Chơi vẽ vẽ tự do, đồ chơi cô đã chuẩn bị , xích đu, cầu trượt
III. Hoạt động học: Phát triển thể chất - Bật xa 50cm
1. Mục đích yêu cầu: CS 1, 14
a. Kiến thức: - Trẻ biết bật xa 50cm về phía trước đúng theo yêu cầu của cô,hít thở đều.
+ Trẻ biết tên vận động “Bật xa 50cm”
b. Kỹ năng: - Luyện tập cho trẻ, cháu thực hiện đúng theo hướng dẫn của cô.
c. Thái độ: - Giáo dục cháu thi đua giữa các tổ.
2. Chuẩn bị
a/Môi trường hoạt động: Không gian tổ chức
- Sân bằng phẳng – mát.
- Tranh ảnh về trường mầm non có những dãy nhà, khuôn viên trường có cây xanh, đồ chơi ngoài trời
- Nội dung tích hợp: Hát vui đến trường.
b/ Phương pháp: Quan sát – Thực hành.
3. Tiến hành hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức
* Cho trẻ hát bài “Cháu đi mẫu giáo”
- Lớp mình vừa hát xong bài gì?
- Cháu lên mấy là cháu đi mẫu giáo?
- Cô thương cháu vì cháu làm sao?
Hoạt động 2: Khởi động
* Lớp vừa đi vừa hát bài “Vui đến trường” kết hợp các kiểu đi như kiểng gót, đi nhanh, đi chậm, chạy nhanh, chạy chậm,trò chuyện đàm thoại về trường mầm non của bé.
Hoạt động 3: Trọng động
* Cô mở nhạc cho trẻ thực hiện và vận động theo 5 động tác cơ bản theo cô (Tay, chân, bụng, toàn thân và bật)
- Cho lớp xếp lại thành hai hàng và hát vận động bài “Trường chúng cháu là trường mầm non”, cô nói hôm nay cô sẽ dạy các con giờ thể dục “Bật xa 50cm” nhé.
- Cô làm mẫu lần 1 cho trẻ xem
- Cô làm mẫu lần 2 kết hợp giải thích cách thực hiện
- Mời hai trẻ khá lên thực hiện cho cả lớp xem.
- Lần lượt cho trẻ thực hiện cho đến hết lớp. trẻ thực hiện cô chú ý sửa sai cho trẻ kịp thời. động viên trẻ thi đua giữa các tổ để tạo hứng thú cho tiết học. cô cho trẻ còn yếu thực hiện lại một lần nữa.
- Cô động viên và khuyến khích cháu kịp thời.
Hoạt động 4: Hồi tĩnh
* Cô cho cháu đi thành vòng tròn một cách nhẹ nhàng, hít thở sâu.
Giáo dục cháu nên tập thể dục đều đặn và vừa sức để có một cư thể khỏe mạnh ngoài ra cần phải uống nước nhiều, ăn uống đủ chất để các cơ quan của cơ thể khỏe mạnh
* Kết thúc hoạt động.
- Trẻ trả lời
- Không khóc nhè
X X X X X X X
X X X X X X X
X X X X X X X
GV
Chuyển đội hình thành 2 hàng ngang đối diện thục hiện vận động cơ bản
2-3 Trẻ thực hiện
Lần lượt 2 trẻ hai hàng lên thực hiện.
X X X X X X È
X X X X X X Ê
Trẻ đi chậm và hít thở sâu.
IV/ Hoạt động góc: CS 58, 118
- Góc xây dừng: Góc chính - Xây lớp học của bé
* Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết đóng vai bác xây dựng, tổ trưởng xây dựng và xây dựng được tlớp học của bé nhiều đồ dùng đa dạng. Bên ngoài có xích đu cầu trượt, cây cỏ, hoa... Cháu biết giữ gìn đồ chơi trong ở lớp
* Chuẩn bị: - Khối gỗ làm hàng rào, nhà lớn nhỏ, cỏ, hoa, bóng điện
* Tiến hành chơi: - Cháu về góc chơi lấy đồ chơi ra chơi, không tranh giành đồ chơi của nhau, không nói chuyện ồn ào. Cô chú ý trẻ khi chơi.
- Góc nghệ thuật: - Tô màu màu lớp học của bé và một số đồ dùng đồ chơi ở lớp
- Hát múa về trường mầm non với các dụng cụ âm nhạc.
- Góc phân vai: - Cô giáo, bác sĩ, bán hàng, nấu ăn.
- Góc học tập: - Cháu xem tranh ảnh lớp học, đồ dùng đồ chơi ở lớp
- Góc thiên nhiên: - Cháu chăm sóc cây, tưới nước cho cây.
V/ Vệ sinh ăn trưa, ngủ trưa:
- Cho trẻ rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, ngồi vào bàn ăn biết cách văn minh là mời cô, bạn trước khi ăn, ăn không nói chuyện riêng, không đổ ra nhà, ăn hết suất của mình.
- Ngủ dậy biết cất chăn gối đúng nơi quy định.
VI/ Hoạt động chiều, ăn xế:CS 21, 83
- Ăn xế, động viên trẻ ăn hết suất của mình.
- Cô cho trẻ ôn lại bài học buổi sáng : Bật xa 50cm
Và làm quen bài mới: Nặn con lật đật
- Trẻ chơi tự do.
Vệ sinh nêu gương - Trả trẻ:
- Cô cùng lớp nhận xét bạn đạt 3 chỉ tiêu chuẩn bé ngoan trong ngày và được lên cắm cờ bé ngoan.
- Vệ sinh nề nếp, gọn gàng, sạch sẽ trước khi ra về.
- Trao đổi với phụ huynh hoạt động của trẻ trong một ngày.
Nhận xét đánh giá:
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY
Thứ 3 ngày 11 tháng 9 năm 2018
I/ Đón trẻ trò chuyện đầu giờ, thể dục sáng:
1/ Đón trẻ
2/ Trò chuyện đầu giờ:
3/ Thể dục buổi sáng:
II/ Hoạt động ngoài trời:
- Cho trẻ đi dạo xung quanh sân trường và gợi hỏi về thời tiết trong ngày, sau đó cô trò chuyện với trẻ về Lớp bé yêu thương.
* Hoạt động có chủ đích: Làm quen bài mới
* Trò chơi dân gian: Cướp cờ
* Chơi tự do : Chơi vẽ vẽ tự do, đồ chơi cô đã chuẩn bị , xích đu, cầu trượt
III/Hoạt động học: PTTM - Nặn con lật đật
1. Mục đích- yêu cầu: CS 102
a. Kiến thức: - Trẻ biết được đặc điểm (hình dáng, cấu tạo) của con lật đật.
+ Trẻ biết tên gọi của con vật được nặn
- Biết nặn con lật đật.
- Trẻ có khả năng diễn đạt được ý định của trẻ, ý kiến của trẻ về sản phẩm của bạn một cách rõ ràng, mạch lạc.
b. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng nặn và phát triển khả năng độc lập, sáng tạo.
- Rèn luyện cơ tay, sự khéo léo của đôi bàn tay khi nặn.
c. Thái độ: - Trẻ hào hứng tham gia hoạt động.
2. Chuẩn bị
a/ Môi trường hoạt động
- Không gian tổ chức: Trong lớp học
- Đồ dùng phương tiện: 1 con lật đật. 3 mẫu nặn con lật đật. Đất nặn, bảng con cho trẻ.
b/ Phương pháp: Quan sát – Thực hành.
3/ Tiến hành hoạt động
Hoạt động của cô
hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Trò chuyện
* Các con ơi, hôm nay là sinh nhật bạn Gấu đấy. Chúng mình hãy hát vang bài mừng sinh nhật để chúc mừng bạn nào.
- Các con vừa hát bài gì?
- Đúng rồi, đó chính là bài hát Mừng sinh nhật đấy. Mỗi khi đến ngày sinh nhật của bạn bè, người than chúng ta đều chuẩn bị những món quà thật ý nghĩa để tặng bạn. Bây giờ cô và các con cùng nặn con lật đật để tặng cho bạn Gấu nhé!
Hoạt động 2: Bé khéo tay
* Cô hỏi ý tưởng của trẻ muốn nặn con lật đật như thé nào? Nặn màu gì?
* Cô mở hộp quà có con lật đật đã nặn của cô cho trẻ xem
- Con có nhận xét gì về con lật đật này?
- Bạn nào có nhận xét nữa về con lật đật?
- Các con nhận xét rất đúng đấy, con lật đật có thân là khối cầu to nhất, đầu là khối cầu nhỏ hơn và hai cái tay cũng là khối cầu nhưng nhỏ nhất.
-Thế các con có thể nặn được con lật đật để tặng bạn không?
- Muốn nặn được con lật đật con phải nặn như thế nào?
* Đúng rồi muốn nặn được con lật đật trước hết chúng ta chọn đất màu theo ý thích và dùng hai lòng bàn tay nặn xoay tròn khối đất to làm thân lật đật, nặn xoay tròn khối đất nhỏ hơn làm đầu lật đật và nặn xoay tròn 2 khối đất nhỏ nhất làm tay lật đật sau đó gắn các bộ phận với nhau sẽ thành con lật đật thật xinh xắn. Giờ các con hãy thi đua xem ai nặn được con lật đật nhanh và đẹp hơn nhé.
* Trẻ thực hiện
- Động viên, khuyễn khích trẻ nặn con lật đật đẹp, cân đối giữa các bộ phận. Hướng dẫn lại cách nặn cho những trẻ nặn còn lúng túng.
Hoạt động 3: Trưng bày sản phẩm
Các con ơi đã đến giờ để chúc mừng sinh nhật bạn rồi, các con hãy mang lật đật của mình lên đây để chúng mình cùng chúc mừng sinh nhật bạn nào.
- Các con hãy lại đây để cùng chiêm ngưỡng những món quà của mình và bạn nào. Ôi những con lật đật thật dễ thương.
- Con thích con lật đật nào?
- Con lật đật này của ai nặn?
- Vì sao con thích con lật đật đó?
- Các con nhìn xem con lật đật này làm thế nào để cho nó đẹp hơn?
- Bạn nhận xét đúng đấy lần sau con sẽ nặn các khối đất tròn hơn thì sẽ được con lật đật xinh đẹp nhé.
* Kết thúc.
- Cùng hát.
- Bài hát Mừng sinh nhật ạ.
- Trả lời theo ý thích.
- Bạn gấu lên đứng cạnh cô.
- Mở hộp quà.
- Trả lời
- Trả lời
- Chú ý nghe
- Nhìn lên và trả lời
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời theo khả năng
- Chú ý nghe
- Thực hiện việc nặn con lật đật
- Nhẹ nhàng mang sản phẩm của mình lên đặt trên bàn
- Các trẻ còn lại mang hết sản phẩm lên bàn để.
IV/ Hoạt động góc:
- Góc nghệ thuật: Góc chính - Tô màu lớp học của bé và các đồ dùng đồ chơi ở lớp
- Hát múa về trường mầm non với các dụng cụ âm nhạc.
* Mục đích yêu cầu: Trẻ biết sử dụng màu để tô màu và biết kết hợp hài hòa bức tranh. Biết sử dụng nhạc cụ để hát múa trong khi chơi.
* Chuẩn bị: Sáp màu, tranh vẽ lớp học và đồ chơi. Một số dụng cụ âm nhạc.
* Tiến hành chơi: Cháu về góc chơi lấy đồ chơi ra chơi, không tranh giành đồ chơi của nhau, không nói chuyện ồn ào. Cô chú ý và khuyến khích trẻ cùng chơi.
- Góc phân vai: - Cô giáo, bác sĩ, bán hàng, nấu ăn.
- Góc xây dựng: - xây trường mầm non của bé
- Góc học tập và đọc sách: - Cháu xem tranh ảnh trường mầm non
- Góc thiên nhiên:- Cháu chăm sóc cây, tưới nước cho cây.
V/ Vệ sinh ăn trưa, ngủ trưa:
- Cho trẻ rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, ngồi vào bàn ăn biết cách văn minh là mời cô, bạn trước khi ăn, ăn không nói chuyện riêng, không đổ ra nhà, ăn hết suất của mình.
- Ngủ dậy biết cất chăn gối đúng nơi quy định.
VI/ Hoạt động chiều, ăn xế:
- Ăn xế, động viên trẻ ăn hết suất của mình.
- Cô cho trẻ ôn lại bài học buổi sáng: Nặn con lật đật
Và làm quen bài mới: Nhận biết số lượng trong phạm vi 3, số 3
- Trẻ chơi tự do.
Vệ sinh nêu gương - Trả trẻ:
- Cô cùng lớp nhận xét bạn đạt 3 chỉ tiêu chuẩn bé ngoan trong ngày và được lên cắm cờ bé ngoan.
- Vệ sinh nề nếp, gọn gàng, sạch sẽ trước khi ra về.
- Trao đổi với phụ huynh hoạt động của trẻ trong một ngày.
Nhận xét đánh giá:
..
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY
Thứ 4 ngày 12 tháng 9 năm 2018
Chủ đề nhánh: Lớp bé yêu thương
I/ Đón trẻ trò chuyện đầu giờ, thể dục sáng:
1/ Đón trẻ
2/ Trò chuyện đầu giờ:
3/ Thể dục buổi sáng:
II/ Hoạt động ngoài trời:
- Cho trẻ đi dạo xung quanh sân trường và gợi hỏi về thời tiết trong ngày, sau đó cô trò chuyện với trẻ về Lớp bé yêu thương.
* Hoạt động có chủ đích: Làm quen bài mới
* Trò chơi dân gian: Cướp cờ
* Chơi tự do : Chơi vẽ vẽ tự do, đồ chơi cô đã chuẩn bị , xích đu, cầu trượt
III/ Hoạt động học: phát triển nhận thức
Nhận biết số lượng trong phạm vi 3, số 3
1/ Mục đích yêu cầu:
a. Kiến thức: - Trẻ gộp các nhóm đối tượng trong phạm vi 3.
+ Trẻ nhận biết được số lượng trong phạm vi 3, số 3
b. Kỹ năng: - Luyện kỹ năng đếm cho trẻ.
- Giáo dục trẻ chú ý trong giờ học và biết thu dọn cùng cô đồ dùng học tập sau khi học
2/ Chuẩn bị:
a/ Môi trường hoạt động: Không gian tổ chức
- Lớp học rộng, sạch sẽ, trẻ ngồi theo đội hình chữ u.
- Mỗi cháu có số lượng 3
b/ Phương pháp: Trực quan – đàm thoại - luyện tập
3/ Tiến hành hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Trò chuyện
* Lớp hát bài “Vui đến trường” trò chuyện đàm thoại: Các con vừa hát bài hát có tên là gì? Đến trường có vui không? Trước khi đến trường chúng ta làm gì?
+ Trẻ hát bài “Vui đến trường”
Hoạt động 2: Nhận biết số lượng trong phạm vi 3, số 3
* Cô trưng bày đồ chơi trên bàn mỗi loại 3 cái cho trẻ tự tìm, gọi tên và đếm.
- Cô bỏ tất cả đồ chơi vào trong rổ đậy lại gọi cháu lên thi đua nhau sờ và đếm bạn nào đếm nhanh hơn là thắng cuộc.
- Cô cho 2 - 3 nhóm trẻ lên thi đua nhau chơi.
* Gộp các nhóm đối tượng và nhận biếtt số lượng trong phạm vi 3 nhận biết số 3.
- Hỏi trẻ trong rổ cô đã chuẩn bị gì?
- À! Trong rổ các con có đồ dùng. Bây giờ các con hãy xếp tất cả có trong rổ ra và chúng ta cùng đếm xem có tất cả bao nhiêu nhé! Lớp mình vừa xếp vừa đếm nha!
- À có tất cả là 3, có số 3.
+ Cháu hát bài “Tập đếm”
Hoạt động 3: Trò chơi
*Cô tổ chức hướng dẫn trẻ chơi trò chơi tìm nhà.
bằng số lượng chấm tròn trên ngôi nhà, chạy về đúng nhà.
* Kết thúc hoạt động.
Cả lớp cùng hát và trò chuyện cùng cô
Cháu hát
-Cháu lên tìm đồ dùng
Cháu lên tìm
Cháu trả lời
Cho cả lớp đếm
- Cháu trả lời
- Cháu nhận xét
IV/Hoạt động góc:
- Góc học tập: Góc chính: - Nối số lượng về chữ số, chơi lô tô
* Mục đích yêu cầu: - Trẻ nhận biết gọi tên, đếm số lượng nhóm đồ vật và nối đúng số lượng tương ứng. Nhận biết và phát âm được các chữ cái đã học.
* Chuẩn bị: - Một số tranh về các đồ vật có số lượng 8, tranh có từ các chữ cái đã học.
* Tiến hành chơi: Cho trẻ về nhóm chơi của mình, nhắc cháu không tranh giành đồ chơi của nhau.
- Góc phân vai: - Cô giáo, bác sĩ, bán hàng, nấu ăn.
- Góc xây dựng: - Xây lớp học của bé
- Góc nghệ thuật: - Tô màu lớp học và các đồ dùng đồ chơi
- Hát múa về trường mầm non với các dụng cụ âm nhạc.
- Góc thiên nhiên:- Cháu chăm sóc cây, tưới nước cho cây.
V/Vệ sinh ăn trưa, ngủ trưa:
- Cho trẻ rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, ngồi vào bàn ăn biết cách văn minh là mời cô, bạn trước khi ăn, ăn không nói chuyện riêng, không đổ ra nhà, ăn hết suất của mình.
- Ngủ dậy biết cất chăn gối đúng nơi quy định.
VI/Hoạt động chiều, ăn xế:
- Ăn xế, động viên trẻ ăn hết suất của mình.
- Cô cho trẻ ôn lại bài học buổi sáng và làm quen bài mới:
- Trẻ chơi tự do.
Vệ sinh nêu gương - Trả trẻ:
- Cô cùng lớp nhận xét bạn đạt 3 chỉ tiêu chuẩn bé ngoan trong ngày và được lên cắm cờ bé ngoan.
- Vệ sinh nề nếp, gọn gàng, sạch sẽ trước khi ra về.
- Trao đổi với phụ huynh hoạt động của trẻ trong một ngày.
Nhận xét đánh giá:
.
=======@&?=======
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY
Thứ 5 ngày 13 tháng 9 năm 2018
Chủ đề nhánh: Lớp bé yêu thương
I/ Đón trẻ trò chuyện đầu giờ, thể dục sáng:
1/ Đón trẻ
2/ Trò chuyện đầu giờ:
3/ Thể dục buổi sáng:
II/ Hoạt động ngoài trời:
- Cho trẻ đi dạo xung quanh sân trường và gợi hỏi về thời tiết trong ngày, sau đó cô trò chuyện với trẻ về Lớp bé yêu thương.
* Hoạt động có chủ đích: Làm quen bài mới
* Trò chơi dân gian: Cướp cờ
* Chơi tự do : Chơi vẽ vẽ tự do, đồ chơi cô đã chuẩn bị , xích đu, cầu trượt
III/Hoạt động học:
Phát triển tình cảm xã hội - Một số đồ dùng, đồ chơi của lớp
1. Mục đích yêu cầu: CS 96, 113
a. Kiến thức: - Trẻ biết phân biệt một số đồ dùng đồ chơi của lớp theo công dụng của một số đồ dùng, đồ chơi, cháu biết sắp xếp gọn gàng.
+ Trẻ biết tên gọi của một số đồ dùng trong lớp
b. Kỹ năng: - Luyện kỹ năng phát âm, quan sát và ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
c. Thái độ: - Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi cẩn thận.
2. Chuẩn bị:
a/ Môi trường hoạt động: Không gian tổ chức
- Lớp học rộng, sạch sẽ, trẻ ngồi theo đội hình chữ u.
- Một số đồ dùng, đồ chơi của lớp như bóng, ô tô, búp bê và một số đồ dùng khác có chất liệu khác nhau.
- Nội dung tích hợp: Hát “Ngày vui của bé”
b/ Phương pháp: Luyên tập thực hành - quan sát - đàm thoại.
3.Tiến hành hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: - Trò chuyện
* Lớp hát bài ‘Trường chúng cháu là trường mầm non’ trò chuyện đàm thoại: Bài hát nói trường gì? ở trường mầm non có những đồ chơi gì? Vậy hôm nay cô cháu mình sẽ cùng đi tìm hiểu về một số đồ dùng, đồ chơi của lớp nhé!
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số đồ dùng, đồ chơi của lớp
* Quan sát đàm thoại:
- Cô để tất cả đồ dùng, đồ chơi cô đã chuẩn bị hết lên bàn: Bát, thìa, bóng, búp bê, ô tô và hỏi cháu về từng đồ dùng.
- Cô chia trẻ thành 3 tổ, phát cho mỗi tổ một rổ đồ dùng, trẻ thảo luận và cử một bạn đại diện lên nói về đồ dùng của tổ mình. Sau đó cô phân tích từng đồ dùng.
- Cô mời 2 cháu lên lấy đồ dùng để ăn một bên, đồ dùng để uống một bên và cho cháu đọc tên từng đồ dùng.
- Lần lượt cô đàm thoại với trẻ về chất liệu của đồ dùng như: cái thìa được làm bằng gì? Cái ấm làm bằng gì?
- Cho một cháu lên phân nhóm đồ dùng và đồ chơi riêng, chất liệu riêng, cháu tự so sánh
* Luyện tập: Cả lớp lên xếp đồ dùng, đồ chơi theo yêu cầu của cô.
+ Lớp đọc bài thơ “bàn tay cô giáo”
Hoạt động 3: Trò chơi - Lấy đủ 3 thứ
* Cô chia cháu thành 2 đội, mỗi đội 3 cháu “đội xanh” lấy đồ chơi “đội đỏ” lấy đồ dùng, trong 3 thứ đội nào lấy nhiều nhất là thắng cuộc.
+ Trẻ hát bài “Ngày vui của bé”
* Kết thúc hoạt động.
Trẻ hát đồng thanh và trả lời các câu hỏi của cô.
Trẻ chú ý quan sát.
Trẻ biết tên gọi của một số đồ dùng, đồ chơi của lớp.
Trẻ biết chia nhóm đồ dùng theo chất liệu.
Trẻ chú ý và lấy đúng theo yêu cầu của cô.
Trẻ đọc thơ
- Trẻ thi đua giữa các tổ và chơi một cách sôi nổi.
- Trẻ hát đồng thanh.
IV/ Hoạt động góc:
- Góc thiên nhiên: Góc chính - Cháu chăm sóc cây, tưới nước cho cây.
* Mục đích yêu cầu: - Trẻ thích lao động tưới cây,xới đất, chơi với cát. Khi làm nhẹ nhàng không vây bẩn qua áo quần
* Chuẩn bị: Dụng cụ làm vườn, nước tươi,các hòn sỏi,que tính,phấn
* Tiến hành chơi: - Chăm sóc tưới nước,lau lá ở góc thiên nhiên, chơi với nước, chơi chìm nổi, đúc bánh tặng cô
- Góc phân vai: - Cô giáo, bác sĩ, bán hàng, nấu ăn.
- Góc xây dựng: - Xây lớp học của bé
- Góc học tập: - Cháu xem tranh ảnh lớp học của bé và các đồ dùng đồ chơi trong lớp
- Góc nghệ thuật: - Tô màu lớp học và các đồ dùng đồ chơi
- Hát múa về trường mầm non với các dụng cụ âm nhạc.
V/Vệ sinh ăn trưa, ngủ trưa:
- Cho trẻ rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, ngồi vào bàn ăn biết cách văn minh là mời cô, bạn trước khi ăn, ăn không nói chuyện riêng, không đổ ra nhà, ăn hết suất của mình.
- Ngủ dậy biết cất chăn gối đúng nơi quy định.
VI/Hoạt động chiều:
- Ăn xế, động viên trẻ ăn hết suất của mình.
- Cô cho trẻ ôn lại bài học buổi sáng: Nhận biết số lượng trong phạm vi 3, số 3
Và làm quen bài mới: Làm quen chữ cái: o, ô, ơ
- Trẻ chơi tự do.
Vệ sinh nêu gương - Trả trẻ:
- Cô cùng lớp nhận xét bạn đạt 3 chỉ tiêu chuẩn bé ngoan trong ngày và được lên cắm cờ bé ngoan.
- Vệ sinh nề nếp, gọn gàng, sạch sẽ trước khi ra về.
- Trao đổi với phụ huynh hoạt động của trẻ trong một ngày.
Nhận xét đánh giá:
.
=======@&?=======
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY
Thứ 6 ngày 14 tháng 9 năm 2018
Chủ đề nhánh: Lớp bé yêu thương
I/ Đón trẻ trò chuyện đầu giờ, thể dục sáng:
1/ Đón trẻ
2/ Trò chuyện đầu giờ:
3/ Thể dục buổi sáng:
II/ Hoạt động ngoài trời:
- Cho trẻ đi dạo xung quanh sân trường và gợi hỏi về thời tiết trong ngày, sau đó cô trò chuyện với trẻ về Lớp bé yêu thương.
* Hoạt động có chủ đích: Làm quen bài mới
* Trò chơi dân gian: Cướp cờ
* Chơi tự do : Chơi vẽ vẽ tự do, đồ chơi cô đã chuẩn bị , xích đu, cầu trượt
III/ Hoạt động học: Phát triển ngôn ngữ - Làm quen chữ cái: o, ô, ơ
1. Mục đích - yêu cầu: CS 65,91
a. Kiến thức:
- Trẻ phát âm đúng và nhận biết đúng chữ cái o, ô, ơ trong từ .
- Trẻ phân biệt được chữ cái o, ô, ơ theo đặc điểm, cấu tạo nét.
+ Trẻ nhận biết chữ cái o, ô, ơ
b. Kỹ năng:
- Luyện phát âm, nhận biết, phân biệt đúng chữ cái o, ô, ơ.
- Rèn kỹ năng so sánh những đặc điểm giống và khác nhau giữa các chữ cái o, ô, ơ.
- Phát triển khả năng quan sát, tư duy, ngôn ngữ.
c. Thái độ:
- Trẻ tích cực tham gia hoạt động.
- Giáo dục trẻ biết yêu trường, yêu lớp, có ý thích giữ gìn đồ dùng, đồ chơi.
2. Chuẩn bị:: + Chữ cái o, ô, ơ để trẻ sờ nét
+ 2 bức tranh ( Cháu chào cô ạ; cô giáo và các bạn )
+ Tivi, máy tính.
+ Nhạc bài hát: “Ngày vui của bé”
+ Thẻ chữ cái o, ô, ơ để trẻ chơi.
+ Rổ đựng đồ chơi ( thẻ chữ cái o, ô, ơ )
* Không gian: Trong lớp học
3. Tiến hành hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Trò chuyện
* Cô cho trẻ hát bài hát: “ Em đi mẫu giáo”
- Trò chuyện :
+ Các con vừa hát bài gì?
+ Đến trường các con thấy thế nào?
+ Để giữ gìn đồ dùng, đồ chơi trong trường chúng ta phải làm gì ?
Giáo dục trẻ biết yêu quí trường, lớp, giữ gìn đồ dùng đồ chơi
Hoạt động 2: Làm quen chữ cái: o, ô, ơ
* Làm quen chữ o
- Cô cho trẻ xem tranh vẽ “ Quả bóng ”
- Cô đọc từ dưới tranh. Sau đó cô cho trẻ nhắc lại.
- Cô giới thiệu chữ o và phát âm (2-3 lần)
- Cô mời lớp, tổ, nhóm, cá nhân phát âm .
- Cô cho trẻ sờ và phát hiệ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an chu de truong mam non lop La_12523489.doc