Giáo án lớp Lá - Hoạt động học: Phát triển ngôn ngữ: thơ: “Xe chữa cháy”

 I. Mục đích yêu cầu:

 1. Kiến thức:

 - Trẻ biết đếm trên các đối tượng đến 3.

 - Trẻ biết chơi trò chơi theo yêu cầu của cô.

 2. Kỹ năng:

 - Trẻ đếm không bỏ xót, đếm không lặp lại các đối tượng.

 - Rèn kỹ năng đếm cho trẻ trong phạm vi 3.

 3. Thái độ:

 - Trẻ tích cực tham gia các hoạt động, lấy cất đồ dùng đúng nơi quy định.

 II. Chuẩn bị:

 1. Đồ dùng của cô:

 - Bài giảng điện tử.

 - Siêu thị có bán một số hàng có số lượng là 1, 2.

 - 3 ngôi nhà có gắn thẻ chấm tròn.

 2. Đồ dùng của trẻ:

 - Mỗi trẻ 1 rổ đồ dùng: 3 xe máy, 3 mũ bảo hiểm

 

doc56 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 5872 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp Lá - Hoạt động học: Phát triển ngôn ngữ: thơ: “Xe chữa cháy”, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o trẻ chơi tự do ngoài trời. - Cô bao quát, hướng dẫn trẻ chơi. - Cách chơi: Các con sẽ làm đoàn tàu hỏa, khi cô nói “tàu rời ga” thì tàu chạy chậm, sau tăng dần tốc độ và cuối cùng là chạy nhanh. Khi tàu chạy phát ra tiếng kêu xình...xịch, còi tàu kêu tu... tu để báo hiệu. Khi cô nói: “Tàu chuẩn bị vào ga”, tàu chạy chậm rồi từ từ dừng hẳn, phát ra tiếng kêu xì...xì. + Luật chơi: Phải thực hiện đúng theo hiệu lệnh, ai nhầm phải ra ngoài một lần chơi. - Trẻ chú ý lắng nghe. - Trẻ chơi trò chơi. - Trẻ chơi theo nhóm, cá nhân. ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY 1. Tình trạng sức khỏe trẻ. ..................................................................................................................................................................................... 2. Trạng thái, cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ ..................................................................................................................................................................................... 3. Kiến thức và kỹ năng của trẻ ..................................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 4. Điều chỉnh ..................................................................................................................................................................................... Thứ tư ngày 17 tháng 01 năm 2018 HOẠT ĐÔNG HỌC: Phát triển nhận thức (Toán) Đếm trên đối tượng 3 I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ biết đếm trên các đối tượng đến 3. - Trẻ biết chơi trò chơi theo yêu cầu của cô. 2. Kỹ năng: - Trẻ đếm không bỏ xót, đếm không lặp lại các đối tượng. - Rèn kỹ năng đếm cho trẻ trong phạm vi 3. 3. Thái độ: - Trẻ tích cực tham gia các hoạt động, lấy cất đồ dùng đúng nơi quy định. II. Chuẩn bị: 1. Đồ dùng của cô: - Bài giảng điện tử. - Siêu thị có bán một số hàng có số lượng là 1, 2. - 3 ngôi nhà có gắn thẻ chấm tròn. 2. Đồ dùng của trẻ: - Mỗi trẻ 1 rổ đồ dùng: 3 xe máy, 3 mũ bảo hiểm III. Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Ôn số lượng 1 và 2: - Hôm nay cô cháu mình cùng đi siêu thị chơi các con có thích không? Trên đường đi cô cháu mình cùng hát bài hát: “Em qua ngã tư đường phố” nhé. - Các con ơi, đã đến siêu thị rồi đấy, các con thấy trong siêu thị có bán những gì đấy? + Các con thấy trong quầy hàng có mấy cái xe đạp? (2 – 3 trẻ) + Trong quầy hàng có mấy cái ô tô? (2 – 3 trẻ) + Còn máy bay có mấy cái? (2 – 3 trẻ) - Cô nhận xét lại giáo dục trẻ - Các con lấy một rổ đồ dùng về chỗ ngồi nào. Hoạt động 2: Dạy trẻ đếm trên các đối tượng 3 - Để giúp được bác bán hàng xếp xe ngay ngắn các con cùng chú ý lên cô làm trước nhé. (Cô thực hiện trên màn hình cho trẻ quan sát) Cô đã giúp được bác bán hàng rồi đấy, các con cùng nhìn cô đếm. + Cô đếm lần 1: 1, 2, 3, tất cả có 3 xe máy. + Cô phân tích cách đếm: Cô chỉ vào xe máy thứ nhất cô đọc là 1 Cô chỉ vào xe máy thứ hai cô đọc là 2 Cô chỉ vào txe máy hứ ba cô đọc là 3 Sau đó cô khoanh tròn và nói tất cả có 3 xe máy Mỗi 1 xe máy cô đọc 1 số, các con cùng nhìn cô đếm lại: 1, 2, 3, tất cả có 3 xe máy . - Các con lấy đồ dùng trong rổ của mình. - Các con cùng xếp các xe máy thành 1 hàng ngang. - Các con cùng đếm số xe máy của các con nhé. Khi đếm các con dùng ngón trỏ của tay phải để chỉ và khi đếm các con đếm từ trái sang phải. Các con cùng đếm 1, 2, 3, tất cả có 3 xe máy - Tất cả các con cùng đếm số xe máy nào. (cho trẻ đếm 2 – 3 lần). - Cô mời 1 tổ đếm. - Cả lớp đếm lại 1 lần. - Vậy tất cả các con có bao nhiêu xe máy ? - Các con ơi, khi ngồi trên xe máy chúng mình cần đội gì? - Các con cùng xếp số mũ bảo hiểm ra giống cô từ trái sang phải nào. + Có mấy cái mũ? - Các con chú ý xem cô đếm nhé. Cô đếm 1 lần: 1, 2, 3, tất cả có 3 cái mũ. - Các con cùng đếm số mũ nào. Khi đếm các con đếm từ trái sang phải, các con cùng đếm nào: 1, 2, 3, tất cả có 3 cái mũ. + Cô mời 2 tổ đếm – nhóm bạn trai đếm – nhóm bạn gái đếm – cá nhân đếm. - Vậy các con có mấy cái mũ? - Các con cùng cất hết số mũ vào rổ vừa cất các con vừa đếm. - Các con cất hết xe máy vào rổ vừa cất các con vừa đếm nào. * Cho trẻ chơi trò chơi "Tắc xi" 2 lần Hoạt động 3. Ôn luyện, củng cố: * Trò chơi 1: Ai đoán giỏi. Cô khen tất cả các con, cô thấy các con chơi rất là giỏi cô sẽ thưởng cho các con chơi 1 trò chơi nữa, các con có thích không? Trò chơi có tên là: Ai đoán giỏi. - Cách chơi như sau: Trên màn hình của cô xuất hiện rất nhiều nhóm đồ vật có số lượng là 1, 2, 3. Nhiệm vụ của các con là phải tìm và nói nhanh đồ vật có số lượng là 3. - Cho trẻ chơi 3 lần. * Trò chơi 2: Tìm về đúng nhà. - Xung quanh lớp cô có rất nhiều ngôi nhà, các con nhìn xem các ngôi nhà có gì đặc biệt? - Đếm số chấm tròn trên các ngôi nhà. - Cho trẻ đi lấy thẻ chấm tròn. - Cách chơi: Các con vừa đi vừa hát bài: “ em qua ngã tư đường phố”, khi có hiệu lệnh “Tìm nhà, tìm nhà” bạn nào có thẻ 2 chấm tròn về nhà có 2 chấm tròn, bạn nào có thẻ 3 chấm tròn thì về nhà có 3 chấm tròn. - Cô hỏi trẻ thẻ của con có mấy chấm tròn? Con về nhà có mấy chấm tròn? - Cô cho trẻ chơi . - Cô quan sát động viên sửa sai cho trẻ Hoạt động 4. Kết thúc: - Cô nhận xét, động viên cả lớp. - Có ạ. - Trẻ vừa đi vừa hát. - Có máy bay, xe đạp, ô tô - Trẻ tìm và đếm số xe đạp. - Trẻ tìm và đếm số - Trẻ đi lấy rổ đồ dùng về chỗ. - Trẻ quan sát - Trẻ xếp xe máy ra bảng - Trẻ xếp xe máy - Trẻ đếm 1,2,3 xe máy. - Trẻ đếm. - có 3 xe máy - Mũ bảo hiểm - Trẻ xếp mũ. - Có 3 cái mũ - Trẻ nghe - 1, 2, 3, tất cả có 3 cái mũ. - Trẻ đếm. - Trẻ trả lời. - Trẻ cất và đếm số mũ. - Trẻ cất và đếm xe máy - Trẻ chơi - Trẻ chơi cùng cô. - Trẻ tìm và đếm đối tượng có số lượng là 3. - Trẻ đếm số chấm tròn trên các ngôi nhà. - Trẻ đi lấy thẻ. - Trẻ chơi 2 - 3 lần - Trẻ cất dọn cùng cô. CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Trò chơi: Thuyền vào bến Chơi tự do I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên trò chơi, cách chơi, luật chơi - Hứng thú chơi trò chơi cùng cô và các bạn. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng quan sát và ghi nhớ có chủ định. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ luôn có ý thức tham gia giao thông. II. Chuẩn bị: - Sân sạch sẽ, thoáng mát. - Thuyền màu xanh, đỏ, vàng - Bến màu xanh, đỏ, vàng III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Trò chơi: Thuyền vào bến - Cô giới thiệu tên trò chơi: - Cô hỏi trẻ cách chơi, luật chơi - Cô tổ chức cho trẻ chơi 4 - 5 lần. - Động viên, bao quát trẻ chơi. Hoạt động 2: Chơi tự do - Cho trẻ chơi tự do ngoài trời. - Cô bao quát, hướng dẫn trẻ chơi. - Cách chơi: Các con cầm thuyền trên tay, cô cùng cháu đi thành vòng tròn và hát bài hát, kết thúc bài hát các con chạy về đúng bến giống với màu phương tiện các con cầm trên tay. - Luật chơi: Bạn nào vào nhầm bến sẽ phải nhảy lò cò về đúng bến của mình. - Trẻ chơi trò chơi 4 – 5 lần - Trẻ chơi theo nhóm, cá nhân. ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY 1. Tình trạng sức khỏe trẻ. ..................................................................................................................................................................................... 2. Trạng thái, cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ ..................................................................................................................................................................................... 3. Kiến thức và kỹ năng của trẻ ..................................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 4. Điều chỉnh ..................................................................................................................................................................................... **************************************** Thứ sáu ngày 19 tháng 01 năm 2018 HOẠT ĐÔNG HỌC: Phát triển thẩm mĩ (Tạo hình) Tô màu đèn tín hiệu giao thông I. Mục đích yêu cầu:           1. Kiến thức: - Trẻ nhận biết được hình dạng và tô màu đúng tín hiệu đèn giao thông.            2. Kĩ năng: - Trẻ tô màu đỏ, vàng, xanh đúng thứ tự của đèn giao thông.            3. Thái độ: - Giáo dục trẻ: thực hiện đúng quy định của luật lệ giao thông, không chơi đùa bên vỉa hè, lòng đường. II.Chuẩn bị: - Tranh mẫu của cô, giá treo tranh, nhạc chủ đề PTGT. - Tranh cho trẻ tô màu - Bút màu, bảng kê. III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Dạy trẻ: Tô màu đèn tín hiệu giao thông - Cô và trẻ cùng chơi trò chơi: Tín hiệu Khi cô giơ đèn đỏ thì dừng lại, đèn xanh thì chạy nhanh, đèn vàng thì đi chậm. Ai làm sai thì sẽ phải bị phạt. - Cô bao quát sửa sai cho trẻ. - Vừa rồi các con chơi trò chơi gì? - Các con ơi cô có rất nhiều cột đèn tín hiệu giao thông nhưng chưa được tô màu. Các con có thể làm giúp cô được không? - Cô đố các con biết đèn tín hiệu giao thông được chia làm mấy phần? - Phần thân đèn có dạng hình gì và có màu gì? - Trên phần thân đèn có gì? - Có mấy bóng đèn, bóng đèn có dạng hình gì? - Bóng đèn bên trên có màu gì? - Bóng ở giữa có màu gì? - Bóng ở cuối cùng có màu gì? - Cột đèn có màu gì? - Thân đèn màu gì? - Bây giờ cô sẽ chỉ cho các con tô màu nha. - Trước tiên chúng ta sẽ tô màu bóng đèn trước. Bên trên cô sẽ tô bóng màu đỏ, cô cầm màu bằng tay phải và tô theo vòng tròn của bóng đèn, nhưng nhớ tô cẩn thận để màu không bị lem ra ngoài. Tiếp theo các con tô 2 bóng màu vàng và màu xanh cũng như vậy. - Tô xong 3 bóng đèn, chúng ta sẽ tô phần thân đèn màu đen, khi tô các con nhớ đừng để màu đen chườm vào 3 bóng đèn nhé. - Cuối cùng chúng ta tô cột đèn màu nâu nhé. - Cô tô màu xong rồi đó các con, vỗ tay tuyên dương cô nào các con. Hoạt động 2: Trẻ thực hiện: - Cho trẻ thực hiện - Cô bao quát và hỏi trẻ về ý tưởng trẻ đang thực hiện, giúp đỡ những trẻ còn yếu. - Mở nhạc cho trẻ nghe và nhắc nhở trẻ ngồi đúng tư thế. Hoạt động 3: Nhận xét sản phẩm. - Hết giờ, cô cho trẻ treo hết tất cả các sản phẩm của mình lên. - Cô mời 3 - 4 trẻ lên những bức tranh mà mình thích hoặc chưa thích và tại sao?. - Sau đó cô tuyên dương những trẻ làm tốt và động viên những trẻ còn yếu. * Kết thúc: Chuyển sang hoạt động khác - Trẻ chơi - Tín hiệu - Trẻ lắng nghe - Có ạ - Cột, bóng đèn - Trẻ trả lời các câu hỏi - 3 bóng xanh, vàng, đỏ - Màu đỏ - Màu vàng - Màu xanh - Màu nâu - Màu đen - Trẻ quan sát lắng nghe - Trẻ thực hiện - Trẻ trưng bày sản phẩm - Trẻ nhận xét - Trẻ lắng nghe CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Quan sát: Cây sấu Trò chơi vận động: Ô tô và chim sẻ Chơi tự do I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ quan sát và nêu được những nét đặc trưng của cây sấu - Biết tên trò chơi, cách chơi, luật chơi 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng quan sát và ghi nhớ có chủ định. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ có ý thức học bài. II. Chuẩn bị: - Cây sấu - Mũ mèo, mũ chim sẻ. III. Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Quan sát : Cây sấu - Cô cho trẻ ra sân đứng quan sát cây sấu - Đây là cây gì các con? - Bạn nào có nhận xét gì về cây sấu? - Lá cây như thế nào? Có màu gì? - Muốn cây xanh tốt các con phải làm như thế nào? - Cô khái quát lại * Giáo dục trẻ: Biết chăm sóc và bảo vệ cây, không ngắt hoa, bẻ cành. Hoạt động 2: TCVĐ: Ô tô và chim sẻ. + Cô giới thiệu tên trò chơi + Bạn nào cho cô biết cách chơi, luật chơi trò chơi - Cô nhận xét lại: - Tổ chức cho trẻ chơi 3 - 4 lần. - Cô động viên, bao quát trẻ chơi. Hoạt động 3: Chơi tự do - Cho trẻ chơi tự do ngoài trời - Cô bao quát, hướng dẫn trẻ chơi. - Cây sấu - Có gốc, thân, cành, ngọn, lá - Lá to dài, màu xanh - Bón phân, nhổ cỏ, tưới nước - Trẻ lắng nghe + Cách chơi: Cô mời 1 bạn làm ô tô, các bạn còn lại làm chim sẻ đi kiếm mồi vừa nhảy vừa kêu chích! Chích. Khi nghe tiếng mèo kêu “ Bim, Bim” thì các chú chim phải chạy thật nhanh về tổ của mình.. + Luật chơi: Nếu chú chim nào chạy chậm bị xe đâm vào sẽ phải nhảy lò cò 1 vòng. - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi trò chơi. - Trẻ chơi theo nhóm, cá nhân. ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY 1. Tình trạng sức khỏe trẻ. ..................................................................................................................................................................................... 2. Trạng thái, cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ ..................................................................................................................................................................................... 3. Kiến thức và kỹ năng của trẻ ..................................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 4. Điều chỉnh ..................................................................................................................................................................................... ******************************************** Tuần 23 Chủ đề: Thế giới thực vật Chủ đề nhánh 1: Một số loại cây Thực hiện từ ngày 22/01 đến ngày 26/01/2018 Thứ ba ngày 23 tháng 01 năm 2018 HOẠT ĐỘNG HỌC: Phát triển ngôn ngữ Thơ: Cây dây leo I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức : - Trẻ thuộc thơ, hiểu nội dung bài thơ“ Cây dây leo’’ biết được cây sống được cần phải có nước có ánh sáng, không khí. - Biết trả lời các câu hỏi theo trình tự nội dung bài thơ. 2. Kĩ năng : - Rèn trẻ kĩ năng đọc thơ diễn cảm, rèn trẻ nói đủ câu, rõ ràng mạch lạc 3. Thái độ : - Trẻ hứng thú tham gia trong tiết học có nề nếp. - Thông qua bài học giáo dục trẻ biết yêu quý và bảo vệ các loại cây xanh II. Chuẩn bị : - Tranh vẽ minh hoạ bài thơ trên máy tính III. Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Dạy thơ. Cây dây leo - Cô cho trẻ chơi trò chơi : Gieo hạt - Các con vừa chơi trò chơi gì ? - Muốn có nhiều cây xanh chúng ta phải gieo hạt, hạt sẽ nẩy mầm cho chúng ta nhiều cây , cây sẽ cho ta hoa quả, và môi trường thiên nhiên tươi đẹp ... - Có một loại cây bé tí teo hay leo ở cửa sổ, không biết đó là cây gì ? - Các con có biết bài thơ nào nói về cây dây leo không nào? - Cô mời 1 – 2 trẻ lên đọc - Lần 1. Cô đọc diễn cảm thể hiện động tác minh hoạ, giảng nội dung *Nội dung : Bài thơ nói về một loại cây dây leo hay trồng ở bên cạnh cửa sổ để làm cảnh , cây rất cần có ánh sáng như nắng gió ,nước thì cây mới lớn nhanh , hoa mới đẹp ... - Lần 2: Cô đọc kết hợp cho trẻ xem tranh minh hoạ . Hoạt động 2: Bé nào giỏi nhất - Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì ? - Tác giả của bài thơ là ai ? - Tác giả tả cây dây leo như thế nào? Cây được trồng ở đâu ? - Được thể hiện ở những câu thơ nào ? - Cây dây leo ở trong nhà sau đó bò ra đâu? - Cây bò ra ngoài cửa sổ làm gì ? - Câu thơ nào nói lên điều đó ? - Vì sao cây lại bò ra ngoài cửa sổ? - Được thể hiện ở những câu thơ nào ? - Nhờ được tắm nắng gió, mưa, cây thế nào? - Câu thơ nào nói lên cây cao , hoa đẹp ? => Giáo dục: Tất cả các loại cây đều có ích cho cuộc sống con người chúng ta, cây cho hoa, cho quả, cây cho bóng mát, cây làm cảnh. Vì vậy chúng ta phải biết bảo vệ và chăm sóc cây ... Hoạt động 3: Thi xem ai giỏi hơn - Cô cho trẻ cả lớp đọc thơ 1, 2 lần - Cô cho trẻ đọc thơ theo tổ, nhóm, cá nhân ... thay đổi hình thức đọc cho trẻ hứng thú - Cô chú ý sửa sai, động viên khuyến khích trẻ kịp thời trong khi đọc thơ. Hoạt động 5: Kết thúc Cho trẻ hát bài “ Lí cây xanh ” ra ngoài - Cả lớp cùng chơi . - Gieo hạt - Trẻ chú ý lắng nghe cô nói - Cây dây leo - 1 – 2 trẻ lên đọc thơ - Trẻ chú ý nghe cô đọc thơ. - Trẻ nghe cô nói nội dung - Trẻ chú ý nghe cô đọc thơ và xem hình ảnh minh họa - Cây dây leo . - Nhà thơ Xuân Tửu . - Cây bé tí teo, trồng ở trong nhà cạnh cửa sổ. “ Cây dây leo Bé tí teo ở trong nhà” - Bò ra ngoài cửa sổ - Nghển cổ lên trời . “ Lại bò ra Ngoài cửa sổ Và nghển cổ Lên trời cao”. - Ra ngoài cho dễ thở , tắm nắng , gió , mưa ... “ Ra ngoài trời Cho dễ thở Tắm nắng gió Gội mưa rào .” - Cây cao, hoa đẹp . “ Cây mới cao Hoa mới đẹp .” - Trẻ nghe cô nói - Trẻ thuộc thơ, biết thể hiện tình cảm của mình khi đọc - Tổ, nhóm, cá nhân lên đọc thơ - Trẻ hát vui tươi CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Quan sát: Cây sung TCDG: Mèo đuổi chuột Chơi tự do I. Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức : - Trẻ biết tên gọi, đặc điểm của, lợi ích cây sung. - Trẻ biết tên trò chơi, cách chơi,luật chơi. 2. Kĩ năng : - Rèn khả năng quan sát, ghi nhớ có chủ định. 3. Thái độ : - Giáo dục trẻ chăm sóc, bảo vệ cây. II. Chuẩn bị - Cây sung - Mũ mèo, mũ chuột III. Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Quan sát cây sung - Cho trẻ ra cây sung quan sát. - Cây gì đây các con? - Bạn nào nhận xét gì về cây sung? - Thân cây thế nào? - Các con xem lá cây sung như thế nào nhỉ? Có màu gì? - Trồng cây sung để làm gì? - Muốn cho cây sung luôn xanh tốt thì các con phải làm gì? * Giáo dục: Trẻ có ý thức chăm sóc bảo vệ cây xanh, không bứt lá, bẻ cành cây. Hoạt động 2: TCDG: Mèo đuổi chuột - Cô giới thiệu tên trò chơi - Hỏi trẻ cách chơi, luật chơi - Cô nhấn mạnh lại: - Cô cho trẻ chơi 3 - 4 lần - Cô động viên, bao quát trẻ chơi. Hoạt động 3: Chơi tự do - Cô cho trẻ chơi tự do - Cô bao quát khuyến khích trẻ chơi - Trẻ quan sát - Cây sung - 2 – 3 trẻ nhận xét - To sần sùi - Lá to, màu xanh, màu vàng - Làm cảnh - Chăm sóc, nhổ cỏ, tưới nước ... - Trẻ nghe - Cách chơi: Tất cả đứng thành vòng tròn, tay nắm tay, giơ cao lên qua đầu. Rồi bắt đầu hát. Mèo đuổi chuột Mời bạn ra đây Tay nắm chặt tay Đứng thành vòng rộng Chuột luồn lỗ hổng Mèo chạy đằng sau Thế rồi chú chuột Lại đóng vai mèo Co cẳng chạy theo, Bác mèo hóa chuột Một người được chọn làm mèo và một người được chọn làm chuột. Hai người này đứng vào giữa vòng tròn, quay lưng vào nhau. Khi mọi người hát đến câu cuối thì chuột bắt đầu chạy, mèo phải chạy đằng sau. - Luật chơi: Mèo phải chạy đúng chỗ chuột đã chạy. Mèo thắng khi mèo bắt được chuột. Rồi hai người đổi vai trò mèo chuột cho nhau. Trò chơi lại được tiếp tục. - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi 3 – 4 lần - Trẻ chơi ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY 1. Tình trạng sức khỏe trẻ. ..................................................................................................................................................................................... 2. Trạng thái, cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ ..................................................................................................................................................................................... 3. Kiến thức và kỹ năng của trẻ ..................................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 4. Điều chỉnh ..................................................................................................................................................................................... ********************************** Thứ năm ngày 25 tháng 01 năm 2018 HOẠT ĐỘNG HỌC: Phát triển thẩm mỹ: Dạy hát : Lí cây xanh Nghe hát: Cây trúc xinh Trò chơi âm nhạc : Tai ai tinh I. Mục đích - yêu cầu. 1. Kiến thức: Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả và lời bài hát. - Trẻ biết hát vui tươi bài hát “lí cây xanh”. - Trẻ làm quen với giai điệu bài hát "em yêu cây xanh" và hứng thú tham gia vào trò chơi “ai nhanh nhất”. 2. Kỹ năng: Trẻ hát đúng nhạc,thuộc lời bài hát và cảm thụ âm nhạc cho trẻ. - Rèn kĩ năng ghi nhớ chú ý có chủ định. 3. Giáo dục: Trẻ chăm sóc bảo vệ cây xanh. - Có ý thức trong giờ học. II. Chuẩn bị. - Dụng cụ âm nhạc: Đàn, phách trẻ III. Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Dạy hát: Lí cây xanh Dân ca Nam Bộ - Cho trẻ đọc bài thơ “Cây dây leo”. - Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề - Cô nhận xét lại: => Giáo dục trẻ chăm sóc bảo vệ cây xanh. - Cô giới thiệu bài hát “Lí cây xanh - Dân ca Nam Bộ”. - Cô mời 1 – 2 trẻ hát - Cô hát kết hợp đàn, giảng nội dung. - Các con vừa nghe cô hát bài gì? - Thuộc làn điệu dân ca nào? - Đúng rồi cô vừa hát cho các con nghe bài “Lí cây xanh - Dân ca Nam Bộ”. - Nội dung: Bài hát nói về cây xanh, thân và lá có màu xanh, các chú chim đậu trên cành và cất tiếng hát líu lo hằng ngày. => Giáo dục trẻ để có nhiều cây xanh các con nhớ chăm sóc, bảo vệ, tưới nước cho cây và không được bứt lá bẻ cành cây nhé.. b. Dạy trẻ hát. - Cô cho trẻ hát cả bài 2 - 3 lần. - Cô cho trẻ hát theo nhiều hình thức: tổ, nhóm, cá nhân hát - Cô chú ý bao quát sửa sai cho trẻ, động viên khuyến khích trẻ. Hoạt động 2: Nghe hát: Cây trúc xinh Dân ca Bắc Ninh Hôm nay các con học rất giỏi cô tặng các con một bài hát, các con cùng lắng nghe nhé: * Hát lần 1: Giới thiệu tên bài hát, tên tác giả. - Cô vừa hát cho các con nghe bài hát “Cây trúc xinh – Dân ca Bắc Ninh”. * Hát lần 2: Kết hợp đàn + Giảng nội dung bài hát - Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì? => Đây là một giai điệu mượt mà, được các liền anh liền chị trong làng quan họ hát để giao duyên với nhau. (Bài hát nói về vẻ đẹp của cây trúc dù ở bất cứ nơi nào cũng như vẻ đẹp của chị hai.) - Chúng mình thấy bài hát này có hay không? Đã có rất nhiều ca sĩ thể hiện rất thành công bài hát này, sau đây cô sẽ cho chúng mình nghe lại bài hát này qua giọng hát rất trong sáng mượt mà của ca sĩ nhí Xuân Mai, chúng mình cùng hưởng ứng cùng ca sĩ nhí nhé. * Cho trẻ hưởng ứng cùng cô - Cô động viên, khuyến khích trẻ Hoạt động 3: Trò chơi: Tai ai tinh - Cô giới thiệu mũ chóp, dụng cụ âm nhạc: phách, xắc xô,... - Chúng mình chơi trò chơi gì? - Cô giới thiệu trò chơi "Tai ai tinh" - Cô hỏi trẻ cách chơi, luật chơi: - Cô nhấn mạnh lại - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần. - Cô động viên khuyến khích trẻ. Hoạt động 4: Kết thúc - Cô cho trẻ hát bài "Lí cây xanh" ra ngoài sân chơi. - Trẻ đọc - Trẻ trả lời - 1 – 2 trẻ hát - Trẻ nghe cô hát - Lí cây xanh - Dân ca Nam Bộ - Trẻ lắng nghe - Lớp hát - Trẻ hát theo nhiều hình thức - Trẻ nghe - Cây trúc xinh - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ hưởng ứng theo - Trẻ nghe - Ai đoán giỏi, tai ai tinh .... - Cách chơi: Cô sẽ mời một bạn lên trên đội mũ chóp kín, phía dưới cô mời một bạn đứng lên hát một bài hát kết hợp với dụng cụ âm nhạc, hát xong ngồi xuống. Bạn phía trên bỏ mũ ra và đoán xem bạn nào vừa hát? Hát bài hát gì? Kết hợp với dụng cụ âm nhạc gì? - Luật chơi: Đoán đúng sẽ được thưởng một tràng pháo tay, đoán sai sẽ phải hát lại bài bạn vừa hát. - Trẻ nghe - Trẻ chơi CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Quan sát: Hoa ngọc thảo Trò chơi vận động: Ô tô và chim sẻ Chơi tự do I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên gọi, đặc điểm và ích lợi của hoa ngọc thảo - Trẻ hứng thú và chơi tốt trò chơi. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát và ghi nhớ có chủ đích cho trẻ. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ chăm sóc và bảo vệ hoa II. Chuẩn bị: - Đồ dùng: Xắc xô, hoa ngọc thảo cho trẻ quan sát. III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Quan sát " Hoa ngọc thảo" - Hoa gì đây? - Hoa ngọc thảo có đặc điểm gì? - Cánh hoa như thế nào? Màu gì? - Lá hoa có đặc điểm gì? Màu gì? - Trồng hoa để làm gì? - Ngoài ra còn có hoa gì? => Giáo dục trẻ chăm sóc, bảo vệ hoa. Hoạt động 2: TCVĐ “Ô tô và chim sẻ” - Cô nói tên trò chơi - Cô hỏi trẻ cách chơi, luật chơi. - Cô nhận xét lại: - Cô tổ chức cho trẻ chơi 3 - 4

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docphat trien ngon ngu 4 tuoi_12524370.doc
Tài liệu liên quan