1. Ổn định tổ chức.
- Cô giới thiệu khách.
- Cô và trẻ hát và vận động bài hát: Nhà của tôi
- Các con vừa được hát và động bài hát gì?
- Trò chuyện, dân dắt vào bài.
2. Phương pháp và hình thức tổ chức.
+ Làm quen với chữ “e”:
- Cô có hình ảnh gì đây?
- Dưới hình ảnh em bé cô có từ : “Ngôi nhà của bé” (in thường).
- Cô đọc từ: “Ngôi nhà của bé”
- Cho trẻ đọc từ “Ngôi nhà của bé”( 3 lần). Sau đó cô mời trẻ lên tìm những chữ cái đã học có trong từ “Ngôi nhà của bé”, cô giới thiệu trong từ “ngôi nhà của bé” có chữ “e”.
- Cô đọc chữ “e” và cho cả lớp đọc, nhóm đọc , cá nhân đọc.
- Cô cho trẻ quan sát chữ “e” và nói cho trẻ biết về cấu tạo của chữ “e”: có 1 nét ngang và 1 nét cong hở phải.
- Cô cho trẻ nhắc lại cấu tạo của chữ e.
- Cô đưa ra các thẻ chữ và giới thiệu cho trẻ biết về các kiểu chữ “e” in thường , viết thường, chữ in hoa.
3 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 670 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp Lá - Hoạt động làm quen chữ cái - Đề tài: Làm quen chữ cái e, ê, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN CHỮ CÁI
Đề tài : Làm quen chữ cái e, ê
Đối tượng : Lớp 5 tuổi A5
Thời gian : 30-35 phút
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Hình thành cho trẻ biểu tượng về chữ cái e, ê.
- Phát âm chính xác các chữ cái: e, ê.
- Trẻ tìm và phân biệt được chữ cái e, ê trong từ, trong nhóm.
- Trẻ nhận biết được cấu tạo của chữ cái e, ê.
- Trẻ nhận biết được các chữ cái e, ê thông qua các trò chơi.
2. Kĩ năng:
- Rèn cho trẻ kĩ năng chú ý, ghi nhớ có chủ định.
- Rèn luyện và phát triển ngôn ngữ cho trẻ, biết trả lời câu hỏi của cô và nêu ý tưởng của mình.
- Rèn khả năng quan sát , so sánh cho trẻ.
- Chơi và biết phối hợp với bạn.
3. Giáo dục:
- Giáo dục trẻ tính cẩn thận, kỷ luật trong giờ học.
- Biết yêu thương, giúp đỡ, quan tâm đến mọi người.
II. Chuẩn bị:
- Trong lớp học : 5 tuổi A5
- Đội hình : chữ u, hàng ngang và vòng tròn.
- Đồ dùng của cô:
+ Thẻ chữ cái to: e, ê
+ Bài giảng điện tử chữ cái: e, ê
+ Nhạc các bài hát: Nhà của tôi, Bàn tay mẹ
- Đồ dùng của trẻ:
+ Trang phục gọn gàng, sạch sẽ.
+ Thẻ chữ e, ê.
+ Bảng ghép chữ cái.
+ Mái nhà chữ e, ê
+ Gạch chữ e, ê
III. Tiến trình hoạt động.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức.
- Cô giới thiệu khách.
- Cô và trẻ hát và vận động bài hát: Nhà của tôi
- Các con vừa được hát và động bài hát gì?
- Trò chuyện, dân dắt vào bài.
2. Phương pháp và hình thức tổ chức.
+ Làm quen với chữ “e”:
- Cô có hình ảnh gì đây?
- Dưới hình ảnh em bé cô có từ : “Ngôi nhà của bé” (in thường).
- Cô đọc từ: “Ngôi nhà của bé”
- Cho trẻ đọc từ “Ngôi nhà của bé”( 3 lần). Sau đó cô mời trẻ lên tìm những chữ cái đã học có trong từ “Ngôi nhà của bé”, cô giới thiệu trong từ “ngôi nhà của bé” có chữ “e”.
- Cô đọc chữ “e” và cho cả lớp đọc, nhóm đọc , cá nhân đọc.
- Cô cho trẻ quan sát chữ “e” và nói cho trẻ biết về cấu tạo của chữ “e”: có 1 nét ngang và 1 nét cong hở phải.
- Cô cho trẻ nhắc lại cấu tạo của chữ e.
- Cô đưa ra các thẻ chữ và giới thiệu cho trẻ biết về các kiểu chữ “e” in thường , viết thường, chữ in hoa.
+ Làm quen với chữ “ê”:
- Ai là người sinh ra các con?
- Vậy các con có yêu mẹ không?
- Mẹ là người luôn yêu thương và chăm sóc chúng mình, vậy nên giờ các con lớn rồi hãy giúp đỡ mẹ những công việc vừa sức nhé.
- Các con ạ “Bàn tay mẹ,.chúng con”
- Cô và trẻ vận động bài hát “Bàn tay mẹ”
- Cô có bức tranh về mẹ và không biết mẹ đang làm gì đây?
- Dưới bức tranh mẹ bế bé cô có từ : “mẹ bế bé” (in thường).
- Cô cho trẻ quan sát tranh và từ dưới bức tranh .
- Cô đọc : “ mẹ bế bé”
- Cho trẻ đọc từ “mẹ bế bé”( 3 lần).
- Sau đó cô mời trẻ lên tìm chữ cái thiếu trong từ từ “mẹ bế bé”, cô giới thiệu trong từ “mẹ bế bé” có chữ “ê”.
- Cô đọc chữ “ê” và cho cả lớp đọc, nhóm đọc , cá nhân đọc.
- Cô cho trẻ quan sát chữ “ê” và nói cho trẻ biết về cấu tạo của chữ “ê”: có 1 nét ngang, 1 nét cong hở phải và 1 dấu mũ xuôi .
- Cô cho trẻ nhắc lại cấu tạo của chữ “ê”
- Cô đưa ra các thẻ chữ và giới thiệu cho trẻ biết về các kiểu chữ “ê” in thường , viết thường, chữ in hoa, viết hoa.
+ So sánh chữ e và ê:
Cô để các thẻ chữ : “e”, “ê”. Cho trẻ đọc lại 1 lần và quan sát; rồi so sánh giống và khác nhau trong 2 chữ.
Giống nhau: Cùng có 1 nét gạch ngang, 1 nét cong cong hở phải.
Khác nhau: Chữ “e” không có mũ, chữ “ê” có dấu mũ xuôi.
* Ôn luyện củng cố
- Trò chơi: Thi xem ai nhanh
+ Trẻ ngồi đội hình chữ u
+ Cách chơi: mỗi trẻ có 1 rổ đựng chữ cái. Khi cô đọc chữ nào trẻ giơ thẻ chữ đó. Lần 2 cô giơ chữ trẻ nói cấu tạo. Lần 3 cô nói cấu tạo trẻ tìm chữ.
- Trò chơi : Bác thợ xây vui tính
+ Luật chơi : Đội nào ghép nhà nhanh và đẹp đúng đội đó thắng
+ Cách chơi : Cô chuẩn bị 2 rổ đồ dùng, có mái nhà chữ cái, các viên gạch chữ cái. Trong vòng 1 bản nhạc trẻ sẽ ghép thành những ngôi nhà chữ cái
3. Kết thúc.
- Cô hỏi lại trẻ về chữ cái ngày hôm nay đã được học.
- Cô nhận xét giờ học.
- Cô cho trẻ chào khách.
- Trẻ chào khách.
- Trẻ hát và vận động .
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời( gọi 2 -3 trẻ).
- Trẻ quan sát và nói tên hình ảnh.
- Trẻ đọc theo hiệu lệnh của cô.
- Trẻ đọc chữ cái.
- Trẻ lắng nghe và quan sát.
- Trẻ nhắc lại cấu tạo của chữ cái.
- Trẻ quan sát và phát âm chữ cái.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ vận động
- Trẻ quan sát và nói tên hình ảnh.
- Trẻ đọc theo hiệu lệnh của cô.
- Trẻ lên tìm chữ.
- Trẻ đọc chữ cái.
- Trẻ lắng nghe và quan sát.
- Trẻ nhắc lại cấu tạo của chữ cái.
- Trẻ quan sát và phát âm chữ cái.
- Trẻ phát âm theo hiệu lệnh của cô
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ trả lời
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phat trien ngon ngu 5 tuoi_12506880.doc