I. Mục đích, yêu cầu
- Trẻ biết tên, đặc điểm lớp học có những góc chơi nào. Rèn luyện khả năng quan sát và làm giàu vốn từ cho trẻ. Biết cách chơi nhẹ nhàng cẩn thận, nhường nhịn, đoàn kết với bạn khi chơi, biết săp xếp đồ dùng đồ chơi ngăn nắp.
- Trẻ hứng thú khi tham gia các trò chơi.
II. Chuẩn bị: lớp sạch đẹp.
III. Tiến hành
1. Quan sát: Lớp lá non xinh tươi
-C/c đang học lớp gì?
-con thấy lớp học của con ntn?
-Để lớp học ngăn nắp gọn gàng thì khi tham gia học và vui chơi xong con phải làm gì?
-GD cháu biết cất dọn đồ chơi ngăn nắp,gọn gàng
2. Trò chơi vận động : Lộn cầu vòng.
- Luật chơi: Đọc đến câu thơ cuối bắt đầu lộn nửa vòng quay lưng vào nhau.
- Cách Chơi: Từng đôi một đứng cầm tay nhau vừa đọc lời thơ vừa vung tay sang hai bên, cứ mỗi tiếng vung tay sang ngang một bên.
Lời 1: Lộn cầu vồng, nước sông đang chảy, thằng bé lên bảy, con bé lên ba, đôi ta cùng lộn.
Lời 2: Lộn cầu vồng, nước sông nước chảy, có cô mười bảy, có chị mười ba, ra lộn cầu vồng.
- Cháu chơi vài lần
42 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 719 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp Lá - Kế hoạch chăm sóc, giáo dục lớp Lá - Tuần 1 - Chủ đề nhánh 1: Trường mẫu giáo vĩnh phước yêu thương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, dang chân ra, hai bàn chân chạm vào nhau, hai bàn tay nắm chặt nhau. Mẹ vừa hát vừa kéo tay đẩy qua đẩy lại, giống động tác hai người thợ ngồi hiệp sức cưa gỗ.
Kéo cưa lừa xẻ
Ông thợ nào khỏe
Về ăn cơm vua
Ông thợ nào thua
Về bú tí mẹ.
NÊU GƯƠNG
Lớp hát bài “Hoa bé ngoan” Đọc TCBN
Tuyên dương cháu đạt 2 hoa
Khuyến chích cháu đạt 1 hoa
Động viên cháu chưa ngoan
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
- Sỉ số:....
...
- Sức khỏe:.
- Tình hình học tập:..
..
......
......
- Vui chơi:....
..
..
THỨ NĂM, 06/09/2018
*HỌP MẶT ĐÓN TRẺ
7h00 Họp mặt đón trẻ,trao đổi với PH về việc học của cháu
Kiểm tra vệ sinh-Điểm danh-Đọc TCBN
HOẠT ĐỘNG HỌC
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ (LQCC)
Đề tài: NHẬN BIẾT VÀ LÀM QUEN CHỮ: O, Ô, Ơ
I. Mục đích yêu cầu
Trẻ nhận biết, phát âm và phân biệt được chữ cái o, ô, ơ. Nhận biết chữ cái o, ô, ơ trong các từ, tiếng, câu thông qua trò chơi.
II. Chuẩn bị
- Bài soạn powerpoint.
- Các rổ chữ cái, kèm theo dây đồng màu. Một số tranh có kèm bài thơ, ca dao, đồng dao kèm hình ảnh.
III.Tiến hành hoạt động
- Lớp hát bài : “Em đi mẫu giáo”
- Bài hát nói về điều gì ?
- Con có thích đến trường học không vì sao vậy?
- Đến trưòg con được cô giáo dạy rất nhiều điều mà từ trước đến giờ con chưa biết, đặc biệt là chữ cái đó, ngoài ra con còn được cô cho chơi nhiều trò chơi rất vui và bổ ích cùng với những hoạt động khác nữa đó cc.
- Hôm nay cô có mang tranh về một số tranh nói về những hoạt động của trường, con xem đó là những hoạt động gì nhé.
- Cho trẻ làm quen chữ o,ô,ơ
* Cô giới thiệu chữ o
- Cô gắn tranh có từ " Kéo co“
- Từ “kéo co” có mấy chữ cái? Có thanh gì?
- Trẻ lên ghép từ rời lớp đồng thanh từ “kéo co”
- Từ bạn ghép, từ trong tranh như thế nào?
- Vậy Hôm nay cô sẽ dạy các con chữ cái mới trong từ “kéo co” con nghe cô phát âm:o-o- o (3l)
- Cô gắn thẻ chữ o. đọc 3 lần chữ o! chữ o! chữ o!
- Cô phát âm 3 lần âm o!o! o!
- Cô phân tích chữ o in thường và viết mẫu: gồm 1 nét cong kín
- Cô giới thiệu chữ o viết thường
- Cho cháu tri giác chữ o, dùng ngón trỏ vẽ trên không. Cho cháu đọc o in thường o viết thường
- Cô gắn chữ o in thường lên góc trái bảng .
* Cô giới thiệu chữ ô:
- Đến trường ai dạy con?
- Các con xem cô có tranh gì?
- Cô gắn tranh có từ “cô giáo” lớp nhắc lại tranh cô giáo, từ cô giáo
- Mời 1 trẻ lên ghép từ rời, đếm xem trong từ " cô giáo" có mấy chữ cái ? Tìm chữ cái đã học rồi? Trong từ “cô giáo” có mang thanh gì?
- Hôm nay cô giới thiệu cho các con biết thêm chữ cái mới đó là chữ ô..
- Cô gắn thẻ chữ ô. đọc 3 lần chữ ô! chữ ô! chữ ô!
- Cô phát âm 3 lần âm ô! ô! ô!
- Cô phân tích và viết mẫu chữ ô in thường : nét cong kín, bên trên thêm nón.
- Cô cho cháu nhắc lại cách viết
- Cô giới thiệu chữ ô viết thường.
- Cô gắn tranh có từ “cái nơ” nhắc lại tranh “cái nơ ”, từ “cái nơ”
- Mời 1 trẻ lên ghép từ rời , đếm xem trong từ " cái nơ" có mấy chữ cái ? Tìm chữ cái đã học rồi? có mang thanh gì?
- Hôm nay cô giới thiệu cho các con biết thêm chữ cái mới đó là chữ ơ..
- Cô gắn thẻ chữ ơ. đọc 3 lần chữ ơ! chữ ơ! chữ ơ!
- Cô phát âm 3 lần âm ơ! ơ! ơ!
- Cô phân tích và viết mẫu chữ ơ in thường : nét cong kín, bên trên thêm râu
- Cô cho cháu nhắc lại cách viết
- Cô giới thiệu chữ ơ viết thường.
- Cho cháu tri giác chữ ơ in thường, ngón tay trỏ vẽ trên không.
- Cô gắn chữ ơ in thường lên góc trái bảng
* SO SÁNH CHỮ : O – Ô:
- Giống nhau ở điểm nào ?
- Khác nhau ở điểm nào ?
* SO SÁNH CHỮ: Ô – Ơ:
- Giống nhau ở điểm nào ?
- Khác nhau ở điểm nào ?
* Trò chơi : Đọc tranh từ chọn chữ cái đã học:
+ Tranh từ “ Kéo co” có chữ cái o
+ Tranh từ “cô giáo” có chữ cái ô
- Tranh từ : lá cờ” có mang chữ ơ
* Trò chơi:
- Cô yêu cầu cá nhân trẻ lấy chữ cái theo yêu cầu của cô
*Cô cho trẻ chơi "về đúng nhà "
- Cách chơi : cô phát mỗi trẻ thẻ chữ cái, xung quanh lớp cô để 3 ngôi nhà, mỗi ngôi nhà có mang 1 chữ cái, cho cháu đi quanh lớp, hát tự do, khi nghe cô nói “ về đúng nhà, thì các con nhanh chân chạy về nhà của mình
- Cô đến từng nhà, kiểm tra
IV. Nhận xét, kết thúc hoạt động./.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
+ Lao động: Cô cùng cháu nhặt rác trên sân.
+ Trò chơi dân gian “Dung dăng dung dẽ”
I. Mục đích, yêu cầu
- Trẻ biết giữ vệ sinh môi trường lớp học, sân trường, giúp trẻ có kỹ năng lao động, giáo dục trẻ yêu lao động.
- Trẻ hứng thú khi tham gia các trò chơi.
II. Chuẩn bị: Sọt rác.
III. Tiến hành
1. Lao động: Cô cùng cháu nhặt rác trên sân.
- Cô cho trẻ ra sân nhặt rác, cô cùng trẻ cùng làm.
- Cô nhắc trẻ phải giữ vệ sinh chung nơi công cộng.
2. Trò chơi dân gian “Dung dăng dung dẽ”
* Cách chơi:
+ Địa điểm : trong nhà ngoài sân
+ Số lượng:từ 5-10 em chơi 1 nhớm
+ Hướng dẫn: quản trò vẽ sẳn các vòng tròn nhỏ trên đất, số lượng vòng tròn ích hơn số người chơi.
Khi chơi các bạn nắm áo tạo thành một hàng đi quanh các vùng tròn và cùng đọc ”dung dăng dung dẽ dắt trẻ đi chơi, đi đến cổng trời gặp cậu gặp mợ, cho cháu về quê, cho dê đi học, cho cóc ở nhà cho gà bới bếp, ngồi xệp xuống đây” khi đọc hết chử đây các bạn chơi nhanh chóng tìm một vòng tròn và ngồi xệp xuống sẽ có một bạn không có vòng tròn để ngồi tiếp tục xoá vòng tròn và chơi như trên, lại sẽ có 1 bạn không có, trò chơi tiếp tục khi chỉ còn 2 người.
* Luật chơi
+ Trong 1 khoản thời gian bạn nào không có vòng thì bị thua
+ Hai bạn ngồi cùng 1 vòng bạn nào ngồi xuống trước là thắng
IV. Nhận xét và kết thúc hoạt động
HOẠT ĐỘNG CHƠI Ở CÁC GÓC
- Cho trẻ hoạt động nội dung các góc như thứ 2
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
*HỌP MẶT ĐÓN TRẺ
1h30 Họp mặt đón trẻ,trao đổi với PH về việc học của cháu
Kiểm tra vệ sinh-Điểm danh-Đọc TCBN
HOẠT ĐỘNG 1: TCVĐ
VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
-Rèn cho trẻ sức dẻo vai, khả năng bậc cao của trẻ.
-Khả năng phối hợp giữa các trẻ.
II. CHUẨN BỊ: Hầm chui hoặc thùng carton. Phấn vạch. Dây đeo vòng: vòng bằng nhựa hay bìa cứng. Chai nhựa có cổ chai hình cổ vịt hoặc cũng có thể là hình khác.
III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
-Cách chơi: Cô giáo chia trẻ thành các nhóm (mỗi nhóm tối đa là 5 trẻ).
Cô cho trẻ xuống hàng dọc sau vạch xuất phát. Sau khi nghe hiệu lệnh của cô, trẻ sẽ chạy lên bật (chụm 2 chân) qua “suối”, chạy, bò chui qua đường hầm, chạy đến dây đeo vòng nhảy lên cao lấy vòng bằng 2 tay sau đó đứng tại chỗ ném vòng vào cổ chai, chạy về xếp cuối hàng. Trẻ trước chạy đến hầm, bò chui qua hầm thì trẻ sau mới bắt đầu chạy từ điểm xuất phát, không phải chờ hiệu lệnh của cô giáo.
HOẠT ĐỘNG 2: GTKTM
“vẽ chân dung cô giáo “
I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
+ Kiến thức: Trẻ biết được đặc điểm của cô giáo để vẽ chân dung cô giáo .
+ Kĩ năng: Trẻ biết cách cầm bút để vẽ .
+ Thái độ: Giáo dục trẻ biết tôn trọng và yêu quí cô giáo .
II/ CHUẨN BỊ:
- Tranh vẽ chân dung cô giáo .
- Bút chì, bút màu, tập tạo hình .
III/TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
-Cô và cháu cùng kể về cô giáo mình .
-Cô đặc điểm ntn hình dáng và khuôn mặt cô.
-Cô sẽ dạy con vẽ chân dung cô giáo mình nhé.
NÊU GƯƠNG
Lớp hát bài “Hoa bé ngoan” Đọc TCBN
Tuyên dương cháu đạt 3 hoa
Khuyến chích cháu đạt 2 hoa
Động viên cháu chưa ngoan
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
- Sỉ số:....
...
- Sức khỏe:.
- Tình hình học tập:..
..
......
......
- Vui chơi:....
..
..
THỨ SÁU, 07/09/2018
*HỌP MẶT ĐÓN TRẺ
7h00 Họp mặt đón trẻ,trao đổi với PH về việc học của cháu
Kiểm tra vệ sinh-Điểm danh-Đọc TCBN
HOẠT ĐỘNG HỌC
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ (tạo hình)
Đề tài: VẼ TRANG TRÍ CHÂN DUNG CÔ GIÁO (MẪU)
Mục đích yêu cầu: Trẻ biết được đặc điểm của cô giáo để vẽ chân dung cô giáo. Trẻ biết cách cầm bút để vẽ. Giáo dục trẻ biết tôn trọng và yêu quí cô giáo.
Chuẩn bị: Tranh vẽ chân dung cô giáo. Bút chì, bút màu, tập tạo hình.
III. Tiến hành hoạt động:
Hoạt động 1: ổn định giới thiệu.
Hát bài “trường chúng cháu là trường mầm non”
- Các con vừa hát bài gì?
- Trường của ta là trường gì?
- khi đến lớp có ai vậy con ?
- Vậy hôm nay cô cho các vẽ chân dung cô giáo nhé
Hoạt động 2: trọng tâm.
Quan sát tranh mẫu:
+ Cô đưa tranh vẽ chân dung cô giáo cho trẻ nêu nhận xét.
- Đây là tranh vẽ gì?
- Con nhìn xem cô có những đặc điểm gì ?
- Vậy bạn nào vẽ chân dung của cô giáo như thế nào nói cho cô và các bạn nghe nào ?
- Để vẽ được chân dung cô giáo trước tiên cc sẽ vẽ khuôn mặt cô, sau đó vẽ đến tóc và cc sẽ vẽ đến mình, khi vẽ cc dùng nét thẳng nét xiên nét ngang kết hợp để vẽ chân dung của cô nhé
* Cho trẻ thực hiện:
- Cô cho trẻ về nhóm thực hiện
- Cô sửa trẻ tư thế ngồi và cách cầm bút.
- Cô theo dõi hướng dẫn trẻ vẽ
* Trưng bày sản phẩm
- Cô cho trẻ lên trưng bày sản phẩm
- Cô và trẻ cùng chọn tranh đẹp hoàn chỉnh nhận xét tuyên dương trẻ
- Động viên trẻ vẽ chưa hoàn chỉnh
Hoạt động 3: GDTT: CC ơi khi đi học vào lớp cc phải biết vâng lời cô và nghe cô dạy không được làm ồn khi ngồi học nhé
IV. Nhận xét, kết thúc hoạt động./.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI :
+ Quan sát: Cảnh trời mưa.
+ Trò chơi vận động: “Rồng rắn lên mây”.
I. Mục đích, yêu cầu
- Trẻ biết được mưa là hiện tượng tự nhiên, nước mưa có nhiều lợi ích, không chơi ngoài mưa. Biết cách chơi nhẹ nhàng cẩn thận, nhường nhịn, đoàn kết với bạn khi chơi.
II. Chuẩn bị: trời đang mưa
III. Tiến hành
1. Quan sát cầu trượt
- Cô cùng trẻ hát bài “mưa rơi”.
- Cô và trẻ cùng quan sát mưa (nước mưa rơi xuống đâu, mưa có lợi ích gì, trước khi mưa có hiện tượng gì, )
- Giáo dục cháu không được chơi ngoài mưa, khi đi ngoài mưa phải có áo mưa hoặc che dù, không trú mưa dưới gốc cây
2. Trò chơi vận động “Rồng rắn lên mây”
Một người đứng ra làm thầy thuốc, những người còn lại sắp hàng một, tay người sau nắm vạt áo người trước hoặc đặt trên vai của người phía trước. Sau đó tất cả bắt đầu đi lượn qua lượn lại như con rắn, vừa đi vừa hát:
Rồng rắn lên mây
Có cây lúc lắc
Hỏi thăm thầy thuốc
Có nhà hay không?
Người đóng vai thầy thuốc trả lời:
– Thấy thuốc đi chơi ! (hay đi chợ, đi câu cá , đi vắng nhà tùy ý mà chế ra).
----------------
+ Xin khúc đuôi.
– Tha hồ mà đuổi.
Lúc đó thầy thuốc phải tìm cách làm sao mà bắt cho được người cuối cùng trong hàng.
Ngược lại thì người đứng đầu phải dang tay chạy, cố ngăn cản không cho người thầy thuốc bắt được cái đuôi của mình, trong lúc đó cái đuôi phải chạy và tìm cách né tránh thầy thuốc. Nếu thầy thuốc bắt được người cuối cùng thì người đó phải ra thay làm thầy thuốc.
Nếu đang chơi dằng co giữa chừng, mà rồng rắn bị đứt ngang thì tạm ngừng để nối lại và tiếp tục trò chơi.
IV. Nhận xét và kết thúc hoạt động
HOẠT ĐỘNG CHƠI Ở CÁC GÓC
- Cho trẻ chơi như thứ 2.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
*HỌP MẶT ĐÓN TRẺ
1h30 Họp mặt đón trẻ, trao đổi với PH về việc học của cháu
Kiểm tra vệ sinh-Điểm danh-Đọc TCBN
HOẠT ĐỘNG 1: LĐ ĐG “Chăm sóc cây xanh”
I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ biết dùng các dụng cụ cô chuẩn bị sẵn để chăm sóc cây. Rèn cho trẻ sự nhanh nhẹn, khéo lóe khi chăm sóc cây xanh, trẻ biết yêu thiên nhiên và giữ gìn môi trường xanh-sạch –đẹp.
II/CHUẨN BỊ:
- các đồ dùng cho trẻ có thê chăm sóc nhổ cỏ bắt sâu....
III/TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
-C/c ơi hôm nay là cuối tuần cô thấy chúng ta nghỉ 02 ngày thì ở trường chúng mình không ai chăm sóc cây xanh của trường lớp mình cho nên hôm nay cô cháu ta cùng chăm sóc cây xanh cho chúng tươi tốt nhé.
HOẠT ĐỘNG 2: Ôn kiến thức cũ
Rèn kỹ năng vẽ chân dung cô giáo
I/ Mục đích – Yêu cầu:
- Trẻ biết cầm bút đúng cách. Rèn kỹ năng vẽ các nét cơ bản như: nét cong, nét thẳng, nét xiên. Tạo thành bức tranh chân dung cô giáo. Cháu tập trung, chú ý lắng nghe trong giờ học.
II/ Chuẩn bị:
- Giấy, bút chì, chì màu.
III/ Tiến hành hoạt động:
-Cô giới thiệu và hướng dẫn cháu vẽ các nét cong, nét thẳng, nét xiên, cô vẽ cháu xem chân dung cô giáo.
-Cô hướng dẫn cháu chọn màu tô.
-Trẻ thực hiện, cô hướng dẫn cháu cách cầm bút, cách chọn màu, cách tô tròn hình.
-Động viên trẻ cố gắng thực hiện hoàn thành sản phẩm.
-Cô tuyên dương cháu tô đẹp .
NÊU GƯƠNG CUỐI TUẦN
Lớp hát bài “Hoa bé ngoan”Đọc TCBN
Tuyên dương cháu đạt 2 hoa
Khuyến khích cháu đạt 1 hoa
Động viên cháu chưa đạt
Hát bài “cả tuần đều ngoan”
Cô phát bé ngoan cho cháu học ngoan tuyên dương dán vào sổ
Động viên cháu chưa ngoan
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
- Sỉ số:....
...
- Sức khỏe:.
- Tình hình học tập:..
..
......
- Vui chơi:....
..
..
..
BGH duyệt
BGH duyệt
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TUẦN 2
Chủ đề nhánh 2: LỚP LÁ CHĂM NGOAN.
Từ ngày 10/09/2018 đến 14/09/2018
Thứ
Thời điểm
Thứ hai
10/09/2018
Thứ ba
11/09/2018
Thứ tư
12/09/2018
Thứ năm
13/09/2018
Thứ sáu
14/09/2018
Đón trẻ
Chơi
Thể dục
Sáng
- Đón trẻ vào lớp. - Kiểm tra vệ sinh.- Chơi với đồ chơi sân trường. - Điểm danh.
- Giáo dục cháu đi học chào ông, bà, bố mẹ; đến lớp chào cô giáo; biết giúp đỡ bạn, người già, người khuyết tật làm theo lời dạy Bác Hồ
- Thể dục sáng: Tập kết hợp bài hát “Trường chúng cháu là trường mầm non”
Tập 2 lần
Hoạt
Động học
PTVĐ
Bò bằng bàn tay bàn chân 4-5m
TCKNXH:
Bạn của chúng mình
LQCC
Trò chơi chữ cái
o, ô, ơ
KNSĐVT
Ôn số lượng 1-2, nhận biết chữ số 1-2, ôn so sánh chiều dài.
LQVH
Thơ “Cô giáo của con”
Hoạt động
ngoài
trời
1. Quan sát: khuôn viên trường, xích đu, lớp học, hàng cây....
2. Trò chơi: Tay chạm tay, lộn cầu vồng, ken đồ chơi, chơi tự do, Lao động đơn giản: nhặt rác, lá rụng.
Chơi,
Hoạt động
ở các góc
- Góc VĐ: Xâu hoa, cắp cua, bún thun, lựa đậu.
- Góc phân vai : Gia đình, cô giáo.
- Góc nghệ thuật : Hát, múa, đọc thơ, kể chuyện, cắt dán, tô màu, vẽ theo chủ đề
- Góc học tập : Xem tranh truyện, lật tranh.
- Góc xây dựng : Xây trường mẫu giáo của bé.
- Góc thiên nhiên : Chăm sóc cây xanh.
Chơi,
hoạt động theo ý thích
HĐ1: TCDG:
Ô ăn quan
HĐ2: LĐĐG:
lau dọn lớp học.
HĐ1: Ôn kiến thức cũ: Vẽ chân dung cô giáo
HĐ2: TCVĐ:
Cướp cờ
HĐ1:GTKTM:
Ôn số lượng 1-2, nhận biết chữ số 1-2, ôn so sánh chiều dài.
HĐ2: TCDG:
De ùm
HĐ1: TCVĐ:
Thả đĩa ba ba
HĐ2:GTKTM:
Thơ “Cô giáo của con”
HĐ1: LĐĐG:
Chăm sóc cây
HĐ2: Ôn kiến thức cũ: Rèn kỹ năng tô màu
Nêu gương
- Nêu gương cuối ngày.
Trả trẻ
-Vệ sinh cho cháu, chuẩn bị đồ dùng cá nhân. Ra về.
GIÁO VIÊN
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC, GIÁO DỤC HÀNG NGÀY
THỨ HAI, 10/09/2018
* Họp mặt đón trẻ :
- Nhắc nhở trẻ vào lớp cất đồ dùng đúng nơi qui định, trao đổi với phụ huynh.
*Trò chuyện đầu giờ :
+ Con học lớp gì?
+ Cô giáo con tên gì?
+ Cô giáo dạy c/c những gì?,.
+ Giáo dục cháu đi học chào ông, bà, bố mẹ; đến lớp chào cô giáo; biết giúp đỡ bạn, người già, người khuyết tật làm theo lời dạy Bác Hồ
* Điểm danh
* Đọc tiêu chuẩn bé ngoan
Đi học đúng giờ có mang khăn tay
Đi tiểu, bỏ rác đúng nơi quy định
Biết chào cô, chào khách khi đến trường đến lớp
Giờ học chú ý, giơ tay phát biểu to
THỂ DỤC SÁNG
*Khởi động: Đi vòng tròn kết hợp các kiểu chân.
- Tập động tác hô hấp: Gà gáy “ oóo”
*Trọng động: Tập kết hợp bài “trường chúng cháu là trường Mầm Non”:
+ Tay: Hai tay đưa lên cao, gập vào vai.
+ Chân: Hai tay chống hông đưa 1 chân ra trước.
+ Bụng: Hai tay chống hông xoay người 90 độ.
+ Bật: Chụm tách chân, kết hợp đưa 2 tay sang ngang và lên cao.
*Hồi tỉnh: Uống nước
HOẠT ĐỘNG HỌC
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT (PTVĐ)
Ñeà taøi : BÒ BẰNG BÀN TAY VÀ BÀN CHÂN 4-5M
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Trẻ biết bò bằng bàn tay bàn chân. Khi bò trẻ biết phối hợp tay chân nhịp nhàng. Phát triển cơ tay, cơ chân. Rèn sự tự tin, nhanh nhẹn. Giáo dục trẻ nề nếp, trật tự, chú ý nghe hiệu lệnh của cô.
CHUẨN BỊ: Vạch chuẩn 2 đường thẳng dài 4-5m , mỗi cháu 2 cái nơ, lớp rộng sạch
III.TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG
Hoạt động 1: giới thiệu bài:
-c/c thấy trời hôm nay có đẹp không?
-c/c ơi mình ở đây lúc này khí trời rất đẹp nhưng có một bạn thỏ đang trong ở mùa đông lạnh lẻo đó con, bạn vât vã đi tìm thức ăn để giữ cho mùa đông đó vậy bây giò cô và các con đi tìm thức ăn giúp bạn thỏ này được không?
Hoạt động 2: khởi động:
-Cho cháu hát bài đoàn tàu nhỏ xíu và đi vòng tròn kết hợp đi các kiểu chân đi kiểng gót đi mũi chân gót chân,
.HH: Gà gáy ò ó oo ( 4l) sau đó tập trung trẻ thành 3 hàng ngang tập bài tập phát triển chung.
Hoạt động 3: Trọng động.
+Tay 2:Tay đưa ra phía trước, lên cao. (2L-8N)
+Chân 3:Đưa chân ra phía trước, lên cao (3L -8N)
+Bụng 2:Đứng quay người sang bên ( 2L, 8N)
+Bật:Bật tách chân, khép chân. ( 2L, 8N)
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG:
- Cô cho trẻ hát và chuyển thành hai hàng dọc.
-bạn thỏ ơi chúng mình tìm được những củ cải trắng thật ngon mang đến cho bạn ăn nè.
- Phía trước nhà bạn thỏ có gì vậy các con?
-vậy thì để vào được nhà thỏ cô cũng có bài tập“Bò bằng bàn tay và bàn chân 4-5m”
-Cô làm mẫu lần 1
-Cô làm mẫu lần 2 – giải thích:
- Khi bạn bò, mắt nhìn thẳng, đầu không cúi, tay chân phối hợp nhịp nhàng, bò bằng bàn tay và bàn chân theo hướng thẳng. Khi vạch đích con đứng lên đi về cuối hàng.
-Cô làm mẫu lần 3
-Cháu khá làm thử
-Lớp thực hiện
-Cho lớp chia làm 2 tổ thi đua nhau, xem tổ nào đi đúng và nhanh nhất sẽ thắng cuộc
-Cô nhận xét, cho trẻ nhận xét, tuyên dương khuyến khích trẻ.
-các bạn khi chơi với nhau không nên xô đẩy để không thôi mình bị té trầy xướt nghe các bạn là ngày mai mình không đến trường được.
-c/c phải giống các bạn thỏ trong câu chuyện cô kể vậy bạn biết giúp dỡ lẫn nhau khi khó khăn, biết chia sẽ cho nhau miếng ăn và bạn biết quan tâm và giúp dỡ người khác đó c/c .vậy con biết lấy đó mà làm gương nhé.
-các bạn ơi cô mình thấy chúng mình chơi vơi nhau rất vui và không cải nhau cô thưởng cho mình một trò chơi các bạn thích không?
c.* Trò chơi vận động: Trú mưa.
- Các con ơi cô thấy trời cũng sắp mưa rồi các con mau tìm gốc cây để núp nhe.
- Luật chơi: Khi có hiệu lệnh trời mưa trẻ phải tìm gốc cây. Ai không tìm được cây phải ra ngoài một lần chơi nhé.
- Cách chơi: Mỗi cái ghế là một gốc cây. Trẻ là học sinh đi học vừa đi vừa hát, khi nghe hiệu lệnh của cô :“ Trời mưa” trẻ phải tìm gốc cây nấp( Ngồi trên ghế). Ai không tìm được gốc cây ra ngoài một lần
3/Hồi tỉnh: uống nước
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
+ Quan sát: khuoân vieân tröôøng
+ Trò chơi vận động: Tay chạm tay
I. Mục đích - yêu cầu
Trẻ biết được quang cảnh khuôn viên trường có những gì, giáo dục cháu yêu mến trường lớp.
Trẻ biết tên trò chơi, biết cách chơi. Giúp trẻ hứng thú tham gia hoạt động, hoà thuận với bạn trong khi chơi; biết giữ gìn vệ sinh chung.
II. Chuẩn bị
- Khuôn viên trường sạch sẽ.
III. Tiến hành hoạt động
Quan sát khuoân vieân tröôøng:
Cô dẫn trẻ đi tới các khu vực và hỏi trẻ:
+ Đây là cái gì? ( Cổng)
+ Trên cổng có cái gì?
+ Biển hiệu viết gì trên đó?
+ Vào cổng trường chúng ta nhìn thấy gì?
+ Trên sân trường có những gì? ( Trẻ kể tên các đồ chơi)
+ Khi chơi các đồ chơi chúng mình phải như thế nào?
+ Trên sân ngoài những đồ chơi còn có những gì nữa?
+ Cây giúp ích gì cho sân trường ?
+ Muốn cho sân trường luôn sạch đep chúng mình phải làm gì?
+Giáo dục trẻ giữ gìn bảo vệ trường, lớp.
- Hát: “ Trường chúng cháu là trường mầm non”.
2. Trò chơi: Tay chạm tay
Cách chơi:
+ Chơi tập thể
+ Trẻ đứng tự do trong phòng. Cô nói “Tay chạm tay”,trẻ cầm tay nhau theo từng nhóm 2 hoặc 3 trẻ nhắc lại câu nói của cô.Cô nói tiếp: “đầu chạm đầu”,từng nhóm trẻ hoặc 3 trẻ chạm đầu vào nhau và nhắc lại câu nói của cô.
+ Khi mới chơi trẻ chưa hiểu, cô hướng dẫn các động tác cho trẻ. Cô có thể nói các động tác khác nhau như: “mũi chạm mũi” “vai kề vai”, “tay khoác tay”, “Chân chạm chân”, “Lưng tựa lưng”, “Bàn tay áp bàn tay”. để trẻ tập nói và thực hiện.
IV. Nhận xét và kết thúc hoạt động
HOẠT ĐỘNG CHƠI Ở CÁC GÓC
I/YÊU CÂU:
-Kiến thức: Cháu chơi ngoan theo góc, chơi nhẹ nhàng, không tranh giành đồ chơi với bạn.
-Kĩ năng: Cháu thể hiện đúng vai chơi, biết sử dụng lời nói khi giao tiếp với bạn.
-Thái độ: Cháu biết đoàn kết khi chơi, biết thu dọn đồ chơi đúng quy định.
II/ Chuẩn bị: Đồ chơi ở các góc:
+ Góc thiên nhiên: bình tưới, nước.
+ Góc xây dựng: gạch, hoa giả, cây xanh.
+ Góc nghệ thuật: giấy, màu sáp để trẻ tô màu trường mầm non.
+ Góc học tập: tranh truyện, tranh lô tô.
+ Góc phân vai: đồ chơi gia đình, đồ chơi bán hàng, cô giáo.
+ Góc VĐ: Hoa xâu, đậu, thun, đá.
III. Tiến hành:
1/ HĐ1 Ổn định: Lớp hát bài “Trường chúng cháu là trường mầm non”
- Hôm nay lớp chúng ta sẽ chơi hoạt động góc với chủ đề nhánh 2 ‘‘Lớp lá chăm ngoan’’ nhé
+ Cô giới thiệu các góc chơi theo chủ đề mới: Với chủ đề này con sẽ chơi theo 5 góc chơi:
- Góc phân vai: Con sẽ giả làm cô giáo, con sẽ chơi bán hàng, gia đình.
- Góc học tập: Chơi lật tranh, xem sách, tranh truyện theo chủ đề.
- Góc nghệ thuật: tô màu, vẽ theo chủ đề.
- Góc xây dựng : con sẽ xây trường mẫu giáo
- Góc thiên nhiên: chăm sóc cây xanh
- Góc vận động: chơi các trò chơi có vận động tinh (cắp cua, lựa đậu)
Cô hướng dẫn cách chơi:
- Góc phân vai: con sẽ chơi bán hàng, gia đình giả làm bố mẹ đưa con mình đi học giống như cha mẹ của con, giả làm cô giáo dạy trẻ học.
- Góc thiên nhiên thì các con sẽ tiếp tục chăm sóc cây xanh tưới nước cho tươi tốt và mau lớn để có nhiều hoa, nhiều quả nhé.
- Góc học tập hôm nay thì các con sẽ xem tranh ảnh, tranh truyện của chủ đề trường mầm non, chơi lật tranh.
- Góc nghệ thuật: tô màu, vẽ theo chủ đề.
- Góc xây dựng thì cc dùng gạch xây hàng rào, đặt mô hình trường mẫu giáo vào thêm cây xanh, hoa kiểng cho trường thêm sinh động và đẹp hơn nhé.
- Góc VĐ: Con cắp cua, lựa đậu, bún thun, xâu hoa ,
2/Tiến hành chơi: Cô trẻ cùng đọc tiêu chuẩn vui chơi rồi cho cháu về nhóm chơi .
- Cháu về nhóm chơi phân nhóm trưởng cô quan sát và nhắc nhỡ các cháu chơi trật tự không gây ồn.
3/HĐ 3 : nhận xét nhóm chơi. Cô nhận xét từng nhóm chơi của trẻ.
- Lớp đọc ”đồ chơi của lớp” thu dọn đồ chơi.
*Nhận xét cắm hoa.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
*HỌP MẶT ĐÓN TRẺ
1h30 Họp mặt đón trẻ, trao đổi với PH về việc học của cháu
Kiểm tra vệ sinh-Điểm danh-Đọc TCBN
HOẠT ĐỘNG 1 : TRÒ CHƠI DÂN GIAN
Ô ĂN QUAN
I/MỤC ĐÍCH:
-Luyện cho trẻ các cơ ngón tay và đếm dúng 5 quân đặt váo ô
-Rèn cho trẻ khả năng phán đoán
-Giáo dục trẻ sự kiên trì kiên nhẫn trong khi chơi
II/CHUẨN BỊ:
Chia trẻ 2 nhóm 2 bạn chơi, đá sỏi cho trẻ chơi.
III/TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG
- Cách chơi: Vẽ một hình chữ nhật được chia đôi theo chiều dài và ngăn thành 5 hàng dọc cách khoảng đều nhau, ta có được 10 ô vuông nhỏ. Hai đầu hình chữ nhật được vẽ thành 2 hình vòng cung, đó là 2 ô quan lớn đặc trưng cho mỗi bên, đặt vào đó một viên sỏi lớn có hình thể và màu sắc khác nhau để dễ phân biệt hai bên, mỗi ô vuông được đặt 5 viên sỏi nhỏ, mỗi bên có 5 ô.
Hai người hai bên, người thứ nhất đi quan với nắm sỏi trong ô vuông nhỏ tùy vào người chơi chọn ô, sỏi được rãi đều chung quanh từng viên một trong những ô vuông cả phần của ô quan lớn, khi đến hòn sỏi cuối cùng ta vẫn bắt lấy ô bên cạnh và cứ thế tiếp tục đi quan (bỏ những viên sỏi nhỏ vào từng ô liên tục). Cho đến lúc nào viên sỏi cuối cùng được dừng cách khoảng là một ô trống, như thế là ta chặp ô trống bắt lấy phần sỏi trong ô bên cạnh để nhặt ra ngoài. Vậy là những viên sỏi đó đã thuộc về người chơi, và người đối diện mới được bắt đầu.
Đến lượt đối phương đi quan cũng như người đầu tiên, cả hai thay phiên nhau đi quan cho đến khi nào nhặt được phần ô quan lớn và lấy được hết phần của đối phương. Như thế người đối diện đã thua hết quan.
Hết quan tàn dân, thu quân kéo về. Hết ván, bày lại như cũ, ai thiếu phải vay của bên kia. Tính thắng thua theo nợ các viên sỏi.
Quan ăn 10 viên sỏi.Cách chơi ô ăn quan được nói lên rất đơn giản nhưng người chơi ô ăn quan đã giỏi thì việc tính toán rất tài tình mà người đối diện phải thua cuộc vì không còn quan (sỏi) bên phần mình để tiếp tục cuộc chơi
HOẠT ĐỘNG 2: LAO ĐÔNG ĐƠN GIẢN
1/MỤC ĐÍCH:
Kt: trẻ biết tự lao don lớp học và sắp xếp đồ dùng ngăn nắp.
Kn: rèn cho trẻ sự nhanh nhẹn.
Giáo dục:trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi của mình.
2/CHUẨN BỊ:
-Nước và khăn lao .
3/TIẾN HÀNH:
C/c ơi hôm nay là đầu tuần cô thấy lớp mình chưa được sạch sẽ con và cùng lau dọn cho lớp mình sạch sẽ nhé.
NÊU GƯƠNG
Lớp hát bài “Hoa bé ngoan” Đọc TCBN
Tuyên dương cháu đạt 2 hoa
Khuyến chích cháu đạt 1 hoa
Động viên cháu chưa ngoan
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
- Sỉ số:....
...
- Sức khỏe:.
- Tình hình học tập:..
..
......
......
- Vui chơi:....
..
..
THỨ BA, 11/09/2018
*HỌP MẶT ĐÓN TRẺ
06h45 Họp mặt đón trẻ, trao đổi với PH về việc học của cháu
Kiểm tra vệ sinh-Điểm danh-Đọc TCBN
HOẠT ĐỘNG HỌC
GDPT TCKNXH
ĐỀ TÀI: BẠN CỦA CHÚNG MÌNH
I. Mục đích yêu cầu:
- Bé biết kể về 1 số bạn thân trong lớp, đặc điểm, tính cách của bạn, kể về 1 số hoạt động của bé với bạn ở lớp.
- Hoạt động nhóm tích cực, phát biểu suy nghĩ của mình rành rọt, rõ ràng.
- Giáo dục trẻ biết yêu thương, giúp đỡ bạn yếu hơn mình, biết vui chơi đoàn kết, biết nhường nhịn bạn làm theo lời dạy của Bác Hồ.
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh họa truyện “Đôi bạn tốt”
- Tranh lô tô thể hiện hình ảnh người bạn tốt: cùng bạn chơi, an ủi bạn, giúp đỡ bạn..
- Tranh thề hiện sự quan tâm chăm sóc của ông bà cha mẹ, thầy cô
III. Tiến hành hoạt động:
1. Hoạt động 1: Ổn định giới thiệu
Cả lớp hát “Tìm bạn thân”
- Con vừa hát bài gì?
- Con đã tìm được cho mình người bạn than chưa?
- Thế mà gà con và vịt con đã tìm được những người bạn thân cho nhau rồi đấy, bây giờ cô sẽ kể cho con nghe chuyện này nhé!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an chu de truong mam non mau giao 5 tuoi_12508138.doc