2. Nội dung
2.1 Hoạt động 1 : Hát và vận động theo tiết tấu chậm bài hát “Lớn lên cháu lái máy cày”. (15-17 phút)
- Cho cả lớp hát lại 1 lần nữa. ( Có nhạc).
- Chúng mình vừa hát bài gì ? Do ai sáng tác ? (Bài hát Lớn lên cháu lái máy cày Nhạc và lời của Nhạc sĩ Kim Hữu)
=>Bài hát “Lớn lên cháu lái máy cày” thể hiện
mơ ước của các bạn nhỏ được lái máy cày để giúp các bác nông dân cày ruộng nhanh hơn và cho những vụ mùa bội thu phải không các con
- Các con ạ có rất nhiều cách vận động theo tiết tấu nhưng hôm nay cô sẽ hướng dẫn các con vận động theo tiết tấu chậm, bây giờ các con chú ý cô làm trước nhé
- Cô vận động mẫu cho trẻ xem ( 2 lần).
(Lần1 - vỗ tay, lần 2 - sử dụng nhạc cụ).
- Cho cả lớp hát, vỗ tay cùng cô (Không có đàn).
- Cho cả lớp vận động cùng cô 2 lần
( Cô chú ý sửa sai cho trẻ)
- Cô cho tổ hát kết hợp vận động theo .
(Cho trẻ nhận xét cách vận động của tổ bạn)
- Cô mời nhóm Chim sơn ca lên thể hiện .
- Nhóm bạn gái hát lời ca kết hợp vận động theo tiết tấu
- Cá nhân hát, vận động.
3 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 1778 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp Lá - Lĩnh vực: Phát triển thẩm mỹ - Chủ điềm: Nghề nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG
===***===
Lĩnh vực: Phát triển thẩm mỹ
Chủ điềm: Nghề nghiệp
HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC
NDTT: Hát và vận động gõ đệm theo tiết tấu chậm
Bài “Lớn lên cháu lái máy cày”
NDKH: Nghe hát “ Đưa cơm cho mẹ đi cày ”
Trò chơi: "Ai nhanh nhất"
Đối tượng: Trẻ 5 - 6 tuổi
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức :
- Trẻ biết hát kết hợp với gõ đệm theo tiết tấu chậm bài hát “Lớn lên cháu lái máy cày ” và nhớ tên bài hát, tên tác giả, hiểu nội dung bài hát.
- Trẻ lắng nghe, cảm nhận được giai điệu bài “ Đưa cơm cho mẹ đi cày ” và biết hưởng ứng cùng cô.
- Trẻ biết chơi và hứng thú chơi trò chơi “Ai nhanh nhất”.
2. Kỹ năng :
- Luyện kỹ năng vận động gõ đệm theo tiết tấu chậm, đúng, nhịp nhàng kết hợp với lời ca.
- Phát triển khả năng nghe nhạc, phát triển tai nghe qua bài hát, qua tiết tấu thông qua trò chơi “Ai nhanh nhất”.
3. Thái độ:
- Trẻ yêu thích âm nhạc, thích ca hát, hứng thú tham gia các hoạt động.
- Thông qua bài hát giáo dục trẻ yêu quý những hạt lúa , hạt ngô bố mẹ làm ra sản phẩm
II. CHUẨN BỊ
Đồ dùng của cô
Đồ dùng của trẻ
- Trang phục đẹp gọn ngàng , sạch sẽ
- Chuẩn bị sẵn các bài hát: Lớn lên cháu lái máy cày, Đưa cơm cho mẹ đi cày nhạc tiết tấu nhanh chậm.
- Đoạn hình ảnh hoặc vi đeo về các nghề trên màn hình power point.
- Trang phục ngọn ngàng sạch sẽ
- Một số dụng cụ âm nhạc : Mõ dừa, xắc xô, thanh la...
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ.
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ.
1: Ổn định tổ chức – giới thiệu bài (2-3 phút)
- Các con ơi, Ở quê chúng ta có rất nhiều nghề cao quý và đáng yêu bây giờ các con có thích xem có những nghề gì không?
- Cô mở đoạn phim cho trẻ xem và đàm thoại về hình ảnh trong đoạn phim ( nghề nông, nghề cô giáo, nghề bộ đội ....)
+ Đàm thoại về đoạn phim :
- Các con xem nghề gì đây?
- Bố mẹ đang làm gì, thế nào?
- Các chú đang làm gì ?
- Lớn lên các con thích làm nghề gì
=> Đúng rồi mỗi con người chúng ta ai cũng có một nghề riêng và nghề nào cũng đáng quý, đáng được tôn trọng cả các em ạ
- Nghề nông là một nghề vô cùng quen thuộc với chúng ta, chúng ta đã được làm quen với bài hát Lớn lên cháu lái máy cày do nhạc sỹ Kim Hữu sáng tác rồi, hôm nay cô muốn các con một lần nữa nhớ lại bài hát theo một hình thức khác đó là cô mời các con vận động cùng cô bài Lớn lên cháu lái máy cày nhé
2. Nội dung
2.1 Hoạt động 1 : Hát và vận động theo tiết tấu chậm bài hát “Lớn lên cháu lái máy cày”. (15-17 phút)
- Cho cả lớp hát lại 1 lần nữa. ( Có nhạc).
- Chúng mình vừa hát bài gì ? Do ai sáng tác ? (Bài hát Lớn lên cháu lái máy cày Nhạc và lời của Nhạc sĩ Kim Hữu)
=>Bài hát “Lớn lên cháu lái máy cày” thể hiện
mơ ước của các bạn nhỏ được lái máy cày để giúp các bác nông dân cày ruộng nhanh hơn và cho những vụ mùa bội thu phải không các con
- Các con ạ có rất nhiều cách vận động theo tiết tấu nhưng hôm nay cô sẽ hướng dẫn các con vận động theo tiết tấu chậm, bây giờ các con chú ý cô làm trước nhé
- Cô vận động mẫu cho trẻ xem ( 2 lần).
(Lần1 - vỗ tay, lần 2 - sử dụng nhạc cụ).
- Cho cả lớp hát, vỗ tay cùng cô (Không có đàn).
- Cho cả lớp vận động cùng cô 2 lần
( Cô chú ý sửa sai cho trẻ)
- Cô cho tổ hát kết hợp vận động theo .
(Cho trẻ nhận xét cách vận động của tổ bạn)
- Cô mời nhóm Chim sơn ca lên thể hiện .
- Nhóm bạn gái hát lời ca kết hợp vận động theo tiết tấu
- Cá nhân hát, vận động.
- Cả lớp vừa hát vừa vận động theo tiết tấu chậm và cất dụng cụ
=>Ngoài cách vận động theo tiết tấu chậm rồi còn có hình thức vận động nào khác nữa không ?
- Cho một trẻ vận động sáng tạo.
- Cho cả lớp vận động sáng tạo cùng bạn 1 lần.
- Các con vừa được hát và vận động theo tiết tấu chậm bài hát gì?
Nhạc và lời của ai ?
- >Bài hát muốn nhắc nhở các con dù là nghề nông hay là nghề gì đi chăng nữa chúng ta cũng phải yêu quý và tôn trọng đồng ý với cô không ?
2.2. Hoạt động 2 : Trò chơi “ Ai nhanh nhất” (5-7 phút)
- Cô sẽ cho các con chơi trò chơi “ Ai nhanh nhất
- Khi nghe lời bài hát đi vòng tròn và nghe tiếng xắc xô thì các con nhảy vào vòng bạn nào không có vòng thì phải làm gì ?
- Đúng rồi nhảy lò cò
- Cô cho trẻ chơi 2 – 3 lần
- Chúng mình vừa chơi trò chơi gì?
=>Đúng rồi cô và các con vừa chơi trò chơi Ai nhanh nhất
2.3. Hoạt động 3: Nghe hát bài "Đưa cơm cho mẹ đi cày "(5 – 7 phút)
- Có một bạn nhỏ rất thương mẹ của mình biết giúp mẹ lúc mẹ đang còn ở giữa đồng đi cấy đi cày đấy các con ạ!
- Và để biết được bạn nhỏ đã làm gì giúp mẹ chúng ta hãy lắng nghe cô hát bài “Đưa cơm cho mẹ đi cày” nhạc và lời của nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích các con nhé
- Cô hát cho trẻ nghe lần 1 kết hợp làm điệu bộ minh
họa
- Các con vừa nghe cô hát bài gì?
- Bài hát nói lên điều gì?
- Giáo dục trẻ: Người nông dân đã vất vả làm ra đã làm ra hạt gạo hạt lúa thì chúng ta phải làm gì khi ăn cơm? ( không làm rơi thức ăn, bỏ thừa thức ăn, phải ăn hết suất của mình...)
- Lần 2 cô hát trẻ hướng ứng cùng cô
3.Kết thúc:
- Cô cho trẻ hát và vận đông 1 lần và đi ra
- Có ạ.
- Trẻ xem đoạn phim.
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ hát đi về chỗ ngồi.
-Trẻ hát cùng cô.
Bài hát Lớn lên cháu lái máy cày Nhạc và lời của Nhạc sĩ Kim Hữu)
-Trẻ xem cô vận động.
-Trẻ hát,vận động cùng cô.
- Tổ hát và vận động
- Nhóm 3 bạn hát và vận động .
- Cá nhân hát + vận động.
- Cả lớp.
- Trẻ vận động sáng tạo
- Cả lớp vận động.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe và chú ý
- Trẻ chú ý
Trẻ lắng nghe cô hát.
- Cả lớp hưởng ứng cùng cô
- Trẻ hát đi ra.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phat trien tinh cam tham mi 5 tuoi_12482749.doc