Chơi trò chơi:
- Trò chơi 1: “ Bé tài năng”
+ Cách chơi: Cô tặng cho mỗi trẻ một bong bóng, nhiệm vụ của trẻ sẽ vẽ khuôn mặt thể hiện cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên lên trên chiếc dĩa dán trước bong bóng.
+ Luật chơi: Bạn nào vẽ xong và nhanh nhất thì sẽ chiến thắng.
- Tổ chức cho trẻ chơi.
- Trò chơi 2: “Bé thi tài”
+ Cách chơi: Chia trẻ làm 2 đội, nhiệm vụ cũa mỗi đội đại diện một bạn lên xem tranh lô gô về các khuôn mặt thể hiện cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên rồi thể hiện lại trên khuôn mặt của mình. Sau đó hai đội sẽ đoán đó là cảm xúc gì và chạy lên chọn bong bóng có khuôn mặt giống với bạn vừa thể hiện
3 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 905 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp Lá - Phát triển thể chất: Nhận biết các cảm xúc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ nhận biết được các trạng thái cảm xúc khuôn mặt vui, buồn, ngạc nhiên.
- Trẻ phân biệt được các cảm xúc khuôn mặt vui, buồn, ngạc nhiên, mạnh dạn tự tin trong giao tiếp.
- Trẻ thể hiện thái độ tích cực, yêu thương, vui vẻ và chan hòa với bạn bè và mọi người xung quanh.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng của cô:
- Chuẩn bị bài hát “ Bạn nào vui” ,nhạc bài hát “Thật là vui”
-Các tình huống.
- Các con rối khuôn mặt vui, buồn, ngạc nhiên.
- Các hộp quà.
- Nhạc không lời.
- Xốp gắn.
2. Đồ dùng của trẻ:
- Mỗi trẻ một bong bóng để vẽ khuôn mặt.
- Bút lông đủ cho trẻ vẽ.
- Rổ đựng
II. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Nội dung
Thời gian
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức – gây hứng thú
(3 – 4 phút)
- Cô và trẻ cùng vận động bài hát “ Nào bạn vui”.
+ Bài hát nói lên điều gì?
- Dẫn dắt trẻ vào bài.
- Trẻ hát và vận động cùng cô.
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
2. Nội dung chính:
Hoạt động 1:
Hoạt động 2:
3. Kết thúc:
(23- 28 phút)
(1 – 2 phút)
*Bé nhận biết các cảm xúc khác nhau:
Cô kể trẻ nghe câu chuyện bằng các con rối khuôn mặt vui, buồn, ngạc nhiên.
+Các con cảm thấy như thế nào khi các bạn đến chơi?
+ Các bạn thể hiện cảm xúc trên khuôn mặt ra sao?
+ Làm thế nào để biết được ai đó đang vui? Buồn? Ngạc nhiên?
+Khi nào thì thể hiện cảm xúc vui? Buồn? Ngạc nhiên?
+Bạn nào có thể bắt chước và thể hiện được các cảm xúc khác nhau giống những khuôn mặt này?
Cho trẻ xem các tình huống và gợi ý trẻ nêu nhận xét về cảm xúc của bé qua các tình huống đó.
+Tình huống 1: Bé đi chơi cùng bố
+Tình huống 2: Bé được đi siêu thị
+Tình huống 3: Bé làm sai bị mẹ la bỏ đi
- Cô hỏi trẻ:
+ Con thích đoạn phim nào? Vì sao?
+ Con thích cảm xúc nào nhất?
=> Có nhiều cảm xúc khác nhau và được thể hiện bằng nhiều hình thức tùy theo tình huống và hoàn cảnh. Vì vậy các con thể hiện cảm xúc của mình phù hợp theo hoàn cảnh và thể hiện thái độ tích cực, yêu thương, vui vẻ và chan hòa với mọi người để cuộc sống thêm vui.
- Cho cả lớp hát và thể hiện cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh trong bài hát “ Thật là vui”
* Chơi trò chơi:
- Trò chơi 1: “ Bé tài năng”
+ Cách chơi: Cô tặng cho mỗi trẻ một bong bóng, nhiệm vụ của trẻ sẽ vẽ khuôn mặt thể hiện cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên lên trên chiếc dĩa dán trước bong bóng.
+ Luật chơi: Bạn nào vẽ xong và nhanh nhất thì sẽ chiến thắng.
- Tổ chức cho trẻ chơi.
- Trò chơi 2: “Bé thi tài”
+ Cách chơi: Chia trẻ làm 2 đội, nhiệm vụ cũa mỗi đội đại diện một bạn lên xem tranh lô gô về các khuôn mặt thể hiện cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên rồi thể hiện lại trên khuôn mặt của mình. Sau đó hai đội sẽ đoán đó là cảm xúc gì và chạy lên chọn bong bóng có khuôn mặt giống với bạn vừa thể hiện
+Luật chơi: Đội nào đoán đúng và chọn được nhiều bong bóng hơn thì đội đó sẽ là đội chiến thắng.
- Nhận xét, tuyên dương trẻ.
- Cho trẻ thu dọn đồ dùng rồi đi ra ngoài lớp.
- Trẻ nghe cô kể
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
-Trẻ bắt chước và thể hiện cảm xúc
- Trẻ xem các tình huống
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Cả lớp hát và thể hiện cảm xúc
- Trẻ nghe cô nói cách chơi
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ nghe cô nói cách chơi
- Trẻ chơi trò chơi
-Trẻ lắng nghe
- Trẻ thu dọn đồ dùng, ra ngoài lớp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- PTTCXH NHAN BIET CAC CAM XUC KHAC NHAU_12534097.doc