Cô nói cách chơi, luật chơi:
+Cách chơi: Chuẩn bị một cái mũ đỏ hay mũ hình cáo. Chọn ra một bạn lanh lợi đóng vai Cáo ngồi ở giữa, các bé khác nắm tay nhau vây quanh thành vòng tròn. Các bé vừa di chuyển xung quanh Cáo vừa hô to “Cáo ơi ngủ à”. Các bé nghe Cáo kêu thì buông tay nhau rồi nhảy lò cò tản ra xung quanh, Cáo cũng nhảy lò cò đuổi theo các bạn.
9 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 910 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp Lá - Phát triển vận động: Đi trên dây, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 17/ 9/ 2018
PTVĐ:
ĐI TRÊN DÂY
I. Yêu cầu:
-Trẻ biết đi thăng bằng trên dây, đi thẳng đầu không cúi xuống đất.
-Trẻ đi thăng bằng trên dây
-Trẻ có ý thức khi học tập.
II.Chuẩn bị:
- Sân tập sạch sẽ.
- Dây thừng
III. Tiến hành:
Các bước
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Khởi động
- Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp xen kẽ các kiểu đi, kiểu chạy khác nhau
- Trẻ đi các kiểu đi, kiểu chạy khác nhau.
2. Trọng động
a. Bài tập phát triển chung
- Tay : Tay đưa ra trước, gập khủyu tay trước ngực (4lx8n)
- Bụng: Nghiêng người sang hai bên (2lx8n)
- Chân : Ngồi khụy gối (4lx8n)
- Bật: Bật tại chỗ (4lx8n)
b. Vận động cơ bản
Chuyển ĐH :
X X X X X X
X
X
X X X X X X
- Cô giới thiệu tên bài tập rồi làm mẫu.
+ Lần 1: Làm mẫu không giải thích
+ Lần 2: Làm mẫu kết hợp giải thích
Khi nghe hiệu lệnh của cô, cháu bước ra vạch xuất phát, đi nhẹ nhàng trên dây, khi đi đầu không cúi xuống đất, đi tự nhiên cho đến hết dây. Rồi nhẹ nhàng về cuối hàng.
+ Lần 3: Làm mẫu kết hợp giải thích rõ ràng kỹ thuật vận động.
+ Lần 4: Làm mẫu đẹp và chính xác.
- Trẻ thực hiện:
+ Mời 2 trẻ lên thử mẫu.
+ Cho cá nhân trẻ lên thực hiện (cô chú ý sữa sai và động viên kịp thời)
+ Tổ chức dưới hình thức thi đua.
+ Mời cá nhân vài trẻ lên thực hiện lại.
TCVĐ:
-Cô giới thiệu tên TCVĐ: “Cáo ơi ngủ à”.
- Cô nói cách chơi, luật chơi:
+Cách chơi: Chuẩn bị một cái mũ đỏ hay mũ hình cáo. Chọn ra một bạn lanh lợi đóng vai Cáo ngồi ở giữa, các bé khác nắm tay nhau vây quanh thành vòng tròn. Các bé vừa di chuyển xung quanh Cáo vừa hô to “Cáo ơi ngủ à”. Các bé nghe Cáo kêu thì buông tay nhau rồi nhảy lò cò tản ra xung quanh, Cáo cũng nhảy lò cò đuổi theo các bạn.
+Luật chơi: Bạn nào bị Cáo bắt được thì vào thay đóng vai Cáo cho lần chơi tiếp theo.
-Cho cháu chơi vài lần.
Trẻ cùng tập bài tập phát triển chung.
- Trẻ đứng hai hàng ngang đối diện nhau.
- Trẻ xem cô làm mẫu.
- Trẻ chú ý lắng nghe và xem cô làm mẫu
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Hai trẻ lên thử mẫu
- Trẻ thực hiện
- Hai đội thi đua
- Vài trẻ thực hiện lại
-Trẻ nghe cô nói cách chơi, luật chơi.
- Trẻ chơi trò chơi
3. Hồi tĩnh:
- Cho trẻ đi tự do kết hợp hít thở nhẹ nhàng.
- Trẻ đi tự do kết hợp hít thở nhẹ nhàng
Thứ tư, ngày 30 tháng 10 năm 2018
TẠO HÌNH:
VẼ CÁI NỒI
I.Yêu cầu:
- Trẻ biết cách dùng các nét để vẽ cái nồi
- Trẻ có sự khéo léo khi vẽ và biết sắp xếp bố cục hợp lí
- Trẻ yêu quý đồ dùng trong gia đình
II. Chuẩn bị:
- Tranh vẽ đồ bàn tay
- Giấy A4, màu tô đủ cho cháu
III.Tổ chức hoạt động:
Các bước
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Giới thiệu bài:
- Cô đọc câu đố:
“Bên ngoài lửa đỏ
Trong có thức ăn
Nhà dẫu khó khăn
Cũng cần 1 cái?”
Là cái gì?
- Trò chuyện về cái nồi?
+ Cái nồi có những bộ phận nào?
+ Cái nồi dùng để làm gì?
- Cô khái quát lại và giáo dục trẻ
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
2. Nội dung chính
* Quan sát,nhận xét tranh
- Chia trẻ thành 3 nhóm và phát mỗi nhóm một bức tranh ,cho từng nhóm thảo luận tranh của nhóm mình
- Mời đại diện từng nhóm lên nhận xét tranh nhóm mình
+ Cái nồi có những bộ phận nào?
+ Nắp nồi dùng nét gì để vẽ?
+ Thân nồi và đáy nồi dùng nét gì?
- Cô tóm lại ý trả lời của trẻ
* Ý định vẽ của trẻ:
- Muốn đồ được bàn tay con phải làm gì?
-Trên bàn tay con thích vẽ gì nữa?
- Nhắc cháu tư thế ngồi, cách cầm bút và bố cục khi vẽ.
* Trẻ thực hiện
- Trẻ vẽ, cô theo dõi hướng dẫn trẻ.
- Cô động viên khuyến khích trẻ kịp thời
* Đánh giá sản phẩm.
- Cho trẻ chọn vài tranh đẹp nhận xét
- Cô nhận chung và động viên những cháu yếu
- Trẻ quan sát tranh và nêu len nhận xét của mình
- Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe .
- Trẻ vẽ
- Trẻ thực hiện
- Cho trẻ nhận xét sản phẩm của mình , của bạn.
3 . Kết thúc:
- Cô cháu cùng thu dọn đồ dùng.
- Trẻ dọn đồ dùng cùng cô
Thứ năm ngày 29 tháng 11 năm 2018
LQVH:
THƠ: ĐI BỪA
I. Yêu cầu
- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả và đọc được theo cô cả bài thơ: “ Đi bừa ‘’
- Trẻ đọc thơ diễn cảm và trả lời câu hỏi rõ ràng, trọn câu.
- Trẻ yêu thương, kính trọng cô, chú công nhân .
II .Chuẩn bị
- Hình ảnh powerpoint minh họa nội dung bài thơ.
-Đất nặn, bảng con,khăn lau tay, đĩa.
III. Tổ chức hoạt động :
Nội dung
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Ổn định tổ chức vào bài
Cả lớp chơi “Ghép tranh đoán hình”
- Cách chơi: Chia số trẻ thành 2 đội, sau đó nhiệm vụ của mỗi đội chạy lên chọn những mảnh cắt rời để ghép thành bức tranh rồi đoán nội dung bức tranh vẽ gì.
- Cô cháu cùng đàm thoại về nội dung bức tranh..
Trẻ chơi trò chơi
Trẻ trả lời
2. Nội dung chính
* Đọc thơ và đàm thoại
- Cô giới thiệu tên bài thơ : “Đi bừa”của tác giả Hồng Dân.
- Cô đọc cả bài thơ lần 1(Thể hiện giọng đọc diễn cảm).
- Cô đọc thơ lần 2 kết hợp xem hình ảnh powerpoint minh họa bài thơ ( Thỉnh thoảng có đặt câu hỏi gợi mở nhằm phát triển tư duy cho trẻ).
* Đàm thoại
+ Cô vừa đọc bài thơ gì?
+Bài thơ “Đi bừa”do ai sáng tác?
+ Mẹ làm những công việc gì? Ở đâu?
+ Mẹ dắt con gì ra đồng?
+ Bừa đất để làm gì?
+ Trồng những loại cây nào?
+ Chúng ta phải giữ gìn môi trường như thế nào?
+ Vì sao mẹ phải ra đồng?
+ Con giúp mẹ được gì?
+ Theo con lớn lên con ước điều gì?
->Giáo dục trẻ phải biết quý trọng cô chú công nhân và biết giữ gìn sản phẩm lao động.
* Dạy trẻ đọc thơ
- Cô lần lượt dạy trẻ đọc theo cô cả bài thơ vài lần (Chú ý sữa sai cho trẻ)
-Cháu chia làm 3 nhóm tự tập đọc
- Dạy trẻ đọc thơ dưới hình thức tổ - nhóm- cá nhân(Chú ý sữa sai những trẻ đọc yếu).
-Cả lớp đọc lại cả bài thơ vài lần.
* Chơi: “Bé trổ tài”
-Cách chơi : Chia lớp 2 nhóm, nhiệm vụ 2 nhóm ghép các bức tranh cho đúng nội dung bài thơ. Đội nào ghép nhanh đọc đúng thì đội đó thắng.
Trẻ chú ý lắng nghe
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
Trẻ đọc thơ
Cả lớp đọc lại bài thơ.
Lớp chơi
3. Kết thúc:
Cô cháu cùng thu dọn đồ dùng.
Hát và ra ngoài
Thứ tư ngày 05 tháng 12 năm 2018
GDÂN:
CHÁU YÊU CÔ CHÚ CÔNG NHÂN
I. Yêu cầu :
- Trẻ thuộc bài hát và biết vỗ tay theo nhịp bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân”.
- Trẻ vỗ tay theo nhịp bài hát“Cháu yêu cô chú công nhân”.
- Trẻ yêu quý, kính trọng các cô, chú công nhân.
II .Chuẩn bị
- Phách gõ , sắc xô, hoa cầm tay đủ cho số trẻ.
- Tranh vẽ về hoạt động của các nghề.
-Chuẩn bị tác phẩm âm nhạc: “Cháu yêu cô chú công nhân”
III. Tổ chức hoạt động:
Nội dung
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức – Vào bài
*Chơi trò chơi “ Kéo cưa lừa xẻ”\
- Trò chơi nói về nghề gì?
+Ai xây nhà cho chúng ta ở? (Cô chú công nhân).
+Ai may áo cho chúng ta mặc? (Cô, chú thợ may).
→ Giáo dục cháu yêu thương , kính trọng các cô chú công nhân.
-Có một bài hát nói về cô, chú công nhân .Vậy các con thử đoán xem đó là bài gì?
Trẻ chơi
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
2. Nội dung chính:
* Dạy vận động vỗ tay theo nhịp
- Cô xướng âm một đoạn của bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân” để trẻ đoán.
- Cô hát cho trẻ nghe cả bài một lần.
- Trẻ hát lại cả bài “Cháu yêu cô chú công nhân”.
->Muốn cho bài hát này thêm hay hơn thì bây giờ cô cháu mình cùng vỗ tay theo nhịp bài hát này nhé.
- Cô hát và vỗ tay theo nhịp cả bài vài lần.
- Dạy trẻ hát và vỗ tay theo nhịp cả bài vài lần (Cô chú ý sữa sai).
- Dạy trẻ thực hiện dưới hình thức tổ - nhóm- cá nhân (Chú ý sữa sai những cháu yếu)
- Cả lớp thực hiện lại cả bài vài lần.
- Mời cá nhân vài trẻ thực hiện.
* Trò chơi âm nhạc
- Cô giới thiệu tên trò chơi:“Hát theo hình vẽ”
- Mời cháu nhắc cách chơi , luật chơi .
- Tổ chức cho cháu chơi vài lần.
Trẻ chú ý lắng nghe
Trẻ hát lại bài hát
Trẻ chú ý
Trẻ vận động cùng cô
Trẻ tập vỗ tay kết hợp nghe nhạc
Trẻ chơi
3. Kết thúc :
- Cô tuyên dương trẻ, cô động viên những trẻ hát và vỗ tay chưa đúng
Trẻ trả lời
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- PTTC DI TREN DAY_12534046.doc