Giáo án lớp Mầm - Chủ đề: Trường mầm non - Chủ đề nhánh 3: Đêm hội trăng rằm

Trò chơi làm theo hiệu lệnh.

- Cô nói quả bóng xanh, trẻ giơ quả bóng xanh và nói nhỏ hơn

- Cô nói quả bóng đỏ, và nói to hơn và giơ quả bóng đỏ.

- Cô nói nhỏ hơn, trẻ giơ quả bóng xanh nhỏ hơn.

- Cô nói to hơn, trẻ giơ quả bóng đỏ và nói to hơn.

* Trò chơi: Chọn bóng

CC: chia lớp ra 2 đội. Chon quả bóng nhỏ hơn bỏ vào rổ nhỏ hơn. Chọn quả bóng to hơn bỏ vào rổ to hơn.

LC: đội nào chọn được nhiều bóng đúng yêu cấu sẽ thắng cuộc.

 

docx25 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 659 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp Mầm - Chủ đề: Trường mầm non - Chủ đề nhánh 3: Đêm hội trăng rằm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ : TRƯỜNG MẦM NON (4 TUẦN) CHỦ ĐỀ NHÁNH 3: ĐÊM HỘI TRĂNG RẰM (TUẦN 03 : Từ ngày 24/09 đến ngày 28/09/2018) CÁC HĐ Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu ĐÓN TRẺ - Đón trẻ, hướng trẻ đến các đồ dùng, đồ chơi trong lớp và chọn góc chơi thích hợp. - Trò chuyện về những cảm xúc của trẻ trong những ngày nghỉ cuối tuần - Giúp trẻ dán ảnh lên tường, cho trẻ cùng soi gương và quan sát, trò chuyện về đặc điểm, sở thích của bản thân, sau đó so sánh các bạn, hỏi tên trẻ, ký hiệu riêng, thẻ tên của từng trẻ. THỂ DỤC SÁNG + Hô hấp: Thổi bóng bay + Tay: Hai tay đưa lên cao, gập vai + Bụng lườn: Hai tay chống hông xoay người 90 độ + Chân: Ngồi xổm + Bật: Bật tách khép chân CHƠI NGOÀI TRỜI * Quan sát có chủ đích: - Quan sát dạo chơi xung quanh khuôn viên nhà trường. Quan sát một số loại lồng đèn. Quan sát các hoạt động trung thu qua video. * Trò chơi vận động: - TCVĐ: cây cao - cỏ thấp. - TCVĐ: mèo đuổi chuột * Chơi tự do - CTD: chơi với đồ chơi ngoài trời. - CTD: nhặt lá rơi - CTD: chơi theo ý thích của trẻ. HOẠT ĐỘNG HỌC Thể dục Tạo hình LQ Với toán MTXQ GD Âm nhạc Bò trong đường hẹp Tô màu chiếc đèn ông sao To - nhỏ Ngày tết trung thu DH: Đêm trung thu VĐ: Minh hoạ NH: Đếm sao HOẠT ĐỘNG GÓC Tạo hình: Tô màu đèn ông sao Phân vai: Cô giáo, bán bánh trung thu. Xây dựng: Xây trường Mầm non Góc sách: Xem tranh ảnh về trung thu Khoa học(Toán): Chăm sóc cây VỆ SINH TRẢ TRẺ - Chơi, hoạt động theo ý thích ở các góc tự chọn. - Nghe, đọc truyện, thơ: ôn lại bài hát, bài ca dao, đồng dao. - Nhận xét, nêu gương cuối buổi. - Trả trẻ. KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TUẦN 3 I/ ĐÓN TRẺ 1. YÊU CẦU - Cô niềm nở đón trẻ tận tay phụ huynh, rèn trẻ đến lớp biết chào cô, cha mẹ, khách đến thăm trường, các bạn trong lớp. - Cô trò chuyện với trẻ về chủ điểm. - Trẻ có thói quen phục vụ: Cất mũ, dép đúng nơi quy định. - Cô chú ý quan tâm đến trạng thái sức khỏe, tình cảm của trẻ, nhắc nhở trẻ thực hiện vệ sinh cá nhân, ăn mặc gọn gàng đầu tóc, tay chân sạch sẽ. 2. CHUẨN BỊ: - Phòng học sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp và một số đồ chơi, sách truyện, đồ chơi bằng nhựa cho trẻ chơi theo ý thích. 3. HƯỚNG DẪN - Trẻ đến lớp cô nhắc nhở trẻ chào cô, chào ba mẹ. Biết tự cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định, ngăn nắp, biết chào khách, bạn đến thăm lớp. - Rèn trẻ có thói quen phục vụ bản thân, nhắc nhở trẻ vệ sinh cá nhân ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ. - Cô gợi ý để trẻ tự chọn đồ chơi, chọn hoạt động trẻ yêu thích. Dạy trẻ một số trò chơi đơn giản, trực nhật, chuẩn bị đồ dùng học tập cùng cô. II/ TRÒ CHUYỆN - ĐIỂM DANH 1. YÊU CẦU - Trẻ biết quan tâm đến các bạn vắng mặt. - Biết được lý do bạn vắng. - Biết tự kể về công việc đã làm ở gia đình trong ngày thứ 7 và chủ nhật. 2. CHUẨN BỊ: - Câu hỏi trò chuyện cùng trẻ, sổ theo dõi trẻ. - Bảng theo dõi bé đến lớp. - Lớp học trang trí theo chủ điểm. 3. HƯỚNG DẪN - Cô gợi ý trò chuyện nội dung chủ điểm, điểm danh bằng nhiều hình thức, trẻ biết quan tâm đến các bạn vắng mặt, ngày thứ 2 đầu tuần cô dành 5 - 7 phút để trẻ tự kể công việc của mình và của gia đình trong ngày thứ 7, chủ nhật. - Cô gợi ý trẻ kể theo nhóm, đưa ra một số tiêu chuẩn thi đua khích lệ trẻ bước vào tuần học mới một cách hào hứng. - Cô gợi ý hỏi trẻ về bản thân, nêu được nội dung chủ đề trong ngày. III/ THỂ DỤC SÁNG 1. YÊU CẦU - Trẻ tập đúng động tác theo yêu cầu của cô. - Thực hiện đúng theo hiệu lệnh, chuyển đội hình theo tổ, kết hợp nhịp nhàng theo nhịp nhạc. 2. CHUẨN BỊ - Sân bãi sạch sẽ - Cô thuộc các động tác thể dục. 3. HƯỚNG DẪN - Cho trẻ ra sân tập thể dục - Tập theo các động tác * Khởi động: - Cho trẻ đi vòng tròn nhẹ nhàng, kết hợp các kiểu đi theo hiệu lệnh của cô * Trọng động - Hô hấp: Thổi bóng bay - Tay: Hai tay đưa lên cao, gập vai - Bụng lườn: Hai tay chống hông xoay người 90 độ - Chân: Ngồi xổm - Bật: Bật tách khép chân * Hồi tỉnh - Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1 - 2 vòng. IV/ CHƠI NGOÀI TRỜI 1. YÊU CẦU - Trẻ biết một số yêu cầu khi quan sát, khuông viên nhà trường, các loại lồng đèn và các loại bánh ngày trung thu. - Hứng thú cùng cô hoạt động, biết trả lời những câu hỏi của cô. - Biết được đặc điểm, hình dáng, công dụng, chất liệu, của một số loại lồng đèn trung thu. - Tích cực tham gia vào hoạt động. 2. CHUẨN BỊ - Sân trường sạch sẽ - Đồ dùng phục vụ trò chơi vận động. - Câu hỏi đàm thoại cho từng đối tượng quan sát. 3. HƯỚNG DẪN a. Quan sát có mục đích: - Nêu đặc điểm, cấu tạo, hình dáng, màu sắc nước. - Biết được lợi ích của nước b. Trò chơi vận động: - Cô nói cách chơi, luật chơi. c. Chơi tự do: Cô bao quát trẻ chơi. V/ HOẠT ĐỘNG GÓC YÊU CẦU. - Góc phân vai: Cô giáo, bán bánh trung thu. Trẻ biết thể hiện vai chơi, biết chơi theo nhóm, biết phối hợp qua các hành động chơi - Biết liên kết các nhóm trong khi chơi - Góc xây dựng: Xây trường mầm non - Trẻ xây được ngôi trường của bé, xây thêm bồn cây, vườn hoa, sử dụng các nguồn vật liệu khác nhau để xây. - Biết sử dụng đồ dùng, đồ chơi sáng tạo. - Góc tạo hình: Tô màu chiếc đèn ông sao. - Trẻ biết tô màu chiếc đèn ông sao. - Góc sách: Xem tranh về tết trung thu - Trẻ biết xem tranh về tết trung thu. - Biết giữ sách và trò chuyện cùng các bạn. 2. CHUẨN BỊ - Góc phân vai: Đồ dùng dạy học: bàn ghế, tranh, sách. - Góc xây dựng: Gạch, hàng rào, cây xanh, - Góc tạo hình: Bút màu, giấy. - Góc sách: Tranh về tết trung thu. 3. CÁCH TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG CÔ HOẠT ĐỘNG TRẺ * Thỏa thuận trước khi chơi: - Lớp hát “đêm trung thu”. - Bài hát nói đến điều gì? - Các con thích tết trung thu không? - Trung thu có gì? - Lớp mình hoạt động ở chủ đề nào? - Lớp mình có mấy góc chơi? a/ Góc phân vai: - Góc phân vai chơi gì? - Trò chơi cô giáo cần có những ai? - Cô giáo phải làm gì? Chơi như thế nào? - Ai là cô giáo? - Ai là học trò? - Học trò phải làm gì? - Cô khái quát lại. - Bạn nào đóng vai bán bánh trung thu? - Bạn nào đóng vai người mua? - Người bán hàng có thái độ như thế nào? - Người mua hàng phải làm gì? b/ Góc xây dựng: - Góc xây dựng xây gì? - Ai là chủ công trình? - Ai là công nhân? - Chủ công trình làm nhiệm vụ gì? - Công nhân làm nhiệm vụ gì? - Khi chơi các con phải chơi như thế nào? c/ Góc tạo hình : - Góc tạo hình chơi gì? - Ai là nhóm trưởng? - Các con tô các loại tranh gì? d/ Góc sách - Góc sách chơi gì? - Ai là nhóm trưởng? - Các con xem những loại sách gì? - Khi xem xong các con phải làm gì? * Qúa trình chơi: - Cho trẻ về góc chơi và thỏa thuận vai chơi - Góc nào còn lúng túng cô nhập vai chơi cùng trẻ - Trong buổi chơi cô chú ý góc xây dựng và góc học tập, còn các góc khác cô vẫn cần phải bao quát trẻ. - Khuyến khích trẻ liên kết các góc chơi. * Nhận xét sau khi chơi: - Nhận xét qua hành động chơi. + Cô nhận xét thái độ chơi ở từng góc. + Cô nhận xét công việc hoàn thành và chưa hoàn thành. - Nhận xét buổi chơi. + Cô tập trung trẻ về góc chơi tốt nhất, tuyên dương góc chơi đó để rút kinh nghiệm, nhận xét kết quả làm được của từng góc, động viên các góc cố gắng ở giờ sau. + Nhắc nhở trẻ thu dọn đồ chơi ngăn nắp và vệ sinh sạch sẽ sau khi chơi - Trẻ hát - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ thực hiện - Trẻ lắng nghe VI/ HOẠT ĐỘNG CUỐI BUỔI 1. Yêu cầu: - Trẻ biết cách đánh giá nhận xét bạn, nhận xét mình. 2. Chuẩn bị: - Cờ, phiếu bé ngoan. - Bảng bé ngoan. 3. Tiến hành: - Ổn định hát một bài hát. - Cô đọc tiêu chuẩn bé ngoan. - Cô cho trẻ nhận xét bạn, nhận xét mình. - Cô phát phiếu bé ngoan cho trẻ. - Động viên, khuyến khích trẻ. * Kết thúc Cho trẻ hát một bài. Thứ 2 ngày 24 tháng 9 năm 2018 * ĐÓN TRẺ - ĐIỂM DANH - THỂ DỤC SÁNG * CHƠI NGOÀI TRỜI * HOẠT ĐỘNG HỌC Môn: Thể Dục Đề tài: Bò trong đường hẹp VĐ: Ô tô và chim sẻ 1/ Mục đích yêu cầu: a. Kiến thức: - Trẻ biết tên vận động : bò trong đường hẹp. - Trẻ biết tì sát hai bàn tay và cẳng tay cẳng chân xuống sàn, đầu ngẩn cao, mắt nhìn thẳng, bò phối hợp tay nọ chân kia.  b. Kỹ năng:   - Rèn phối hợp chân tay nhịp nhàng để bò về phía trước. - Rèn cho trẻ sự chú ý có chủ đích. c/ Thái độ: - Trẻ thường xuyên tập thể dục. - Biết nghe lời cô giáo. 2/ Chuẩn Bị: - Con đường dài 0,4 x 3 m - Nhà búp bê. - Mủ chim sẻ. - Bạn búp bê và một gói quà nhỏ. - Xắc xô. - Một vô lăng ô tô bằng nhựa. - Trống lắc. - Sân tập sạch sẽ 3/ Cách tiến hành Hoạt động cô Hoạt động trẻ * Ôn định - Các bạn xem ai đến thăm lớp mình đây? - Búp bê: Tôi chào các bạn! - Các bạn ơi! Hôm nay tôi tổ chức nhiều trò chơi hay, tôi mời các bạn đến nhà tôi tham dự. Các bạn nhớ đến đấy nhé! Xin chào các bạn. - Các con ơi, bạn búp bê mời các con đi đâu? - Các con có muốn đến nhà bạn búp bê không? - Cô và các con cùng là đoàn tàu đến nhà bạn búp bê nhé!, * HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động - Cho trẻ đi vòng tròn nhẹ nhàng kết hợp các kiểu đi theo hiệu lệnh của cô, sau đó chuyển đội hình 3 hàng dọc, 3 hàng ngang. * HOẠT ĐỘNG 2: Trọng động - Các con ơi, đến nhà bạn búp bê rồi. Cô và các con cùng vận động bài Nào chúng ta cùng tập thể dục để tặng cho bạn búp bê nhé! a/ Bài tập phát triển chung + Tay: Hai tay đưa lên cao, gập vai (4x4). (TT) + Bụng lườn: Hai tay chống hông xoay người 90 độ (2x4). + Chân: Ngồi xổm (2x4). + Bật: Bật tách khép chân (2x4). b/ Vận động cơ bản * Cô làm mẫu:  - Lần 1: Cô làm mẫu   - Lần 2: Cô đứng trước con đường, cô tì sát hai cẳng tay, cẳng chân sát xuống sàn, mắt cô nhìn thẳng, đầu ngẩng. Khi có hiệu lệnh “2 – 3” thì cô bò. Cô bò chân nọ tay kia trong con đường, không chạm vạch. Bò xong cô đứng dậy và đi về cuối hàng đứng. - Sau khi cô làm mẫu xong, cho cả lớp thực hiện.. - Cô mời trẻ khá thực hiện - Cả lớp thực hiện - Trẻ yếu thực hiện lại - Cô chú ý sửa sai cho trẻ. c/ Trò chơi vận động: Ô tô và chim sẻ - Các bạn ơi bạn búp bê thấy các con chơi rất vui, bạn rủ chơi thêm một trò chơi nữa. - Cô giải thích luật chơi và cách chơi - Cách chơi: Cô sẽ là người lái xe ô tô, các con sẽ là chim sẻ. Khi nghe ô tô kêu “ pip pip” các chú chim sẻ bay thật nhanh lên lề đường tránh ô tô. Khi nào ô tô đi khỏi các chú chim sẻ lại tiếp tục kiếm ăn. - Luật chơi: Bạn nào để ô tô đụng trúng sẽ làm ô tô. - Cho trẻ chơi 2-3 lần - Cô nhận xét trẻ chơi * HOẠT ĐỘNG 3: Hồi tỉnh - Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1 - 2 vòng. * Kết thúc. Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh các nhân - trẻ quan sát - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện - Trẻ lắng nghe - Trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện - Trẻ chơi trò chơi - Trẻ thực hiện * HOẠT ĐỘNG GÓC - Góc phân vai: Cô giáo, bán bánh trung thu. Trẻ biết thể hiện vai chơi, biết chơi theo nhóm, biết phối hợp qua các hành động chơi - Biết liên kết các nhóm trong khi chơi - Góc xây dựng: Xây trường mầm non - Trẻ xây được ngôi trường của bé, xây thêm bồn cây, vườn hoa, sử dụng các nguồn vật liệu khác nhau để xây. - Biết sử dụng đồ dùng, đồ chơi sáng tạo. - Góc tạo hình: Tô màu chiếc đèn ông sao. - Trẻ biết tô màu chiếc đèn ông sao. - Góc sách: Xem tranh về tết trung thu - Trẻ biết xem tranh về tết trung thu. - Biết giữ sách và trò chuyện cùng các bạn. *HOẠT ĐỘNG CUỐI BUỔI - Vệ sinh - cá nhân - nêu gương - trả trẻ. Nhận xét cuối ngày Thứ 3 ngày 25 tháng 9 năm 2018 * ĐÓN TRẺ - ĐIỂM DANH - THỂ DỤC SÁNG * CHƠI NGOÀI TRỜI * HOẠT ĐỘNG HỌC MÔN: TẠO HÌNH Đề tài: Tô màu chiếc đèn ông sao 1/ Mục đích yêu cầu. a/ Kiến thức: - Trẻ biết dùng nhiều màu để tô màu cho chiếc đèn ông sao của mình. - Trẻ được đặc điểm của chiếc đèn ông sao. b/ Kĩ năng: - Cách cầm bút, tô màu. - Luyện đôi bàn tay khéo léo, đôi bàn tay... c/ Thái độ: - Trẻ biết làm theo cô. 2/ Chuẩn bị: - Tranh mẫu cầu trượt. - Sổ tạo hình. 3/ Tiến hành HOẠT ĐỘNG CÔ HOẠT ĐỘNG TRẺ * Ổn định - Lớp đọc thơ “bé yêu trăng”. - Các con vừa hát xong bài thơ gì? - Trung thu các con được chơi trò chơi gì? - Các con có thích chơi trò chơi nào? - Vậy bây giờ lớp mình cùng nhau tô màu chiếc đèn ông sao của mình cho thêm đẹp nha các con. - Cô khái quát * HOẠT ĐỘNG 1: Quan sát - đàm thoại. - Cho trẻ quan sát tranh mẫu - Cô có tranh gì đây? - Đây là gì? (chiếc đèn ông sao) - Chiếc đèn ông sao này có đặc điểm gì? - Chiếc đèn ông sao có hình giống gì? - Ngôi sao chúng ta tô màu gì? - Thân lòng đèn chúng ta tô màu gì? - Cô khái quát lại * HOẠT ĐỘNG 2: Cô làm mẫu - Các con cầm bút bằng tay phải, cầm bút màu bằng 3 đầu ngón tay, các con tô mái nhà màu đỏ trước, tiếp theo cô tô màu vàng. - Cô vừa làm mẫu, vừa phân tích. *HOẠT ĐỘNG 3: Trẻ thực hiện - Cho trẻ thực hiện - Cô theo giỏi nhắc nhở trẻ ngồi. - Khuyến khích trẻ tô rồi nêu ý tưởng sáng tạo * HOẠT ĐỘNG 4: Trưng bày sản phẩm - Cho trẻ trưng bày sản phẩm cho lớp xem - Cô gợi ý cho trẻ nhận xét bài của bạn, vì sao? - Cô nhận xét chung cả lớp. * Kết thúc: Trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định. - Trẻ hát - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ quan sát. - Trẻ thực hiện - Trẻ nhận xét - Trẻ lắng nghe. * HOẠT ĐỘNG GÓC - Góc phân vai: Cô giáo, bán bánh trung thu. Trẻ biết thể hiện vai chơi, biết chơi theo nhóm, biết phối hợp qua các hành động chơi - Biết liên kết các nhóm trong khi chơi - Góc xây dựng: Xây trường mầm non - Trẻ xây được ngôi trường của bé, xây thêm bồn cây, vườn hoa, sử dụng các nguồn vật liệu khác nhau để xây. - Biết sử dụng đồ dùng, đồ chơi sáng tạo. - Góc tạo hình: Tô màu chiếc đèn ông sao. - Trẻ biết tô màu chiếc đèn ông sao. - Góc sách: Xem tranh về tết trung thu - Trẻ biết xem tranh về tết trung thu. - Biết giữ sách và trò chuyện cùng các bạn. *HOẠT ĐỘNG CUỐI BUỔI - Vệ sinh - cá nhân - nêu gương - trả trẻ. Nhận xét cuối ngày : Thứ 4 ngày 26 tháng 9 năm 2018 * ĐÓN TRẺ - ĐIỂM DANH - THỂ DỤC SÁNG * CHƠI NGOÀI TRỜI * HOẠT ĐỘNG HỌC MÔN: LÀM QUEN VỚI TOÁN Đề tài: So sánh to hơn – nhỏ hơn. 1. Yêu cầu: a. Kiến thức: - Trẻ phân biệt được sự khác nhau giữa 2 đối tượng. - Biết so sánh to – nhỏ giữa hai đối tượng. - Hình thành ở trẻ thuật ngữ biểu tượng toán : to hơn – nhỏ hơn. b. Kỹ năng: - Kĩ năng so sánh to hơn – nhỏ hơn. - Rèn kỹ năng trả lời được các câu hỏi rõ ràng, mạc lạc. - Rèn kỹ năng nhanh nhẹn khi chơi trò chơi cho trẻ. c. Giáo dục: - Giáo dục trẻ tích cực phát biểu và biết chú ý lắng nghe cô. - Biết quan tâm đoàn kết và giúp đỡ lần nhau. 2. Chuẩn bị: - chữ số 1. - Bảng dính, đồ dùng chơi trò chơi. 3/ Cách tiến hành HOẠT ĐỘNG CÔ HOẠT ĐỘNG TRẺ * Ổn định - Lớp đọc thơ ”giờ chơi” - Các con vừa đọc xong bài thơ gì? - Trong bài thơ nói đến điều gì? - Khi chơi xong các con phải làm gì? - Cô khái quát. Hoạt động 1: So sánh to hơn- nhỏ hơn - Lớp chúng ta có rất nhiều đồ chơi. - Đây là quả bóng màu gì? - Đây là quả bóng màu gì? - Các con có so sánh gì giữa quả bóng màu xanh và quả bóng màu đỏ? - Quả bong màu xang nhỏ hơn, quả bong màu đỏ to hơn. - Vì sao con biết quả bong đỏ to hơn quả bóng xanh? - Quả bóng đỏ to hơn vì quả bong xanh che kín quả bong xanh. Còn quả bong xanh nhỏ hơn vì không che kín quả bóng màu đỏ - Cho trẻ nhắc lại. - Cô khái quát lại. Hoạt động 2: Luyện tập * Trò chơi làm theo hiệu lệnh. - Cô nói quả bóng xanh, trẻ giơ quả bóng xanh và nói nhỏ hơn - Cô nói quả bóng đỏ, và nói to hơn và giơ quả bóng đỏ. - Cô nói nhỏ hơn, trẻ giơ quả bóng xanh nhỏ hơn. - Cô nói to hơn, trẻ giơ quả bóng đỏ và nói to hơn. * Trò chơi: Chọn bóng CC: chia lớp ra 2 đội. Chon quả bóng nhỏ hơn bỏ vào rổ nhỏ hơn. Chọn quả bóng to hơn bỏ vào rổ to hơn. LC: đội nào chọn được nhiều bóng đúng yêu cấu sẽ thắng cuộc. Kết thúc: Trẻ cùng thu don đồ chơi ngăn nắp, gọn gàng. - Trẻ đọc thơ - Trẻ hát. - Trẻ trả lời - Trẻ quan sát - Trẻ trả lời - Trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện - Trẻ chú ý. - Trẻ chơi trò chơi - Trẻ thực hiện * HOẠT ĐỘNG GÓC - Góc phân vai: Cô giáo, bán bánh trung thu. Trẻ biết thể hiện vai chơi, biết chơi theo nhóm, biết phối hợp qua các hành động chơi - Biết liên kết các nhóm trong khi chơi - Góc xây dựng: Xây trường mầm non - Trẻ xây được ngôi trường của bé, xây thêm bồn cây, vườn hoa, sử dụng các nguồn vật liệu khác nhau để xây. - Biết sử dụng đồ dùng, đồ chơi sáng tạo. - Góc tạo hình: Tô màu chiếc đèn ông sao. - Trẻ biết tô màu chiếc đèn ông sao. - Góc sách: Xem tranh về tết trung thu - Trẻ biết xem tranh về tết trung thu. - Biết giữ sách và trò chuyện cùng các bạn. *HOẠT ĐỘNG CUỐI BUỔI - Vệ sinh - cá nhân - nêu gương - trả trẻ. Nhận xét cuối ngày : Thứ 5 ngày 27 tháng 9 năm 2018 * ĐÓN TRẺ - ĐIỂM DANH - THỂ DỤC SÁNG * CHƠI NGOÀI TRỜI * HOẠT ĐỘNG HỌC MÔN: MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH Đề tài: Trò chuyện về ngày tết trung thu 1/ Mục đích yêu cầu a/ Kiến thức: - Trẻ biết tết trung thu là vào mùa thu, mùa khai trường. - Có nhiều đồ chơi, được phá cỗ,. - Là tết dành riêng cho các em nhỏ. b/ Kĩ năng: - Kỹ năng sắp xếp c/ Giáo dục: - Trẻ mạnh dạn, tự tin - Biết vâng lời cô. 2/ Chuẩn bị: - Tranh tết trung thu có các bạn nhỏ chơi lồng đèn. - Tranh các bạn nhỏ ăn bánh kẹo. 3/ Cách tiến hành HOẠT ĐỘNG CÔ HOẠT ĐỘNG TRẺ * Ổn định: - Lớp hát bài: “đêm trung thu”. - Bài hát các con vừa hát xong là bài hát gì? - Các con đến trường được gặp ai? - Vậy hôm nay cô cháu mình cùng trò chuyện công việc của cô và các con ở trường nhé. * HOẠT ĐỘNG 1: Trò chuyện tết trung thu - Các con vừa hát xong bài hát gì? - Đêm trung thu trên bầu trời có gì? - Vào đêm trung thu trời không mưa, trời rất đẹp, có trăng sáng. Còn các bạn nhỏ được cầm lồng đèn vui chơi cùng các bạn.Sắp đến ngày trung thu rồi hôm nay cô cháu mình cung trò chuyện về ngày tết trung thu nhé. - Các con nhìn xem cô có gì? - Các con nhìn xem các bạn nhỏ trong tranh này đang làm gì? - Đèn trung thu các bạn chơi có hình gì? - Đèn trung thu có nhiều hình khác nhau như: Đèn ông sao, đèn cá chép, - Lồng đèn này có màu gì? - Lồng đèn được làm bằng giấy màu và có cả lồng đèn làm bằng nhựa rất đẹp nữa. - Các con có biết tết trung thu là vào ngày nào không? - Tết trung thu là vào ngày 15 tháng 8 âm lịch hằng năm. - Ai biết loại bánh nào đặc trưng cho ngày tết trung thu? - Cho 1 số cháu lên kể tên bánh mà cháu biết. - Đặc trưng tết trung thu là có bánh trung thu, bánh in, bánh pía, - Vào ngày trung thu mọi người trong gia đình sum họp lại với nhau cùng nhau ăn bánh kẹo,còn các bạn nhỏ được ba mẹ đưa đi chơi rất vui. - Cho cháu xem tranh các cháu đang đón trung thu cầm lồng đèn chơi dưới trăng và tranh các bạn ăn bánh kẹo. - Các con có thích tết trung thu không? - Đến tết trung thu các con sẽ làm gì? - Đến ngày tết trung thu trường mình có tổ chức trung thu cho các con, các con được mang lồng đèn đến trường vui chơi cùng các bạn, được ăn bành kẹo. Các con có thích không? *Giáo dục: - Các con phải ngoan, lễ phép với mọi người, đi học không khóc nhè để được mọi người yêu thương và được mẹ mua lồng đèn đẹp cho con vui tết trung thu với các bạn. * HOẠT ĐỘNG 2: Trò chơi luyện tập. - Cô cho cháu tô màu đèn trung thu; cô cho tất cả các cháu thực hiên tô màu đèn trung thu. - Ai tô màu đẹp, tô màu không lem ra ngoài được cô khen. - Cô cho cháu chơi trò chơi chọn quà tặng bạn: Cháu đứng thành hàng dọc và bạn đứng đầu hàng lên đi trong đường hẹp và lấy một món quà mang để vào rổ sau đó đi về, bạn kế tiếp lên đi và lấy quà. Nhóm nào có nhiều quà hơn là thắng. * Kết thúc: Hát: “đêm trung thu” - Trẻ hát - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời -Trẻ trả lời -Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe. - Trẻ thực hiện - Trẻ lắng nghe. - Trẻ thực hiện. * HOẠT ĐỘNG GÓC - Góc phân vai: Cô giáo, bán bánh trung thu. Trẻ biết thể hiện vai chơi, biết chơi theo nhóm, biết phối hợp qua các hành động chơi - Biết liên kết các nhóm trong khi chơi - Góc xây dựng: Xây trường mầm non - Trẻ xây được ngôi trường của bé, xây thêm bồn cây, vườn hoa, sử dụng các nguồn vật liệu khác nhau để xây. - Biết sử dụng đồ dùng, đồ chơi sáng tạo. - Góc tạo hình: Tô màu chiếc đèn ông sao. - Trẻ biết tô màu chiếc đèn ông sao. - Góc sách: Xem tranh về tết trung thu - Trẻ biết xem tranh về tết trung thu. - Biết giữ sách và trò chuyện cùng các bạn. *HOẠT ĐỘNG CUỐI BUỔI - Vệ sinh - cá nhân - nêu gương - trả trẻ. Nhận xét cuối ngày : Thứ 6 ngày 28 tháng 9 năm 2018 * ĐÓN TRẺ - ĐIỂM DANH - THỂ DỤC SÁNG * CHƠI NGOÀI TRỜI * HOẠT ĐỘNG HỌC MÔN: ÂM NHẠC Đề tài: DH: đêm trung thu (TT) VĐ: Minh hoạ NH: đếm sao 1/ Mục đích yêu cầu: a/ Kiến thức: - Trẻ hát thuộc bài hát “Đêm trung thu” - Hiểu nội dung bài hát. - Biết tên bài hát. b/ Kĩ năng: - Biết hát đúng giai điệu bài hát. - Nhận ra giai điệu bài hát quen thuộc. c/ Thái độ - Hứng thú tham gia hoạt động âm nhạc. 2/ Chuẩn bị Trống lắc 3/ Cách tiến hành HOẠT ĐỘNG CÔ HOAT ĐỘNG TRẺ * Ổn định: - Đêm trung thu trên bầu trời có gì? - Vào đêm trung thu trời không mưa, trời rất đẹp, có trăng sáng. Còn các bạn nhỏ được cầm lồng đèn vui chơi cùng các bạn. Sắp đến ngày trung thu rồi hôm nay cô cháu mình cung trò chuyện về ngày tết trung thu nhé. Cô cũng có một bài hát nói về trung thu Bài hát “ “Đêm trung thu”. Các con lắng nghe cô hát và đoán xem đó là bài hát gì nhé. * HOẠT ĐỘNG 1: Dạy hát. - Cô hát cho cháu nghe lần 1: - Cô hỏi cháu tên bài hát. - Cô nói tên bài hát “Đêm trung thu” tác giả : “Phùng Như Thạch” - Nói nội dung bài hát: bài hát đêm trung thu có múa lân và các bạn nhỏ cầm lồng đèn đi chơi với các bạn rất vui. - Cho cháu hát cùng cô. - Cả lớp hát cùng cô(2 lần) - Từng tổ hát cả bài hát. - Vài cá nhân hát cả bài hát - Cả lớp hát bài hát lại lần nữa, kết hợp cô vỗ tay theo nhịp. - Khi cháu hát cô theo dõi, nhắc nhở, sửa sai cho các cháu * HOẠT ĐỘNG 2 Vận động minh hoạ theo lời bài hát. - Cô làm mẫu cho trẻ theo từng câu. - Cô cho trẻ vận động từng câu theo lời bài hát . - Cả lớp vận động minh hoạ tự do theo lời bài hát. * HOẠT ĐỘNG 3: Nghe hát “đếm sao” - Cô cho trẻ nghe lần 1. - Cô nói nội dung bài hát: Trên trời có nhiều vì sao trên trời, các con cùng cô đếm những vì sao nhé.. - Cô cho trẻ nghe lại lần 2. * Kết thúc: cho trẻ đi vệ sinh - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ hát - Trẻ vận động - Trẻ lắng nghe * HOẠT ĐỘNG GÓC - Góc phân vai: Cô giáo, bán bánh trung thu. Trẻ biết thể hiện vai chơi, biết chơi theo nhóm, biết phối hợp qua các hành động chơi - Biết liên kết các nhóm trong khi chơi - Góc xây dựng: Xây trường mầm non - Trẻ xây được ngôi trường của bé, xây thêm bồn cây, vườn hoa, sử dụng các nguồn vật liệu khác nhau để xây. - Biết sử dụng đồ dùng, đồ chơi sáng tạo. - Góc tạo hình: Tô màu chiếc đèn ông sao. - Trẻ biết tô màu chiếc đèn ông sao. - Góc sách: Xem tranh về tết trung thu - Trẻ biết xem tranh về tết trung thu. - Biết giữ sách và trò chuyện cùng các bạn. *HOẠT ĐỘNG CUỐI BUỔI - Vệ sinh - cá nhân - nêu gương - trả trẻ. Nhận xét cuối ngày : GVCN Tổ chuyên môn Kí Duyệt (tuần 3) Nguyễn Kiều Định Vũ Thị Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxtruong mam non_12520371.docx
Tài liệu liên quan