Lần 1: Cô nói tên phương tiện.
+ Lần 2: Cô nói tiếng còi kêu của loại phương tiện.
+ Lần 3: Cô nói đặc điểm của phương tiện: (xe 2 bánh chạy bằng sức người, xe 2 bánh chạy bằng động cơ.)
- Cô tổ chức cho trẻ chơi.
- Trò chơi 2: "Ai giỏi nhất"
Cách chơi: Để chơi được trò chơi này cô tặng cho mỗi con 1 đồ dùng là 1 chiếc vô lăng. Khi cô nói phương tiện giao thông nào thì các con sẽ giả làm tiếng còi kêu của các phương tiện giao thông đó.
Luật chơi: Thời gian chơi là 1 bài hát.
Nếu bạn nào không làm đúng yêu cầu của cô sẽ bị nhảy lò cò 1 vòng.
+ Cho trẻ chơi 2-3 lần.
+ Cô bao quát trẻ, nhận xét trò chơi
4 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 4439 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp Mầm - Lĩnh vực: Phát triển nhận thức - Chủ đề: Phương tiên giao thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI MẦM NON
CẤP THÀNH PHỐ - NĂM HỌC 2018 - 2019
GIÁO ÁN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC
Tên hoạt động: - Tìm hiểu về phương tiện giao thông
Hoạt động bổ trợ: - Hát bài hát về chủ đề
Trò chuyện về chủ đề
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
Chủ đề: Phương tiên giao thông
Đối tượng: Trẻ 3 - 4 tuổi
Thời gian: 20 - 25 phút
Ngày dạy: 18/12/2018
Giáoviên thực hiện: Hoàng Mai Hạnh - Trường mầm non Hà Khẩu
I.Mục đích – yêu cầu
1. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết và gọi tên một số phương tiện giao thông đường bộ,
- Trẻ biết được đặc điểm của xe đạp, xe máy, xe ôtô con.
2. Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát và phát triển ngôn ngữ mạch lạch cho trẻ.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ có ý thức và an toàn khi tham gia giao thông.
- Trẻ hứng thú tham gia vào trò chơi.
II.Chuẩn bị
1.Đồ dùng đồ chơi:
1.1. Đồ dùng cho giáo viên:
- Mô hình: Xe đạp, xe máy, ô tô
- Một số phương tiện giao thông khác: xe cảnh sát, xe cứu hộ, xe cứu thương
- Hệ thống câu hỏi đàm thoại.
- Nhạc bài hát về chủ đề.
- Âm thanh của tiếng còi xe: xe máy, xe đạp, ô tô
1.2. Đồ dùng của trẻ:
- Trang phục của trẻ gọn gàng.
- Mỗi trẻ một rổ lô tô về phương tiện giao thông: xe máy, xe đạp, ô tô.
- Mỗi trẻ một vô lăng xe.
2.Địa điểm tổ chức:
- Trong lớp học.
III.Tổ chức hoạt động
Hướng dẫn của giáo viên
Hoạt động của trẻ
1.Ổn định, giới thiệu bài.(2–3p)
- Cô cho trẻ chơi trò chơi “ Bánh xe”
Cô thấy các con chơi rất là giỏi cô có món vô cùng thú vị và hấp dẫn dành tặng cho chúng mình đấy.
- Cho trẻ về chỗ ngồi.
2. Hướng dẫn hoạt động.(15 - 20p)
2.1 Hoạt động 1: Quan sát xe đạp
- Đây là xe gì?
- Xe đạp gồm có những gì?
- Vì sao xe đạp di chuyển được?
- Chuông xe đạp kêu như thế nào?
( Cho trẻ bắt chước tiếng chuông xe đạp)
- Xe đạp dùng để làm gì?
- Xe đạp là phương tiện giao thông đường gì?
=> Cô khái quát :Xe đạp là phương tiện giao thông đường bộ, xe đạp gồm có tay lái, chuông xe, yên xe, 2 bánh xe, bàn đạp, xe đạp chạy bằng sức người, chạy chậm, xe kêu kính koong, xe đạp dùng để chở hàng hóa và người.
2.2 Hoạt động 2:Quan sát xe máy.
- Cô và trẻ cùng đạp xe đạp đến chỗ để xe máy.
- Cô cho trẻ nghe âm thanh của của tiếng còi xe máy.
Đây là xe gì?
- Ai có nhận xét gì về chiếc xe máy?
- Xe máy chạy bằng gì?
- Xe máy kêu như thế nào?
- Xe máy dùng để làm gì?
Xe máy thuộc phương tiện giao thông đường gì?
+ Cô khái quát: Xe máy là phương tiện giao thông đi trên đường bộ, xe máy gồm có đầu xe, yên xe, 2 bánh xe và tay cầm, xe máy chạy bằng động cơ, dùng để chở người và hàng hóa.
2.3 Hoạt động 3 :Quan sát ô tô.
Cô cho trẻ quan sát chiếc ô tô:
- Xe ô tô có đặc điểm gì nổi bật?
- Xe ô tô chạy bằng gì?
- Còi kêu như thế nào?
- Xe ô tô dùng để làm gì?
- Ô tô là phương tiện giao thông đường gì?
=> Cô khái quát: Ô tô là phương tiện giao thông đường bộ. Ôtô có màu đỏ, bốn bánh, còi xe kêu pim pim, xe chạy bằng động cơ và chạy nhanh ,dùng để chở người và chở hàng.
* So sánh xe đạp – xe ô tô
Chúng mình hãy so sánh xem xe đạp và xe ô tô có điểm gì giống và khác nhau.
Giống nhau: Đều là phương tiện giao thông đường bộ, chở người và hàng hóa.
Khác nhau: Giữa xe đạp và xe ô tô
+ Xe đạp 2 bánh, xe ô tô 4 bánh
+ Xe đạp chạy bằng sức người chạy chậm, xe ô tô chạy bằng động cơ chạy nhanh.
+ Xe đạp kêu kính coong- xe ô tô kêu pim pim pim.
* Mở rộng:
- Ngoài xe máy, xe đạp, ô tô đều thuộc phương tiện giao thông đường bộ, con hãy kể cho cô và các bạn một số phương tiện giao thông đường bộ mà con biết?
Cho trẻ quan sát mô hình của các phương tiện giao thông đường bộ khác: xe cảnh sát, xe cứu thương, xe cứu hộ...
Giáo dục: Khi tham gia giao thông các con phải như thế nào?
2.4 Hoạt động 4: Ôn luyện củng cố.
- Trò chơi 1: “Ai nhanh nhất”
Cô giới thiệu luật chơi, cách chơi.
Cách chơi:Cô nói tên,hoặc đặc điểm nổi bật của phương tiện nhiệm vụ của trẻ là tìm lô tô phương tiện đó và giơ lên.
+ Lần 1: Cô nói tên phương tiện.
+ Lần 2: Cô nói tiếng còi kêu của loại phương tiện.
+ Lần 3: Cô nói đặc điểm của phương tiện: (xe 2 bánh chạy bằng sức người, xe 2 bánh chạy bằng động cơ..)
- Cô tổ chức cho trẻ chơi.
- Trò chơi 2: "Ai giỏi nhất"
Cách chơi: Để chơi được trò chơi này cô tặng cho mỗi con 1 đồ dùng là 1 chiếc vô lăng. Khi cô nói phương tiện giao thông nào thì các con sẽ giả làm tiếng còi kêu của các phương tiện giao thông đó.
Luật chơi: Thời gian chơi là 1 bài hát.
Nếu bạn nào không làm đúng yêu cầu của cô sẽ bị nhảy lò cò 1 vòng.
+ Cho trẻ chơi 2-3 lần.
+ Cô bao quát trẻ, nhận xét trò chơi
3. Kết thúc: (1-2p)
- Hỏi lại trẻ tên bài học.
- Khen trẻ tích cực hăng hái tham gia hoạt động.
- Cho trẻ hát bài “Lái ô tô” đi ra ngoài.
- Trẻ chơi trò chơi.
-Trẻ về chỗ ngồi.
- Xe đạp
- Tay lái,yên xe, bánh xe
- Kính koong
- Chở người, chở hàng hóa
- Đường bộ
-Trẻ lắng nghe.
-Trẻ thực hiện cùng cô.
- Xe máy
- ( Đầu xe, yên xe, tay cầm)
- Chạy bằng động cơ.
- Píp píp.
- Chở người, chở hàng hóa.
-Đường bộ
-Trẻ lắng nghe.
- Trẻ quan sát
- Đầu xe, đuôi xe, bánh xe
- Động cơ
- Pim pim
- Chở người và hàng hóa
- Đường bộ
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ quan sát
- Trẻ kể : xe cảnh sát, xích lô
- Ngồi ngay ngắn, không đùa nghịch.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi 2-3 lần
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi trò chơi
- Tìm hiểu phương tiện giao thông
-Trẻ hát
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kham pha khoa hoc 3 tuoitim hieu phuong tien giao thong_12519671.docx