Giáo án lớp mẫu giáo ghép 3 tuổi, 4 tuổi, 5 tuổi - Kế hoạch chủ đề “giao thông”

- Tranh ảnh về các biển báo, công việc của các chú cảnh sát.

- Tranh lô tô các PTGT đường bộ, biển báo giao thông.

- Các từ tiếng Việt chuẩn bị cho tiết: Tăng cường tiếng Việt.

- Tranh dán mẫu các loại xe ô tô chở khách; ô tô cắt sẵn, keo dán, vở đủ số trẻ

- Các bài hát như: “Đường em đi”, “Màu mắt ai” để trẻ tham gia PTMT.

- Sân tập bằng phẳng, ghế thể dục chuẩn bị cho tiết: Trèo lên xuống ghế.

- Chữ số từ 1-10; Một số PTGT đường bộ bằng nhựa.

- Một số ĐDĐC cho hoạt động di dạo như: diều, bóng, lá cây, hột hạt, phấn

- Một số đồ dùng cho hoạt động góc như: các khối xây dựng để xây ngã tư đường phố. Đồ dùng cho các góc chơi

 

doc100 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 9915 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp mẫu giáo ghép 3 tuổi, 4 tuổi, 5 tuổi - Kế hoạch chủ đề “giao thông”, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i: Vận động tùy thích theo bài hát. Hiểu cách chơi các trò chơi. Trẻ 4 tuổi: Hát đúng lời bài hát, phát âm đúng các từ, hiểu luật chơi và cách chơi các trò chơi. Trẻ 5 tuổi: Hát đúng giai điệu bài hát, vận động theo bài hát. Tham gia đầy đủ, tích cực các hoạt động trong ngày. * Kỹ năng: Rèn luyện các vận động cho trẻ, kỷ năng hát và vận động theo nhạc. Khả năng phối hợp các giác quan và vận động. * Thái độ: Yêu thích bài hát, hiểu về luật lệ giao thông; Vui vẻ, hòa thuận với bạn bè trong buổi học. Biết giúp đỡ em nhỏ. II/ CHUẨN BỊ: Tranh ảnh về chủ đề. Các bài hát, bài thơ về chủ đề. Các trò chơi vận động, học tập, dân gian. Các từ tăng cường T.V cho trẻ. - Sân chơi, lớp học. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY : 1. ĐÓN TRẺ: Trò chuyện đầu ngày với phụ huynh về tình hình sức khỏe, học tập, nề nếp, vệ sinh của trẻ. 2. THỂ DỤC SÁNG: Tập các động tác 4. Múa hát sân trường: Các bài theo chủ đề. 3. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: Đi dạo: Đi dạo, quan sát bầu trời, thời tiết, khám phá thế giới xung quanh. Trò chuyện theo thứ, ngày, tháng, năm mùa, chủ đề.Lồng gd trẻ. Ôn bài cũ. Làm quen bài mới. Trò chơi VĐ: Bé làm đèn hiệu giao thông. Trò chơi DG: Cờ gánh. Chơi tự do. IV/ HOẠT ĐỘNG TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT: ÔN CÁC TỪ TRONG TUẦN 1. Mục đích – Yêu cầu: Trẻ hiểu tiếng Việt, biết phát âm và nói cả câu với các từ đã học trong tuần. 2. Chuẩn bị: Tranh, ảnh vẽ ngã tư đường phố PTGT đường bộ, cột đèn giao thông, biển báo, biển cấm 3. Cách tiến hành: Hoạt động của thầy Hoạt động của trẻ * HĐ 1: Trò chuyện gây hứng thú: Thầy cho trẻ chơi trò chơi: “Đúng hay sai”. Thầy nói: Xe đạp đi bên trái lòng đường Thầy nói: Đèn vàng đi chậm Thầy nói: Tàu hỏa đi bên phải đường Sau đó trao đổi với trẻ về 1 số luật lệ giao thông và hướng trẻ vào giờ học. * HĐ 2: Dạy trẻ phát âm các từ đã học trong tuần. Thầy treo tranh ngã tư đường phố: chỉ vào tranh và cho trẻ thảo luận những gì có ở trong tranh và gọi tên 1, 2 trẻ nói. Cho trẻ phát âm các từ đã học trong tuần. * HĐ 3: Trò chơi: Trẻ nói: Sai, xe đạp đi bên phải lòng đường. Trẻ nói: Đúng, đèn vàng đi chậm Trẻ nói: Sai, tàu hỏa đi trên đường sắt. Trẻ quan sát tranh, nói tên và phát âm các từ đã học trong tuần. Trẻ đồng thanh đọc 2, 3 lần. V/ HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐÍCH: EM ĐI QUA NGÃ TƯ ĐƯỜNG PHỐ * HĐ 1: Giới thiệu: Lớp đọc thơ: “Đèn hiệu giao thông”. Bài thơ nói gì? Đến ngã tư đường phố bé quan sát gì? Để nắm rõ hơn về luật lệ giao thông thì nhạc si Hoàng Văn Yến tặng cho cháu 1 bài hát “Em đi qua ngã tư đường phố” để mùa hè này các cháu đi du lịch cho đúng đường nhé! * HĐ 2: Dạy hát: Hát mẫu lần 1. Bài hát có tên là gì? Do ai sáng tác? Bài hát nói về điều gì? Đèn tín hiệu nào các con được qua đường? ND: Trên sân trường chúng em thực hành bài tập tham gia giao thông đi qua ngã tư đường phố. Khi có tín hiệu đèn xanh thì chúng ta mới được đi, còn tín hiệu đèn màu đỏ thì phải dừng lại. Giáo dục trẻ: các con cũng nhớ nhé! Khi đi qua đường nhớ chú ý quan sát kỷ và các con nhỏ thì cần phải có người lớn dẫn qua đường. Hát lần 2, làm điệu bộ. Lớp vừa hát vừa vận động theo nhiều hình thức: Đi vòng tròn, đội hình nam – nữ. Lớp - tổ - cá nhân hát vận động theo hiệu lệnh. Lớp đứng dậy vận động theo tín hiệu đèn giao thông. Hát gõ theo phách tre, trống lắc, xắc xô. Hát vận động tự do. * Nghe hát: “Màu mắt ai”.NVL: Trần Gia Tín-Hồng Ngọc Hát lần 1. Tóm tắt nộ dung-Lồng giáo dục trẻ. Lần 2: Kết hợp điệu bộ. * Trò chơi: Nghe âm thanh các PTGT. - Cách chơi: Trẻ nghe âm thanh các PTGT và đoán tên PTGT đó. VI/ HOẠT ĐỘNG GÓC: Góc XD: Xây ngã tư đường phố. Góc PV: Gia đình đi du lịch. Góc HT: Gạch nối sự liên quan. Góc NT: Làm ambum về các PTGT. VII/ HOẠT ĐỘNG CHIỀU: Ôn bài buổi sáng. LQKTM. Trò chơi HT: Phân nhóm PTGT. Vệ sinh, nêu gương bình cờ. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TRẺ: SS HĐNT. HĐCĐ. HĐG TTTLT SK Đạt trên trẻ.. . CHỦ ĐỀ NHÁNH 3: BÉ LÀM CẢNH SÁT GIAO THÔNG Thời gian thực hiện (23 – 27/ 04/ 2018). Lĩnh vực Mục tiêu Nội dung Hoạt động Phát triển thể chất 3 tuổi - Biết phối hợp tay - mắt vào các vận động - Biết lợi ích của các biển báo giao thông đối với con người. - Tập luyện các kỹ năng vận động thô, vận động tinh. - Các bài tập phát triền chung. - Các vận động cơ bản: + Bật xa, ném xa, chạy nhanh, trèo, trườn. - Các bài tập phói hợp các giác quan. - Tập luyện 1 số thói quen về giữ gìn sức khỏe, vệ sinh cá nhân, môi trường. - Vệ sinh trong ăn uống. - Nhận biết 1 số biểu hiện khi ốm, nguyên nhân và cách phòng tránh. - Đi vệ sinh đúng nơi quy định. - Trẻ thực hiện các vận động qua các bài tập kỷ năng: *TDKN: + Trèo lên xuống ghế. - Phối hợp các giác quan vào các vận động. * TCVĐ: + Bé làm đèn hiệu giao thông. 4 tuổi - Có khả năng thực hiện các bài tập theo hiệu lệnh. - Biết tô, vẽ hình. - Nhận biết 1 số thực phẩm thông thường có lợi cho sức khỏe. 5 tuổi - CS 4 : Trèo lên, xuống thang ở độ cao 1,5m so với mặt đất. - CS 13: Chạy liên tục 150m không hạn chế thời gian. - CS 14: Tham gia hoạt động học tập liên tục và không có biểu hiện mệt mỏi trong khoảng 30 phút. - CS 18: GIữ đầu tóc gọn gàng. Phát triển nhận thức. 3 tuổi - Biết các PTGT đặc điểm, công dụng của các PTGT quen thuộc. - Biết 1 số biển báo giao thông. - Biết thực hiện theo 1 số tín hiệu giao thông. - Nhận biết chữ số, số lương và số thứ tự trong phạm vi 5. - Các hành vi và văn hóa khi tham gia giao thông. - Các biển báo giao thông. - Sự cần thiết của các PTGT. - Tầm quan trọng của các biển báo và việc chấp hành các quy định, luật lệ giao thông. - Tạo nhóm có số lượng 10, thêm bớt trong phạm vi 10. *MTXQ: - Một số biển báo giao thông. *LQVT: - Số 10 (t1) - Hiểu nội dung bài hát, bài thơ dành cho lứa tuổi trẻ. * TCHT: phân nhóm PTGT. 4 tuổi - Biết đặc điểm, công dụng của 1 số PTGT và phân loại theo 1 - 2 dấu hiệu. - Biết 1 số biển báo giao thông và thực hiện được 1 số luật giao thông thông thường. - Hiểu nội dung, cách chơi các trò chơi. 5 tuổi -CS 95:Dự đoán 1 số hiện tượng tự nhiên đơn giản sắp xảy ra. - CS 97: Kể được 1 số địa điểm công cộng gần gũi nơi trẻ ở. -CS 104: Nhận biết con số phù hợp với số lượng trong phạm vi 10. -CS 105: Biết chia số lượng 10 thành 2 phần bằng ít nhất 2 cách khác nhau. -CS 111: Nói được ngày trên mốc lịch và giờ trên đồng hồ. -CS 113: Thích khám phá sự vật hiện tượng xung quanh. Phát triển ngôn ngữ. 3 tuổi - Hiểu được nội dung câu chuyện, thơ dành cho lứa tuổi trẻ. - Hiểu và làm theo yêu cầu đơn giãn. - Phát âm các tiếng của Tiếng Việt. - Làm quen 1 số kí hiệu thông thường trong cuộc sống. - Nghe hiểu nội dung câu chuyện, bài thơ. - Trả lời các câu hỏi tìm hiểu 1 số PTGT.. - Nhận dạng chữ cái trong bảng chữ cái Tiếng Việt. - Bày tỏ hiểu biết và nhu cầu bản thân băng các câu đơn, câu ghép, câu có thành phần chính phụ. - Nghe kể chuyện, đọc thơ, ca dao về chủ đề. *LQCC: - Tập tô: “G,Y”. - Làm sách, anbum về chủ đề. * TCTV: -Biển báo có trẻ em, Biển báo có trạm y tế, biển báo nơi đông dân cư, biển báo đường dành cho người đi bộ, biển báo đường dành cho xe thô sơ, biển báo có gia súc, biển báo đường dẽ trái, biển báo đường dẽ phải, biển bào hướng phải đi theo, biển báo đường cấm, biển báo đường giao nhau 4 tuổi - Nhận dạng 1 số chữ cái. - Phát âm các tiếng có chứa các âm khó. - Kể lại truyện đã được nghe có sự giúp đỡ. - Cầm sách đúng chiều, mở sách xem tranh và đọc truyện. 5 tuổi - CS 64: Hiểu nội dung bài thơ, câu chuyện, ca dao, đồng dao lúa tuổi trẻ. -CS 7: Kể được nội dung câu chuyện theo trình tự nhất định. -CS 85: Biết kể truyện theo tranh. -CS86: Biết chữ viết có thể đọc và thay cho lời nói. -CS 88: Bắt chước hành vi viết và sao chép từ, chữ cái. -CS 91: Nhận dạng được chữ cái trong bảng chữ cái T.V Phát triển tình cảm và quan hệ xã hội 3 tuổi. - Thể hiện sự tự tin. - Nhận biết 1 số trạng thái cảm xúc ( vui, buồn, sợ hãi, tức giận ) qua cử chỉ, nét mặt, giọng nói. - Biết bỏ rác đúng nơi. - Thực hiện công việc được giao. - Đoàn kết giúp đỡ bạn, các em nhỏ. - Nhận xét, tỏ thái độ về hành vi đúng - sai, tốt - xấu. - Chăm sóc cây xanh, hoa quanh lớp. - Thực hiện các quy định của lớp học. - Có hành vi bảo vệ môi trường. - Nhận biết hành vi đúng - sai của con người đối với môi trường. - Thực hiện chơi các góc: + Góc XD: Xây ngã tư đường phố. + Góc PV: Cửa hàng phục vụ, bán vé xe. + Góc HT: Ghép tranh, gạch nối sự liên quan. + Góc NT: Tô màu, cắt dán PTGT. + Góc TN: Đong nước, thả thuyền, vật chìm nổi. + Góc TV: Xem sách, tranh truyện về chủ đề. * TCDG: Cờ gánh. 4 tuổi - Nhận biết 1 số trạng thái cảm xúc (vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên) qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói, tranh ảnh. - Biết và thực hiện 1 số quy định ở lớp, ở trường, gia đình, nơi công cộng. - Quan tâm giúp đỡ bạn. 5 tuổi -CS 30: Đề xuất trò chơi và hoạt động thể hiện sở thích của bản thân. -CS 52: Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đơn giãn cùng người khác. -CS 56: Nhận xét hành vi đúng hoặc sai của con người với môi trường. -CS 60: Quan tâm đến sự công bằng trong nhóm bạn Phát triển thẩm mĩ. 3 tuổi - Vận động đơn giãn theo nhịp điệu của bài hát, bản nhạc. - Sử dụng 1 số kỹ năng vẽ, nặn, cắt, xé, xếp hình tạo ra sãn phẩm đơn giãn. - Sử dụng và phối hợp các kỹ năng tạo hình để tạo ra sãn phẩm. - Thể hiên ý tưởng qua sãn phẩm tạo hình. - Nghe và nhận ra sắc thái biểu cảm của bài hát về chủ đề. - Vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát. - Thể hiện sắc thái biểu cảm phù hợp với bài hát. - Thực hiện các bài tập tạo hình, thể hiện khả năng sáng tạo của trẻ. - Kỷ năng vận động theo nhạc, khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ. * Tạo hình: + Vẽ và tô màu thuyền buồm. 4 tuổi - Nghe và nhận biết sắc thái của bài hát, bản nhạc về chủ đề. - Vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu và thể hiện sắc thái phù hợp với các bài hát, bản nhạc về chủ đề. 5 tuổi -CS 38: Thể hiện sự thích thú trước cái đẹp. -CS 57: Có hành vi bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hàng ngày. -CS 100: Hát đúng giai điệu bài hát trẻ em. -CS 101: Thể hiện cảm xúc phù hợp với nhịp điệu, giai điệu bài hát, bản nhạc. CHUẨN BỊ CHO CHỦ ĐỀ NHÁNH: Tranh ảnh về các biển báo, công việc của các chú cảnh sát. Tranh lô tô các PTGT đường bộ, biển báo giao thông. Các từ tiếng Việt chuẩn bị cho tiết: Tăng cường tiếng Việt. Tranh dán mẫu các loại xe ô tô chở khách; ô tô cắt sẵn, keo dán, vở đủ số trẻ Các bài hát như: “Đường em đi”, “Màu mắt ai” để trẻ tham gia PTMT. Sân tập bằng phẳng, ghế thể dục chuẩn bị cho tiết: Trèo lên xuống ghế. Chữ số từ 1-10; Một số PTGT đường bộ bằng nhựa. Một số ĐDĐC cho hoạt động di dạo như: diều, bóng, lá cây, hột hạt, phấn Một số đồ dùng cho hoạt động góc như: các khối xây dựng để xây ngã tư đường phố. Đồ dùng cho các góc chơi KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ NHÁNH: BÉ LÀM CẢNH SÁT GIAO THÔNG Thời gian thực hiện: 23 – 27/04/2018. HOẠT ĐỘNG THỨ 2 THỨ 3 THỨ 4 THỨ 5 THỨ 6 ĐÓN TRẺ Trao đổi với phụ huynh về kết quả học tập, tình hình sức khỏe, vệ sinh, ăn uống của trẻ, phòng chống bệnh tay, chân, miệng và một số bệnh thường gặp vào mùa hè. Đón trẻ vào lớp, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân. THỂ DỤC SÁNG Tập các động tác thể dục 4. Múa hát sân trường: Các bài theo chủ đề. Chơi theo ý thích. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI * Đi dạo: Hít thở không khí trong lành; Quan sát bầu trời, dự đoán thời tiết, khám phá thế giới xung quanh; Trò chuyện theo chủ đề: “Một số biển báo giao thông”. *Trò chuyện về thứ, ngày, tháng, năm, mùa, chủ đề. Lồng giáo trẻ. *Ôn kiến thức học hôm trước, LQKT học hôm đó. *Trò chơi vận động: Bé làm đèn hiệu giao thông. * Trò chơi dân gian: Cờ gánh. * Chơi tự do. HOẠT ĐỘNG HỌC PTNT Bé làm cảnh sát giao thông. TCTV:Biển cáo có trẻ em, biển báo có trạm y tế, biển báo nơi đông dân cư. PTNN:Tập tô: “G,Y” *TCTV: Biển báo đường dành cho người đi bộ, biển báo dành cho xe thô sơ, biển báo có gia súc. * PTTC: Trèo lên xuống ghế. *TCTV: Biển báo đường rẽ trái, biển báo đường rẽ phải, biển báo hướng đi theo *PTNT: Số 10 (t1). *TCTV: Biển báo đường cấm, biển báo đường giao nhau. * PTTM: “Vẽ tô màu thuyền buồm” *TCTV: Ôn lại các từ đã học trong tuần HOẠT ĐỘNG GÓC * Góc XD: Xây ngã tư đường phố. + Chuẩn bị: Khối gỗ, gạch bằng nhựa, cây xanh, cổng, hàng rào, một số PTGT các loại. + Tiến hành: Thứ 2: Bố trí, ấn định khuôn viên để xây ngã tư huyện. Thứ 3: Sử dụng các vật liệu xây ngã tư, xây 4 con đường lớn, dùng gạch xây hành lang đường bộ. Thứ 4: Trồng nhiều cây xanh bên đường, xây thêm cột đèn giao thông. Thứ 5: Cho các PTGT tham gia trên đường. Thứ 6: Xây hoàn thành ngã tư đường phố. * Góc phân vai: Cửa hàng bán vé xe. * Góc học tập: Ghép tranh, xếp chữ, tô màu tranh. * Góc nghệ thuật: Cắt dán 1 số PTGT. * Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh. * Góc thư viện: Xem tranh về chủ điểm. HOẠT ĐỘNG CHIỀU * Ôn kiến thức buổi sáng, làm quen kiến thức học hôm sau. *Trò chơi HT: Tôi đi đường nào. * Vệ sinh-Nêu gương-Bình cờ. * Đánh giá hoạt động của trẻ. Thứ 2 ngày 23 tháng 04 năm 2018 PTNT: BÉ LÀM CẢNH SÁT, THỰC HÀNH GIAO THÔNG I- Mục tiêu: * Kiến thức: - Trẻ biết được các luật lệ giao thông qua các trò chơi. - Trẻ hiểu và phát âm đúng từ tiếng việt - 3,4 tuổi: Trẻ biết 1 số luật lệ giao thông đơn giản - 5 tuổi: Trẻ biết được 1 số luật lệ giao thông - Trẻ biết thể hiện vai khách hàng, người bán quầy giải khát, biết bày các loại nước, các mặt hàng. Chơi thân thiện qua các trò chơi ở hoạt động góc. - Trẻ được ôn bài cũ, làm quen bài mới, chơi trò chơi học tập và nghe kể chuyện, đọc thơ, hát các bài có trong chủ đề. * Kỹ năng: - Rèn cho trẻ có thói quen tắm những ánh nắng ấm áp vào các buổi sáng. - Rèn luyện kỹ năng ghi nhớ ,tư duy, nhanh nhẹn - Một số kỹ năng chơi nhóm, tập thể, phân công công việc cụ thể cho từng thành viên. - Luyện cho trẻ thói quen nghiêm túc khi ôn bài cũ cũng như làm quen bài mới. * Thái độ: - Trẻ có ý thức khi tham gia giao thông và tuân theo các luật giao thông đó - Biết chơi đoàn kết, nhường nhịn trật tự trong khi chơi. - Qua hoạt động chiều giúp trẻ củng cố được kiến thức của buổi sáng II- Chuẩn bị: - Các bài hát ,bài thơ về chủ đề. - Các trò chơi vận động ,học tập,dân gian - 1 số đồ dùng chơi ngoài trời như: Lá cây, phấn, bóng, diều,... - MTXQ: Đèn hiệu giao thông. Tranh vẽ ngã tư đường phố, một số trò chơi: thực hành đi qua ngã tư đường phố, gạch bỏ hình ảnh sai. - ĐDVS cho cá nhân sắp xếp bàn ghế và thiết kế môi trường cho từng hoạt động. - Tranh tạo hình : đèn tín hiệu III/ CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY : 1. ĐÓN TRẺ: Trò chuyện đầu ngày với phụ huynh về tình hình sức khỏe, học tập, nề nếp, vệ sinh của trẻ. 2. THỂ DỤC SÁNG: Tập các động tác 4. Múa hát sân trường: Các bài theo chủ đề. 3. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: Đi dạo: Đi dạo, quan sát bầu trời, thời tiết, khám phá thế giới xung quanh. Trò chuyện theo thứ, ngày, tháng, năm mùa, chủ đề.Lồng giáo dục trẻ. Ôn bài cũ: Làm quen bài mới: Trò chơi VĐ: Bé làm cảnh sát giao thông. Trò chơi DG: Cờ gánh. Chơi tự do. IV/ HOẠT ĐỘNG TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT: Dạy phát âm: “Biển báo có trẻ em, biển báo nơi đông dân cư, biển báo có trạm y tế ” 1. Mục đích – Yêu cầu: Trẻ hiểu tiếng Việt, biết phát âm chính xác các cụm từ. 2. Cách tiến hành: Hoạt động của thầy Hoạt động của trẻ * HĐ 1: Trò chuyện, gây hứng thú, hướng trẻ vào giờ học. * HĐ 2: Dạy trẻ phát âm các cụm từ: “Biển báo có trẻ em, biển báo nơi đông dân cư, biển báo có trạm y tế” Cho trẻ lần lượt quan sát các biển báo trên có kèm từ và dạy trẻ phát âm chính xác các cụm từ trên. Cho trẻ đặt câu ngắn với các cụm từ trên. * HĐ 3: T/C: “Chạy nhanh lấy đúng tranh”. Trẻ trả lời các câu hỏi của thầy. Trẻ quan sát tranh. Trẻ phát âm các cụm từ “Biển báo có trẻ em, biển báo nơi đông dân cư, biển báo có trạm y tế. Trẻ 5 tuổi Trẻ lớn giúp đỡ trẻ bé hơn. V/ HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐÍCH. Hoạt động 1: Lớp hát bài: “em đi qua ngã tư đường phố”, bài hát có trong chủ điểm gì? PTGT gồm có những đường nào? (đường bộ, đường không, đường thủy), con đã được đi trên các PTGT đó chưa? Khi đi bộ qua đường con phải làm gì? Ở đường phố con đi bộ ở đâu? Các con biết không, năm 2018 vẫn đang thực hiện năm an toàn giao thông, để hưởng ứng năm an toàn giao thông, hôm nay lớp Lá 3 tổ chức cuộc thi “Bé với ATGT”, về dự cuộc thi hôm nay có 3 đội thi (cô lần lượt giới thiệu 3 tổ). Hoạt động 2: Trước khi vào phần thi chính thức – ban tổ chức sẽ củng cố lại 1 số lí thuyết mời các đội thi chú ý theo dõi: + Thầy gắn tranh ngã tư đường phố, lớp đồng thanh. Bức tranh vẽ gì? Khi nào thì người và xe được đi qua ngã tư đường phố? Đèn nào thì dừng lại? Đèn nào chuẩn bị đi? Các bạn thấy trên đường còn có những biển báo gì? Vì sao mọi người lại chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông? Nếu như không tuân theo luật thì điều gì xảy ra? Cho nên mọi người khi tham gia giao thông đều phải tuân theo luật, vì vậy mà trên các tuyến đường đều có các biển báo để hổ trợ cho người đi đường, vậy theo các bạn đây là biển báo gì? (giới thiệu hình dạng của một số biển báo phổ biến) + Phần thi đầu tiên mang tên “Bé làm tín hiệu giao thông”. (Luật chơi và cách chơi như trò chơi vận động đã soạn trong kế hoạch tuần này) + Phần thi thứ 2 có tên “Đúng hay sai” (chơi theo tổ: 3 tổ chú ý lắng nghe câu hỏi và lắc xắc xô để giành quyền trả lời 10 câu hỏi trắc nghiệm, khi trả lời phải nhận xét đúng hay sai, nếu đúng thì nhắc lại câu nói đó, nếu sai thì nói lại cho đúng, đội nào trả lời nhiều và đúng là đội thắng) * Câu 1: Khi đi bộ, ta đi giữa lòng đường, đúng hay sai? (S) * Câu 2: Người điều khiển ô tô và xe máy không cần bằng lái, đúng hay sai? (S) * Câu 3: Khi đi xe đạp trên đường ta phải đi hàng 3, đúng hay sai? (S) * Câu 4: Người điều khiển ô tô và xe máy được phép uống rượu say, đúng hay sai? (S) * Câu 5: Đến ngã tư đường phố khi gặp đèn đỏ ta dừng lại, đúng hay sai? (Đ) * Câu 6: Khi ngồi trên xe máy ta không cần đội mũ bảo hiểm, đúng hay sai? (S) * Câu 7: Khi gặp đèn hiệu giao thông có màu xanh ta được đi, đúng hay sai? (Đ) * Câu 8: Trẻ em dưới 6 tuổi khi đi xe máy được đứng trên yên xe, đúng hay sai? (S) * Câu 9: Trẻ em không được tự ý đi qua đường, đúng hay sai? (Đ) * Câu 10: Khi chơi đá bóng không được đá ở lòng lề đường, đúng hay sai? (Đ) + Phần thi thứ 3 mang tên “Bé thực hành luật giao thông”. Thầy vẽ ngã tư đường phố, cho 3 tổ đóng vai thành người đi bộ, đi xe máy, lái ô tô qua ngã tư đường phố, thầy làm cảnh sát giao thông đứng ở giữa để điều khiển giao thông. + Phần thi cuối cùng “Ai giỏi nhất”. Nhóm 4 tuổi: Gạch bỏ hành vi sai. Nhóm 3 tuổi: Tô màu hành động đúng. Nhóm 5 tuổi: Dán đèn hiệu giao thông. - Kết thúc: Ban giám khảo công bố kết quả, trao giải thưởng cho đội có số điểm cao nhất. Trẻ lắp ghép để xây ngã tư đường phố, sắp xếp các đèn hiệu giao thông và các PTGT đi lại. VI/ HOẠT ĐỘNG GÓC: Góc XD: Xây ngã tư đường phố. Góc PV: Cửa hàng bán vé xe. Góc NT: Cắt dán các PTGT. Góc TN: Chăm sóc cây xanh. VII/ HOẠT ĐỘNG CHIỀU: Ôn bài buổi sáng: Một số biển báo giao thông. Làm quen kiến thức mới: Tập tô “g,y”. Trò chơi HT: Tôi đi đường nào. Vệ sinh, nêu gương bình cờ. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TRẺ: SS HĐNT.. HĐCĐ. HĐG TTTLT SK Đạt trên trẻ.. . Thứ 3 ngày 24 tháng 04 năm 2018 PTNN: TÂP TÔ “G, Y” I/ MỤC TIÊU - YÊU CẦU: *Kiến thức: Trẻ 3 tuổi: Phát âm đúng các từ T.V, hiểu cách chơi các trò chơi. Trẻ 4 tuổi: Nhận biết các chữ cái “g,y", phát âm đúng các chữ cái, từ T.V Trẻ 5 tuổi: Nhận biết, phân biệt phát âm đúng các chữ cái. Hiểu luật chơi và cách chơi các trò chơi. + Chữ g : gồm một nét cong tròn khep kín và một nét khuyết dưới ở bên phải của nét cong tròn khép kín. + Chữ y: gồm một nét xiên nhỏ, nét móc ngược, rồi đến nét khuyết dưới. Tham gia đầy đủ, tích cực các hoạt động trong ngày. * Kỹ năng: Quan sát, đàm thoại, ghi nhớ, thực hành các hoạt động. Rèn luyện các vận động cho trẻ. Kỷ năng trèo lên xuống ghế. - Trẻ có tư thế ngồi và cầm bút đúng, tô trùng khít và đúng quy trình của chữ g,y - Trẻ phát âm đúng tên chữ và trả lời các câu hỏi của cô, đầy đủ, rõ ràng, mạch lạc. * Thái độ: Trật tự, chú ý học. Biết giúp đỡ em nhỏ. Biết giữ gìn vệ sinh chung. - Giáo dục trẻ tích cực hứng thú tham gia vào các hoạt động, Biết được ích lợi của một số phương tiện giao thông. II/ CHUẨN BỊ: Tranh ảnh về chủ đề. Các bài hát, bài thơ, câu truyện về chủ đề. Các trò chơi vận động, học tập, dân gian. Đồ dùng, đò chơi các góc, tiết học. 1, Đồ dùng của thầy 1 tranh ga điện ngầm có từ “ ga điện ngầm”, 1 tranh sân bay có từ “ sân bay”, 1 tranh bến xe buýt có từ “ bến xe buýt”, 1 tranh nơi gửi xe có từ “ nơi gửi xe”. Giáo án điện tử. Nhạc bài hát bài “Bạn ơi có biết” 2. Đồ dùng của trẻ Vở tập tô, bút chì đen 6 mũ xe ga có chữ “g’. 6 mũ máy bay có chữ ‘y’. 6 mũ xe buýt có chữ ‘y’. 6 mũ tầu điện ngầm có chữ ‘g’ Thẻ chữ cái g, y, tranh “biển báo có gia súc, biển báo đường dành cho xe thô xơ ” III/ CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY : 1. ĐÓN TRẺ: Trò chuyện đầu ngày với phụ huynh về tình hình sức khỏe, học tập, nề nếp, vệ sinh của trẻ. 2. THỂ DỤC SÁNG: Tập các động tác 2. Múa hát sân trường: Các bài theo chủ đề. 3. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: Đi dạo: Đi dạo, quan sát bầu trời, thời tiết, khám phá thế giới xung quanh. Trò chuyện theo thứ, ngày, tháng, năm mùa, chủ đề. Lồng giáo dục trẻ. Ôn bài cũ: Bé làm giao thông. Làm quen bài mới: Tập tô “g , y”. Trò chơi VĐ: Bé làm đèn hiệu giao thông. Trò chơi DG: Cờ gánh. Chơi tự do. IV/ HOẠT ĐỘNG TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT: Dạy phát âm: Biển báo đường dành cho người đi bộ, biển báo đường dành cho xe thô xơ, biển báo có gia súc. Cách tiến hành: Hoạt động của thầy Hoạt động của trẻ * HĐ 1: Trò chuyện gây hứng thú. * HĐ 2: Dạy trẻ phát âm các từ: “Biển báo đường dành cho người đi bộ, biển báo đường dành cho xe thô xơ, biển báo có gia súc”. Cho trẻ lần lượt quan sát các tranh. - Trẻ phát âm chính xác các cụm từ trên. - Trẻ đặt câu với các cụm từ trên. * HĐ 3: Trò chơi: “ Chạy nhanh lấy đúng tranh”. Trẻ trả lời các câu hỏi. Trẻ quan sát tranh và phát âm các từ “ biển báo đường dành cho người đi bộ, biển báo đường dành cho xe thô xơ, biển báo có gia súc”. Cả lớp – tổ - cá nhân Trẻ 5 tuổi. Trẻ chạy nhanh lấy đúng tranh theo yêu cầu. V/ HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH. HĐ1. Vào bài: Cho trẻ xem đoạn clip về các phương tiện giao thông đang tham gia giao thông . - Chúng mình vừa nhìn thấy những phương tiện giao thông gì đang tham gia giao thông nhỉ? - Phương tiện giao thông đó đi ở đâu? - Ngoài giao thông đường bộ còn có giao thông đường gì nhỉ? -Các con có muốn là người lái cái phương tiện giao thông đó không? - Bây giờ chúng mình hãy giúp các phương tiện giao thông về đúng nơi đỗ của chúng thông qua trò chơi nhé. HĐ2. Bài mới. a, Phần I : Ôn và giới thiệu chữ g,y Trò chơi 1: -Tên trò chơi: Các phương tiện về đúng nơi đỗ. -Cách chơi: Thầy có 4 bức tranh bến ô tô buýt, sân bay, ga điện ngầm, nơi gửi xe, là nơi đỗ của các phương tiện giao thông. Thầy gắn các bức tranh đó ở xung quanh lớp. Mỗi tranh có từ tương ứng ở dưới và có chứa chữ ‘g’. ‘y’ mà các con đã được học. + Thầy phát cho mỗi trẻ một mũ có hình ảnh các phương tiện giao thông gắn chữ ‘g’, ‘y’. + Thầy và trẻ cùng hát bài “ bạn ơi có biết” Khi hát hết bài, có hiệu lệnh của thầy thì chúng mình phải về đúng nơi đỗ của phương tiện giao thông tương ứng trên mũ của mình. .-Luật chơi: Bé nào về sai bến sẽ phải nhảy lò cò + Thầy cho trẻ chơi 2 lần, Hết một lần chơi thầy đổi vị trí các nơi đỗ. + Hết trò chơi cho trẻ xúm xít quanh thầy nhìn lên vi tính. Trò chơi 2: -Tên trò chơi: Ô cửa bí mật - Cách chơi: lần lượt cô mở các ô cửa và chúng mình tim chữ G,Y trong ô cửa đó. - Mỗi một ô cửa mời 2 trẻ lên tìm chữ. _Hết trò chơi cô giới thiệu chữ G , Y( in thường) . Cho trẻ phát âm chữ g, y. - Giới thiệu chữ g, y viết thường + Chúng mình có nhận xét gì về chữ ‘g’, + Chúng mình có nhận xét gì về chữ ‘ y’. b,Phần 2: Hướng dẫn trẻ tô nhóm chữ g, y * Chứ thứ I: chữ g - Bước 1: giáo viên tô mẫu 3 lần + Lần 1: Thầy tô không giải thích, vừa tô vừa nói cho trẻ biết tô nét cong tròn trước rồi đến tô nét khuyết dưới. + Lần 2: Thầy tô và giải thích cách tô . Đầu tiên thầy tô nét cong tròn khép kín trước. Từ điểm đặt bút , tô trùng khít các nét chấm mờ, lượn tròn lên dòng kẻ ngang thứ 3, vòng xuống sang trái đến dòng kẻ đậm dưới vòng lên. Sau đó thầy tô nét khuyết dưới , tô từ trên xuống dưới và dừng bút ở dòng kẻ ngang thứ 2. +Lần 3: Thầy vừa tô vừa giải thích như lần 2. -Bước 2: Cho trẻ xem vở tô mẫu, Thầy cầm vở tô mẫu cho từng bàn xem và cho trẻ nhận xét vở mẫu của thầy. + Chùng mình thấy vở thầy tô có đẹp không? Vì sao thầy tô đẹp ? + Thầy tô đẹp vì thầy ngồi đùng tư thế và cầm bút đúng quy cách . Bước 3: Hướng dẫn trẻ cách ngồi, cầm bút , cách để vở. - Để ngồi đúng tư thế thì chúng mình phải ngồi như thế nào ? - Cầm bút đúng cách là cầm bút như thế nào? - Thầy khái quát lại. + Ngồi đúng cách là ngồi lưng thẳng, đầu hơi cúi, chân vuông góc với mặt đất, + Cầm bút đúng cách là Cầm bút bằng tay phải, ngón trỏ và ngón cái giữ bút, ngón giữa đớ bút, không cầm cao quả hoặc thấp quá. - Để vở ngay ngắn trước mặt, Bước 4: tô trên không. - Thầy đứng cùng chiều với trẻ, chúng mình cầm bút bằng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an chu de giao thong 2018_12354855.doc