Giáo án Luyện từ và câu 2 tuần 26: Từ ngữ về sông biển. Dấu phẩy

Bài tập 2:(8-10')

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập

- Gọi HS đoán các con vật có trong tranh trong SGK.

- Các em hãy suy nghĩ làm vào vở cho cô.

- Các em tiếp tục trao đổi với bạn trong bàn để tìm được nhiều hơn các con vật sống ở dưới nước. Sau khi thảo luận thống nhất ý kiến thì các em có thể bổ sung vào bài làm của mình.

- Mời đại diện 2 nhóm lên chia sẻ bài làm của mình.

- Soi bài, đại diện nhóm chia sẻ.

- Cô khen: Cô thấy các nhóm làm việc rất tích cực. Các em đã tìm ra được rất nhiều tên các loài vật sống dưới nước. Trong những loài vật đã nêu trên bạn nào có thể nêu một số hiểu biết của mình về các con vật nhỉ.

- Gv lắng nghe và nhận xét.

 

docx5 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 566 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Luyện từ và câu 2 tuần 26: Từ ngữ về sông biển. Dấu phẩy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luyện từ và câu TUẦN 26: TỪ NGỮ VỀ SÔNG BIỂN. DẤU PHẨY I. MỤC TIÊU: Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ về các con vật sống dưới nước. Luyện tập về cách dùng dấu phẩy trong đoạn văn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Giáo án powerponit - Video các con vật sống ở dưới nước ( san hô) SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh Khởi động: - Hát: Cá vàng bơi. - GV hỏi: Vừa nãy các em hát bài gì nhỉ? - Vừa rồi cô thấy các em hát rất hay. Trong bài hát nhắc đến con vật nào? Theo em con cá vàng sông ở đâu? Người ta nuôi cá vàng để làm gì đố ai biết? Ngoài cá vàng ra các em con biết loài động vật sống ở dưới nước không. - Gv giới thiệu bài mới: À đúng rồi các em ạ. Ngoài cá vàng ra thì chúng ta con biết rất nhiều các loài động vật sống ở dưới nước. Những loài động vật ấy không những chỉ để làm cảnh mà chúng còn là nguồn tài nguyên vô cùng quý hiếm mà thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta. Bài học ngày hôm cô và các em sẽ cùng nhau mở rộng vốn từ về sông biển và cách dùng dấu phẩy. - Yêu cầu HS nhắc lại tên bài. - Gv ghi tên bài. - HS hát múa. HS trả lời: Cá vàng bơi. - HS trả lời. - HS lắng nghe. - 2 HS nhắc lại tên bài. 2. Bài mới: Hoạt động 1 : Hướng dẫn làm bài tập 1+2 * Mục tiêu: Nhận biết được một số loài cá ở nước mặn, nước ngọt ( BT1); kể tên được một số con vật sống dưới nước. (BT2). Bài tập 1(8-10') Gọi HS đọc yêu cầu bài tập Cho Hs quan sát tranh của các loài cá. - Gv Hỏi: + Theo em hiểu thì cá nước mặn thường sống ở đâu? + Thế còn cá nước ngọt thường sống ở đâu? Đố bạn nào biết. - Một bạn nêu tên cho cô các loài cá trong SGK. Yêu cầu HS làm bài tập cá nhân. Cả lớp tiếp tục thảo luận nhóm đôi, trao đổi kết quả với bạn cùng bàn. Cá nước mặn (cá biển) Cá nước ngọt (cá ở sông, hồ, ao) Cá thu Cá chim Cá chuồn Cá nục Cá mè Cá chép Cá trê Cá quả (cá chuối) - Mời đại diện một số nhóm trình bày. Thế 2 bạn còn lại có đồng ý với ý kiến của bạn không? - Gv yêu cầu HS lắng nghe. - Yêu cầu HS nhận xét và chữa bài. - Gv nhận xét đối chiếu với kết quả của cô. - Gv tuyên dương: Cô thấy cả lớp mình đã làm việc rất tích cực. Cô khen cả lớp nào. - Hỏi Hs : Bạn nào có thể cho cô biết một số hiểu biểt của mình về các loài cá ở bài tập 1 nhỉ?. - Cô thấy các em đã tìm hiểu được rất nhiều loài cá. Vậy bây giờ cô cùng các em sẽ quan sát một số video về các loài cá nhé. * Chốt: Qua bài tập 1 lớp mình đã nhận biết các loài cá nước mặn và cá nước ngọt. Ngoài các loài cá trên thì bạn nào có thể kể tên cho cô một số các loài động vật khác sống ở dưới nước. - Gv nói: Cô thấy lớp mình nắm bài rất chắc. Cô và các em sẽ cùng nhau đi thăm quan xem có những loài động vật nào cùng sống dưới nước thông qua bài tập 2 nhé. Bài tập 2:(8-10') Gọi HS đọc yêu cầu bài tập Gọi HS đoán các con vật có trong tranh trong SGK. Các em hãy suy nghĩ làm vào vở cho cô. Các em tiếp tục trao đổi với bạn trong bàn để tìm được nhiều hơn các con vật sống ở dưới nước. Sau khi thảo luận thống nhất ý kiến thì các em có thể bổ sung vào bài làm của mình. Mời đại diện 2 nhóm lên chia sẻ bài làm của mình. Soi bài, đại diện nhóm chia sẻ. Cô khen: Cô thấy các nhóm làm việc rất tích cực. Các em đã tìm ra được rất nhiều tên các loài vật sống dưới nước. Trong những loài vật đã nêu trên bạn nào có thể nêu một số hiểu biết của mình về các con vật nhỉ. Gv lắng nghe và nhận xét. Gv : Vậy các em hãy quan sát một số tên các loài vật sống dưới nước nhé. Cô mời một bạn đọc to cho cả lớp nghe nào. Gv chiếu hình ảnh một số con vật sống dưới nước. Các em ạ ngoài nước mặn và nước ngọt cô đố chúng mình biết các loài cá con sống ở một vùng nước nữa đó là vùng nước nào nhỉ. Vậy một bạn hãy kể tên một số loài các vùng nước lợ mà em biết. * Chốt: qua bài tập số 2 chúng ta đã biết được rất nhiều loài động vật số dưới nước.Những loài vật đó không chỉ để làm cảnh mà nó còn mang lại lợi ích kinh tế rất cao vì vậy cha ông ta đã có câu " Rừng vàng biển bạc".Vậy bây giờ cô cùng các em sẽ cùng nhau đi thăm quan thế giới các loài động vật dưới nước nhé. - GV video các con vật sống dưới nước. - Vừa rồi chúng ta đã được thăm quan một thế giới dưới nước.Bây giờ cả lớp mình chuyển sang bài tập 3. Hoạt động 3: hướng dẫn làm bài tập 3 *Mục tiêu: Biết đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu còn thiếu dấu phẩy. Bài tập 3(8-10') Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. Yêu cầu HS làm sách giáo khoa. Đổi chéo sách kiểm tra nhau. Soi bài HS. Gọi HS đọc câu 1 và câu 4. Yêu cầu HS nhận xét. Gv hỏi: Vì sao em lại đặt dấu phẩy ở sau các chữ trên. + Để làm được bài tập này, Hãy cho cô biết dấu phẩy được dùng như thế nào? Gọi 1 Hs đọc cả đoạn văn. Gv nhận xét, Tuyên dương. -1 HS đọc yêu cầu, các HS khác đọc thầm Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu Lắng nghe Hs trả lời: +Biển +Sông, hồ, ao Hs làm bài cá nhân. Trao đổi và thảo luận. - HS đọc Nhận xét, chữa bài - HS quan sát. - Hs lắng nghe. - 1 vài HS trả lời. - HS quan sát. - HS lắng nghe. - 1 HS đọc yêu cầu. Hs đoán. - HS làm. - HS trao đổi từ ngữ. Ví dụ: cá rô, cá phi, cá ngừ, cá mập, rùa, cá sấu, sao biển, sứa, hải cẩu, hà mã, trai, hến, đỉa, rắn nước,... - HS chia sẻ. - HS lắng nghe. - 1 HS đọc. - HS trả lời: Đó là nước lợ. - Một số loài cá sống ở nước lợ: Cá vược, cá tra, cá hồng,. -1 HS đọc, cả lớp đọc thầm HS làm bài. + Dấu phẩy được dùng để ngăn cách các thành phần có cùng chức vụ ngữ pháp trong câu như ngăn cách các từ chỉ hoạt động , ngăn cách các từ chỉ địa điểm, hay ngăn cách các từ chỉ trạng thái của sự vật hiện tượng. 1 HS đọc. Trăng trên sông, trên đồng, trên làng quê, tôi đã thấy nhiều... Càng lên cao, trăng càng nhỏ dần, càng vàng dần, càng nhẹ dần. 1 Hs đọc. HS lắng nghe. 3. Củng cố, dặn dò (3') Nhận xét chung giờ học. Yêu cầu HS về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài tiết sau. Bài: “Mở rộng vốn từ: từ ngữ về cây cối – đặt và trả lời câu hỏi để làm gì? Dấu chấm, dấu phẩy.” HS lắng nghe.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiao an hoc ki 1_12498150.docx
Tài liệu liên quan