Giáo án mầm non lớp chồi - Chơi ngoài trời - Chủ đề: Thế giới thực vật

I. Nội dung hoạt động:

 - Hoạt động có chủ đích: quan sát cây Sống đời

 - Trò chơi vận động: Hái hoa rừng

 - Chơi tự chọn: Chơi cắm hoa, chơi với bóng, vòng, phấn và đồ chơi ngoài trời

II. Mục đích – yêu cầu:

1. Kiến thức:

 - Trẻ được thoả mãn nhu cầu vui chơi ngoài trời.

 - Trẻ có thêm nhiều hiểu biết, mở rộng vốn kiến thức cho trẻ về các loại thực vật: cây sống đời như tên, đặc điểm, lợi ích.

 - Biết thêm những tác dụng khác của rau, củ: biết cắm hoa

2. Kỹ năng:

- Phát triển vận động, phát triển xúc cảm tình cảm, phát triển khả năng cảm thụ cái đẹp, phát triển ngôn ngữ.

- Trẻ có kỹ năng phát triển các năng lực hoạt động nhóm, chơi hợp tác theo nhóm.

- Phát triển năng lực sáng tạo.

- Trẻ có kỹ năng chơi trò chơi, biết tuân thủ luật chơi.

 

docx3 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 17228 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp chồi - Chơi ngoài trời - Chủ đề: Thế giới thực vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN Chơi ngoài trời Chủ đề : Thế giới thực vật       Độ tuổi: 4 – 5 tuổi          Số lượng  :   27 trẻ                                                              Thời gian  :    30 phút.                Người soạn:    Trương Kim Yến I. Nội dung hoạt động:                 - Hoạt động có chủ đích: quan sát cây Sống đời                 - Trò chơi vận động: Hái hoa rừng                 - Chơi tự chọn: Chơi cắm hoa, chơi với bóng, vòng, phấn và đồ chơi ngoài trời II. Mục đích – yêu cầu: Kiến thức:          - Trẻ được thoả mãn nhu cầu vui chơi ngoài trời.             - Trẻ có thêm nhiều hiểu biết, mở rộng vốn kiến thức cho trẻ về các loại thực vật: cây sống đời như tên, đặc điểm, lợi ích.            - Biết thêm những tác dụng khác của rau, củ: biết cắm hoa 2. Kỹ năng: - Phát triển vận động, phát triển xúc cảm tình cảm, phát triển khả năng cảm thụ cái đẹp, phát triển ngôn ngữ. - Trẻ có kỹ năng phát triển các năng lực hoạt động nhóm, chơi hợp tác theo nhóm. - Phát triển năng lực sáng tạo. - Trẻ có kỹ năng chơi trò chơi, biết tuân thủ luật chơi. 3. Thái độ: - Trẻ biết tôn trọng những quy định trong khi chơi. - Biết giữ gìn vệ sinh chung. III. Chuẩn bị: 1. Hoạt động có mục đích : Cây sống đời 2. Trò chơi vận động : Hái hoa rừng - 2 giỏ to - Hoa trên đường - Vạch xuất phát, vạch về đích - 3. Chơi tự chọn - 2 – 3 bàn ghế. - Hoa được tỉa từ các loại củ quả : cà rốt, củ cải - Một số loại rau ăn lá: hành, rau ngót,.. Chơi với: Bóng, vòng, phấn; và đồ chơi ngoài trời IV. Tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1.Hoạt động 1: Ổn định – gây hứng thú: Trò chơi “Gieo hạt”. Cô hỏi: - Cây xanh có lợi ích gì? - Cây xanh có cần thiết không? GD: Cây xanh cần thiết cho chúng ta, chúng ta phải trồng cây,chăm sóc và không chặt cây bẻ cành. 2.Hoạt động 2:  a. Hoạt động có mục đích - Quan sát Cây Sống đời +Các con nhìn xem đây là cây gì? Sống đời (hay còn có tên là cây lá bỏng, trường sinh, diệp sinh căn, đà bất tử) +À hôm Cô và các con cùng quan sát cây sống đời +Cả lớp hãy phát âm cùng cô nào(Cho trẻ phát âm 3 lần) - Các con xem cây Sống đời có những bộ phận gì nha! + Cô chỉ vào Thân cây và hỏi trẻ:Còn đây là bộ phận gì của cây? (Thân cây, tròn nhẵn và mọng nước. Có màu đỏ thẫm) +Cô chỉ vào lá và hỏi trẻ: Đây là gì? +Lá Cây có màu gì? dạng gì? (Lá mọc đối xứng hai bên thân cây, mép lá có răng cưa tròn, phiến lá dày, mọng nước.) - Cô chỉ vào hoa: hỏi đây là gì? + Hoa có màu gì?(màu đỏ) Ngoài ra hoa còn có những màu nào nữa? (Hoa có nhiều màu sắc rực rỡ) + Cây sống được nhờ bộ phận gì? ( rễ của cây) Cây sống đời dễ trồng, là cây mọc hoang dã, chỉ cần bẻ hoặc cắt một lá già cắm xuống đất là được. Đặc biệt, cây sống đời còn có khả năng tạo cây con từ kẽ lá các khía của mép lá. + Chúng được trồng để làm gì? (làm cây trang trí ngoài ra người ta còn trồng để dùng lá của cây để làm thuốc. Cây sống đời có vị nhạt, hơi chua, chan chát, có tính mát. Chữa bệnh:bỏng, giảm đau lưng, đau xương khớp, bệnh trĩ, đau mắt, viêm xoang, đau họng...) Để cho cây luôn được xanh, tốt và có nhiều hoa thì chúng mình phải làm gì? Cô giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây sống đời nói riêng và các loại cây hoa khác. a. Trò chơi vận động - Giới thiệu trò chơi : Hái hoa rừng + Trong rừng có rất nhiều loài hoa, nhiệm vụ của các con là hái hoa mang về. - Phổ biến cách chơi, luật chơi : * Cách chơi : Chia lớp thành 2 đội. Mỗi 1 bạn sẽ đứng trong chiếc vòng, có 1 chiếc vòng dư, nhiệm vụ của các bạn là chuyền vòng cho nhau đến bạn đầu hàng, bạn đầu sẽ lót chiếc vòng xuống, đến nơi có hoa sau đó hái để vào rỗ, đến cuối con đường. Cô sẽ kiểm tra kết quả các đội. * Luật chơi : - Đội nào hái được nhiều hoa hơn là đội chiến thắng. - Cho trẻ chơi 1- 2 lần. Nhận xét sau mỗi lần chơi. c. Chơi tự chọn: Hãy nhìn xem cô đã chuẩn bị những gì cho hoạt động ngày hôm nay? + Theo các con cô cháu mình sẽ chơi gì với các đồ dùng này? - Giới thiệu hoạt động: Cắm hoa sáng tạo + Cô đã chuẩn bị rất nhiều đồ dùng như các con đã thấy : những chiếc lá được các cô hái ngoài vườn, những bông hoa được tỉa từ các loại củ cà rốt và cải trắng. Chúng mình sẽ tạo thành nhóm 4 – 5 bạn, cùng cắm hoa vào bình cho đẹp. Để cắm được, các con hãy dùng que, cắm hoa vào đầu nhọn, đầu kia để cắm vào giỏ. Muốn cắm một giỏ hoa đẹp, cần phối hợp các vật liệu và cắm tỏa ra, cắm bông cao, bông thấp.Các con hãy cố gắng cắm cho thật đẹp nhé. - Giới thiệu các đồ chơi : bóng, vòng, phấn, đồ chơi ngoài trời Trò chuyện và gợi ý cho trẻ một số cách chơi đơn giản : - Bóng : ném vào rổ, tung. - Vòng : nhảy lò cò, lăn vòng - Phấn: vẽ - Chơi theo nhóm với đồ chơi ngoài trời Tổ chức cho trẻ chơi 3. Bước 3: Nhận xét và kết thúc hoạt động - Cô nhận xét chung, khen động viên trẻ - Khuyến khích trẻ cùng đồ dùng, đồ chơi nhanh, đúng chỗ Trẻ trả lời - Trẻ trả lời Trẻ lắng nghe Trẻ chơi - Trẻ trả lời Trẻ lắng nghe Trẻ chơi Trẻ lắng nghe DUYỆT BGH NGƯỜI DẠY

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxHOAT DONG NGOAI TROI_12348167.docx
Tài liệu liên quan