-Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu để xây “Nhà của bé”.
-Biết giữ gìn sản phẩm cả nhóm tạo ra.
- Các khối chữ nhật.
- Ngôi nhà.
-Hàng rào, cổng nhà.
-Một số loại rau, hoa, cỏ, cây xanh.
-Trẻ thỏa thuận vai chơi với nhau.
-Xây “Nhà của bé”.
-Tập cho trẻ biết nói được những gì mình và các bạn đã làm.
8 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 856 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp chồi - Chủ đề: Gia đình - Năm học: 2016 - 2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
C
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – THÀNH PHỐ TRÀ VINH
TRƯỜNG MẦM NON SAO MAI
P&Q
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH
GIÁO VIÊN: TRẦN THỊ TRÚC PHƯƠNG
LỚP: CHỒI 2
NĂM HỌC: 2016-2017
Phường 1, ngày 15 tháng 11 năm 2017
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
(Dạy múa “Nhà của tôi”)
*******
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Trẻ thuộc và hiểu nội dung bài hát.
- Trẻ nắm được các động tác múa và múa nhịp nhàng theo giai điệu của bài hát.
- Giáo dục trẻ biết yêu quý gia đình, yêu hơn ngôi nhà của mình và hơn cả là những thành viên cùng sống dưới một mái nhà.
II. CHUẨN BỊ.
- Nhạc bài hát “Nhà của tôi”, “Ba kể con nghe”.
- Hoa đeo tay.
- Mũ đội: gấu, thỏ, voi. ,
- Mô hình 3 ngôi nhà nâu, hồng, xanh.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG.
Hoạt động của cô
Hoạt đông của trẻ
A. Mở đầu hoạt động.
- Cả lớp đọc bài thơ “Em yêu nhà em”, tác giả Đoàn Thị Lam Luyến.
- Đàm thoại: + Các con vừa đọc bài thơ có tên là gì?”
+ Bài thơ có nhắc đến cái gì?
+ Bạn nhỏ đối với ngôi nhà của mình như thế nào?
- Ngôi nhà là nơi để tất cả các thành viên trong gia đình quây quần, quan tâm, yêu thương giúp đỡ lần nhau...Mỗi người trong chúng ta đều có 1 mái nhà. dù có đi đâu vẫn luôn nhớ về ngôi nhà thân thương ấm áp và nhạc sỹ Thu Hiền cũng bằng tình yêu với ngôi nhà của mình đã sang tác một bài hát mà cô đã dạy cho các con rồi, bây giờ các con hãy cùng lắng nghe giai điệu của bài hát và đoán xem đây là bài hát gì.
- Cho trẻ nghe giai điệu bài hát “Nhà của tôi”.
- Đây là bài hát gì?
B. Hoạt động trọng tâm.
*Hoạt động 1: Ôn bài hát “Nhà của tôi”, sáng tác Thu Hiền:
- Cô hát lại 1 lần với nhạc.
- Cả lớp hát lại với nhạc.
- Các con đã thuộc bài hát và hát rất hay rồi nhưng để bài hát càng hay hơn nữa cô sẽ dạy cho các con vận động múa bài hát này nha!
- Cô hát và vận động mẫu lần 1 với nhạc.
- Cô hát và vận động mẫu lần 2, phân tích động tác theo từng câu:
+ Câu 1 : « Đố bạn biết » : các con để một tay chóng hông, 1 tay giơ lên chỉ về phía trước, chân nhúng theo nhạc.
« đó là nhà của ai » : các con đổi tay chóng hông, tay còn lại đưa ra phía trước rồi đưa lên chỉ vào đâu làm động tác đang suy nghĩ.
+ Câu 2 : « Tôi trả lời »: Đưa tay lên chỉ về phía trước, tay kia chóng hông .
« đó là nhà của tôi»: một tay chóng hông tay còn lại chỉ về phía trước, chân nhúng.
+ Câu 3 : « Ngôi nhà đó »: hai tay đưa lên đầu vẫy làm hình mái nhà, chân nhúng.
« rất gần gũi yêu thương »: Hai tay đưa xuống để chéo trước ngực.
+ Câu 4 : « Ngôi nhà đó »: hai tay đưa lên đầu vẫy làm hình mái nhà, chân nhúng.
« chính là nhà của tôi » : hai tay chỉ vào người rồi đưa ngón tay cái về trước ý chỉ gia đình của mình là số một.
- Cho cả lớp vận động cùng cô. (2-3 lần).
- Cô mời nhóm bạn trai đứng lên vận động.( Cô chú ý sửa sai cho trẻ).
- Cô mời nhóm bạn gái đứng lên vận động. (Cô chú ý sửa sai cho trẻ).
- Cô mời từng tổ đứng lên vận động. (Chú ý sửa sai cho trẻ).
- Cô mời nhóm 3-4 trẻ đứng lên vận động.
- Cho cá nhân trẻ xung phong lên vận động.
- Đàm thoại:
+ Bài hát có tên là gì?
+ Do ai sáng tác?
- Giáo dục: Để ngôi nhà luôn đẹp các con phải làm gì? Giữ vệ sinh sạch sẽ, không vẽ bậy lên tường, biết cất dọn đồ chơi sau khi chơi xong; biết yêu quý những người thân trong ngôi nhà của mình, luôn vâng lời ông bà cha mẹ.
*Hoạt động 3: Nghe hát “Ba kể con nghe”, sáng tác Nguễn Hải Phong:
- Cô thấy các con học tốt, múa đẹp nên cô sẽ thưởng cho các con một bài hát đó là bài “Ba kể con nghe”, sáng tác Nguyễn Hải Phong.
- Cô hát với nhạc lần một, giải thích nội dung: Trong gia đình, ba là người đàn ông vĩ đại nhất trong lòng mỗi người con, ba luôn dành những điều tốt đẹp nhất cho con của mình và truyền cho con sự cố gắng, sự mạnh mẽ để vững bước vào đời, “Ba yêu con biết bao nhiêu”
- Cô hát lần 2 với nhạc và múa minh họa.
- Cô hát lần 3 và khuyến khích trẻ thực hiện cùng cô.
- Giáo dục: Các con phải biết yêu quý, vâng lời ông bà cha mẹ, yêu gia đình của mình.
*Hoạt động 4: Trò chơi: “Về đúng nhà”
- Cô giải thích cách chơi: Chia lớp thành 3 đội là 3 tổ: tổ gấu con, voi con, thỏ con, đi vòng tròn hát các bài hát về gia đình, khi nghe đúng tiếng nhạc cụ của đội mình thì chạy về ngôi nhà của mình, đội gấu con là trống lắc về nhà màu nâu, tổ thỏ con là phách tre về nhà màu hồng, tổ voi con là súc sắc về nhà màu xanh.
- Cho trẻ chơi 2 – 3 lần.
- Nhận xét trẻ chơi.
Kết thúc tiết học.
- Trẻ đọc thơ
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ nghe nhạc.
- Trẻ trả lời tên bài hát
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ hát cùng cô.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chú ý quan sát.
- Cả lớp vận động.
- Nhóm bạn trai vận động.
- nhóm bạn gái vận động.
- Từng tổ vận độ vận động.
- Nhóm trẻ vận động.
- Cá nhân trẻ vận động.
- Trẻ đàm thoại cùng cô.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chú ý quan sát.
- Trẻ thực hiện cùng cô.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi.
- Trẻ nghe cô nhận xét.
HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI
*******
HOẠT ĐỘNG
MỤC TIÊU
CHUẨN BỊ
TIẾN HÀNH
GÓC XÂY DỰNG
-Xây “Nhà của bé”.
-Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu để xây “Nhà của bé”.
-Biết giữ gìn sản phẩm cả nhóm tạo ra.
- Các khối chữ nhật.
- Ngôi nhà.
-Hàng rào, cổng nhà.
-Một số loại rau, hoa, cỏ, cây xanh.
-Trẻ thỏa thuận vai chơi với nhau.
-Xây “Nhà của bé”.
-Tập cho trẻ biết nói được những gì mình và các bạn đã làm.
GÓC PHÂN VAI
- Người bán các vật dụng trong gia đình
- Bếp ăn gia đình.
- Bác sĩ
-Trẻ biết hành động theo vai chơi mình đã nhận, có một số kỹ năng đơn giản.
-Biết mời khách mua hàng, biết mua hàng trả tiền, biết nấu một số món ăn, biết bài biện bàn ăn.
- Biết giao tiếp và xưng hô theo vai chơi.
-Một số vật dụng trong gia đình.
- Một số loại rau củ.
- Một số món ăn gia đình.
- Dụng cụ đồ bác sĩ.
- Cho trẻ thỏa thuận vai chơi với nhau.
- Biết mua bán một số hàng hóa.
- Cô gợi ý cho trẻ chơi, cô quan sát trẻ chơi.
- Hướng dẫn trẻ chơi khám bệnh và giao tiếp với bệnh nhân.
GÓC HỌC TẬP
-Xem tranh ảnh gia đình.
-Trẻ biết lật sách xem tranh ảnh, tên gọi, nơi sống....
-Biết giữ gìn tranh truyện.
- Các loại sách, tranh ảnh các loại gia đình.
- Nhắc trẻ lật sách từng trang, trò chuyện với bạn về các loại gia đình, thành viên trong gia đình.
GÓC TẠO HÌNH
-Tô màu tranh gia đình, vẽ ngôi nhà.
- Biết chọn màu,tô tranh không lem ra ngoài.
- Tranh tô màu gia đình.
-Hướng dẫn trẻ tô màu tranh chung cả nhóm
GÓC ÂM NHẠC
- Hát các bài hát về chủ đề gia đình.
-Trẻ thuộc và hát các bài hát theo chủ đề
-Biễu diễn tự tin, mạnh dạng
-Biết sử dụng nhạc cụ
- Trống lắc, phách tre, xúc xắc, micro, hoa đeo tay.
- Khuyến khích, động viên trẻ mạnh dạng, tự tin khi biểu diễn
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
*******
HOẠT ĐỘNG
MỤC TIÊU
CHUẨN BỊ
TIẾN HÀNH
1.
HĐCMĐ
*Xem tranh một số ngôi nhà, đàm thoại và hát vài bài hát theo chủ đề gia đình.
2.
TRÒ CHƠI
* « Ai nhanh nhất».
3.
* CHƠI TỰ DO VỚI ĐỒ CHƠI TRONG SÂN TRƯỜNG
- Trẻ trả lời được một số câu hỏi của cô về một số loại nhà.
- Trẻ thuộc bài hát
- Rèn luyện khả năng ghi nhớ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
-Rèn kỹ năng hát đúng nhịp
- Trẻ chơi theo hướng dẫn của cô.
- Rèn kĩ năng quan sát và nhanh nhẹn.
- Phát triển khả năng vận động cho trẻ
- Phát huy tính tích cực của trẻ, đoàn kết, nhường nhịn bạn, biết chơi cùng bạn
- Tranh một số loại nhà.
- Bài hát
- Các khối gỗ để xây nhà cao tầng.
- Dây làm vạch xuất phát
- Sân sạch sẽ.
- Đồ chơi có sẵn trong sân trường.
- Cho trẻ xem tranh và đàm thoại
- Cô bắt nhịp cho trẻ hát cùng cô.
- Cô giới thiệu trò chơi hướng dẫn cách chơi và cho trẻ chơi.
- Cho trẻ chơi tự do
- Nhắc nhở trẻ chơi cùng bạn, không xô lấn bạn, biết nhường bạn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Lop 45 tuoi_12310462.docx