I - Kiến thức
Cháu biết được tổng số bạn trong lớp, nhận biết và gọi tên được bạn vắng, trao
đổi thông tin với bạn, biết nêu thời gian, quan sát được thời tiết và nêu lên tâm trạng
của mình.
- Kĩ năng
Rèn cho trẻ kĩ năng quan sát, kĩ năng đếm số thứ tự và làm quen với số lượng.
trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp.
- Giáo dục
Giáo dục vệ sinh cho trẻ, giáo dục trẻ biết trả lời thưa cô, vâng dạ.
II Chuẩn bị:
- Đồ dùng: Bảng bé đến lớp, bảng thời gian, lịch, thời tiết, lịch sinh hoạt
Các biểu tượng, băng từ, thẻ số, hình
III Tổ chức hoạt động:
1/Mở chủ đề: Bé vui trung thu
Cả lớp hát bài hát “ Tổ ấm gia đình”
Các con vừa hát bài hát gì?
Vậy các con học trường gì?
Chủ đề tuần này sẽ nói về lớp học của mình và đó là chủ đề : Bé vui trung thu
Chúng ta sẽ cùng nhau khám phá về chủ đề này nhé.
2/ Tổ chức điểm danh:
Cho trẻ hát “ Rước đèn dưới ánh trăng”
Chúng ta cùng xem hôm nay có bao nhiêu bạn đi học ?
Cô cho 2 tổ trưởng điểm danh, báo cáo sỉ số
Cho trẻ gắn hình bạn vắng, tìm hiểu lí do bạn vắng
Cô kiểm tra lại nhắc trẻ giữ vệ sinh
13 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1060 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp chồi - Chủ đề nhánh 2: Bé vui trung thu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN 02
Chủ đề nhánh 2: Bé vui trung thu
( Thời gian: Từ ngày 01/ 10 đến ngày 05 / 10/ 2018)
Thời gian
Thứ Hai
Thứ Ba
Thứ Tư
Thứ Năm
Thứ Sáu
Đón trẻ
- Vệ sinh phòng lớp
- Nhắc trẻ để cặp đúng qui định.
- Trao đổi phụ huynh về đặc điểm cá nhân của trẻ khi ở nhà
-Trò chuyện với trẻ về sự kiện.
- Trẻ kể tên các loại cây xanh có trong sân trường.
Thể dục sáng
- Hô hấp : Thở ra từ từ thu hẹp lồng ngực bằng động tác: Hai tay thả xuôi, đưa ra trước bắt chéo trước ngực
- Tay – vai : Đứng rộng bằng vai, hai tay giơ thẳng lên đầu- Đưa 2 tay ra trước- Đưa 2 tay dang ngang bằng vai- Hạ 2 tay xuống xuôi 2 tay theo người.
- Bụng - lườn : Đứng rộng bằng vai, 2 tay chống hông, nghiêng người sang 2 bên.
- Chân: Đứng thẳng, 2 tay chống hông, chân phải bước lên trước, khuỵu đầu gối, co chân phải lại, đứng thẳng.
Điểm danh
Mở chủ đề
nhánh
- - Trò chuyện về chủ đề: Bé vui trung thu
- Điểm danh: Cô mời tổ trưởng báo cáo sỉ số trong tổ và nêu tên bạn vắng, cô điểm danh.
- Thời gian: Thứ, ngày tháng, năm
( hiện tại, quá khứ, tương lai)
- - Thời tiết: Nắng, mưa, mát mẻ
- Tâm trạng : Vui, buồn.
- Thông tin: tin mới, thời sự, chuyện khi trẻ ở nhà
Hoạt động chung
PTTC
Đi ngang dồn bước
PTNT
Trò chuyện về tết trung thu
PTNN
Truyện
Gấu ăn trăng
Ôn cuối chủ đề
BH Rước dèn dưới ánh trăng
Ôn cuối chủ đề
Trang trí lồng đèn
Hoạt động ngoài trời
- Quan sát
Lồng đèn trung thu
- TCVĐ
Đổi đồ chơi cho bạn
- TCDG: Lộn cầu vông
- CTD:Tưới cây, cát nước, chơi với vòng,
- Quan sát
Cây nha đam
-TCVĐ
Đổi đồ chơi cho bạn
- TCDG: Lộn cầu vông
- CTD:Tưới cây, cát nước, chơi với vòng
- Quan sát
Cây điệp
- TCVĐ
Đổi đồ chơi cho bạn
- TCDG: Lộn cầu vông
- CTD: Tưới cây, cát nước, chơi với vòng
- Quan sát
Cây điệp
- TCVĐ
Đổi đồ chơi cho bạn
- TCDG: Lộn cầu vông
- CTD:Tưới cây, cát nước, chơi với vòng
- Quan sát
Lồng đèn
- TCVĐ
Đổi đồ chơi cho bạn
- TCDG: Lộn cầu vông
- CTD:Tưới cây, cát nước, chơi với vòng
Hoạt động góc
- Phân vai: Cô giáo
- Xây dựng: Trường mẫu giáo của bé
- Trò chơi âm nhạc: Mắt nhanh tai tinh
- Học tập: Làm quen các đường nét: Nét thẳng, nét xiên.
- Thiên nhiên: Cô chuẩn bị xô nước, ca, cây cảnh
- Cô gợi cho trẻ thực hiện
Đóng chủ đề nhánh
Hoạt động chiều
Ôn
Đi ngang đồn bước
Ôn
Khám phá về tết trung thu
Ôn
Truyện
Gấu ăn trăng
Ôn
BH
Rước dèn dưới ánh trăng
Ôn
Trang trí lồng đèn
Vệ sinh-
Nêu gương
Trả trẻ
- Nhắc trẻ vệ sinh cá nhân sạch sẽ trước khi ra về.
- Nêu gương bé ngoan
- Trả trẻ
HOẠT ĐỘNG ĐIỂM DANH
Giáo viên: Nguyễn Thị Xuân Loan
Dạy lớp: Chồi 2
I Mục đích yêu cầu:
- Kiến thức
Cháu biết được tổng số bạn trong lớp, nhận biết và gọi tên được bạn vắng, trao
đổi thông tin với bạn, biết nêu thời gian, quan sát được thời tiết và nêu lên tâm trạng
của mình.
- Kĩ năng
Rèn cho trẻ kĩ năng quan sát, kĩ năng đếm số thứ tự và làm quen với số lượng.
trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp.
- Giáo dục
Giáo dục vệ sinh cho trẻ, giáo dục trẻ biết trả lời thưa cô, vâng dạ.
II Chuẩn bị:
- Đồ dùng: Bảng bé đến lớp, bảng thời gian, lịch, thời tiết, lịch sinh hoạt
Các biểu tượng, băng từ, thẻ số, hình
III Tổ chức hoạt động:
1/Mở chủ đề: Bé vui trung thu
Cả lớp hát bài hát “ Tổ ấm gia đình”
Các con vừa hát bài hát gì?
Vậy các con học trường gì?
Chủ đề tuần này sẽ nói về lớp học của mình và đó là chủ đề : Bé vui trung thu
Chúng ta sẽ cùng nhau khám phá về chủ đề này nhé.
2/ Tổ chức điểm danh:
Cho trẻ hát “ Rước đèn dưới ánh trăng”
Chúng ta cùng xem hôm nay có bao nhiêu bạn đi học ?
Cô cho 2 tổ trưởng điểm danh, báo cáo sỉ số
Cho trẻ gắn hình bạn vắng, tìm hiểu lí do bạn vắng
Cô kiểm tra lại nhắc trẻ giữ vệ sinh
3/ Đàm thoại về thời gian:
Cho trẻ xem lịch, trò chuyện về thời gian: Thứ, ngày, tháng, năm.
Hôm qua, hôm nay, ngày mai, quá khứ, hiện tại, tương lai.
Cho trẻ gắn băng từ, thẻ số
Cô dạy trẻ đọc theo cô về thời gian.
4/ Đàm thoại về thời tiết
Cả lớp cùng hát bài hát “ cháu vẽ ông mặt trời ”.
Cô dẫn trẻ đi 1 vòng cho trẻ quan sát bầu trời (Trẻ nhận xét)
Các con hãy quan sát xem bầu trời hôm nay như thế nào?
Cô cho trẻ dự đoán thời tiết trong ngày và gắn biểu tượng
5/ Thông tin:
Cô thông tin với trẻ ngày tết trung thu.
6- Tìm hiểu tâm trạng
Hôm nay đi học tâm trạng các con thế nào? ( Thưa cô: vui)
Vì sao? ( được mẹ đưa đi học, có nhiều bạn, được chơi nhiều đồ chơi)
7/ Trò chuyện chủ đề ngày “bé ngoan cắm cờ”
- Chủ đề ngày hôm nay là “ Bé ngoan cắm cờ”.
- Vậy hôm nay các con phải học ngoan, giơ tay phát biểu thật tích cực nhé.
IV-Bổ sung:
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Tên hoạt động: Quan sát lồng đèn
Giáo viên: Nguyễn Thị Xuân Loan
Dạy lớp: Chồi 2
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Kiến thức: Trẻ biết đặc điểm, chất liệu của chiếc đèn ông sao
- Kỹ năng: Rèn khả năng quan sát, phát triển kĩ năng phát triển ngôn ngữ thông qua việc
quan sát và khám phá về lồng đèn trung thu.
Phát triển khả năng tư duy và thỏa mãn nhu cầu hoạt động vui chơi ngoài trời.
Giáo dục: Giáo dục trẻ cẩn thận khi chơi lồng đèn đốt bằng đèn cầy chỉ chơi khi có
người lớn và phải giữ gìn lồng đèn của mình
II. CHUẨN BỊ
Cô: Sân rộng, lồng đèn trung thu.
chai lọ, cống quặng, cát nước, vòng
III TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
1. Quan sát tranh lồng đèn trung thu:
- Cho trẻ đọc thơ “ Trăng sáng”
- Bài thơ nói về nội dung gì ?
- Hôm nay đến lớp cô sẽ cho các con khám phá về một thứ đồ chơi mà các con hay dùng
vào dịp trung thu nhé !
Đây là gì? Có đặc điểm thế nào?
Được dùng để làm gì?
+ Giáo dục: Giáo dục trẻ cẩn thận khi chơi lồng đèn đốt bằng đèn cầy chỉ chơi khi có
người lớn và phải giữ gìn lồng đèn của mình.
2. Trò chơi vận động “ Đổi đồ chơi cho bạn”
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Giải thích luật chơi, cách chơi (Tài liệu “Tuyển chọn trò chơi, bài hát, thơ ca theo
chủ đề trang 39)
- Cho cả lớp tham gia chơi 2 – 3 lần
2. Trò chơi dân gian “ Lộn cầu vồng”
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Giải thích luật chơi, cách chơi (Tài liệu “Tuyển chọn trò chơi, bài hát, thơ ca theo
chủ đề trang 39)
- Cho cả lớp tham gia chơi 2 – 3 lần
3. Chơi tự do:
- Cô giới thiệu góc chơi: Hôm nay cô có chuẩn bị đồ chơi ở góc cát nước, góc
thiên nhiên,vòng. Các con sẽ dùng nước tưới cây, chơi vói vòng, và dùng cát xây
trường bằng cát, đong nước vào chai.
Các con được tự do chọn góc chơi, khi chơi các con phải trật tự, không tranh giành
đồ chơi, phải biết chơi cùng bạn. Sauk hi có hiêu lệnh hết giờ thì các con nhanh tay thu dọn đồ chơi ngăn nắp nhé.
- Cô cho trẻ chơi tự do với vòng, cát nước, tưới cây
- Cô quan sát, hướng dẫn và chơi cùng trẻ.
- Cô cùng trẻ nhận xét kết quả chơi.
IV- Bổ sung
HOẠT ĐỘNG GÓC
Giáo viên: Nguyễn Thị Xuân Loan
Dạy lớp: Chồi 2
I- Mục đích yêu cầu:
-Kiến thức:
Trẻ biết tham gia vào việc khám phá trải nghiệm giúp trẻ tích lũy kinh nghiệm, bước
đầu hình thành những kỹ năng trong cuộc sống cho trẻ.
- Kỹ năng: Trẻ biết phản ảnh cuộc sống qua vai chơi.
Biết sử dụng đồ chơi để thể hiện vai chơi
- Giáo dục: Trẻ giử gìn đồ dùng và cất đúng nơi quy định, không giành đồ chơi với bạn.
Trẻ biết tập trung trong giờ chơi, không gây mất trật tự trong khi chơi.
II-Chuẩn bị
Đồ dùng đồ chơi trong từng góc.
Tổ chức hoạt động
Hoạt động 1: Giới thiệu nội dung chơi
Cho trẻ hát “ Đêm trung thu”.
Các con vừa hát bài hát gì ?
- Bài hát nói đến điều gì?
- Hôm nay cô có chuẩn bị đồ chơi ở các góc.
+ Phân vai: Cô giáo
+ Xây dựng: Trường mẫu giáo của bé
+Trò chơi âm nhạc: Mắt nhanh tai tinh
+ Học tập: Làm quen các đường nét: Nét thẳng, nét xiên.
+Thiên nhiên: Cô chuẩn bị xô nước, ca, cây cảnh.
Hoạt động 2: Thỏa thuận chơi
- Cô gợi ý cách chơi và thể hiện vai chơi cho trẻ.
- Trước khi vào góc chơi các con cần phải làm gì ?
- Trong khi chơi các con phải làm gì ?
- Sau khi chơi xong thì sao ?
Hoạt động 3: Tiến hành chơi
- Cô cho trẻ vào góc chơi
- Trẻ chơi theo gợi ý cô đưa ra hoặc sáng tạo thêm trong quá trình chơi
- Cô quan sát và cùng vào góc tham gia chơi cùng với trẻ.
Hoạt động 3: Nhận xét trẻ chơi
- Cô cùng trẻ nhận xét sản phẩm của góc làm được gì ?
- Cô định hướng tiếp cho trẻ chơi tốt hơn lần sau
+ Giáo dục: Sau khi cho thì các con hãy sắp xếp đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định
sau khi chơi. Để lớp được gọn gàng và ngăn nắp nhé.
Hoạt động 4: Đóng chủ đề nhánh “ Bé vui trung thu”.
Các trò chơi vừa rồi cũng đã kết thúc chủ đề nhánh : Tết trung thu và chúng
ta sẽ chuyển sang chủ đề nhánh mới. Đó là chủ đề“ Bé vui trung thu” vào tuần sau nhé.
IV- Bổ sung
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Thứ Hai, ngày 01 tháng 10 năm 2018
Chủ đề nhánh: Bé vui trung thu
Tên hoạt động: VĐCB “ Đi ngang dồn bước”
Giáo viên: Nguyễn Thị Xuân Loan
Dạy lớp: Chồi 2
I.Mục đích yêu cầu :
- Kiến thức: Cung cấp cho trẻ kiến thức về vận động “ Đi ngang dồn bước”
Trẻ biết phối hợp các giác quan trong khi thực hiện vận động.
Trẻ chơi trò chơi : Tung cao hơn nữa
- Kĩ năng: Trẻ kết hợp tay nọ chân kia một cách nhịp nhàng khi thực hiện vận động “ Đi ngang dồn bước”:
Qua vận động góp phần phát triển về mặt thể chất, rèn luyện tính khéo léo cho trẻ.
Thái độ : Giáo dục trẻ biết giữ gìn sức khỏe và tập thể dục thường xuyên để có
sức khỏe tốt.
II. Chuẩn bị :
-Phòng tập rộng rãi và sạch sẽ, không có vật nhọn.
Bóng đủ cho số trẻ của lớp.
III. Tổ chức hoạt động :
Hoạt động 1:
Cô cho trẻ hát bài “ Đêm trung thu” kết hợp khởi động đi các kiểu đi: Đi kiểng gót,
đi bằng mũi bàn chân, đi nâng cao đùi, chạy chậm, chạy nhanh, đi bình thường. Sau đó tập hợp lại thành 3 hàng ngang.
Hoạt động 2:
+ Bài tập phát triển chung
Cô cho trẻ tập bài tập phát triển chung
- Tay – vai : Đứng rộng bằng vai, hai tay giơ thẳng lên đầu- Đưa 2 tay ra trước- Đưa 2
tay dang ngang bằng vai- Hạ 2 tay xuống xuôi 2 tay theo người.
- Bụng - lườn : Đứng rộng bằng vai, 2 tay chống hông, nghiêng người sang 2 bên.
- Chân: Đứng thẳng, 2 tay chống hông, chân phải bước lên trước, khuỵu đầu gối, co chân phải lại, đứng thẳng.
+ Vận động cơ bản : Đi ngang dồn bước
- Cô giới thiệu đề tài và cho cả lớp lặp lại đề tài vận động.
- Lần 1: Cô làm mẫu lần cho trẻ xem và cho trẻ làm cùng cô
- Lần 2: Cô làm mẫu lần 2 giải thích:
+Tư thế chuẩn bị : Cô đứng quay người bàn chân đặt ngang ghế, khi bước chân phải bước sang ngang trước rồi thu chân trái theo sát cạnh với chân phải , khi đi cô phối hợp tay chân nhịp nhàng mắt nhìn thẳng hướng đầu không cúi khi đi hết đường thì về đứng cuối hàng.
- Cô mời trẻ lên thực hiện thử: 2 trẻ thực hiện thử
- Cô cho cả lớp thực hiện theo hiệu lệnh của cô, chú ý sửa sai cho trẻ.
- Cô quan sát hướng dẫn sửa sai cho trẻ
- Cô nhận xét kết quả thực hiện vận động của trẻ
+ Giáo dục: Tập thể dục giúp cho cơ thể khỏe mạnh có được sức khỏe tốt để chúng ta ngày càng thông minh và học giỏi nhé.
Hoạt động 3 : Trò chơi “ Tung cao hơn nữa”
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi.
- Cô cho trẻ tập hợp lại thành 2 hàng dọc và chơi trò chơi “ Tung cao hơn nữa” 3 - 4 lần.
- Nhận xét kết quả chơi.
Hoạt động 4: Hồi tĩnh
- Cô cho trẻ đọc bài thơ “ trăng sáng” kết hợp hít thở nhẹ nhàng.
IV- Bổ sung:
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Thứ Ba, ngày 02 tháng 10 năm 2018
Chủ đề nhánh: Bé vui trung thu
Tên hoạt động: KPXH : Trò chuyện về tết trung thu
Giáo viên: Nguyễn Thị Xuân Loan
Dạy lớp: Chồi 2
I/ Mục đích yêu cầu
- Kiến thức: Trẻ biết một số hoạt động được tổ chức trong đêm trung thu như: Văn nghệ, rước đèn, phá cỗ ..
- Kỹ năng: Trẻ biết kể về một số đồ chơi ngày tết trung thu, một số hoạt động diễn ra và một số món ăn của ngày tết trung thu. Rèn khả năng quan sát, mạnh dạn nhận xét
-Thái độ: Giáo dục trẻ không ăn nhiều bánh ngọt và không thức khuya để giữ gìn sức
khỏe
II/ Chuẩn bị
- Cô: Tranh văn nghệ, rước đèn, phá cỗ .
- Trẻ: Giấy vẽ, bút màu
III/ Tổ chức hoạt động
Hoạt động 1: Quan sát, khám phá
Cho trẻ hát “Rước đèn dưới trăng” (lớp hát 1 lần)
- Các bạn nhỏ rước đèn dưới trăng vào lúc nào ?
- Vào đêm trung thu bầu trời có gì ?
- Gia đình c/c chuẩn bị những gì ?
Cô có tranh c/c xem trong tranh là hoạt động gì nghe.
Cô cho trẻ xem tranh: Văn nghệ
- Trong tranh các bạn đang làm gì ?
- Trong tranh các thấy sân khấu có những gì ?
- Ngoài các bạn diễn văn nghệ còn có ai trên sân khấu nữa ? (Chị Hằng, Chú Cuội)
- Ngoài diễn văn nghệ ra đêm trung thu còn có gì nữa ? (Múa lân)
Cô cho trẻ xem tranh: Trẻ rước đèn
- Các bạn nhỏ đang làm gì ?
- Các bạn trên tay cầm gì ? Bầu trời như thế nào ?
Cô cho trẻ xem tranh: Phá cỗ
- Các bạn đang làm gì ? Trong đêm trung thu có những loại bánh, kẹo gì ?
Hoạt động 2: Vẽ tranh theo ý thích
- Cho cả lớp vẽ tranh theo ý thích.
Cô quan sát, gợi ý trẻ vẽ bánh, trăng sao, con vật . Tô màu đẹp để lấy tranh xếp làm lồng đèn
Hoạt động 3: Trẻ làm lồng đèn
Tổ chức cho trẻ làm lồng đèn bằng sản phẩm trẻ vừa vẽ để treo chuẩn bị đón trung thu ở trường, lớp (Cả lớp làm lồng đèn).
Cô quan sát hướng dẫn trẻ xếp, dán lồng đèn
- Cô vừa cho c/c làm gì ? (trẻ trả lời)
- Cô giáo dục trẻ không ăn nhiều bánh ngọt và không thức khuya để giử gìn sức khỏe
IV-Bổ sung:
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Thứ Tư , ngày 03 tháng 10 năm 2018
Chủ đề nhánh: Tết trung thu
Tên hoạt động: Truyện ‘Gấu ăn trăng”
Giáo viên: Nguyễn Thị Xuân Loan
Dạy lớp: Chồi 2
I/ Mục đích yêu cầu
- Kiến thức: Trẻ biết tên truyện, tên các nhân vật trong truyện.
-Kỹ năng: Trẻ hiểu nội dung truyện, thuộc truyện.
Rèn trẻ kể lại truyện theo tranh, theo gợi ý của cô
- Thái độ: Giáo dục trẻ yêu thương, quan tâm người thân trong gia đình nhất là khi người thân ốm và giúp đỡ khi người thân cần
II/ Chuẩn bị
- Cô: Tranh minh họa nội dung truyện
- Trẻ: Giấy vẽ, bút màu cho mỗi trẻ, đồ dùng cho trẻ minh họa
III/ Tổ chức hoạt động
Hoạt động 1: Xem tranh, trò chuyện
- Cho trẻ hát bài hát “ rước đèn dưới ánh trăng”
- Bài hát có nội dung gì ? (Trẻ trả lời)
- Rước đèn xong thì sẽ được làm gì?
- Cô có tập tranh c/c xem trong tranh vẽ gì nhé !
- Cho trẻ xem lần lượt từng tranh cô chuẩn bị, trò chuyện nội dung tranh
+ Trong tranh vẽ gì ?
- Cô hỏi trẻ tên truyện (Trẻ nhắc lại tên truyện 3 – 4 lần)
Hoạt động 2: Nghe kể truyện
- Cô kể lần 1 diễn cảm (Trẻ chú ý nghe).
- Lần 2 cô và trẻ cùng kể kết hợp xem tranh
- Lần 3: Kết hợp diễn rối
* Đàm thoại
- Câu truyện cô vừa kể có tên là gì ?
- Trong truyện có những nhân vật nào ? người xưa nghĩ điều gì ?
- Tại sao xảy ra hiện tượng nguyệt thực 1 phần và hiện tượng nguyệt thực toàn phần ?
Hoạt động 3: Trẻ kể truyện
Cô cho trẻ kể lại truyện theo tranh, theo gợi ý của cô (Cá nhân trẻ kể 3 – 4 trẻ)
Cô sữa sai nhắc trẻ kể diễn cảm.
Hoạt động 4: Vẽ lại ông trăng
Cho trẻ vào bàn ngồi vẽ ông trăng tròn, ông trăng khuyết theo ý thích của trẻ
Cô quan sát nhắc trẻ ngồi ngay ngắn và vẽ những món quà khác nhau
- Cô vừa cho c/c kể truyện gì ? (Cá nhân trẻ trả lời)
- Giáo dục trẻ yêu quý thiên nhiên, biết giữ gìn sản phẩm làm ra.
IV- Bổ sung:
ÔN CUỐI CHỦ ĐỀ
Thứ Năm , ngày 04 tháng 10 năm 2018
Chủ đề nhánh: Bé vui trung thu
Tên hoạt động: ÔN Bài hát: Rước đèn dưới ánh trăng
Giáo viên: Nguyễn Thị Xuân Loan
Dạy lớp: Chồi 2
I/ Mục đích yêu cầu
- Kiến thức: Trẻ nhớ tên bài hát, tác giả của bài hát “ rước đèn dưới ánh trăng”
- Kỹ năng: Trẻ thuộc lời bài hát, hiểu nội dung bài hát “rước đèn dưới ánh trăng” và biết thể hiện cảm xúc khi nghe bài “Chiếc đèn ông sao”
Trẻ biết hát kết hợp vận động minh họa nhịp nhàng
-Thái độ: Giáo dục trẻ không ăn nhiều bánh ngọt và không thức khuya để giử gìn sức khỏe
II/ Chuẩn bị:
- Cô: Trống lắc, tranh múa lân, lồng đèn giấy
- Trẻ: Mũ chóp kín
III/ Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1: Hát, vận động “Rước đèn dưới ánh trăng”
Cho trẻ đọc thơ “Trăng sáng” (lớp đọc 1 lần)
- Bài thơ nói về nội dung gì ? Trăng sáng vào những ngày nào vậy ?
- Vào đêm lễ hội trăng rằm có những gì ?
Cho trẻ xem tranh múa lân. Đàm thoại nội dung tranh (trẻ quan sát tranh, đàm thoại cùng cô). Cô giới thiệu tên bài hát “rước đèn dưới ánh trăng”. Nhạc và lời: Phạm Tuyên
(Trẻ nhắc lại tên đề tài)
- Cô hát lần 1 diễn cảm (trẻ chú ý lắng nghe).
- Lần 2 hát kết hợp vận động minh họa
Đàm thoại nội dung bài hát (trẻ đàm thoại cùng cô)
Cô hát cùng trẻ thuộc bài hát (Rèn trẻ yếu)
Cô cho trẻ tự do vận động minh họa theo bài hát (cả lớp tự vận động 1 – 2 lần)
* Trẻ múa minh họa
Cô làm mẫu lần 1 không giải thích. Lần 2 giải thích động tác vận động
Cô dạy lớp múa theo cô từng động tác (lớp, tổ, cá nhân)
- Cô vừa cho c/c vận động bài hát gì ? Nhạc và lời của ai ? (Cá nhân trẻ trả lời)
+Giáo dục: Cô giáo dục trẻ không ăn nhiều bánh ngọt và không thức khuya để giử gìn sức khỏe
Hoạt động 2: Nghe hát “Chiếc đèn ông sao”
Cho trẻ xem chiếc đèn ông sao (Trẻ quan sát, nhận xét tranh)
- Cô giới thiệu tên bài hát “Chiếc đèn ông sao” (Trẻ nhắc lại tên đề tài)
- Cô hát lần 1 diễn cảm (trẻ chú ý lắng nghe)
- Giai điệu, sắc thái bài hát như thế nào ? (trẻ trả lời theo hiểu biết)
Giải thích từ khó: rặng tre, lấp lánh ánh vàng, tiếng chiêng. Đàm thoại nội dung bài hát (Trẻ đàm thoại cùng cô)
- Giáo dục trẻ giử gìn vệ sinh môi trường để cảnh đẹp quê hương ngày càng đẹp hơn
Hoạt động 3: Chơi “Bao nhiêu bạn hát”
Cô giới thiệu tên trò chơi (Trẻ nhắc lại). Giải thích luật chơi, cách chơi
Cho trẻ chơi 3 – 4 lần. Cô quan sát nhận xét trẻ chơi.
IV/ Bổ sung
ÔN CUỐI CHỦ ĐỀ
Thứ Sáu , ngày 05 tháng 10 năm 2018
Chủ đề nhánh: Bé vui trung thu
Tên hoạt động: ÔN Tạo hình: Trang trí lồng đèn
Giáo viên: Nguyễn Thị Xuân Loan
Dạy lớp: Chồi 2
I- Mục đích yêu cầu
Kiến thức
- Trẻ biết vẽ và tô màu trang trí lồng đèn theo ý thích của bé .
Kỹ năng:
- Trẻ biết vẽ phối hợp các màu xanh, đỏ, vàng để tạo nên sản phẩm
Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm tạo ra.
II- Chuẩn bị
- Cô: Tranh lồng đèn ông sao
- Trẻ: Bút màu, giấy vẽ
III- Tổ chức hoạt động
Hoạt động 1: Quan sát – trò chuyện
Cho trẻ hát “Đêm trung thu” (Lớp hát 1 lần)
- Bài hát nói về điều gì ?
C/c xem trong tranh cô có gì? (Trẻ quan sát, nhận xét)
- Đây là gì ? (Trẻ nói tên các hình ảnh trong tranh)
Cho trẻ nhận xét những hình ảnh trong tranh.
- Hôm nay cô cho c/c “Trang trí lồng đèn trung thu ” (Trẻ nhắc lại tên đề tài)
Hoạt động 2: gợi ý kỹ năng trang trí lồng đèn
- C/c trang trí gì lồng đèn?
- Cánh sao các con sẽ tô màu gì ?
- Các con vẽ thêm gì lên lồng đèn?
Trang trí xong thì các con trưng bày sản phẩm..
Hoạt động 3: Trẻ thực hiện
Cô cho trẻ về chỗ trang trí lồng đèn cho bạn (Cả lớp thực hiện)
Cô quan sát khuyến khích, gợi ý trẻ vẽ hoa, ông trăng, lên lồng đèn cho đẹp
Nhắc nhở trẻ tô màu đẹp, ngồi ngay ngắn khi vẽ
Hoạt động 4: Nhận xét sản phẩm
Cô cho trẻ trưng bày sản phẩm theo tổ
Cho trẻ nhận xét (3 trẻ nhận xét 3 tổ).
Cô nhận xét, khuyến khích những trẻ có nhiều sản phẩm
- Cô vừa cho c/c làm gì ? (trẻ trả lời)
- Cô giáo dục trẻ phải biết giữ gìn sản phẩm của mình làm ra.
IV- Bổ sung:
DUYỆT CỦA BGH
Giáo viên
Nguyễn Thị Xuân Loan
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- trung thu_12447395.doc