- Góc chơi phân vai: “Gia đình, bác sĩ, Cửa hàng bán bánh trung thu
- Góc chơi xây dựng: Xây dựng quầy bán bánh trung thu (TT)
* Mục đích: Trẻ biết sử dụng các vật liệu có sẵn như, gạch, hàng rào.để xây dựng quầy bán bánh trung thu biết liên kết với các bạn trong khi chơi, không tranh giành đồ chơi.
* Nội dung: Chơi với gạch bằng xốp,hàng rào, cây xanh, lắp ghép.
* Kết quả mong đợi: Trẻ biết xây dụng quầy bán bánh có các phòng, xung quanh có cây, hoa.
- Góc nghệ thuật: Bé vẽ tô màu bánh trung thu
- Góc chơi trò chơi học tập: Trẻ xem tranh ảnh các lễ hội tết trung thu
- Góc khám phá khoa học: Chăm sóc cây xanh.
26 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 4878 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án mầm non lớp chồi - Chủ đề nhánh: Bé vui hội trăng rằm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t trung thu, múa lân, phá cổ, được vui ca hát
b) Kỷ năng:
Trẻ trả lời tròn câu, diễn đạt ý mạch lạc
c) Thái độ
- Trẻ biết ăn các loại bánh, trái cây tốt cho sức khỏe nhưng không nên ăn quá nhiều bánh kẹo ngọt trong ngày tết trung thu.
2. Chuẩn bị:
Tranh,hình ảnh về ngày tết trung thu”
Các bài hát “ Chiếc đèn ông sao
- Các loại hoa quả ,bánh trung thu ,bánh dẻo
3 .Tiến hành hoạt động
a) Ổn định tổ chức
- Cô và trẻ nghe nhạc bài “Rước đèn dưới ánh trăng”
- Các cháu vừa nghe bài hát gì?
- Bài hát nói về ngày nào ?
- Cô giới thiệu về ngày tết trung thu là ngày rằm tháng 8 hàng năm .Đây là ngày tết của trẻ em ,còn gọi là tết ông trăng” .Phong tục trông trăng liên quan đến sự tích chú cuội trên cung trăng ,do một hôm chú cuội đi vắng ,cây đa bị bật gốc bay lên trời ,chú cuội bám vào rể cây niếu kéo lại nhưng không được nên bị bay lên cung trăng cùng với cây đa của mình .Vì vậy các con nhìn lên mặt trăng thấy một vết đen rỏ hình cây đa cổ thụ có người ngồi là chú cuội ngồi gốc cây đa đấy các con
b) Nội dung chính
- Vào ngày tết trung thu cha mẹ thường chuẩn bị những gì ?
- Thế các con thường làm gì để giúp mẹ?
- Các con được đi đâu chơi?
- Các con thường thấy người ta tổ chức những hoạt động gì?
- Các con có thích ngày tết trung thu hay không?
Các con được cha mẹ tặng những gì?
- Lúc trăng lên cao ,trẻ em vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cổ và tổ chức múa sư tử để các em vui chơi thỏa thích .
- Các con đã thấy đầu sư tử chưa ?
- Cô đem tranh cho các cháu quan sát
- Cô mời cả lớp cùng hát múa bài “Rước đèn dưới ánh trăng”
*Trò chuyện về ngày tết trung thu ở trường ,lớp:
- Các con thấy quang cảnh ở trường hôm đó như thế nào? Có những gì?
- Ai là người trang trí ? trang trí như thế nào?
- Trong ngày đó, các cháu được xem những tiết mục văn nghệ nào, do ai biểu diễn?
- Các bạn đó biểu diễn có hay không? Các cháu có thể biểu diễn như các bạn không
* Trò chơi: Nặn bánh trung thu
- Cô cùng trẻ làm những người thợ nặn bánh trung thu.
- Cô cho các cháu chia thành 3 tổ thi đua nhau xem ai nặn được nhiều bánh nhất
*Trò chơi 2: Cho trẻ chơi múa lân
c) Kết thúc: Cô cùng trẻ hát: Chiếc đèn ông sao và đi ra ngoài
III HOẠT ĐỘNG CHƠI NGOÀI TRỜI
- Ôn bài thơ: Bé tới trường
- Trò chơi: “Mèo đuổi chuột”
- Chơi theo ý thích
IV. CHƠI, HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC
- Góc chơi phân vai: “Gia đình, bác sĩ, Cửa hàng bán đồ lưu niệm”.
- Trò chơi trung tâm: - Góc chơi xây dựng: Xây dựng trường mầm non (TT): - Bé biết vẽ tô màu bánh trung thu
- Góc taọ hình: Bé tô màu bánh trung thu
- Góc chơi trò chơi học tập: Trẻ xem tranh ảnh về tết trung thu, nối số lượng toán phù hợp...
- Góc chơi thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh
V.VỆ SINH ĂN NGỦ
- Cô cho cháu đi vệ sinh, rửa tay trước khi ăn.
- Trẻ ngồi vào bàn ăn.
- Sau khi trẻ ăn xong cô cho trẻ đánh răng và vận động nhẹ trước khi vào chổ ngủ
VI. CHƠI HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
- Thực hiện vở Vở LQVT hình vẽ (Trang 3)
- Bé chơi với chữ cái o, ô, ơ ( LQCC).
VII TRẢ TRẺ
VIII. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
...
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
Tên chủ đề nhánh: Trung thu của bé
(Thứ 5 ngày 20 tháng 09 năm 2018)
I. ĐÓN TRẺ, CHƠI, THỂ DỤC SÁNG
II. HOẠT ĐỘNG HỌC : LQVH
Đề tài: Thơ: Chờ trăng
1. Mục đích yêu cầu
a) Kiến thức
- Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ, đọc thuộc thơ.
- Trẻ khuyết tật: Trẻ đọc thơ theo cô và bạn.
b) Kỹ năng
- Rèn kỹ năng đọc diễn cảm. Phát triển kỹ năng ghi nhớ có chủ định, phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Trẻ khuyết tật: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ
c) Thái độ
- Giáo dục trẻ yêu thiên nhiên. Biết thể hiện vai chơi, đoàn kết trong khi chơi
2. Chuẩn bị
Hình ảnh minh họa nội dung bài thơ
3. Tiến hànhhoạt động
a) Ổn định, giới thiệu
Cô cùng trẻ hát bài “Rước đèn dưới ánh trăng”
Cô trò chuyện với trẻ về ngày tết trung thu. Qua đó cô giới thiệu bài thơ “Chờ trăng” Tác giả Phan Trung Hiếu
b) Nội dung chính
* Cô đọc thơ trẻ nghe.
Cô đọc bài thơ 2 lần kết hợp xem hình ảnh minh họa
- Cô đọc trích dẫn - giảng giải nội dung bài thơ:
+ 4 câu đầu: tả cảnh bầu trời mưa bé rất buồn.
+ 4 câu tiếp theo: bé ước muốn nếu đổi bánh trái để ông trời khỏi mưa
+ 4 câu cuối: Bé tự an ủi mình đợi đến năm sau được phá cỗ
* Đàm thoại:
+ Cô vừa đọc bài thơ gì? Do ai sáng tác?
+ Tác giả miêu tả bầu trời trung thu như thế nào?
+ Bé sẽ đổi gì để lấy trời trong?
+ Trời mưa bé tự an ủi như thế nào?
+ Con cảm thấy như thế nào khi tết trung thu gặp mưa?
- Giáo dục trẻ yêu thiên nhiên
* Bé đọc thuộc thơ
- Cả lớp đọc từng câu theo cô 2 lần
- Luyện tập dưới nhiều hình thức: Tổ, nhóm, cá nhân đọc nối tiếp, đọc to - nhỏ...
- Cô bao quát, động viên, khuyến khích trẻ.
* Tổ chức vui hội trung thu
- Cho trẻ muá lân phá cỗ
- Cô cùng trẻ nhận xét sau khi chơi
c) Kết thúc : Cho trẻ vận động theo bài hát "Chiếc đèn ông sao"
III. HOẠT ĐỘNG DẠO CHƠI NGOÀI TRỜI
- Múa hát rước đèn dưới ánh trăng
- Trò chơi: “bỏ khăn”
- Chơi theo ý thích
IV. HOẠT ĐỘNG CHƠI Ở CÁC GÓC
- Góc chơi phân vai: “Gia đình, bác sĩ, Cửa hàng bán đồ lưu niệm”.
- Góc chơi xây dựng: Xây dựng trường mầm non (TT):
- Bé xây được quầy bánh trung thu
- Góc taọ hình: Bé tô màu bánh trung thu
- Góc chơi trò chơi học tập: Trẻ xem tranh ảnh về tết trung thu.
- Góc chơi thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh
V. VỆ SINH, ĂN TRƯA, NGỦ TRƯA
- Rèn cho trẻ kỹ năng xếp mền gối và để đúng nơi quy định
VI. HOẠT ĐỘNG CHƠI THEO Ý THÍCH CHIỀU
- Thực hiện Vở NB& LQCC: Chữ O (trang 3).
- Chơi tụ do
VII. VỆ SINH, TRẢ TRẺ
VIII. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
........................................................................................................................................................................................................................................................................................
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
Tên chủ đề nhánh: Trung thu của bé
(Thứ 6 ngày 21 tháng 09 năm 2018)
I. ĐÓN TRẺ, CHƠI, THỂ DỤC SÁNG
II. HOẠT ĐỘNG HỌC : LQVT
Đề tài: Ôn số lượng trong phạm vi 5
1. Mục đích yêu cầu
a) Kiến thức
-Trẻ nhận biết được số 5, biết đếm theo thứ tự và tách gộp các đối tượng trong phạm vi 5.
b) Kỹ năng
- Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ cho trẻ.
c) Thái dộ
- Giáo dục trẻ tham gia vào các trò chơi.
2. Chuẩn bị
- Giáo án
- Số 1- 5
3. Tiến hành hoạt động
a) Ổn định, giới thiệu
Cô và trẻ cùng hát “ Trương chúng cháu là trường mầm non” đàm thoại với trẻ về nội dung bài hát, giới thiệu về trường cho trẻ.
b) Nội dung chính
*Hoạt động 1: Ôn số lượng trong phạm vi 5
- Cô gắn các ngôi trường lên bảng cài và cho trẻ đếm theo thứ tự.
- Cô hỏi trẻ có tất cả là bao nhiêu ngôi trường?
- Vậy tương ứng với ngôi trường trên bảng là thẻ số mấy?
- Cô cho trẻ lên chọn thẻ số gắn vào.
- Bây giờ cô muốn mỗi ngôi trường có một lớp học vào thì chúng ta sẽ chọn ra mấy lớp học?
- Cho trẻ lên thực hành chọn số gắn tương.
- Tương tự cô sẽ gắn các lớp học và cho trẻ đếm sau đó cho trẻ tìm cho mỗi ngôi nhà để gắn vào.
-Cô cho trẻ tìm xung quanh lớp xem có những đồ dùng , đồ chơi nào có số lượng tương ứng.
* Hoạt động 2: Trò chơi cũng cố.
- TC1: Tạo nhóm.
- Cô cho trẻ vừa đi vừa hát và khi có hiệu lệnh của cô “ Tạo nhóm” thì các bạn sẽ tạo theo yêu cầu của cô.
- Cô cho trẻ tạo nhóm có 3, 4, 5 bạn.
-TC2: Đi siêu thị.
- Cô giới thiệu cho trẻ là hôm nây chúng ta sẽ đi siêu thị mua các loại hoa có trong trường như hoa hồng, hoa cúc vàng, hoa cánh bướm.
- Cô chia trẻ ra 2 đội và thi đua nhau mua theo yêu cầu và số lượng mà cô đưa ra.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2- 3 lần.
* Hoạt động 3: Luyện tập.
-Cô cho trẻ về ngồi thành 5 nhóm và hướng dẫn trẻ thực hiện bài tập trong vở.
-Chúng ta dùng bút màu đen để tô theo nét chấm mờ con đường từ số 1- 5 và đếm xem bạn thỏ đã hái được bao nhiêu chiếc nấm. kể cho các bạn nghe câu chuyện thỏ đi hái nấm.
- Đếm số bông hoa màu đỏ sau đó các con sẽ tô màu vàng vào ô vuông có chữ số tương ứng với số bông hoa màu vàng. Tô màu đỏ vào ô vuông có chữ số tương ứng với số bông hoa màu đỏ.
- Cho trẻ đếm số cá trong bình và Nối bình cá với với ô vuông có chữ số phù hơp
c) Kết thúc : Hát: Em đi mẫu giáo.
III. HOẠT ĐỘNG CHƠI NGOÀI TRỜI
Ôn chữ cái o,ô,ơ
TCVĐ: Rồng rắn
Chơi theo ý thích
VI.CHƠI HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC
- Góc chơi phân vai: “Gia đình, bác sĩ, Cửa hàng bán đồ lưu niệm”.
- Góc chơi xây dựng: Xây dựng trường mầm non (TT):
- Bé xây hoàn thiện quầy bánh trung thu
- Góc taọ hình: Bé tô màu bánh trung thu
- Góc chơi trò chơi học tập: Trẻ xem tranh ảnh về tết trung thu.
- Góc chơi thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh
V. VỆ SINH, ĂN NGỦ .
VI. CHƠI HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
VII. VỆ SINH, TRẢ TRẺ
Nghe hát về trung thu
Nêu gương cuối tuần
VIII. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
..........................................................................................................................................................
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN IV
Chủ đề nhánh: ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI CỦA BÉ
Thời gian thực hiện: 01/10- 05/10/2018
Hoạt động
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Đón trẻ, chơi, thể dục sáng
* Đón trẻ
- Trò chuyện với trẻ đồ dùng đồ chơi của trẻ giúp trẻ nói rõ ràng.
- Trò chuyện về tên trường, địa chỉ trường, trong trường có những ai?
- Trò chuyện về những công việc của những người trong trường. (cô giáo, nhân viên bảo vệ, cấp dưỡng)
- Giáo dục trẻ yêu mến trường, giữ gìn trường sạch sẽ.
- Phân loại được một số đồ dùng thông thường theo chất liệu và công dụng
- Quan sát đồ dùng đồ chơi, các khu vực trong trường
- Sử dụng lời nói để bày tỏ cảm xúc nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của bản thân.
- Có hành vi bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hằng ngày
*Thể dục sáng
Tập thể dục sáng theo bài hát: Trường chúng cháu là trường Mầm non
- Khởi động: Xoay cổ tay, bả vai, eo, gối.
- Trọng động:
+ Hô hấp: Hít vào, thở ra
+ Tay vai: Co và duỗi tay
+ Bụng: Đứng quay người sang 2 bên
+ Chân: Nâng cao chân gập gối
+ Bật: Bật đưa chân sang ngang
- Hồi tĩnh: Thả lỏng điều hòa.
* Điểm danh, báo cơm
Hoạt động học
LQVH
Thơ: Nặn đồ chơi
LQVT
Nhận biết các ngày trong tuần
LQCC
LQCC: a, ă, â
TH
Vẽ đồ chơi lớp bé
TD
Lăn bóng bằng 2 tay và đi theo bóng
Hoạt động chơi ngoài trời.
- HĐCCĐ: Vẽ đồ chơi bé thích trên sân trường
- TCVĐ:Bỏ khăn
- Chơi tự do
- HĐCCĐ: Hát múa về các bài hát , trường lớp của bé
- TCVĐ: Chuyền bóng qua đầu
- Chơi tự do
-HĐCCĐ: Làm quen bài hát : Lớp chúng ta đoàn kết
- TCVĐ: Đập và bắt bóng
- Chơi tự do
-HĐCCĐ:
Khám phá lớp học của bé
TCVĐ:Bánh xe quay
- Chơi tự do
-HĐCCĐ: Ôn số 1-5
TCVĐ: Bịt măt bắt dê
Chơi tự do
Chơi, hoạt động ở các góc
- Góc chơi phân vai: cô giáo, bác sỹ
- Góc chơi xây dựng: Xây dựng lớp học của bé(TT)
* Mục đích: Trẻ biết sử dụng các vật liệu có sẵn như, gạch, hàng rào..để xây dựng lớp học biết liên kết với các bạn trong khi chơi, không tranh giành đồ chơi....
* Nội dung: Chơi với gạch bằng xốp,hàng rào, cây xanh, lắp ghép.
* Kết quả mong đợi: Trẻ biết xây dựng lớp học có các phòng, xung quanh có cây, hoa...
- Góc nghệ thuật: Bé vẽ tô màu đồ chơi
- Góc chơi trò chơi học tập: Trẻ xem tranh ảnh về lớp học
- Góc khám phá khoa học: Chăm sóc cây xanh...
Vệ sịnh, ăn, ngủ
- Vệ sinh - Ăn trưa -Ngủ trưa- vệ sinh quà chiều.
- Động viên trẻ ăn hết suất, ăn nhanh, không nói chuyện khi ăn, không làm rơi vãi cơm xuống sàn,..
Chơi, hoạt động theo ý thích
- Thực hiện vở LQVT con số (Trang 5)
- Chơi tự do
- Thực hiện vở Tạo hình: Vẽ, t (trang 5)
- Làm quen bài thơ “Nặn đồ chơi”
- Xem tranh, ttrò chuyện về ttết trung thu
- Thực hiện vở Vở LQVT hình vẽ (Trang 5)
- Thực hiện Vở NB& LQCC: Chữ O (trang 5).
- Chơi tự do
- Nghe hát các bài hát về lớp học
- Nêu gương cuối tuần.
Trả trẻ
Dọn dẹp đồ chơi
Chuẩn bị đồ dùng cá nhân, ra về
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
Tên chủ đề nhánh: Đồ dùng đồ chơi của bé
(Thứ 2 ngày 01 tháng 10 năm 2018)
I. ĐÓN TRẺ, CHƠI, THỂ DỤC SÁNG
II. HOẠT ĐỘNG HỌC : LQVH
Đề tài: Thơ: Nặn đồ chơi
1. Mục đích yêu cầu
a) Kiến thức
- Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ, đọc thuộc thơ.
- Trẻ khuyết tật: Trẻ đọc thơ theo cô và bạn
b) Kỹ năng
- Rèn kỹ năng đọc diễn cảm. Phát triển kỹ năng ghi nhớ có chủ định, phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
c) Thái độ
- Giáo dục trẻ yêu thiên nhiên. Biết thể hiện vai chơi, đoàn kết trong khi chơi
2. Chuẩn bị
Hình ảnh minh họa nội dung bài thơ
3. Tiến hành hoạt động
a) Ổn định tổ chức
Cô và trẻ cùng hát” lớp chúng mình”.Cô trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát giới thiệu bài thơ “nặn đồ chơi”
b) Nội dung chính
*Hoạt động 1: Cô đọc thơ trẻ nghe.
Cô đọc bài thơ 2 lần kết hợp xem hình ảnh minh họa
- Cô đọc trích dẫn - giảng giải nội dung bài thơ: bài thơ nói về em bé chăm ngoan học giỏi nên em đã nặn được nhiều đồ chơi đẹp: quả thị, quả na, thằng chuột,..
+ Đoạn thơ đầu: Trời trong xanh gió mát bé ngồi nặn đồ chơi.
+ Đoạn thơ thứ 2: Bé nặn quả thị, quả na cho ba và mẹ
+ Đoạn thứ 3: Bé nặn chiếc cối nhỏ để tặng bà giả trầu
+Đoạn thứ 4: Bé nặn chú cuội để tặng chú mèo.
*Hoạt động 2: Đàm thoại:
+ Cô vừa đọc bài thơ gì? Do ai sáng tác?
+ Bài thơ nói về ai?
+ Em bé đã nặn được những gì?
+ Em bé nặn quả thị, quả na cho ai?
+Em bé nặn chiếc cối nhỏ tặng ai?
+ Để cô giáo vui lòng các con phải làm gì?
*Hoạt động 3: Luyện đọc thuộc thơ
- Cả lớp đọc từng câu theo cô 2 lần
- Luyện tập dưới nhiều hình thức: Tổ, nhóm, cá nhân đọc nối tiếp, đọc to - nhỏ...
- Cô bao quát, động viên, khuyến khích trẻ.
* Tổ chức cho trẻ nặn đồ chơi
- Cô cùng trẻ nhận xét sau khi chơi
c) Kết thúc: Cho trẻ đọc lại bài thơ “ nặn đồ chơi” và đi ra ngoài.
III. HOẠT ĐỘNG DẠO CHƠI NGOÀI TRỜI
- HĐCCĐ: Vẽ đồ chơi bé thích trên sân trường
- TCVĐ: Bỏ khăn
- Chơi tự do
IV. HOẠT ĐỘNG CHƠI Ở CÁC GÓC
- Góc chơi phân vai: cô giáo, bác sỹ
- Góc chơi xây dựng: Xây dựng lớp học của bé(TT)
+ Bé chuẩn bị vật liệu để xây lớp học
- Góc nghệ thuật: Bé vẽ tô màu đồ chơi
- Góc chơi trò chơi học tập: Trẻ xem tranh ảnh về lớp học
- Góc khám phá khoa học: Chăm sóc cây xanh...
V. VỆ SINH, ĂN TRƯA, NGỦ TRƯA
- Rèn cho trẻ kỹ năng xếp mền gối và để đúng nơi quy định
VI. HOẠT ĐỘNG CHƠI THEO Ý THÍCH CHIỀU
- Thực hiện Vở NB& LQCC: (trang 3).
- Chơi tự do
VII. VỆ SINH, TRẢ TRẺ
VIII. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
........................................................................................................................................................................................................................................................................................
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
Chủ đề nhánh: Đồ dùng đồ chơi của bé
( Thứ 3 ngày 02 tháng 10 năm 2018)
I. ĐÓN TRẺ, CHƠI, THỂ DỤC SÁNG
II. HOẠT ĐỘNG HỌC: LQVT
Đề tài: Nhận biết các ngày trong tuần
1. Mục đích yêu cầu
a) Kiến thức
- Trẻ nhận biết, nắm được tên gọi, trình tự các ngày trong tuần, biết được dấu hiệu của các ngày trong tuần. (trẻ biết một tuần có 7 ngày, đi học từ thứ 2 đến thứ 6, thứ bẩy , chủ nhật được nghỉ).
b) Kỹ năng
- Rèn cho trẻ kĩ năng quan sát, định hướng thời gian
c) Thái độ
- Trẻ tích cực hứng thú tham gia vào hoạt động
4. Chuẩn bị
- Giáo dục trẻ biết quý trọng thời gian
- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động
5. Tiến hành hoạt động
a) Ôn định
- Các con ơi lại đây với cô nào!
- Hôm nay các con sẽ được tham gia chương trình“Khám phá thời gian”
các con có thích không?
Cô sẽ chia lớp mình ra làm 2 đội là: “Nắng sớm” và “Giọt nước tí xíu”
Các đội đã sẵn sàng cùng cô đi khám phá thời gian chưa?
Mở đầu chương trình là bài hát “ Cả tuần đều ngoan”
Lớp mình hát rất là hay cô khen cả lớp nào!
Chúng mình về chỗ ngồi đẹp nào!
b) Nội dung chính
*Hoạt động 1: Tìm hiểu các ngày trong tuần.
Các con vừa hát bài gì?
Bạn nào giỏi cho cô biết:Trong bài hát có nhắc đến những ngày nào trong tuần?
Bạn trả lời đúng chưa? Cả lớp khen bạn nào!
Đố các con biết :Thứ 2 là ngày gì trong tuần?
Thứ 2 là ngày bắt đầu một tuần làm việc mới đấy các con ạ!
Cô cho trẻ quan sát tờ lịch thứ 2
Cô có gì đây cả lớp
Các con thấy tờ lịch này như thế nào?
Tờ lịch gồm phần chữ và phần số, số bên trên to chỉ ngày dương, bên dưới nhỏ chỉ ngày âm, ở giữa có ghi chữ “thứ hai” .
Các con đọc với cô nào “ thứ hai”
Chúng mình đọc to hơn nữa nào!
Bạn nào giỏi có thể cho cô biết thứ 2 chúng mình học môn gì?(môn nào tìm hiểu về các loài động vật sống trong rừng, trong gia đình nhỉ)
Cô đố các con biết:Sau thứ 2 sẽ là thứ mấy?
Đúng rồi sau thứ 2 là thứ 3 đấy các con ạ
Cô cho trẻ quan sát tờ lịch thứ 3
Bạn nào giỏi có thể cho cô biết: Tờ lịch của cô có đặc điểm gì?
Tờ lịch cũng gồm 2 phần: phần chữ và phần số, số bên trên to chỉ ngày dương, bên dưới nhỏ chỉ ngày âm, ở giữa có ghi chữ “thứ ba”
Chúng mình đọc cùng cô “ Thứ ba”
Một bạn cho cô biết: Thứ 3 chúng mình học gì? ( cô gợi ý cho trẻ: thứ 3 chúng mình học môn nào mà chơi làm đoàn tàu, chơi bóng tròn to)
Bạn nào giỏi có thể cho cô và các bạn biết sau thứ 3 là thứ mấy?
Đúng rồi sau thứ 3 là thứ 4
Cô cho trẻ quan sát tờ lịch thứ 4
Các con thấy tờ lịch của cô có đặc điểm gì?
Chúng mình đọc cùng cô “ Thứ tư”
Bạn nào giỏi cho cô biết thứ 4 chúng mình học gì nhỉ?(môn nào học về lập số nhỉ)
Sau thứ 4 chúng mình thử đoán xem sẽ là thứ mấy?
Đúng rồi sau thứ 4 là thứ 5 đấy các con ạ!
Cô cho trẻ quan sát tờ lịch thứ 5
Con thấy tờ lịch của cô như thế nào?
Chúng mình đọc cùng cô nào “thứ năm”
Thứ năm chúng mình học gì?
Ngày tiếp theo của thứ 5 sẽ là thứ mấy cả lớp?
Sau thứ 5 sẽ là thứ 6
Cô cho trẻ quan sát tờ lịch thứ 6
Các con có nhận xét gì về tờ lịch thứ 6
Chúng mình đọc cùng cô “thứ 6”
Thứ 6 chúng mình học gì?
Thứ sáu có điều gì đặc biệt nhỉ?
Thứ 6 chúng mình sẽ được phát phiếu bé ngoan và cũng là ngày học cuối cùng trong tuần đấy các con ạ!
Các con có biết sau thứ sáu là thứ mấy không?
Sau thứ 6 sẽ là thứ 7 đấy các con ạ
Thứ 7 chúng mình có phải đi học không?
Đúng rồi thứ 7 chúng mình được nghỉ
Thứ 7 chúng mình ở nhà làm gì?
Thứ 7 chúng mình được nghỉ ở nhà, các con có thể giúp bố mẹ quét nhà , trồng hoa
Còn đây là tờ lịch chủ nhật
Các con thấy tờ lịch chủ nhật có gì khác với những tờ lịch mình đã tìm hiểu?
Tờ lịch chủ nhật không có số, và có màu đỏ
Các con có biết vì sao tờ lịch chủ nhật lại có màu đỏ không?
Vì chủ nhật tất cả công nhân, viên chức làm việc trong nhà nước đều được nghỉ đấy, đây là một ngày đặc biệt trong tuần nên nó được in màu đỏ cho nổi bật
Vừa rồi chúng mình vừa tìm hiểu xong về các ngày trong tuần
vậy bạn nào giỏi có thê cho cô biết:
Một tuần có mấy ngày? Kể tên các ngày trong tuần
Chúng mình đi học mấy ngày? Là những ngày nào?
Một tuần có 7 ngày từ thứ 2 đến chủ nhật, chúng mình đi học từ thứ 2 đến thứ 6. Nghỉ thứ 7 và chủ nhật các con nhớ chưa.
Đố chúng mình biết cô có gì đây?
Đây là lịch tuần lễ đấy các con ạ!
Lịch gồm có các hình tròn tượng trưng cho các ngày trong tuần, kim chỉ đến hình tròn nào là tương ứng với ngày có ghi trên hình tròn đó.
Thời gian không chờ đợi ai cả nên chúng mình phải quý trọng thời gian, ăn ngủ đúng giờ, làm việc nhanh chóng , khẩn chương, các con nhớ chưa.
*Hoạt động 2: Trò chơi
Vậy là cô và các con đã tìm hiểu xong các ngày trong tuần rồi. các con có thích không?
Bây giờ chúng mình cùng bước vào phần 2 của chương trình mang tên “ Ai nhanh hơn”
Các đội đã sẵn sàng chưa?
Cách chơi: Cô đã chuẩn bị cho 2 đội những bức ảnh các hoạt động các ngày trong tuần nhiệm vụ của 2 đội là hãy làm những chú thỏ bật lên trên và lên gắn ảnh lên bảng
mỗi lần chỉ được gắn 1 tờ, gắn từ trái qua phải theo thứ tự các ngày trong tuần
Luật chơi: Trong thời gian một bản nhạc đội nào gắn xong trước sẽ chiến thắng.
Cô tiến hành cho trẻ chơi
Nhận xét và tuyên dương trẻ
c) Kết thúc: Vậy là chương trình “khám phá thời gian” đã kết thúc rồi cô chào tất cả các con ,
hẹn gặp lại ở các chương trình lần sa
III. HOẠT ĐỘNG CHƠI NGOÀI TRỜI
- HĐCCĐ: Hát múa về các bài hát , trường lớp của bé
- TCVĐ: Chuyền bóng qua đầu
- Chơi tự do
IV. CHƠI HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC
- Góc chơi phân vai: cô giáo, bác sỹ
- Góc chơi xây dựng: Xây dựng lớp học của bé(TT)
+ Bé xây tường rào cổng ngõ cho lớp học.
- Góc nghệ thuật: Bé vẽ tô màu đồ chơi
- Góc chơi trò chơi học tập: Trẻ xem tranh ảnh về lớp học
- Góc khám phá khoa học: Chăm sóc cây xanh...
IV. VỆ SINH, ĂN, NGỦ TRƯA
- Rèn cho trẻ kỹ năng cho trẻ ăn cơm không làm rơi cơm
V. CHƠI HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
- Thực hiện vở Vở LQVT con số (Trang 3)
- Chơi tự do
VI. VỆ SINH, TRẢ TRẺ
VII. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
........................
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
Tên chủ đề nhánh: Đồ dùng đồ chơi của bé
(Thứ 4 ngày 03 tháng 10 năm 2018)
I. ĐÓN TRẺ, CHƠI, THỂ DỤC SÁNG
II. HOẠT ĐỘNG HỌC : LQCC
Đề tài: a,ă,â
1. Mục đích yêu cầu
a) Kiến thức
Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái a,ă,â. Tìm ra sự giống và khác nhau của chữ a,ă,â
Trẻ khuyết tật: Trẻ nhận biết và phát âm chữ a, ă,â
b) Kỹ năng
Luyện kỹ năng quan sát, kỹ năng phát âm đúng ghi nhớ có chủ định.
c) Thái độ
- Trẻ hứng thú tham gia tích cực vào hoạt động
2. Chuẩn bị
-Thẻ chữ cái,....
3. Tiến hành hoạt động
a) Ổn định tổ chức
Cô và trẻ cùng hát” lớp chúng mình”.Cô trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát giới thiệu bài mới
b) Nội dung chính
*Hoạt động 1: Trẻ làm quen với chữ: a,ă,â
- Các con vừa rôi cô cháu mình đã tổ chức lễ hội trung thu phải không nào?
- Cho trẻ xem hình ảnh và họat động của ngày tết trung thu và giới thiệu múa lân và cụm từ.
- Trong từ múa lân có bao nhiêu tiếng? Có bao nhiêu chữ cái? - Cô giới thiệu chữ “a” trong từ
- Cho trẻ phát âm chữ “a”
- Cho trẻ phát theo tổ, nhóm, cá nhân dưới nhiều hình thức
- Cô giới thiệu cấu tạo chữ “a”
- Cho trẻ nhắc lại cấu tạo chữ “a” dưới nhiều hình thức.
- Cô giới thiệu chữ a viết thường, a in thường, chữ a in hoa.
- Các con nhìn xem có chữ nào trong từ gần giống với chữ “a” không?
- Cho trẻ tìm và trả lời, sau đó cô giới thiệu chữ “â”
- Cho trẻ phát âm “â”
- Cho trẻ tìm chữ cái đã học
- Cô giới thiệu chữ “â” trong từ “Múa lân”
- Cho trẻ phát âm theo nhóm ,tổ, cá nhân dưới nhiều hình thức
- Cô giới thiệu cấu tạo chữ “â”
- Cho trẻ nhắc lại cấu tạo chữ “â” dưới nhiều hình thức
- Cô giới thiệu chữ “â” viết thường, “â” in thường, “” in hoa
- Khi đến trường các con được học và làm gì nữa?
- Các con nhìn xem các bạn đang làm gì?
- Tương tự cô giới thiệu chữ ă trong từ “Trăng tròn”
* So sánh: chữ a,ă,â
- Các con có nhận xét gì về 3 chữ “a,ă,â” vừa học
* Giống nhau: Đều có nét cong tròn khép kín và một nét sổ thẳng
* Khác nhau: Chữ ă có dấu á, chữ a không có dấu, chữ â có dấu mũ.
c) Hoạt động 2: Luyện tập
* Trò chơi 1: Truyền tin
- Chia trẻ thành 3 đội. Cô chuẩn bị thẻ chữ cái, yêu cầu trẻ phải chạy lên tìm đúng chữ cô yêu cầu bỏ vào rổ của mình, kết thúc trò chơi đội nào tìm nhiều chữ hơn, đội đó giành chiến thắng
* Trò chơi 2: Đối mặt
- Cho trẻ ngồi thành chữ U. Cô chuẩn bị 1 quả bóng, thẻ chữ cái. Cô lăn quả bóng chạy đến bạn nào thì bạn đó trả lời theo yêu cầu cầu cô.
- Cho trẻ chơi 2-3 lần.
* Trò chơi 3: Hoa tìm lá lá tìm hoa
- Cô phát cho trẻ một bông hoa hoặc một chiếc lá có các chữ cái đã học, nhiệm vụ của các con là khi nghe hiệu lệnh của cô phải tìm ra cho mình một bạn có bông hoa và chiếc lá có chữ cái giống nhau thành một cặp.
Nhận xét - tuyên dương
*Kết thúc : Hát bài “ Vui đến trường”
c) Kết thúc: Cho trẻ đọc lại bài thơ “ nặn đồ chơi” và đi ra ngoài.
III. HOẠT ĐỘNG DẠO CHƠI NGOÀI TRỜI
-HĐCCĐ: Làm quen bài hát : Lớp chúng ta đoàn kết
- TCVĐ: Đập và bắt bóng
- Chơi tự do
IV. HOẠT ĐỘNG CHƠI Ở CÁC GÓC
- Góc chơi phân vai: cô giáo, bác sỹ
- Góc chơi xây dựng: Xây dựng lớp học của bé(TT)
+ Bé xây vườn cây trong lớp học
- Góc nghệ thuật: Bé vẽ tô màu đồ chơi
- Góc chơi trò chơi học tập: Trẻ xem tranh ảnh về lớp học
- Góc khám phá khoa học: Chăm sóc cây xanh...
V. VỆ SINH, ĂN TRƯA, NGỦ TRƯA
- Rèn cho trẻ kỹ năng xếp mền gối và để đúng nơi quy định
VI. HOẠT ĐỘNG CHƠI THEO Ý THÍCH CHIỀU
- Thực hiện vở Vở LQVT hình vẽ (Trang 4)
- Bé chơi với chữ cái o, ô, ơ ( LQCC
VII. VỆ SINH, TRẢ TRẺ
VIII. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
Tên chủ đề nhánh: Đồ dùng đồ chơi của bé
(Thứ 5 ngày 04 tháng 10 năm 2018)
I. ĐÓN TRẺ, CHƠI, THỂ DỤC SÁNG
II. HOẠT ĐỘNG HỌC : TH
Đề tài: Vẽ đồ chơi tặng bạn
1. Mục đích yêu cầu
a) Kiến thức
- Trẻ biết sử dụng các kĩ năng đã học để vẽ một số đồ chơi, tô màu, đếm số đồ chơi vẽ được.
b) Kỹ năng
- Trẻ biết cách cầm bút, ngồi đúng tư thế, vẽ các nét cong tròn, nét thẳng tạo thành những đồ dùng, đồ chơi - Rèn cho trẻ về bố cục hợp lí...
.
c) Thái độ
- Trẻ hứng thú tham gia tích cực vào hoạt động
2. Chuẩn bị
- Tranh mẫu của cô, giá treo tranh
3. Tiến hành hoạt động
a) Ổn định tổ chức
Cô v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lqvh_12438641.doc