Hoạt động nhận thức:
*Cung cấp kiến thức:
- Lần 1: Cô cho trẻ hát to, vừa, nhỏ theo hiệu lệnh của cô.
- Bật nhạc, cô và trẻ cùng hát bài: “Ngày vui của bé”
Bài hát rất hay nhưng để hay hơn chúng mình phải làm gì các con?
Lần 1: Cô làm mẫu không giải thích.
Lần 2: Cô giải thích từng động tác.
+ Lời 1:
- Câu:“ Hàng cây đung đưa, đung đưa vẫy gọi”: Đưa 2 tay đưa lên cao đồng thời vẫy sang phải, sau đó đổi bên , kết hợp nhún chân
- Câu: “Đàn em tung tăng, tung tăng tới lớp”: Đưa 2 tay lên cao, mu bàn tay hướng ra trước, đồng thời vẫy sang phải, sau đó đổi bên.
- Câu: “Chào năm học mới với bao bạn bè”: Hai tay đưa lên cao, cuộn cổ tay, kết hợp nhún chân,sau đó đổi bên kết hợp nhún kí chân.
- Câu: “Mầm non ngày hội, mừng bé đi chơi”: Đưa hai tay lên cao, vẫy tay kết hợp đi vòng tròn
+ Lời 2: Múa tương tự như lời 1.
- Lần 3: Cô múa cả bài.
- Cô cho cả lớp múa 2 – 3 lần.
- Tổ, nhóm, cá nhân múa. Cô sửa sai, tuyên dương trẻ múa đẹp.
- Cả lớp mình vận động lại.
16 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1377 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp chồi - Kế hoạch giáo dục tuần 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN I
TT
Hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
1
Đón trẻ, trò chuyện,
thể dục sáng
* Đón trẻ:
- Cô ân cần nhắc trẻ chào hỏi, cất đồ dùng đúng chỗ.
- Trao đổi với phụ huynh về tình trạng sức khỏe và tâm trạng trẻ.
- Cho trẻ chơi tự chọn.
* Thể dục sáng
a. Khởi động :
- Cho trẻ đi vòng tròn, đi các kiểu chân, chạy chậm, chạy nhanh về 3 hàng ngang tập thể dục đồng diễn của trường.
b.Trọng động:
Bài tập buổi sáng: “Chào bình minh ”.
Tập các động tác:
Động tác tay: đưa hai tay lên cao, sang ngang
( thực hiện 2x8 nhịp)
Động tác bụng : đứng cuối người về phía trước
( thực hiện 2x8 nhịp)
Động tác chân: bật tách và khép chân
( thực hiện 2x8 nhịp
c. Hồi tĩnh:
- Tập động tác hồi tĩnh trên nền nhạc bài “ Con công”
2
Hoạt động ngoài trời
- Cho trẻ dạo chơi quan sát, tìm hiểu về trường Mẫu giáo của bé.
- TC: Tìm bạn thân.
- Chơi tự do.
- Vẽ, viết nguệch ngoạc trên đất, cát
- TCDG: Mèo đuổi chuột
- Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời
- Quan sát bầu trời.
- Trò chơi: Kéo co.
- Dạo chơi tự do xung quanh sân trường.
- Cho trẻ nhặt lá cây rụng, rác ở sân trường
- Trò chơi dân gian: Rồng rắn lên mây
- Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời.
- Trò chuyện với trẻ về lớp học của bé.
Trò chơi “Tìm bạn”.
- Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời.
3
Hoạt động học
GDAN: Hát, múa bài: “Ngày vui của bé”. Tác giả: Hoàng Văn Yến.
LQVT: Ôn số lượng trong phạm vi 5. Ôn so sánh chiều dài.
TH: Vẽ, tô màu đồ chơi trong trường Mầm non.
TD: Đi nối bàn chân tiến, lùi.
LQCC: o-ô-ơ.
4
Hoạt động chơi, hoạt động ở các góc
- Góc xây dựng: Xây trường Mầm non(Góc chính)
- Góc phân vai: Chơi đóng vai: Cô giáo, Gia đình
- Góc Học tập: Trẻ xem tranh ảnh kể chuyện theo tranh về trường Mầm non, lớp học của bé luyện đếm nhóm đồ dùng.
- Góc Nghệ thuật: Tô màu, vẽ thêm các chi tiết, xé dán, đồ dùng về trường, lớp Mầm non, Hát vận động các bài hát về chủ đề.
5
Hoạt động ăn, ngủ
Rèn kỹ năng rửa tay đúng cách trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, lau miệng sau khi ăn
6
Chơi, hoạt động theo ý thích
- Vận động nhẹ.
- Vẽ trường mầm non
- Làm quen với kỹ năng Đi nối bàn chân tiến, lùi.
- Thực hiện vở: Bé tập vẽ, tập tô màu
- Chơi tự do
- Thực hiện vở Làm quen với toán
- Làm quen bài thơ: “Cô giáo của con”
- Chơi tự do
- Vận động nhẹ.
-Ôn kiến thức cũ.
–Thực hiện vở Làm quen chữ cái.
- Vận động nhẹ.
-Biểu diễn văn nghệ cuối tuần.
- Nêu gương bé ngoan.
7
Trả trẻ
- Dọn dẹp đồ chơi
- Chuẩn bị đồ dùng cá nhân, ra về
Giáo viên lập kế hoạch
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Thứ hai ngày 4 tháng 9 năm 2017
Chủ đề nhánh: NGÀY HỘI BÉ ĐẾN TRƯỜNG
I. Đón trẻ, trò chuyện, thể dục sáng
- Đón trẻ, nhắc nhở trẻ chào cô, chào ba mẹ, cất đồ dùng cá nhân vào đúng nơi qui định.
- Trò chuyện về trường mẫu giáo Hoa Mai ( tên trường, lớp, các cô, .)
- Xem tranh ảnh về các hoạt động trong trường mẫu giáo.
- Tập thể dục sáng theo nhạc bài hát: Chào bình minh”
II. Hoạt động học: GIÁO DỤC ÂM NHẠC
Đề tài: Hát, múa bài: “Ngày vui của bé” .Tác giả: Hoàng Văn Yến.
Trò chơi âm nhạc: “ Bước nhảy hoàn vũ”.
Nghe hát: “Đi học”, N&L: Bùi Đình Thảo.
1. Mục đích, yêu cầu:
a. Kiến thức:
Trẻ biết được bài hát: “ Ngày vui của bé” do tác giả: Hoàng văn Yến sáng tác và trẻ được nghe bài ngày đầu tiên đi học do Nguyễn ngọc Thiện sáng tác với nỗi nhớ lại những ngày đã đi học. Cho trẻ làm quen với trò chơi tiếng hát ở đâu.
b. Kỹ năng:
- Trẻ biêu diễn múa hát nhí nhảnh hồn nhiên theo lời ca của bài hát “Trường mẫu giáo yêu thương”.
c. Thái độ:
Thong qua bài nghe hát đem em đến cho trẻ tình cảm yêu trường, yêu lớp và niềm vui bên cô giáo.
2. Chuẩn bị:
- Cô thuộc bài hát múa “Ngày vui của bé”
- Nhạc beat bài hát: “Ngày vui của bé”, bài hát: “Đi học”.
- Mũ nốt nhạc.
3. Tiến hành hoạt động:
a. Hoạt động ổn định:
- Cô và trẻ cùng hát bài: “Trường cháu đây là trường mầm non”
- Trò chuyện
+ Các con đang học trường gì?
+ Đến trường các con được học những gì?
+ Đến trường các con thấy thế nào ?
- Năm học mới rất vui, mỗi bạn có một tâm trạng khác nhau. Chú Hoàng Văn Yến biết được điều đó nên sáng tác bài hát “Ngày vui của bé” để tặng cho tất cả các con
- Cô bật nhạc bài: “Ngày vui của bé” cho trẻ nghe.
- Bài hát: “Ngày vui của bé” do Hoàng Văn Yến sáng tác. Hôm nay, lớp mình thể hiện lại bài hát này cô nghe nhé!
b. Hoạt động nhận thức:
*Cung cấp kiến thức:
- Lần 1: Cô cho trẻ hát to, vừa, nhỏ theo hiệu lệnh của cô.
- Bật nhạc, cô và trẻ cùng hát bài: “Ngày vui của bé”
Bài hát rất hay nhưng để hay hơn chúng mình phải làm gì các con?
Lần 1: Cô làm mẫu không giải thích.
Lần 2: Cô giải thích từng động tác.
+ Lời 1:
- Câu:“ Hàng cây đung đưa, đung đưa vẫy gọi”: Đưa 2 tay đưa lên cao đồng thời vẫy sang phải, sau đó đổi bên , kết hợp nhún chân
- Câu: “Đàn em tung tăng, tung tăng tới lớp”: Đưa 2 tay lên cao, mu bàn tay hướng ra trước, đồng thời vẫy sang phải, sau đó đổi bên.
- Câu: “Chào năm học mới với bao bạn bè”: Hai tay đưa lên cao, cuộn cổ tay, kết hợp nhún chân,sau đó đổi bên kết hợp nhún kí chân.
- Câu: “Mầm non ngày hội, mừng bé đi chơi”: Đưa hai tay lên cao, vẫy tay kết hợp đi vòng tròn
+ Lời 2: Múa tương tự như lời 1.
- Lần 3: Cô múa cả bài.
- Cô cho cả lớp múa 2 – 3 lần.
- Tổ, nhóm, cá nhân múa. Cô sửa sai, tuyên dương trẻ múa đẹp.
- Cả lớp mình vận động lại.
Nghe hát: “Đi học”, thơ Hoàng Minh Chính do chú Bùi Đình Thảo viết nhạc.
- Đến với lớp mình hôm nay cô có bài hát gửi tặng lớp mình đó là bài: “Đi học”, thơ Hoàng Minh Chính do chú Bùi Đình Thảo viết nhạc. Các con cùng chú ý lắng nghe nhé!
- Lần 1: Cô hát thể hiện tình cảm.
+ Bài hát: “Đi học” nói về niềm vui của bạn nhỏ vùng cao khi được đi học, mặc dù mẹ bận đi làm nương nhưng bạn vẫn một mình đến lớp. Vì đến trường được cô dạy múa hát rất vui phải không nào!
- Lần 2: Cô múa.
- Lần 3: Trẻ múa cùng cô.
b. Trò chơi: “Bước nhảy hoàn vũ”.
- Cách chơi: Cô bật nhạc trẻ nghe và khiêu vũ sao cho phù hợp với nhạc. Nhạc nhanh, mạnh thì trẻ khiêu vũ nhanh; nhạc nhẹ trẻ khiêu vũ nhẹ nhàng.
- Luật chơi: Ai thể hiện sai phỉ nhảy lò cò tại chỗ.
(Cô cho trẻ chơi vài lần)
c. Kết thúc:
- Củng cố - giáo dục
- Nhận xét tuyên dương trẻ. Đọc đồng dao: “Dung dăng dung dẻ” và ra ngoài.
II. Hoạt động ngoài trời:
*HĐCĐ: Cho trẻ dạo chơi quan sát về trường Mẫu giáo của bé.
- Cô cho trẻ ổn định
- Cho trẻ dạo quanh trường quan sát và đưa ra nhận xét xem trường MG có như thế nào, có những gì
- Mời vài trẻ nhận xét
- Cô giới thiệu, khái quát lại cho trẻ
*TCVĐ: Tìm bạn thân.
* Chơi tự do.
IV. Hoạt động chơi, hoạt động ở các góc:
- Góc xây dựng: Xây trường Mầm non
- Góc phân vai: Chơi đóng vai: Cô giáo, Gia đình
- Góc Học tập: Trẻ xem tranh ảnh kể chuyện theo tranh về trường Mầm non, lớp học của bé luyện đếm nhóm đồ dùng.
- Góc Nghệ thuật: Tô màu, vẽ thêm các chi tiết, xé dán, đồ dùng về trường, lớp Mầm non, Hát vận động các bài hát về chủ đề.
V. Hoạt động ăn, ngủ:
- Đến giờ ăn, cô cho trẻ làm vệ sinh vào bàn ăn: rèn kỹ năng rửa tay đúng cách trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, lau miệng sau khi ăn
- Giáo dục trẻ khi ăn phải ăn hết khẩu phần, không làm rơi vải cơm thức ăn ra ngoài, không nói chuyện và ngồi ngay ngắn.
- Cô giới thiệu các món ăn cho trẻ biết.
VI. Chơi, hoạt động theo ý thích:
- Vận động nhẹ.
- Vẽ trường mầm non
- Làm quen với kỹ năng Đi nối bàn chân tiến, lùi.
VII. Trả trẻ:
- Dọn dẹp đồ chơi
- Chuẩn bị đồ dùng cá nhân, ra về
VIII. Nhận xét:
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Thứ ba ngày 5 tháng 9 năm 2017
Chủ đề nhánh: NGÀY HỘI BÉ ĐẾN TRƯỜNG
I. Đón trẻ, trò chuyện, thể dục sáng
- Đón trẻ, nhắc nhở trẻ chào cô, chào ba mẹ, cất đồ dùng cá nhân vào đúng nơi qui định.
- Trò chuyện về trường mẫu giáo Hoa Mai ( tên trường, lớp, các cô, .)
- Xem tranh ảnh về các hoạt động trong trường mẫu giáo.
- Tập thể dục sáng theo nhạc bài hát: Chào bình minh”
II. Hoạt động học: LÀM QUEN VỚI TOÁN
Đề tài: Ôn số lượng trong phạm vi 5. Ôn so sánh chiều dài.
1. Mục đích, yêu cầu:
a. Kiến thức:
-Trẻ nhận biết đồ vật có số lượng 5 .So sánh được chiều dài các đối tượng.
b. Kĩ năng:
- Biết xắp xếp các nhóm đối tượng có số lượng 5.
c. Thái độ:
- Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động.
2. Chuẩn bị
- Mỗi trẻ một băng giấy màu đỏ, 2 băng giấy màu vàng.
- Thẻ số 1-2 cho trẻ
3. Tổ chức hoạt động
a. Hoạt động
*Ôn số lượng trong phạm vi 5
- Cô vỗ tay 5 tiếng.
- Cô lắc xắc xô.
-Cô cho trẻ tìm xung quanh lớp xem có những đồ dùng , đồ chơi nào có số lượng tương ứng.
*Ôn so sánh chiều dài:
+ Cho trẻ nói cách so sánh chiều dài
(nếu trẻ không nói được thì cô có thể nhắc lại cách so sánh để trẻ nhớ lại)
+ Cho trẻ tìm số băng giấy mầu vàng ngắn hơn băng giấy mầu đỏ và chọn số tương ứng (số 2).
+ Cho trẻ tiếp tục làm như vậy với các sợi len.
b. Luyện tập:
- TC1: Tạo nhóm.
- Cô cho trẻ vừa đi vừa hát và khi có hiệu lệnh của cô “ Tạo nhóm” thì các bạn sẽ tạo theo yêu cầu của cô.
- Cô cho trẻ tạo nhóm có 3, 4, 5 bạn.
-TC2: Đi siêu thị.
- Cô giới thiệu cho trẻ là hôm nây chúng ta sẽ đi siêu thị mua thêm đồ chơi cho lớp mình
- Cô chia trẻ ra 2 đội và thi đua nhau mua theo yêu cầu và số lượng mà cô đưa ra.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2- 3 lần.
c. Kết thúc: Nhận xét, tuyên dương.
II. Hoạt động ngoài trời:
* HĐCĐ: Vẽ, viết nguệch ngoạc trên đất, cát
- Cô cho trẻ ổn định
- Giới thiệu hoạt động
- Chuẩn bị dụng cụ vẽ, sân rộng thoáng mát để trẻ hoạt động
- Cô gợi ý cho trẻ vẽ
- Cô nhận xét và cho trẻ chơi trò chơi
* TCDG: Mèo đuổi chuột
* Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời
IV. Hoạt động chơi, hoạt độn ở các góc:
- Góc xây dựng: Xây trường/lớp Mẫu giáo của bé
- Góc phân vai: Chơi đóng vai: Cô giáo, Gia đình
- Góc Học tập: Trẻ xem tranh ảnh kể chuyện theo tranh về trường Mầm non, lớp học của bé luyện đếm nhóm đồ dùng.
- Góc Nghệ thuật: Tô màu, vẽ thêm các chi tiết, xé dán, đồ dùng về trường, lớp Mầm non, Hát vận động các bài hát về chủ đề.
V. Hoạt động ăn, ngủ:
- Đến giờ ăn, cô cho trẻ làm vệ sinh vào bàn ăn: rèn kỹ năng rửa tay đúng cách trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, lau miệng sau khi ăn
- Giáo dục trẻ khi ăn phải ăn hết khẩu phần, không làm rơi vải cơm thức ăn ra ngoài, không nói chuyện và ngồi ngay ngắn.
- Cô giới thiệu các món ăn cho trẻ biết.
VI. Chơi, hoạt động theo ý thích:
- Thực hiện vở: Bé tập vẽ, tập tô màu
- Chơi tự do
VII. Trả trẻ:
- Dọn dẹp đồ chơi
- Chuẩn bị đồ dùng cá nhân, ra về
VIII. Nhận xét:
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Thứ tư ngày 6 tháng 9 năm 2017
Chủ đề nhánh: NGÀY HỘI BÉ ĐẾN TRƯỜNG
I. Đón trẻ, trò chuyện, thể dục sáng
- Đón trẻ, nhắc nhở trẻ chào cô, chào ba mẹ, cất đồ dùng cá nhân vào đúng nơi qui định.
- Trò chuyện về trường mẫu giáo Hoa Mai ( tên trường, lớp, các cô, .)
- Xem tranh ảnh về các hoạt động trong trường mẫu giáo.
- Tập thể dục sáng theo nhạc bài hát: Chào bình minh”
II. Hoạt động học: TẠO HÌNH
Đề tài: Vẽ, tô màu đồ chơi trong trường Mầm non.
1. Mục đích, yêu cầu:
a. Kiến thức:
- Trẻ biết tên trường, tên lớp, trường ở đâu.
- Trẻ biết trong trường có những đồ chơi gì( trẻ thích chơi đồ chơi gì nhất)
b. Kỹ năng:
- Trẻ chú ý và ghi nhớ
- Trẻ có kỹ năng cầm bút và tô màu đẹp
c. Thái độ:
- Trẻ biết giữ gìn vệ sinh trường, lớp học.
- Trẻ yêu quý sản phẩm của mình và của bạn.
2. Chuẩn bị:
-Tranh mẫu của cô
- Bàn ghế, bút , bút màu
3. Tiến hành hoạt động:
a. Hoạt động ổn định
- Cô cho trẻ hát kết hợp vận động minh họa bài :trường mẫu giáo yêu thương” và cùng cô trò chuyện về đồ chơi trong sân trường
b. Hoạt động nhận thức:Kiến thức
- Quan sát tranh mẫu của cô( 2 tranh)
Đàm thoại:
Cô giới thiệu tranh vẽ đồ chơi của cô.
- Tranh cô vẽ gì đây?
- Trong sân trường có những đồ chơi gì?
- Cô cho trẻ gọi tên đồ chơi trong tranh và đàm thoại về cách vẽ.
- Cô dùng nét gì để vẽ xích đu ( cô cho trẻ nhắt lại)
- Cho trẻ nhắc lại cách thực hiện
- Cô hỏi ý tưởng của 3- 4 trẻ.
- Trẻ thực hiện: Cho trẻ ngồi vào bàn, cô quan sát động viên, khuyến khích trẻ sáng tạo thêm.
- Trưng bày sản phẩm:
- Cho trẻ nhận xét bài của mình và của bạn.
- Cô nhận xét, khen trẻ.
3.Kết thúc: Nhận xét, tuyên dương
III. Hoạt động ngoài trời:
* HĐCĐ: Quan sát bầu trời.
- Cô ổn định
- giới thiệu hoạt động
- Cho trẻ đi dạo và quan sát bầu trời hôm nay như thế nào?
- Cho một vài trẻ nhận xét
- Cô khái quát lại
- Cho trẻ chuyển hoạt động
* TCVĐ: Kéo co.
* Dạo chơi tự do xung quanh sân trường
IV. Hoạt động chơi, hoạt độn ở các góc:
- Góc xây dựng: Xây trường/lớp Mẫu giáo của bé
- Trẻ biết xây dựng trường mầm non có đầy đủ các phòng: Phòng hiệu trưởng,phòng hội trường, các khối lớp, sân chơi, vườn cổng ngõ
- Trẻ biết sáng tạo trong công trình xây dựng.
- Góc phân vai: Chơi đóng vai: Cô giáo, Gia đình
- Góc Học tập: Trẻ xem tranh ảnh kể chuyện theo tranh về trường Mầm non, lớp học của bé luyện đếm nhóm đồ dùng.
- Góc Nghệ thuật: Tô màu, vẽ thêm các chi tiết, xé dán, đồ dùng về trường, lớp Mầm non, Hát vận động các bài hát về chủ đề.
V. Hoạt động ăn, ngủ:
- Đến giờ ăn, cô cho trẻ làm vệ sinh vào bàn ăn: rèn kỹ năng rửa tay đúng cách trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, lau miệng sau khi ăn
- Giáo dục trẻ khi ăn phải ăn hết khẩu phần, không làm rơi vải cơm thức ăn ra ngoài, không nói chuyện và ngồi ngay ngắn.
- Cô giới thiệu các món ăn cho trẻ biết.
VI. Chơi, hoạt động theo ý thích:
- Thực hiện vở Làm quen với toán
- Làm quen bài thơ: “Cô giáo của con”
- Chơi tự do
VII. Trả trẻ:
- Dọn dẹp đồ chơi
- Chuẩn bị đồ dùng cá nhân, ra về
VIII. Nhận xét:
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Thứ năm ngày 7 tháng 9 năm 2017
Chủ đề nhánh: NGÀY HỘI BÉ ĐẾN TRƯỜNG
I. Đón trẻ, trò chuyện, thể dục sáng
- Đón trẻ, nhắc nhở trẻ chào cô, chào ba mẹ, cất đồ dùng cá nhân vào đúng nơi qui định.
- Trò chuyện về trường mẫu giáo Hoa Mai ( tên trường, lớp, các cô, .)
- Xem tranh ảnh về các hoạt động trong trường mẫu giáo.
- Tập thể dục sáng theo nhạc bài hát: Chào bình minh”
II. Hoạt động học: THỂ DỤC
Đề tài: Đi nối bàn chân tiến, lùi.
1. Mục đích, yêu cầu:
a. Kiến thức:
- Trẻ thực hiện được vận động đi nối bàn chân tiến, lùi
b. Kỹ năng:
- Trẻ chú ý và vận động đúng kỹ thuật
- Trẻ nhanh nhẹn khéo léo khi đi
c. Thái độ:
- Trẻ biết giữ gìn vệ sinh trường, lớp học.
- Trẻ biết phối hợp với bạn khi chơi
2. Chuẩn bị:
Sân tập sạch sẽ
bài nhạc
3.Tiến hành hoạt động:
a.Hoạt động ổn định
- Khởi động: trẻ làm đoàn tàu đi kết hợp các kiểu chân
b.Hoạt động nhận thức:Kiến thức:
Trọng động:
*Bài tập phát triển chung:
Động tác tay: đưa hai tay sang ngan, gập khuỷu tay
( thực hiện 2x8 nhịp)
Động tác bụng : đứng cuối người về phía trước
( thực hiện 2x8 nhịp)
Động tác chân: Nhún chân
( thực hiện 2x8 nhịp
*Vận động cơ bản: Đi nối bàn chân tiến, lùi.
Cô làm mẫu 2 lần
Lần 1: làm mẫu không giải thích
Lần 2: làm mẫu giải thích
+ TTCB đứng thẳng hai tay chống hông, khi có hiệu lệnh cô bước đi thẳng hướng về phía trước, gót bàn chân trước chạm mũi bàn chân sau. Ngược lại, ta thực hiện đi nối bàn chân lùi mũi bàn chân chạm gót bàn chân.
Cô mời hai trẻ lên thực hiện thử.
Cô cho lần lượt hai trẻ ở hai hàng lên thực hiện vận động cho đến hết lớp.
Cô tổ chức cho cả lớp luyện tập.
Trong quá trình trẻ luyện tập cô chú ý quan sát và sửa sai cho trẻ.
*Luyện tập:
*Trò chơi 1:Đội nào nhanh hơn
- Cô giới thiệu luật chơi và cách chơi rõ ràng
- Cho trẻ chơi,cô nhận xét trẻ
3.Kết thúc:
- Hồi tĩnh:Nhận xét, tuyên dương
- Trẻ đi lại và hít thở nhẹ nhàng
III. Hoạt động ngoài trời:
* HĐCĐ: Cho trẻ nhặt lá cây rụng, rác ở sân trường
- Cô ổn định
- Cho trẻ dạo quanh sân trường, nhặt lá rung, rác
- Giao dục trẻ biết giữ vệ sinh trường, lớp sạch sẽ, không vức rác bừa bãi
- Cho trẻ chuyển hoạt động
* TCVĐ: Rồng rắn lên mây
* Dạo chơi tự do xung quanh sân trường
IV. Hoạt động chơi, hoạt độn ở các góc:
- Góc xây dựng: Xây trường/lớp Mẫu giáo của bé
- Trẻ biết xây dựng trường mầm non có đầy đủ các phòng: Phòng hiệu trưởng,phòng hội trường, các khối lớp, sân chơi, vườn cổng ngõ
- Trẻ biết sáng tạo trong công trình xây dựng. Cô nâng dần độ khó để trẻ thực hiện.
- Góc phân vai: Chơi đóng vai: Cô giáo, Gia đình
- Góc Học tập: Trẻ xem tranh ảnh kể chuyện theo tranh về trường Mầm non, lớp học của bé luyện đếm nhóm đồ dùng.
- Góc Nghệ thuật: Tô màu, vẽ thêm các chi tiết, xé dán, đồ dùng về trường, lớp Mầm non, Hát vận động các bài hát về chủ đề.
V. Hoạt động ăn, ngủ:
- Đến giờ ăn, cô cho trẻ làm vệ sinh vào bàn ăn: rèn kỹ năng rửa tay đúng cách trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, lau miệng sau khi ăn
- Giáo dục trẻ khi ăn phải ăn hết khẩu phần, không làm rơi vải cơm thức ăn ra ngoài, không nói chuyện và ngồi ngay ngắn.
- Cô giới thiệu các món ăn cho trẻ biết.
VI. Chơi, hoạt động theo ý thích:
- Vận động nhẹ.
- Ôn kiến thức cũ.
- Thực hiện vở Làm quen chữ cái.
VII. Trả trẻ:
- Dọn dẹp đồ chơi
- Chuẩn bị đồ dùng cá nhân, ra về
VIII. Nhận xét:
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Thứ sáu ngày 8 tháng 9 năm 2017
Chủ đề nhánh: NGÀY HỘI BÉ ĐẾN TRƯỜNG
I. Đón trẻ, trò chuyện, thể dục sáng
- Đón trẻ, nhắc nhở trẻ chào cô, chào ba mẹ, cất đồ dùng cá nhân vào đúng nơi qui định.
- Trò chuyện về trường mẫu giáo Hoa Mai ( tên trường, lớp, các cô, .)
- Xem tranh ảnh về các hoạt động trong trường mẫu giáo.
- Tập thể dục sáng theo nhạc bài hát: Chào bình minh”
II. Hoạt động học: LÀM QUEN CHỮ CÁI
Đề tài: Làm quen chữ o ô ơ
1. Mục đích, yêu cầu:
a. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết phát âm đúng các chữ cái o, ô, ơ
- Trẻ nhận ra chữ cái có trong từ (câu) trọn vẹn
- Biết so sánh cấu taọ giữa các chữ cái o, ô, ơ
b. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng phân tích và so sánh cho trẻ
- Biết điền các chữ cái o, ô, ơ và các từ còn thiếu thích hợp
c. Thái độ:
- Trẻ tham gia hoạt động tích cực, có tính tập thể, tham gia chơi đúng luật
2. Chuẩn bị:
Các hình ảnh nội dung về trường mầm non
Hình ảnh trẻ đang chơi kéo co, cô giáo, sách vở , dưới có từ các thẻ chữ cái ghép các từ: kéo co, cô giáo, sách vở cài trên máy
Tranh, ảnh về trường mầm non , các ô số cài trên máy phục vụ trò chơi
Mỗi trẻ các thẻ chữ cái o, ô, ơ
Bài hát “ trường chúng cháu là trường mầm non ”
3. Tiến hành hoạt động:
a. Hoạt động ổn định:
Cho trẻ hát và vận động bài “ Trường chúng cháu là trường mầm non”
Các con vừa hát và vận động bài hát có tên là gì?
Bài hát nói về điều gì?
Các con có thích đến trường không?
Vậy khi đến trường các con phải chăm ngoan học giỏi và vâng lời các cô giáo nhé!
b. Hoạt động nhận thức:
Kiến thức
*Làm quen chữ cái “O”
Cho trẻ xem tranh lớp học
Giới thiệu từ dưới tranh
Cho trẻ đọc từ “ lớp học ”
Từ “kéo co” có bao nhiêu tiếng, bao nhiêu chữ cái?
Tìm hai chữ giống nhau, có đường cong khép kín?
Cô giới thiệu chữ O cho trẻ làm quen
Tập trẻ phát âm chữ O theo lớp, tổ, nhóm, cá nhân (2-3 lần)
Phân tích cấu tạo chữ O: gồm một đường cong tròn khép kín
Cho trẻ nhắc lại cấu tạo chữ “O”
Giới thiệu các kiểu chữ O: Ngoài chữ O in hoa, còn có chữ O viết hoa, O in thường,O viết thường.
-Cho trẻ nhắc lại chữ, kiểu chữ
Làm quen chữ cái “ Ô”
Cô cho trẻ xem tranh cô giáo
Giới thiệu từ dưới tranh
Cho trẻ đọc từ “ cô giáo ”
Từ “cô giáo” có bao nhiêu tiếng, bao nhiêu chữ cái?
Tìm cho cô chữ cái giống chữ O nhưng có dấu mũ trên đầu?
Cô giới thiệu chữ Ô
Tập cho trẻ phát âm chữ Ô theo lớp tổ, nhóm, cá nhân
Phân tích cấu tạo chữ Ô: gồm một đường cong tròn khép kín và có cái mũ xuôi trên đầu
Cho trẻ nhắc lại cấu tạo chữ Ô
- Giới thiệu các kiểu chữ Ô: Ngoài chữ Ô in hoa còn có chữ Ô viết hoa, Ô in thường, Ô viết thường
- Cho trẻ nhắc lại các kiểu chữ
Làm quen chữ cái Ơ
Cho trẻ xem tranh sách vở
Giới thiệu từ dưới tranh
Trẻ đọc từ “ sách vở ”
Từ “sách vở” có bao nhiêu tiếng, bao nhiêu chữ cái?
Hãy tìm cho cô chữ cái cuối cùng trong từ “ sách vở ” ?
Cô giới thiệu chữ Ơ
Tập cho trẻ phát âm chữ Ơ theo lớp, tổ, nhóm, cá nhân
Giới thiệu các kiểu chữ Ơ: Ngoài chữ Ơ in hoa còn có chữ Ơ viết hoa, Ơ in thường, Ơ viết thường
Cho trẻ nhắc lại các kiểu chữ
*So sánh chữ O, Ô, Ơ
+ Giống nhau: đều có nét cong tròn khép kín
+ Khác nhau: O: không mũ trên đầu
Ô: có dấu mũ xuôi trên đầu
Ơ: có dấu móc trên đầu
*Luyện tập
Tập tô các chữ o ô ơ
- Cô hướng dẫn trẻ cách giở sách, cách cầm bút đúng, tư thế ngồi
- Cô tô mẫu cho trẻ xem và nói cách tô, tô trùng khít lên trên không tô ra ngoài
trước khi cho trẻ tô cô làm mẫu tư thế ngồi cách cầm bút cho trẻ xem
- Trong khi trẻ tô cô đi lại bao quát nhắc nhở trẻ, hướng dẫn trẻ cách tô đúng các hình vẽ trong vở tập tô, với những cháu chưa biết cách cầm bút cô cầm tay dạy trẻ
- Trẻ tô xong cô cho trẻ nghỉ tay
- Mời 2-3 cháu đi nhận xét bài của các bạn hỏi cháu thích bài của bạn nào? Vì sao cháu thích? Bạn tô như thế nào?
- Cô chốt lại câu trả lời của trẻ, động viên nhận xét chung cả lớp và tuyên dương, nhắc nhở cá nhân trẻ
3. Kết thúc: Nhận xét, tuyên dương
III. Hoạt động ngoài trời:
* HĐCĐ: Trò chuyện với trẻ về lớp học của bé.
- Cô ổn định
- Cho trẻ quan sát lớp học của mình và đưa ra nhân xét
- Cô gợi ý trẻ trả lời
- Cô khái quát lại
- Cho trẻ chuyển hoạt động
* TCVĐ: “Tìm bạn”.
* Dạo chơi tự do xung quanh sân trường
IV. Hoạt động chơi, hoạt độn ở các góc:
- Góc xây dựng: Xây trường/lớp Mẫu giáo của bé
- Trẻ biết xây dựng trường mầm non có đầy đủ các phòng: Phòng hiệu trưởng,phòng hội trường, các khối lớp, sân chơi, vườn cổng ngõ
- Trẻ biết sáng tạo trong công trình xây dựng. Cô nang dần độ khó để trẻ thực hiện.
- Góc phân vai: Chơi đóng vai: Cô giáo, Gia đình
- Góc Học tập: Trẻ xem tranh ảnh kể chuyện theo tranh về trường Mầm non, lớp học của bé luyện đếm nhóm đồ dùng.
- Góc Nghệ thuật: Tô màu, vẽ thêm các chi tiết, xé dán, đồ dùng về trường, lớp Mầm non, Hát vận động các bài hát về chủ đề.
V. Hoạt động ăn, ngủ:
- Đến giờ ăn, cô cho trẻ làm vệ sinh vào bàn ăn: rèn kỹ năng rửa tay đúng cách trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, lau miệng sau khi ăn
- Giáo dục trẻ khi ăn phải ăn hết khẩu phần, không làm rơi vải cơm thức ăn ra ngoài, không nói chuyện và ngồi ngay ngắn.
- Cô giới thiệu các món ăn cho trẻ biết.
VI. Chơi, hoạt động theo ý thích:
- Vận động nhẹ.
-Biểu diễn văn nghệ cuối tuần.
- Nêu gương bé ngoan.
VII. Trả trẻ:
- Dọn dẹp đồ chơi
- Chuẩn bị đồ dùng cá nhân, ra về
VIII. Nhận xét:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Lop 5 tuoi_12419185.doc