A. TRÒ CHUYỆN SÁNG
- Trò chuyện về một số luật lệ cơ bản của luật giao thông đường bộ.
- Đi bộ phải đi ở đâu? Đi bên nào?
- Ngồi xe máy phải đội mũ bảo hiểm.
GIÁO ÁN: Môi trường xung quanh
Tìm hiểu về một số biển báo và Luật giao thông đường bộ
1.Kết quả mong đợi
- Kiến thức:
- Dạy trẻ biết một số kiến thức về một số biển báo và Luật giao thông phổ biến trên đường bộ:
+ Trẻ biết nội dung và ý nghĩa của một số biển báo phổ biến.
- Kỹ năng:
- Phát triển ở trẻ khả năng chú ý, quan sát và ghi nhớ có chủ định.
- Rèn luyện cho trẻ ngôn ngữ nói mạch lạc, đủ từ, đủ câu.
- Trẻ biết cách chơi các trò chơi do cô tổ chức.
- Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia học tập có nề nếp.
- Giáo dục trẻ khi tham gia giao thông cần phải chấp hành đúng luật giao thông đường bộ và chỉ dẫn của các biển báo.
29 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 16377 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án mầm non lớp chồi - Kế hoạch tuần chủ đề nhánh: Luật lệ giao thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, câu đố về đường giao thông và biển báo.
3. Tổ chức hoạt động
1. Trò chuyện gây hứng thú :
- Cô đọc câu đố: đố trẻ về các loại đường giao thông
+ “Đường gì tàu chạy sóng xô
Mênh mông xa tít không bờ bạn ơi”. (Là đường gì?)
+ “Đường gì mà lại có ray
Xình xịch tàu chạy đêm ngày bạn ơi”. (Là đường gì?)
-> Cô chốt lại: đường biển, đường sắt.
2- Bài mới:
a. Khai thác hiểu biết của trẻ:
- Cô vừa đọc câu đố về những loại đường giao thông nào?
- Ngoài ra còn những loại đường giao thông nào con biết?
=> Có rất nhiều loại đường giao thông khác nhau và mỗi loại đường lại có cách đi khác nhau. Hôm nay cô cháu mình cùng tìm hiểu về 1 số biển báo và luật giao thông đường bộ qua những trò chơi nhé. Để những trò chơi vui hơn, cô sẽ chia lớp ra làm 3 đội chơi.
- Cô cho 3 đội giới thiệu về đội của mình
b. Tìm hiểu về 1 số biển báo và luật giao thông đường bộ
* Trò chơi 1: Ai đoán giỏi
- Cách chơi: cả 3 đội chơi sẽ lần lượt cử đại diện lên bốc thăm và trả lời câu hỏi về nội dung, ý nghĩa của các biển báo, trong 1 phút thảo luận các đội sẽ lên trả lời về nội dung và ý nghĩa về các biển báo của đội mình.
(Trẻ rút thăm, cô giáo đưa biển báo tương ứng với từng thăm của mỗi đội)
Hệ thống câu hỏi gợi ý trẻ:
+ Đây là nhóm biển báo gì?
+ Nêu ý nghĩa của từng biển báo?
- Với mỗi nhóm biển báo cô cho trẻ quan sát tranh chú ý nghe trẻ trả lời, nhận xét câu trả lời của các đội, tặng hoa cho mỗi đội.
=> Cô chốt lại nội dung và ý nghĩa của các biển báo (biển báo “Trẻ em”-> khi gặp biển báo này người lái xe phải giảm tốc độ... để tránh nguy hiểm. Biển báo “Cấm đi ngược chiều”-> khi gặp biển báo này thì tất cả các loại xe thô sơ và xe cơ giới không được đi...)
* Mở rộng 1 số biển báo cho trẻ “đường cấm”, “cấm xe xích lô”, “cấm xe gắn máy” – cô nói tên và ý nghĩa của biển báo.
* Trò chơi 2: Phản ứng nhanh
- Cách chơi: cô đưa ra các hình ảnh và đặt câu hỏi tương ứng với mỗi tranh tìm hiểu về luật giao thông đường bộ, các đội sẽ lắc xắc xô giành quyền trả lời. Đội nào trả lời trước, đúng sẽ được 2 bông hoa, nếu trả lời sai đội khác có quyền trả lời.
- Cô đặt câu hỏi cho trẻ suy nghĩ và trả lời:
Tranh 1: Vẽ đường giao thông nông thôn hỏi trẻ có nhận xét gì về bức tranh?
Tranh 2: Vẽ ngã tư đường phố:
Có nhận xét gì về bức tranh?
- Khi tham gia giao thông người đi bộ và các loại xe phải đi như thế nào?
- Đèn hiệu giao thông cho ta biết điều gì?
- Tại ngã tư đường phố không có đèn hiệu giao thông, người tham gia giao thông phải tuân theo sự chỉ dẫn của ai?
+ Khi ngồi trên các phương tiện giao thông phải chấp hành như thế nào?
+ Khi đi xe mô tô, xe gắn máy mọi người bắt buộc phải làm gì?
- Đường giao thông thành phố và nông thôn có điểm gì khác nhau?
+ Người đi bộ đi ở đâu? Tại sao mọi người không được đi bộ dưới lòng đường?
+ Người đi bộ trước khi sang đường phải làm gì?
+ Các con nên chơi ở đâu để đảm bảo an toàn?
-> Sau mỗi câu trả lời của trẻ, cô khẳng định nếu trẻ trả lời đúng hoặc cung cấp kiến thức nếu trẻ trả lời chưa chính xác.
* Mở rộng hiểu biết cho trẻ về một số luật (cô giới thiệu, đưa ra hình ảnh về một số luật giao thông)
+ Cách đi đường ở đường giao nhau với đường sắt không có rào chắn.
+ Người tham gia giao thông phải đi đúng làn đường quy định, người đi xe đạp, xe máy... không được đèo hàng cồng kềnh, đùa nghịch trên đường phố.
+ Không được đi xe đạp, xe máy... trên hè phố, trong vườn hoa, công viên.
c. Luyện tập: Trò chơi “Đội nào giỏi hơn”
- Cách chơi: 3 đội tham gia – mỗi đội 4 bạn
+ Đội 1: gắn các PTGT đúng với đèn hiệu giao thông
+ Đội 2: gắn đèn hiệu giao thông đúng với các PTGT đang đi trên đường phố.
+ Đội 3: Gắn chữ S vào hình ảnh sai, gắn chữ Đ vào các hình ảnh đi đúng luật giao thông
- Luật chơi: lần lượt từng bạn lên chơi, đi và về đúng bên phải đường.
- Thời gian chơi diễn ra trong một bản nhạc, đội nào gắn xong và đúng hết là đội chiến thắng.
- Trước khi chơi, cô cho trẻ quan sát các bức tranh.
-> Quá trình trẻ chơi cô quan sát trẻ; kết thúc trò chơi, trẻ đại diện từng đội lên giải thích phần chơi của đội mình; cô kiểm tra kết quả của từng đội.
=> Đếm số hoa của 3 đội qua 3 phần thi - công bố kết quả.
3. Kết thúc – Hoạt động nối tiếp:
- Cho trẻ hát bài “Đường em đi”
DẠO CHƠI NGOÀI TRỜI
Quan sát một số loại biển báo giao thông
T/ c: Ô tô vào bến
Chơi theo ý thích
I. Kết quả mong đợi
- Trẻ cùng nhau dạo chơi, quan sát và gọi tên một số loại biển báo giao thông
- Rèn luyện khả năng quan sát, phát triển ngôn ngữ mạch lạ
- Biết một số luật lệ giao thông
II. Chuẩn bị
Sân trường sạch sẽ thoáng mát, trang phục gọn gàng
Một số biển báo giao thông
III. Hướng dẫn thực hiện
. Hoạt động có chủ đích: Dạo chơi quan sát một số loại biển báo giao thông
- Trò chuyện hướng dẫn vào bài
- Hướng dẫn trẻ dạo chơi, quan sát một số loại biển báo giao thông
- Đàm thoại: Đây là loại biển báo gì?
Biển báo có các màu gì?
Biển báo có ý nghĩa thế nào?
- GD: Các con phải biết chú ý khi tham gia giao thông, đèn đỏ dừng lại, đèn xanh được đi. Đi bộ đi trên vỉa hè bên phải
2. Trò chơi vận động :Ô tô vào bến
- cho trẻ đứng thành hàng cô nêu cách chơi, luật chơi
- Lc: Ô tô vào đúng bến của mình, ai đi nhầm phải ra ngoài 1 lần chơi
CC: Cô phát cho mỗi trẻ một cờ, trẻ làm ô tô. Khi cô giơ tín hiệu cờ màu nào thì ô tô có cờ màu đó được vào bến
- Cho trẻ chơi 3 – 4 lượt
3. Chơi theo ý thích
- Trẻ chơi tự do theo ý thích
- Cô quan sát trẻ chơi
CHƠI CÁC GÓC BUỔI SÁNG
Góc chính: Xây ngã tư đường phố
Góc kết hợp: Bé chăm sóc cây
Bé làm chú cảnh sát
Xem tranh ảnh về chủ đề
CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH BUỔI CHIỀU
Làm quen câu chuyện Qua đường
I. Kết quả mong đợi
- Trẻ biết tên truyện, tên các nhân vật trong truyện,hiểu nội dung câu chuyện
- Rèn luyện khả năng ghi nhớ
- Trẻ biết một số luật giao thông đường bộ
II,Chuẩn bị
- Lớp học sạch sẽ
- Powerpoint nội dung câu chuyện
III.Tiến hành
Hoạt động 1:Ổn định tổ chức
- Cho trẻ hát bài “Đường em đi”
- Khi đi các con đi bên nào?
Giới thiệu bài:
- Có một bạn vì không chú ý khi đi qua đường nên suýt bị xe đụng. Đó là nội dung câu chuyện “ Qua đường” mà hôm nay cô sẽ kể cho các con nghe nhé.
Hoạt động 2:.Hướng dẫn thực hiện:
1- Cô kể diễn cảm câu chuyện:
Lần 1: Không tranh
Lần 2: Có tranh
-Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?
- Trong câu chuyện có những ai?
- Anh em thỏ đã làm gì?
- Mẹ dặn như thế nào?
- Thỏ em đã làm gì?
- Và chuyện gì đã xảy ra?
- Ai đã giúp 2 anh em thỏ hiểu được luật đi đường?
* Giáo dục cháu:
- Vậy các cháu khi ra đường phải làm gì (khi ra đường phải có người lớn đi cùng và khi đi nhớ chú ý các tín hiệu đen giao thông nhé)
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
Thứ ba ,ngày 20 / 03 / 2018
A. TRÒ CHUYỆN SÁNG
- Trò chuyện về hành vi văn minh khi đi trên tàu xe.
- Đi trên tàu xe không được vứt rác bừa bãi
- Phải nhường chỗ cho người già và trẻ nhỏ
HOẠT ĐỘNG HỌC
Toán: Xác định vị trí đồ vật so với bạn khác
I. Kết quả mong đợi
KT: - Trẻ xác định được đồ vật ở phía phải – phía trái của bạn khác
- Biết thực hành theo yêu cầu của cô
KN: - Rèn luyện sự nhanh nhẹn, tư duy của trẻ
Khả năng ghi nhớ, quan sát của trẻ
Rèn luyện khả năng định hướng của trẻ
TĐ: - Chú ý lắng nghe
II. Chuẩn bị
Một số đồ chơi của trẻ
Một số đồ dùng đồ chơi
III. Hướng dẫn
Hoạt động 1:Ôn xác định phía phải – phía trái của bạn khác
- Cô gọi một trẻ lên bịt mắt và hát 1 bài hát
- Cô gọi 1 trẻ khác lên cầm đồ chơi bàng tay phải
- Cô bỏ khăn bịt và hỏi xem bạn cầm đồ chơi bàng tay nào?
- Sau đó cô cho bạn đó đổi hướng, đổi vị trí đồ chơi và hỏi trẻ xem bạn đang cầm đồ chơi bàng tay nào?
2. Hoạt động 2: Dạy trẻ xác định vị trí đồ vật so với bạn khác
- Cho bạn búp bê xuất hiện
- Hôm nay bạn búp bê có sách một giỏ quà đén tặng cho các bạn
- Bạn nào đứng lên và cho cô biết bạn búp bê mang giỏ quà bằng tay nào?
- Búp bê bỏ giỏ quà sang bên phải và cô gọi trẻ lên xác định đó là phía nào của búp bê
- Yêu cầu trẻ thực hiện theo cô
+) Mang quà sang phía trái của búp bê?
+) Sang phía phải của búp bê
+) Đặt về phía trước
+) Đặt về phía sau
3. Hoạt động 3: Trò chơi : “làm theo hiệu lệnh”
- LC: Các con phải làm đúng theo hiệu lệnh của cô. Bạn nào sai phải nhảy lò cò
- CC: Cô cùng các con vừa đi vừa hát vang bài hát: “Đi đường em nhớ”. Khi cô nói bảng bé ngoan ở phía phải các con phải xoay người sao cho bảng bé ngoan ở phía phải của mình. Cô nói các con ở phía trái của cô, các
con phải chạy thật nhanh về phía trái của cô. Các con ở phía phải của cô các con phải chạy thật nhanh về phía bên phải của cô, rồi phía trước, phía sau của cô. Nhưng để chơi thật tốt các con phải nghe thật tinh và làm theo đúng hiệu lệnh của cô.
- Cho trẻ chơi trong 4 – 5 lần
*Kết thúc
DẠO CHƠI NGOÀI TRỜI
Quan sát thời tiết
- T/ c: Ô tô và chim sẻ
- Chơi theo ý thích
1. Kết quả mong đợi
- Trẻ biết được đặc điểm của thời tiết, tác dụng của thời tiết đối với đời sống con người và con vật.
- Rèn khả năng quan sát, phát triển ngôn ngữ . Mở rộng vốn hiểu biết của trẻ
- Giáo dục trẻ: Biết đoàn kết giúp đỡ nhau trong khi chơi.
2.Chuẩn bị:
- Địa điểm quan sát
- Giấy vẽ, bút màu, kéo hồ dán, hột hạt, phấn, lá cây..
3. Tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1 : QS có chủ đích
- Dẫn trẻ dạo chơi, cho trẻ quan sát và thảo luận về thời tiết
( 3 đội cùng thảo luận theo nhóm về thời tiết )
- Con thấy thời tiết hôm nay như thế nào ?. Vì sao con biết ?
- So với buổi sáng thấy như thế nào?
- Bây giờ là thời tiết của mùa nào?
- Nhìn lên bầu trời thấy như thế nào? Tại sao?
- Thời tiết này có ảnh hưởng gì đến con người và con vật?
-Cô kết luận
*Trò chơi: Ô tô và chim sẻ
-Cô phổ biến cách chơi và luật chơi
- Cô cho trẻ nhắc lại
-Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần
*Chơi tự do
- Cô bao quát trẻ chơi an toàn
CHƠI CÁC GÓC BUỔI SÁNG
Góc chính: Tô màu biển báo giao thông
Góc kết hợp: Xem tranh ảnh chủ đề
Bé làm chú cảnh sát
Chăm sóc cây
CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH BUỔI CHIÊU
Làm quen bài thơ Đèn giao thông
I. Kết quả mong đợi
KT:- Biết tên bài thơ, hiểu nội dung bài thơ
- Biết một số luật lệ giao thông
KN: - Rèn luyện khả năng quan sát, ghi nhớ
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc
TĐ: - Biết một số luật lệ giao thông đường bộ,Biết đi đúng tín hiệu đèn giao thông
II. Chuẩn bị
Sân trường sạch sẽ thoáng mát, trang phục gọn gàng
Vòng tròn cho trẻ
III. Hướng dẫn thực hiện
- Cô cùng trẻ làm những chú tài xế lái ô tô vừa đi vừa hát bài Em tập lái ô tô
- Các con có muốn trở thành những tài xễ giỏi không?
- Các tài xế lắng nghe cô hỏi nhé!
- Khi đi trên đường gặp đèn đỏ chúng mình phải làm gì? Đèn xanh thì như thế nào? Vậy đèn gì đi chậm?
- Cô có một bài thơ nói về 3 đèn tín hiệu giao thông rất hay, cacscon lắng nghe cô đọc bài thơ “Đèn giao thông”
- Cô đọc cho trẻ nghe 2-3 lần
- Đàm thoại nội dung bài thơ
- Giáo dục trẻ
- Cho trẻ đọc thơ cùng cô
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
..
Thứ tư ,ngày 21 / 03 / 2018
A. TRÒ CHUYỆN SÁNG
- Trò chuyện về một số biển hiệu giao thông
- Các con hãy kể tên một số biển hiệu giao thông mà con biết?
- Vì sao các con phải biết một biển hiệu giao thông?
HOẠT ĐỘNG HỌC
ĐỀ TÀI: THƠ "ĐÈN GIAO THÔNG”
I.Kết quả mong đợi
1.Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả .
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ , qua đó nhớ và hiểu những qui định của đèn giao thông.
2.Kỹ năng:
- Trẻ có kỉ năng ghi nhớ có chủ định các màu đèn giao thông.
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
3.Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.
- Có ý thức chấp hành quy định đèn giao thông .
II.Chuẩn bị :
1.Đồ dùng của cô: - Tranh minh họa cho bài thơ.
- Hộp đèn giao thong làm bằng bìa các tông.
- Dán giấy xuống sàn nhà làm ngã tư đường phố.
2.Đồ dùng của trẻ: - Vòng thể dục để trẻ chơi.
3.Địa điểm: - Trong lớp
III. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức:
- Cô cho trẻ hát bài “ Đèn xanh , đèn đỏ”
* Trò chuyện :
- Các con vừa hát bài hát gì?
- Các con nhìn thấy các loại đèn giao thong ở đâu ? ?
- Đi qua ngã tư đường phố các con phải làm gì?
*Giáo dục : Trẻ phải biết đi bộ phải đi trên vỉa hè bên phải và chấp hành một số luật lệ giao thông.
Giới thiệu bài: Cô cho xem cột đèn tín hiệu giao thong, và hỏi màu của đèn. Cô có một bài thơ “ Đèn giao thông” của cô Mỹ Trang sang tác, các con lắng nghe nhé !
Hoạt đông 2: Hướng dẫn hoạt động:
1. Cô đọc thơ cho trẻ nghe :
- Cô đọc lần 1 : Đọc diễn cảm , sau khi đọc xong, cô hỏi trẻ: + Cô vừa đọc bài thơ gì ?
+ Do ai sang tác ?
- Cô đọc lần 2 : Kể kết hợp sử dụng tranh minh họa.
+ Bài thơ nói về đèn gì ? ( 3- 4 trẻ trả lời)
2.Trích dẫn - đàm thoại - làm rõ ý:
Bài thơ “ Đèn giao thông” đã cho các con thấy ba màu đỏ, vàng , xanh khi các đèn bật lên là báo hiệu cho các phương tiện giao thông biết để điều khiển xe đi, dừng cho phù hợp, đảm bảo an toàn giao thông.
+ Cô vừa đọc bài thơ gì ?
+ Do ai sang tác ?
+ Đèn giao thông có màu gì ?
+ Đèn xanh báo hiệu điều gì ?
+ Đèn vàng báo hiệu điều gì ?
+ Khi đèn đỏ bậy lên, các phương tiện giao thong phải làm gì ?
+ Bé ngoan bé nhớ điều gì ?
3. Dạy trẻ đọc thơ :
- Cô cho trẻ đọc bài thơ 3- 4 lần.
- Cô mời tổ, nhóm , cá nhân lên đọc thơ.
( Cô chú ý sửa sai cho trẻ)
- Cho cả lớp đọc lại bài thơ .
4. Trò chơi: "Ngã tư đường phố"
- Cô giải thích cách chơi: Trẻ đứng ở 4 góc ngã tư , khi cô bật tín hiệu đèn đỏ, xanh, vàng. Trẻ mô phỏng các phương tiện giao thong và di theo tín hiệu quy định. Cô bật nhạc hát cùng trẻ và bật đèn tín hiệu với bài “ Chúng em chơi giao thông”.
- Trẻ chơi 2 – 3 lần.
* Củng cố:
+ Cô vừa đọc bài thơ gì cho các con nghe ?
Hoạt động 3: Kết thúc hoạt động
- Cô nhận xét, động viên và khen trẻ
- Trẻ hát:“Em đi qua ngã tư đường phố”nghỉ
DẠO CHƠI NGOÀI TRỜI
- Dạo chơi giải câu đố về chủ đề giao thông
- T/ c: Xúc xắc
- Chơi theo ý thích
I. Kết quả mong đợi
KT: - Trẻ cùng nhau dạo chơi, trả lời câu đố cảu cô thật nhanh
KN: - Rèn luyện khả năng quan sát, ghi nhớ
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, sự nhanh nhẹn
TĐ: - Biết quan sát và biết một số luật lệ giao thông
II. Chuẩn bị
Sân trường sạch sẽ thoáng mát, trang phục gọn gàng
III. Hướng dẫn thực hiện
1. Hoạt động có chủ đích: Dạo chơi giải câu đố về chủ đề giao thông
- Trò chuyện hướng dẫn vào bài
- Các con chú ý lắng nghe cô đọc câu đố. Bạn nào biết phải giơ tay nhanh và trả lời
+) Ba cạnh viền quanh
Thắm tươi màu đỏ
Nền vàng hiện rõ
Một người dắt em
Đố bé đoán xem
Biển gì ở đó? (Biển báo có trẻ em)
+) Đường gì mà có nhiều xe
Ngược xuôi lại có vỉa hè bạn ơi?
+) Đèn xanh, đèn đỏ, đèn vàng
Đèn nào đứng lại, đèn nào được đi?
.....
2. Trò chơi vận động : Xúc xắc
- Cho nhắc lại luật chơi, cách chơi
- Cho trẻ chơi 3 – 4 lượt
3. Chơi theo ý thích
- Trẻ chơi tự do theo ý thích
- Cô quan sát trẻ chơi
CHƠI CÁC GÓC BUỔI SÁNG
Góc chính: Múa hát các bài hát trong chủ đề
Góc kết hợp: Bé chơi chú cảnh sát
Bé xem tranh ảnh các phương tiện giao thông
Bé chăm sóc cây
CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH BUỔI CHIỀU
Kỹ năng sống: Bé làm gì khi thấy em bé ngã?
I.Kết quả mong đợi
- Trẻ biết giúp đỡ người khác, nhất là em nhỏ hơn mình
- Rèn cho trẻ kỹ năng quan sát, trả lời câu hỏi của cô
II.Chuẩn bị
Lớp học sạch sẽ, thoáng mát
III.Tiến hành
- Cô cho cả lớp đọc bài thơ Làm anh
- Các con ơi chúng mình vừa đọc bài thơ gì?
- Làm anh thì phải như thế nào?
- Khi em khóc các con phải làm gì?
-Khi em bé khóc các con phải dỗ dành, em bé ngã các con nâng dịu dàng
- Hôm nay cô và các con cùng tập làm anh làm chị đểgiúp đỡ em bé khi em bị ngã nhé
- Khi thấy em bé ngã các con phải làm gì?
-Khi em bé ngã các con cần:
+ Nâng em bé dậy
+Phủi quần áo cho em bé
+ Em bé khóc các con phải dỗ dành em
+Nếu em bé bị chầy xước, chảy máu các con phải gọi người lớn đến giúp
Cô cho trẻ thực hành xử lí các tình huống
Cô kết luận: Các em nhỏ rất cần được bảo vệ, chăm sóc khi tháy các em bị ngã, khóc các con phải dỗ dành các em
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
.
Thứ năm, ngày 22 / 03 / 2018
A. TRÒ CHUYỆN SÁNG
- Trò chuyện về giữ gìn trật tự khi tham gia giao thông
- Khi tham gia giao thông các con phải chú ý điều gì?
- Vì sao phải chú ý giữ gìn trật tự khi tham gia gao thông?
HOẠT ĐỘNG HỌC
TDKN (PTTC): Chạy nhanh 15m trong khoảng 10 giây
Trò chơi: Ô tô và chim sẻ
I. Kết quả mong đợi
KT: - Trẻ biết tên vận động
- Biết chạy nhanh trong khoảng thời gian 10s
KN: - Rèn luyện cơ thể, biết xác định đích
- Rèn luyện sự nhanh nhẹn của cơ thể
TĐ: - Thích được đi học
Hứng thú với bài học
II. Chuẩn bị
Sân trường sạch sẽ thoáng mát
- Sân kẻ vạch
III. Hướng dẫn thực hiện
1. Khởi động
- Trẻ xếp thành vòng tròn đi, chạy nhẹ nhàng 1, 2 vòng sân kết hợp đi bằng gót chân, đi thường, đi kiễng gót, đi thường.
- Xếp thành 3 hàng ngang
2. Trọng động
a. Bài tập phát triển chung
+ Động tác tay: Hai tay sang ngang, lên cao ( 2 lần * 4 nhịp )
+ Động tác chân: Tay chống hông, chân đá về trước ( 3 lần * 4 nhịp)
+ Động tác lườn: Nghiêng người sang hai bên ( nghiêng sang phải, sang trái ) ( 2 lần * 4 nhịp )
+ Động tác bật: Bật chụm, tách chân
( 3 lần * 4 nhịp)
- Xếp thành 2 hàng ngang
b. Vận động cơ bản: Chạy nhanh 15m trong khoảng 10 giây
- Cô làm mẫu cho trẻ quan sát
- L2 + phân tích: Đứng trước vạch, khi có hiệu lệnh chuẩn bị, ở tư thế chuẩn bị chân trước chân sau, lấy hơi thật sâu,mắt nhìn thẳng về phía trước. Khi có hiệu lệnh “Chạy” thì chạy thật nhanh về đích trong khoảng 10 giây
- Cô gọi 2 trẻ khá lên thực hiện, cô sửa sai cho trẻ
- Trẻ lần lượt thực hiện mỗi trẻ 2 – 3 lần, cô quan sát sửa sai cho trẻ
c. Trò chơi : “Ô tô vào bến”
- Cho trẻ nêu lại luật chơi, cách chơi
- Trẻ chơi trò chơi
3. Hồi tĩnh
- Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng 2 – 3 vòng sân
DẠO CHƠI NGOÀI TRỜI
- Quan sát một số biển báo cấm
- T/ c: Xếp đúng tín hiệu đèn giao thông
- Chơi theo ý thích
I. Kết quả mong đợi
KT: - Trẻ biết quan sát và trò chuyện về một số biển báo cấm
- Biết chơi trò chơi
KN: - Rèn luyện khả năng quan sát, ghi nhớ
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc
TĐ: - Biết một số biển báo cấm và không vi phạm
- Biết một số luật lệ giao thông
II. Chuẩn bị
Sân trường sạch sẽ thoáng mát
Vòng, tấm xốp xanh, đỏ, vàng
III. Hướng dẫn thực hiện
1. Hoạt động có chủ đích:Quan sát một số biển báo cấm
- Trò chuyện hướng dẫn vào bài
- Trẻ quan sát biển báo và Đt
+) Biển báo có đặc điểm gì?
+) Màu sắc của biển như thế nào?
+) Có bạn nào biết biển báo có ý nghĩa gì không?
+) Khi gặp biển báo này chúng ta phải làm gì?
- GD: Khi gặp các biển báo cấm chúng ta phải tuyệt đối tuân thủ không vi phạm. Và các con nhớ khi tham gia giao thông phải tuân thủ đúng luật giao thông. Đi bên phải đường, đi trên vỉa hè. Qua đường phải có người lớn dắt
2. Trò chơi vận động : Xếp đúng tín hiệu đèn giao thông
- Cô hướng dẫn trẻ chơi
- Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi
- Cho trẻ chơi 3 – 4 lượt
3. Chơi theo ý thích
- Trẻ chơi tự do theo ý thích
- Cô quan sát trẻ chơi
CHƠI CÁC GÓC BUỔI SÁNG
Góc chính: Bé phân loại các biển báo
Góc kết hợp: Bé xây ngã tư đường phố
Bé chăm sóc cây
Múa hát các bài hát chủ đề giao thông
CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH BUỔI CHIỀU
Rèn kỹ năng chơi các góc
*Tiến hành
- Lúc sáng chúng mình đã được chơi ở các góc. Cô thấy ở góc nghệ thuật và góc bán hàng chúng mình vẫn còn thiếu một chút khéo léo, bây giờ chúng mình sẽ chơi lại các góc này nhé!
- Cho trẻ nêu lại cách chơi ở từng góc
- Góc bán hàng thì chúng mình phải vui vẻ, niềm nở chào đón khách và giới thiệu hàng cho khách
- Góc nghệ thuật chúng mình phải khéo léo để trang trí được mâm ngũ quả đẹp mắt
- Tổ chức cho trẻ chơi và bao quát, hướng dẫn trẻ
- Nhận xét, tuyên dương các nhóm chơi
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
..
Thứ sáu ,ngày 23 / 03 / 2018
A. TRÒ CHUYỆN SÁNG
- Trò chuyện về các loại phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông
HOẠT ĐỘNG HỌC
Vẽ đèn tín hiệu giao thông
I.Kết quả mong đợi
1. Kiến thức
- Trẻ biết sử dụng bút để vẽ và tô màu đèn tín hiệu giao thông.
2. Kĩ năng
- Rèn cho trẻ kĩ năng vẽ (nét cong, nét thẳng), tô màu, phát triển tư duy, sự sáng tạo cho trẻ, sự khéo léo của đôi tay.
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ biết chấp hành đúng luật lệ giao thông và đèn tín hiệu giao thông, đi trên vỉa hè, khi ra đường phải có người lớn dắt.
II. Chuẩn bị:
- HÌnh ảnh trên máy tính
- Tranh vẽ mẫu của cô
- Giấy, bút chì, màu tô đủ cho cô và trẻ
III. Tổ chức hoạt động
1.Hoạt động1:Trò chuyện chủ điểm và giới thiệu bài: ( 2-3 phút)
- Cô cho trẻ quan sát xem đoạn video clip, hình ảnh về tín hiệu giao thông .
- Đàm thoại:
- Các con có nhận xét gì về đoạn phim vừa xem?
+ Đèn tín hiệu các con thường gặp ở đâu?
+ Vậy khi đi đường các con phải làm gì?
- Cô giáo dục trẻ: biết chấp hành đúng luật lệ giao thông và đèn tín hiệu giao thông, đi trên vỉa hè, khi ra đường phải có người lớn dắt.
2. Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức: (15 phút)
- Cho trẻ quan sát tranh vẽ mẫu đèn tín hiệu giao thông
- Đàm thoại:
+ Đèn có những bộ phận nào?
+ Đèn có dạng hình gì?
+ Thân đèn là hình gì?
+ Cột đèn có hình gì?
+ Theo các con để vẽ đèn tín hiệu giao thông thì ta cần dùng những kĩ năng vẽ nào?
+ Cô khái quát : Để vẽ đèn tín hiệu giao thông thì ta cần dùng những kĩ năng như vẽ nét cong và nét thẳng..
- Cô vẽ mẫu kết hợp hướng dẫn trẻ vẽ: Đầu tiên cô dùng những nét thẳng để vẽ thân đèn, thân đèn thì có dạng hình chữ nhật đứng , sau đó cô vẽ các đèn tín hiệu là những hình tròn nằm trong khung sao cho khoảng cách giữa các đèn cân đối với nhau, tiếp theo cô vẽ cột đèn .Cuối cùng cô tô màu đèn tín hiệu, đèn thứ nhất là màu đỏ, đèn thứ hai là màu vàng, đèn thứ ba là màu xanh, cô tô thân và cột đèn màu đen.
- Đọc thơ:" Đèn giao thông"
* Trẻ thực hành.
+ Cô nhắc lại tư thế ngồi, cách cầm bút.
+ Cô quan sát và nhắc nhở trẻ vẽ, sửa tư thế ngồi giúp trẻ hoàn thành sản phẩm
+ Cô gợi ý cho trẻ sáng tạo thêm: cây, đường đi, ông mặt trời, đường đi
3. Hoạt động 3: Nhận xét sản phẩm (5 phút)
- Cô cho trẻ trưng bày sản phẩm.
- Cô cho trẻ nhận xét sản phẩm của bạn.
- Cô nhận xét chung nêu ra yêu cầu của trẻ cho trẻ nhận thấy tranh của bạn đẹp hay chưa đẹp như thế nào ? ( tô màu đẹp , không lem ra ngoài, có sự sáng tạo).
- Cô tuyên dương trẻ.
* Kết thúc: Hát " Em đi qua ngã tư đường phố"
DẠO CHƠI NGOÀI TRỜI
- Dạo chơi và quan sát tranh luật lệ giao thông
- T/ c: Đèn xanh, đèn đỏ
- Chơi theo ý thích
I.Kết quả mong đợi
KT: - Trẻ biết quan sát và nêu nhận xét về hành vi tham gia giao thông trong tranh
- Biết chơi trò chơi
KN: - Rèn luyện khả năng quan sát, ghi nhớ
- Rèn luyện cơ thể
TĐ: - Biết một số luật lệ giao thông
II. Chuẩn bị
Sân trường thoáng mát
Trang phục phù hợp
Tranh luật lệ giao thông. Mô hình tín hiệu đèn giao thông
III. Hướng dẫn thực hiện
1. Hoạt động có chủ đích: Dạo chơi quan sát tranh luật lệ giao thông
- Trò chuyện hướng dẫn vào bài
- Quan sát tranh và cho cô biết một số biển báo trong tranh?
- Trong tranh còn có gì?
- Những điều gì trong tranh mà con phải học?
- Vậy những phương tiện nào đi không đúng luật giao thông?
GD: Phải đi đúng luật lệ giao thông, đi bên phải. Tín hiệu đèn đỏ thì dừng lại, đèn xanh được đi
2. Trò chơi: Đèn xanh, đèn đỏ
- Cô cho nêu lại luật chơi, cách chơi
- Cho trẻ xếp thành hàng
- Cho trẻ chơi 3 – 4 lượt
3. Chơi theo ý thích
- Trẻ chơi tự do theo ý thích
- Cô quan sát trẻ chơi
CHƠI CÁC GÓC BUỔI SÁNG
Góc chính: Bé phân loại các biển báo
Góc kết hợp: Bé xây ngã tư đường phố
Bé chăm sóc cây
Múa hát các bài hát chủ đề giao thông
CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH BUỔI CHIỀU
1. Hoạt động lao động: Trồng cây
* Yêu cầu: Trẻ biết trồng cây và chăm sóc cây.
* Chuẩn bị: Đất cho trẻ trồng cuốc
* Cách tiến hành: - Cô trò chuyện với trẻ về cây xanh.
- Trồng cây xanh để làm gì?
- Muốn có nhiều cây xanh chúng ta phải làm gì?
- Hôm nay cô và chúng mình cùng nhau cuốc đất để chuẩn bị trồng cây nhé!
- Cô và trẻ cuốc đất.( cô hướng dẫn cách cuốc)
- Trẻ cuốc đất xong cô cho trẻ cất dụng cụ lao động, rửa tay và vào lớp.
2. 2. Vệ sinh – nêu gương – trả trẻ.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
....
Thứ 7 ngày 24 tháng 02 năm 2018
HOẠT ĐỘNG HỌC
Dạy hát : “Đi đường em nhớ”
Nghe hát: “Anh phi công ơi”
Trò chơi: Nghe tiếng hát tìm đồ vật
I. Kết quả mong đợi
- Trẻ biết tên bài hát tên tác giả,hiểu nội dung của bài hát
- Trẻ hát thuộc bài hát, hát đúng giai điệu
- Rèn luyện kỹ năng ca hát, nghe hát và cảm thụ âm nhạc
- Biết một số luật giao thông: Đi bên phải đường. Đèn đỏ dừng lại, đèn xanh được đi
II. Chuẩn bị
Sàn nhà sạch sẽ, thoáng mát
Đồ chơi, mũ chóp
III. Hướng dẫn thực hiện
1. Hoạt động 1: Dạy hát : “Đi đường em nhớ”
- Trò chuyện theo chủ đề, cô dùng thủ thuật dẫn dắt vào bài
- Cô hát cho trẻ nghe lần 1 , giới thiệu tên bài hát, tên tác giả( Hoàng Văn Yến)
- Lần 2 cô hát cho trẻ nghe bài hát, đàm thoại về bài hát
- Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì?
- Của ai sáng tác?
- Bài hát nói về điều gì?
- Trong bài hát dạy chúng ta phải đi bên nào?
- Đi bộ trên vỉa hè để làm gì?
ND: Bài hát “Đi đường em nhớ” Nhạc và lời của nhạc sĩ Hoàng Văn Yến. Bài hát nhắc các con nhớ về luật giao thông đường bộ. Đi bộ đi tr
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ke hoach tuan luat le giao thong 4 tuoi_12344828.doc