* Đ D của cô:
- Đoạn phim về các công đoạn của nghề gốm từ khâu nhào đất đến vẽ trang trí
- Các slide về qui trình SX gốm
- Các tranh minh hoạ cho các công đoạn đó
- Đoạn phim về các sản phẩm gốm
- Bảng để gắn hình
- Đất sét
- các slide về các nghề truyền thống khác: Tranh Đông Hồ, Dệt chiếu, Đúc đồng, Làm nón
- Các sản phẩm phong phú : Lọ, ca, đĩa,bát,vật trang trí, bày làm cảnh, bày ở hòn non bộ.
- Đàn.
6 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 7772 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp chồi - Môi trường xung quanh - Nghề truyền thống: Ngề gốm Bát Tràng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục quận Hai Bà Trưng
Trường Mầm non 8-3
Giáo án
Môi trường xung quanh
Nghề truyền thống:
Nghề Gốm Bát Tràng
Lứa tuổi daỵ: Mẫu giáo nhỡ
Giáo viên: Nguyễn Thị Hương
Trường : Mầm non 8-3
Năm học : 2007-2008
I/ Mục đích- Yêu cầu:
1/ Kiến thức:
- Trẻ biết tên và một số đặc điểm của nghề truyền thống: Gốm Bát tràng.
- Biết tên các sản phẩm của nghề gốm: Lọ, bát , đĩa, ấm chén, đồ trang trí
- Biết nguyên liệu để tạo nên sản phẩm: Đất sét
- Biết gốm Bát Tràng phong phú có nhiều loại và để dùng cho sinh hoạt , thưởng thức, giả trí của mọi người
2/Kỹ năng:
- Biết các qui trình chính để tạo nên sản phẩm.
- Tập thao tác qua trò chơi
3/ Thái độ:
- Biết yêu quí những ngươì thợ và quí trọng, giữ gìn các sản phẩm
- Hào hứng tham gia các hoạt động của cô.
II/ Chuẩn bị:
* Đ D của cô:
- Đoạn phim về các công đoạn của nghề gốm từ khâu nhào đất đến vẽ trang trí
- Các slide về qui trình SX gốm
- Các tranh minh hoạ cho các công đoạn đó
- Đoạn phim về các sản phẩm gốm
- Bảng để gắn hình
- Đất sét
- các slide về các nghề truyền thống khác: Tranh Đông Hồ, Dệt chiếu, Đúc đồng, Làm nón
- Các sản phẩm phong phú : Lọ, ca, đĩa,bát,vật trang trí, bày làm cảnh, bày ở hòn non bộ..
- Đàn.
* Đ D của trẻ:
- Đất nặn
III/ Tiến hành:
HĐ của cô
HĐ của trẻ
* Cô cho trẻ hát: “ Bé làm bao nhiêu nghề”.
Cô hỏi trẻ: Trong bài hát các bạn chơi làm những nghề gí?
Cô cho trẻ biết có rất nhiều nghề trong XH. Hôm nay cô và trẻ sẽ làm quen với một nghề mà sản phẩm rất gần gũi quen thuộc với mọi người
* Nghề gốm Bát tràng:
- Cô cho trẻ xem 2,3 sản phẩm Gốm Bát tràng
- Cô cho trẻ gọi tên sản phẩm- Đố trẻ đó là SP của nghề nào?
- Cô cho trẻ xem đoạn phim về làng nghề Bát tràng: Mời các con đến thăm một làng nghề qua một đoạn phim
Trẻ xem xong cô hỏi:
“ Các con thấy gì qua đoạn phim vừa rồi?”
Trẻ nói tới hoạt động nào, cô gắn hình ảnh của hoạt động đó lên bảng. Cô cho trẻ nhìn xem đã đúng qui trình chưa? Cô cho trẻ xem lại qua hình ảnh trên màn hình.
- Cô cho trẻ lên gắn qui trình làm gốm theo các slide của cô trên màn hình
- Cô đố trẻ nguyên liệu để làm thành các sản phẩm gốm( Cô cho trẻ xem nắm đất sét đã chuẩn bị.)
- Cô nhắc lại: Nguyên liệu chính để làm ra các sản phẩm gốm là đất sét. Qua bàn tay khéo léo, tài hoa của những người thợ đã tạo nên những sản phẩm gốm thật đẹp. Cô đọc câu thơ:
“ Từ hòn đất sét
Qua bàn tay cha
Qua bàn tay mẹ
Thành cái bát xinh
Nâng niu bé giữ
Mỗi bữa hàng ngày
Công cha, công mẹ
Bé cầm trên tay”.
- Cô giáo dục trẻ giữ gìn sản phẩm gốm.
- Cô cho trẻ kể tên các sản phẩm gốm Bát Tràng mà trẻ biết.
- Cô nói: Gốm Bát tràng có nhiều loại. Cô cho trẻ xem( Loại tráng men nhẵn, loại vẽ nung luôn, loại đắp trang trí nổi)- Cô cho trẻ sờ, nhìn, nhận xét.
- Cô đố trẻ : Gốm Bát Tràng người ta dùng làm gì? ( Trang trí, cắm hoa, đèn treo tường, ăn uống, làm cảnh).. Cô nói: Với nghệ thuật , những bình gốm Bát tràng còn dùng làm đạo cụ biểu diễn rất đẹp. Cô mời 5 trẻ lên cầm bình múa theo nhịp bài hát “ Ali”
* Cô nhắc lại và nói cho trẻ biết: Đồ gốm Bát tràng rất đẹp , được mọi người dùng nhiều trong cuộc sống. Gốm Bát Tràng không chỉ được khách trong nước mà cả khách nước ngoài rất ưa chuộng. Những người khách nước ngoài nếu đã đến Việt nam đều ghé thăm Bát Tràng và mang một vài sản phẩm về nước làm kỷ niệm.- Cô cho trẻ xem một đoạn phim ngắn về đoàn khách nước ngoài đi tham quan các sản phẩm của Bát Tràng.
Cô hỏi lại trẻ vừa được làm quen với nghề nào? Cô cho trẻ biết đó là những nghề truyền thống. Nghề truyền thống là nghề có từ lâu đời được truyền từ đời ông bà đến con cháu và những người thợ phải có trách nhiệm giữ gìn, duy trì các nghề truyền thống đó để truyền lại cho con em mình, điều đặc biệt của nghề truyền thống đó là chủ yếu làm bằng bàn tay con người, truyền từ đời này qua đời khác.
- Cô cho trẻ kể tên các làng nghề khác mà trẻ biết: Nón Chuông, Tranh Đông Hồ..
Cô cho trẻ xem các slide về các làng nghề khác trên màn hình- Vừa xem vừa trao đổi với trẻ về tên làng nghề.
Cô và trẻ hát : “ Cái bát xinh xinh”
Cô cho trẻ đứng quanh cô:
Cô giới thiệu nhóm chơi với trẻ: Tập làm các bác thợ gốm nặn những gì các con thích.
Cho trẻ về nhóm chơi
- Trẻ trả lời
- Trẻ xem
- Trẻ gọi tên
- Trẻ xem
- Trẻ trả lời
- vài trẻ lần lượt lên gắn các thao tác theo đúng qui trình
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ TL
- Trẻ xem
- Trẻ trả lời
- Trẻ gắn
- Trẻ trả lời ( 3,4 trẻ)
- Trẻ tìm và nói vài sản phẩm
- Trẻ trả lời
- Trẻ chia 2 nhóm và chơi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lam quen voi toan 4 tuoi_12417496.doc