1.Trước khi chơi
- Cô cho trẻ đưa tình huống gây hứng thú .
- Cô trò chuyện đàm thoại cùng trẻ.
- Chúng mình vừa xem các bạn chơi trò chơi gì ?
+ Cô giới thiệu tên trò chơi : “ Giúp cô tìm bạn”.
- Các cháu đã chơi trò chơi này bao giờ chưa?
- Cô hỏi trẻ cách chơi nếu trẻ biết.
+ Cách chơi: Cho trẻ ngồi thành hình chữ U để trẻ dễ nhìn thấy nhau. Cô quan sát trẻ, cô nhớ trang phục của trẻ. Sau đó cô quay lưng lại cả lớp và nói to: “A lô a lô, các cháu tìm giúp cô 1 bạn buộc tóc dây màu hoa vàng, buộc tóc 2 bên nơ đỏ, ấo màu đỏ cộc tay. Thấy bạn ở đâu dẫn bạn lên đây cho cô”. Trẻ tìm đúng và dẫn bạn lên cho cô.
+ Luật chơi: Trẻ tìm đúng bạn mà cô miêu tả
- Cô cho cả lớp chơi 3 - 4 lần
- Khi trẻ chơi, cô bao quát động viên khen trẻ.
18 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1105 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp chồi - Tuần 4 - Chủ điểm: Bản thân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủ đề: BÉ LÀ AI
Thứ 2 ngày 10 tháng 9 năm 2018.
HOẠT ĐỘNG SÁNG
A.ĐÓN TRẺ - ĐIỂM DANH – TRÒ CHUYỆN ĐẦU TUẦN
I. ĐÓN TRẺ.
II. ĐIỂM DANH
III. TRÒ CHUYỆN ĐẦU TUẦN.
- Trẻ kể lại việc làm của 2 ngày nghỉ, cô nhận xét.
- Cô giáo dục nhẹ cháu làm những công việc nhỏ giúp cha mẹ.
- Nhắc trẻ những việc trẻ không nên làm.
- Đọc thơ : “Cháu hứa với cô”
- Trẻ đoán thời tiết trong ngày?
- Hỏi trẻ hôm nay thứ mấy?
- Hát bài “Sáng thứ hai”
- Cô nêu tiêu chuẩn bé ngoan:
+ Đi học đều, đúng giờ.
+ Móng tay chân cắt ngắn, chà sạch.
+ Không vứt rác trong lớp.
+ Chú ý lên cô.
+ Muốn nói biết giơ tay, không được nói leo.
+ Biết giúp cô lấy cất đồ dùng đồ chơi.
- Hát “ Đường và chân”, “Em tập chải răng”
- Cô giới thiệu chủ điểm nhánh : “Bé là ai”
B. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN: KỸ NĂNG VÀ TÌNH CẢM XÃ HỘI
ĐỀ TÀI: Bé là ai
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên tuổi, giới tính của bản thân
2. Kĩ năng:
- Trẻ nói được tên, tuổi, giới tính của bản thân qua những câu hỏi gợi mở của cô giáo.
3. Ngôn ngữ:
- Trẻ trả lời được các câu hỏi của cô.
4. Giáo dục:
- Trẻ mạnh dạn tự tin chia sẻ với các bạn về mình.
- Hứng thú chơi các trò chơi.
II. Chuẩn bị.
1. Cô: - Bút màu, giấy vẽ đủ cho trẻ
- Nhạc các bài hát “Trời nắng trời mưa”, “Ba chú gấu”
- Vòng tập thể dục xanh, đỏ.
- 2 hình máy bay xanh, đỏ dán dưới sàn nhà.
2. Trẻ:
- Trẻ mặc quần áo gọn gàng hợp thời tiết.
- Hình kí hiệu của trẻ.
- Vé máy bay.
III. Tiến hành.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Ổn định tổ chức
- Chào mừng quý vị và các bạn đến với hãng hàng không quốc tế GK. Trước khi lên máy bay đến thăm đất nước Hàn Quốc, sứ sở của món kim chi, bánh gạo cung đình nổi tiếng, mời các bạn cùng hát và vận động theo bài hát “Ba chú gấu”
- Trẻ hát và vận động theo nhạc, sau đó cô cho trẻ ngồi vào ghế theo hình vòng cung.
*Hoạt động 2: Bé là ai.
- Và đây là nữ tiếp viên duyên dáng của chúng tôi. Cô sẽ hướng dẫn quý vị làm thủ tục để được lên máy bay.
- Nữ tiếp viên hàng không:
+ Xin chào các bạn: Tôi tên là....... Năm nay tôi 25 tuổi. Đố các bạn biết tôi là bạn gái hay bạn trai?
+ Bây giờ tôi sẽ mời lần lượt từng bạn giố thiệu thông tin về mình để tôi ghi vào vé máy bay và hộ chiếu cho các bạn nhé.
+ Bạn nào có thể lên giới thiệu trước?
+ Mời bạn nữ áo hồng xinh xắn nào.
+ Bạn tên gì?
+ Bạn mấy tuổi?
+ Bạn là bạn gái hay bạn trai?
(Cô nhắc trẻ nói to, trả lời đủ câu)
- Tương tự lần lượt cô cho trẻ giới thiệu tên, tuổi, giới tính của mình.
*Hoạt động 3: Bé cùng vui chơi.
a. Trò chơi 1: Chiếc vòng kì diệu.
- Cảm ơn các bạn đã cho tôi biết tên, tuổi, giới tính của mình. Và để cho các bạn thêm vui vẻ, sảng khoái trước khi lên máy bay, tôi mời các bạn chơi trò chơi “Chiếc vòng kì diệu”
- Cách chơi: Cô đặt vòng xuống sàn nhà. Cho trẻ nhảy theo nhạc bài “Gummi bear”. Khi nào nhạc dừng, các bạn trai nhảy vào vòng màu xanh, các bạn gái nhảy vào vòng màu đỏ.
b. Trò chơi 2: Vé máy bay của tôi.
- Đã đến giờ chuẩn bị lên máy bay, xin mời các bạn lấy vé máy bay.
- Cách chơi: Cô phát cho trẻ một vé may bay và một hình lô tô có kí hiệu của trẻ. Cô hỏi tên trẻ và cho trẻ nhắc lại tên của mình, sau đó cho trẻ đặt lại vé vào một vị trí nào đó trong lớp học. Cô và trẻ cầm kí hiệu của mình vừa đi vừa hát bài “ Trời nắng, trừi mưa”. Kết thúc bài hát trẻ chạy thật nhanh lấy vé theo kí hiệu và bạn trai chạy về phía máy bay màu đỏ, bạn gái chạy về phía máy bay màu xanh.
* Kết thúc:
- Chúng mình đang trên đường đến đất nước Hàn Quốc xinh đẹp. Chúng mình có muốn làm món quà nào đó tặng các bạn nhỏ ở đấy không? Chúng mình cùng tự vẽ tranh về mình để tặng các bạn nhé.
- Cho trẻ về các nhóm để vẽ theo ý thích.
- Trẻ chú ý nghe
- Trẻ hát và vận động
- Trẻ nghe cô giới thiệu
- Trẻ tự giới thiệu về bản thân mình.
- Trẻ nghe cô giới thiệu trò chơi và hứng thú chơi
- Trẻ nghe cô giới thiệu trò chơi và hứng thú chơi
- Trẻ về các nhóm để vẽ tranh.
C. CHƠI NGOÀI TRỜI
- HĐCCĐ: Quan sát thời tiết.
- TCVĐ: Giấu tay.
- CTD: Đu quay – Cầu trượt.
I. Mục đích-yêu cầu.
- Trẻ biết mình đang quan sát thời tiết? Biết có những loại thời tiết nào?
- Trẻ biết cách chơi trò chơi và hứng thú tham gia chơi.
II. Chuẩn bị.
- Địa điểm: Ngoài trời.
III. Tiến hành.
1.Trước khi quan sát.
- Cô tạo cho trẻ không khí thoải mái trước khi ra sân quan sát.
2. Trong khi quan sát.
- Cô gợi hỏi trẻ.
+ Các con đang đứng ở đâu ?
+ Thời tiết hôm nay như thế nào ?
+Bầu trời hôm nay như thế nào ?
+ Với thời tiết như ngày hôm nay thì mọi người mặc quần áo như thế nào ?
- Sau đó cô khái quát lại toàn bộ nội dung của buổi quan sát.
* Trò chơi: Giấu tay.
- Cô giới thiệu tên trò chơi và phổ biến cách chơi, luật chơi.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần
3. Sau khi quan sát.
- Cô gợi hỏi trẻ nội dung buổi hoạt động ngoài trời.
- Cô nhận xét chung buổi quan sát và nhắc nhở những trẻ chưa chú ý.
* Kết thúc: Cho trẻ chơi tự do ngoài sân.
- Cô có thể cho trẻ vẽ tự do các loại cỏ cây trên sân.
D. HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc phân vai: Mẹ con
- Góc xây dựng: Xếp hình cơ thể bé
- Góc học tập: Xem tranh ảnh về chủ đề bản thân
- Góc nghệ thuật: Biểu diễn văn nghệ
I. Yêu cầu:
- Trẻ biết chơi ở các góc chơi.
- Trẻ biết thể hiện vai chơi của mình và biết trách nhiệm của mình trong nhóm chơi.
-Trẻ biết liên kết các nhóm chơi.
II. Chuẩn bị
- Đầy đủ đồ chơi ở các góc
III . Tiến hành
1.Trước khi hoạt động.
- Cô giới thiệu nội dung các góc.
- Cô cho trẻ nhận vai chơi.
- Cho trẻ lấy ký hiệu về góc chơi mà trẻ chọn gắn vào góc.
2. Trong khi hoạt động.
- Cô gây hứng thú cho trẻ.
- Cô tạo hứng thú để trẻ phát huy hết khả năng sáng tạo của trẻ.
- Cô nhập vai chơi cùng trẻ và gợi ý giúp trẻ để trẻ thể hiện được ý tưởng sáng tao của mình.
- Cô gợi ý cho các nhóm liên kết với nhau trong khi chơi.
3. Sau khi hoạt động.
- Cô cho các góc tự nhận xét về góc chơi của mình.
- Cô cho trẻ đến thăm góc nghệ thuật vui văn nghệ.
- Cô nhận xét chung.
- Cho trẻ cất đồ dùng đồ chơi vào nơi quy định.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
A. THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎI.
- Cho trò chơi nhẹ “Bóng bay xanh” 2 lần.
B. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH.
Trò chơi học tập “ Tìm bạn”
I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ nhớ tên trò học tập “Tìm bạn” , hiểu luật chơi cách chơi.
- Rèn kĩ năng quan sát,phản xạ nhanh.
- Giáo dục trẻ yêu thích các trò chơi, học tính siêng năng cần cù lao động.
- Phát triển ngôn ngữ làm giàu vốn từ cho trẻ.
II.Chuẩn bị
Địa điểm: Trong lớp học thoáng mát.
Đồ dùng :
+ Mỗi trẻ 1 đồ dùng có kích thước khác nhau (băng giấy, khối hộp, đồ chơi xây dựng), mỗi loại có 2 cái trở lên giống nhau và bằng nhau.
3. NDTH : Âm nhạc bài rồng rắn.
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Trước khi chơi
- Cô cho trẻ đưa tình huống gây hứng thú .
- Cô trò chuyện đàm thoại cùng trẻ.
- Chúng mình vừa xem các bạn chơi trò chơi gì ?
+ Cô giới thiệu tên trò chơi : “ Giúp cô tìm bạn”.
- Các cháu đã chơi trò chơi này bao giờ chưa?
- Cô hỏi trẻ cách chơi nếu trẻ biết.
+ Cách chơi: Cho trẻ ngồi thành hình chữ U để trẻ dễ nhìn thấy nhau. Cô quan sát trẻ, cô nhớ trang phục của trẻ. Sau đó cô quay lưng lại cả lớp và nói to: “A lô a lô, các cháu tìm giúp cô 1 bạn buộc tóc dây màu hoa vàng, buộc tóc 2 bên nơ đỏ, ấo màu đỏ cộc tay. Thấy bạn ở đâu dẫn bạn lên đây cho cô”. Trẻ tìm đúng và dẫn bạn lên cho cô.
+ Luật chơi: Trẻ tìm đúng bạn mà cô miêu tả
- Cô cho cả lớp chơi 3 - 4 lần
- Khi trẻ chơi, cô bao quát động viên khen trẻ.
3. Sau khi chơi.
- Cô hỏi lại tên trò chơi.
- Giáo dục trẻ biết yêu quí các trò chơi.
- Rèn đức tính chăm chỉ cần cù trong công việc, không lười biềng trong các công việc hàng ngày.
- Ra chơi./.
-Trẻ trò chuyện cùng cô
-Trẻ nghe cô giới thiệu
-Trẻ trả lời.
-Lắng nghe cô hướng dẫn cách chơi.
- Trẻ hứng thú tham gia trò chơi.
-Trẻ nhắc lại tên trò chơi
- Trẻ nghe và ghi nhớ.
C. NÊU GƯƠNG CẮM CỜ.
- Cô cho trẻ tự nêu gương các bạn ngoan trong ngày.Sau đó cô chốt lại tuyên dương trẻ ngoan và những trẻ cần cố gắng trong buổi học sau.
- Cho trẻ cắm cờ.
D. VỆ SINH - TRẢ TRẺ
- Sửa sang lại quần áo, đầu tóc cho trẻ.
- Cho trẻ đi vệ sinh
- Cô tiến hành trả trẻ tận tay phụ huynh
- Trò chuyện trao đổi về tình hình của trẻ.
- Trước khi ra về kiểm tra điện và khoá cửa cẩn thận.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 3 ngày 11 tháng 9 năm 2018.
HOẠT ĐỘNG SÁNG
A. ĐÓN TRẺ - ĐIỂM DANH – THỂ DỤC SÁNG
I. ĐÓN TRẺ.
II. ĐIỂM DANH
III. THỂ DỤC SÁNG.
1. Mục đích yêu cầu.
- Trẻ biết tập thể dục,tập theo lời bài hát “ Nào chúng ta cùng tập thể dục”
- Trẻ biết kết hợp chân tay nhịp nhàng.
- Trẻ trả lời được một số câu hỏi của cô.
- Trẻ thực hiện đoàn kết không xô đẩy nhau.
2: Chuẩn bị.
1.Địa điểm:ngoài trời.
2.Đồ dùng:xắc xô.
3: Tiến hành.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1: Hoạt động 1: Trò chuyện.
Cô trò chuyện,hướng trẻ vào bài tập phát triển chung.
2: Hoạt động 2.Bé khởi động.
- Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các thế chân lên dốc,xuống dốc,vào cua,đi thường,chạy nhanh,chậm,về ga.xếp đội hình.
3: Hoạt động 3:Trọng động
- Cho trẻ tập các động tác bài tập phát triển chung: tập theo lời bài hát “ Nào chúng ta cùng tập thể dục”
- Chơi trò chơi “Mèo đuổi chuột”
4: Hoạt động4. Hồi tĩnh
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng giả làm những chú chim bay nhẹ nhàng .
-Trẻ trò chuyện cùng cô
-Trẻ khởi động.
-Trẻ tập theo lời bài hát.
-Trẻ hồi tĩnh.
B. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
LVPT : NGÔN NGỮ
HOẠT ĐỘNG : VĂN HỌC
ĐỀ TÀI: THƠ “ĐÔI MẮT CỦA EM”.
I. Mục đích,yêu cầu.
1. Kiến thức.
- Trẻ nhớ tên bài thơ,tên tác giả,hiểu nội dung bài thơ.
2. Kĩ năng.
- Rèn cho trẻ kĩ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ.
3. Ngôn ngữ.
- Trẻ trả lời câu hỏi của cô rõ ràng.
4. Giáo dục.
- Trẻ yêu thích môn học
- Trẻ có ý thức trong giờ học
II: Chuẩn bị.
1: Địa điểm. –Tại lớp học
2: Đồ dùng. –Tranh thơ minh họa
3: NDTH. –HĐPT nhận thức,thẩm mĩ
III: Tiến hành.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*Hoạt động 1: Trò chuyện
- Cô và trẻ trò chuyện về chủ điểm , hướng trẻ vào bài
*Hoạt động 2 : Bé nghe cô đọc thơ
+ Cô đọc lần 1: Giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả.
+ Cô đọc lần 2: Kết hợp tranh minh họa, giảng giải nội dung.
*Hoạt động 3: Bé khám phá
- Cô vừa đọc cho chúng mình nghe bài thơ gì? Của tác giả nào?
- Bài thơ nói về cái gì?
- Đôi mắt của em như thế nào?
- Đôi mắt giúp em làm gì?
- Em làm gì để giữ cho đôi mắt ngày càng sáng hơn?
- Qua bài thơ muốn nhắc nhở chúng ta điều gì?
*Hoạt động 4: Bé đọc thơ
- Cho trẻ đọc thơ 2 lần
- Tổ đọc
- Nhóm đọc
- Cá nhân đọc
*Củng cố nội dung bài
*Giáo dục.
- Khi đến lớp trẻ phải biết lắng nghe, chơi đoàn kết với bạn bè vâng lời cô giáo khi đến lớp.
*Kết thúc.
Cho trẻ ra chơi
-Trẻ trò chuyện
-Trẻ nghe
-Trẻ nghe
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
- Trẻ đọc
- Tổ đọc thơ
- Cá nhân đọc
- Trẻ trả lời
-Trẻ nghe
C. CHƠI NGOÀI TRỜI
- HĐCCĐ: Quan sát thời tiết.
- TCVĐ: Giấu tay.
- CTD: Đu quay – Cầu trượt.
( Tiến hành chơi như thứ 2)
D. HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc phân vai: Mẹ con
- Góc xây dựng: Xếp hình cơ thể bé
- Góc học tập: Xem tranh ảnh về chủ đề bản thân
- Góc nghệ thuật: Biểu diễn văn nghệ
( Tiến hành chơi như thứ 2)
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
A. THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎI.
- Cho trò chơi nhẹ “Bóng bay xanh” 2 lần.
B. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH.
Rèn cho trẻ kĩ năng đọc thơ diễn cảm bài “Đôi mắt của em”
C. NÊU GƯƠNG CẮM CỜ.
- Cô cho trẻ tự nêu gương các bạn ngoan trong ngày.Sau đó cô chốt lại tuyên dương trẻ ngoan và những trẻ cần cố gắng trong buổi học sau.
- Cho trẻ cắm cờ.
D. VỆ SINH - TRẢ TRẺ
- Sửa sang lại quần áo, đầu tóc cho trẻ.
- Cho trẻ đi vệ sinh
- Cô tiến hành trả trẻ tận tay phụ huynh
- Trò chuyện trao đổi về tình hình của trẻ.
- Trước khi ra về kiểm tra điện và khoá cửa cẩn thận.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 4 ngày 12 tháng 9 năm 2018.
HOẠT ĐỘNG SÁNG
A. ĐÓN TRẺ - ĐIỂM DANH – THỂ DỤC SÁNG
I. ĐÓN TRẺ.
II. ĐIỂM DANH
III. THỂ DỤC SÁNG. (Tiến hành như thứ 3)
B. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
LVPT : THẨM MỸ
HOẠT ĐỘNG : ÂM NHẠC.
ĐỀ TÀI: DẠY HÁT “TAY THƠM,TAY NGOAN”.
VẬN ĐỘNG: MÚA (TT)
TRÒ CHƠI: ĐOÁN TÊN BẠN HÁT
I: Mục đích yêu cầu.
1. Kiến thức:
- Trẻ thuộc bài hát, biết tên nhạc sĩ, hiểu nội dung bài hát
- Trẻ hát đúng giai điệu bài hát, biết chơi trò chơi.
2. Kĩ năng.
- Rèn kĩ năng hát đúng giai điệu bài hát cho trẻ.
3. Ngôn ngữ.
- Trẻ trả lời câu hỏi của cô rõ ràng mạch lạc.
4. Giáo dục.
- Trẻ yêu thích âm nhạc
- Trẻ có ý thức trong giờ học
II: Chuẩn bị.
1: Địa điểm.
- Tại lớp học
2: Đồ dùng.
- Bài hát dạy cho trẻ.
- Mũ âm nhạc
3: NDTH: HĐPT ngôn ngữ
III: Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*Hoạt động 1: Cùng giao lưu
- Cô cho trẻ đọc bài thơ “Miệng xinh”
- Đàm thoai nội dung bài thơ và chủ điểm.
*Hoạt động 2: Bé làm ca sĩ
- Cô dẫn dắt giới thiệu bài hát “Tay thơm, tay ngoan”
- Cô hát mẫu 2 lần.
- Cô vừa hát bài hát gì? Do ai sáng tác?
- Bài hát nói về điều gì?
- Giảng nội dung:
- Bài hát nói về đôi tay sạch sẽ khi múa hát giống như những bông hoa thơm, em bé được mẹ khen có đôi bàn tay thơm tho sạch sẽ.
a. Dạy trẻ hát:
- Lớp hát 2 lần.
- Cho tổ hát.
- Nhóm hát.
- Cá nhân hát.
- Cô động viên trẻ hát theo cô, hát đúng lời và giai điệu bài hát.
b. Dạy vận động múa (TT)
- Cô múa mẫu lần 1.
- Cô múa mẫu lần 2: Phân tích động tác.
- Cô múa mẫu lần 3.
- Cho cả lớp hát và múa 2-3 lần.
- Cho 3 tổ thi đua nhau.
- 2-3 nhóm múa.
- 2-3 cá nhân múa.
*Củng cố tên bài hát. Cho cả lớp hát và múa lại 1 lần.
*Hoạt động 5: Bé cùng chơi
Trò chơi: “ Đoán tên bạn hát”.
+Cô phổ biến cách chơi.
-Cô gọi một bạn lên đội mũ chóp kín và cô chỉ một bạn ở dưới hát,bạn đội mũ chóp kín phải đoán được bạn vừa hát tên là gì?
-Luật chơi: Bạn đội mũ chóp kín phải đoán đúng tên bạn vừa hát xong, đoán sai sẽ bị nhảy lò cò.
-Cho trẻ chơi 2-3 lần
*Củng cố: Hỏi lại tên trò chơi
*Giáo dục: Trẻ yêu quý các cô giáo yêu trường lớp,chơi đoàn kết với bạn bè. Luôn giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
*Kết thúc:
-Trẻ ra chơi
-Trẻ đọc
-Trẻ đàm thoại
-Trẻ trả lời
-Trẻ nghe
-Lớp hát
- 3 Tổ hát
- 1 Nhóm hát
- 1Cá nhân hát
- Trẻ quan sát cô múa mẫu.
- Lớp múa
- Tổ múa
- Nhóm múa
- Cá nhân múa.
- Cả lớp múa.
-Trẻ nghe
-Trẻ chơi
-Trẻ trả lời
-Trẻ nghe
-Trẻ ra chơi
C. CHƠI NGOÀI TRỜI
- HĐCCĐ: Quan sát thời tiết.
- TCVĐ: Giấu tay.
- CTD: Đu quay – Cầu trượt.
( Tiến hành chơi như thứ 2)
D. HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc phân vai: Mẹ con
- Góc xây dựng: Xếp hình cơ thể bé
- Góc học tập: Xem tranh ảnh về chủ đề bản thân
- Góc nghệ thuật: Biểu diễn văn nghệ
( Tiến hành chơi như thứ 2)
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
A. THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎI.
- Cho trò chơi nhẹ “Bóng bay xanh” 2 lần.
B. HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI.
- Tổ chức cho trẻ chơi thành thạo trò chơi “Tìm bạn”
C. NÊU GƯƠNG CẮM CỜ.
- Cô cho trẻ tự nêu gương các bạn ngoan trong ngày.Sau đó cô chốt lại tuyên dương trẻ ngoan và những trẻ cần cố gắng trong buổi học sau.
- Cho trẻ cắm cờ.
D. VỆ SINH - TRẢ TRẺ
- Sửa sang lại quần áo, đầu tóc cho trẻ.
- Cho trẻ đi vệ sinh
- Cô tiến hành trả trẻ tận tay phụ huynh
- Trò chuyện trao đổi về tình hình của trẻ.
- Trước khi ra về kiểm tra điện và khoá cửa cẩn thận.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 5 ngày 13 tháng 9 năm 2018.
HOẠT ĐỘNG SÁNG
A. ĐÓN TRẺ - ĐIỂM DANH – THỂ DỤC SÁNG
I. ĐÓN TRẺ.
II. ĐIỂM DANH
III. THỂ DỤC SÁNG. (Tiến hành như thứ 3)
B. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
LVPT : THỂ CHẤT
HOẠT ĐỘNG : THỂ DỤC
ĐỀ TÀI: ĐI THEO ĐƯỜNG HEP - ĐẦU ĐỘI TÚI CÁT.
I. Mục đích,yêu cầu.
1. Kiến thức.
- Trẻ biết đi không cúi đầu,đi trong đường hẹp và biết bò thẳng hướng, kết hợp chân tay nhịp nhàng.
2. Kĩ năng.
- Rèn cho trẻ kĩ năng khéo léo,linh hoạt.
3. Ngôn ngữ.
- Trẻ trả lời câu hỏi của cô rõ rang mạch lạc.
4. Giáo dục.
- Trẻ có ý thức trong giờ học.
- Thường xuyên luyện tập thể dục để có sức khỏe tốt.
II: Chuẩn bị.
1: Địa điểm: Sân tập sạch sẽ.
2: Đồ dùng: vạch chuẩn,kẻ 2-3 đường hẹp ( 4m x 0,2m).
3: NDTH: HĐPT thẩm mĩ.
III:Tiến hành.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1: Hoạt động 1.Cùng giao lưu.
-Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề rồi hướng trẻ vào bài học.
2: Hoạt động 2.Bé làm đoàn tàu.
- Cô cho trẻ đi vòng tròn làm đoàn tàu kết hợp các thế chân.lên dốc,xuống dốc,chạy nhanh,chậm về ga,xếp đội hình.
3: Hoạt động 3.Trọng động
+ Động tác tay: hai tay ra trước lên cao
2/4nhịp
+ Động tác chân:hai tay giang ngang ra trước ngồi khuỵu gối
3/4 nhịp
+ Động tác bụng,lườn:hai tay chống hông quay sang hai bên 90.
+ Động tác bật:bật tiến về phía trước
2/4 nhịp
4: Hoạt động 4. Bé tập thể dục
- Cô giới thiệu bài thể dục “Đi theo đường hẹp, đầu đội túi cát”.
+Cô tập mẫu lần1. Không phân tích
+Cô tập mẫu lần2. Phân tích động tác.
-TTCB.cô đứng trước vạch chuẩn khi có hiệu lệnh cô đi theo đường hẹp mắt nhìn thẳng phía trước, đầu không cúi đi khéo léo sao cho chân không bước ra ngoài vạch kẻ đi hết đoạn đường hẹp,sau đó trở về cuôi hàng.
+Cô tập mẩu lần3. Hoàn chỉnh.
-Cô mời 1 trẻ lên tập mẫu.
-Cho trẻ tập.
-Cô cho lần lượt gọi từng trẻ lên tập.
-Cho trẻ tập nối tiếp nhau.
-Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
*Củng cố nội dung bài.
- Hỏi trẻ tên bài tập.
-Cô mời 1 trẻ lên tập lại
5: Hoạt động 5. Đoàn tàu về ga.
- Cô cho trẻ làm đoàn tàu đi nhẹ nhàng một vòng quanh sân 1-2 vòng.
*Kết thúc:
-Cho trẻ ra chơi.
-Trẻ trò chuyện
-Trẻ làm đoàn tàu
-Trẻ tập
-Trẻ tập
-Trẻ tập
-Trẻ tập
-Trẻ lắng nghe.
-Trẻ quan sát
-Trẻ tập mẫu
-Trẻ tập
-Trẻ lần lượt tập
-Trẻ tập nối tiếp
-Trẻ trả lời
-Trẻ hồi tĩnh
-Trẻ ra chơi
C. CHƠI NGOÀI TRỜI
- HĐCCĐ: Quan sát thời tiết.
- TCVĐ: Giấu tay.
- CTD: Đu quay – Cầu trượt.
( Tiến hành chơi như thứ 2)
D. HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc phân vai: Mẹ con
- Góc xây dựng: Xếp hình cơ thể bé
- Góc học tập: Xem tranh ảnh về chủ đề bản thân
- Góc nghệ thuật: Biểu diễn văn nghệ
( Tiến hành chơi như thứ 2)
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
A. THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎI.
- Cho trò chơi nhẹ “Bóng bay xanh” 2 lần.
B. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH.
- Rèn kĩ năng chào hỏi cho trẻ.
C. NÊU GƯƠNG CẮM CỜ.
- Cô cho trẻ tự nêu gương các bạn ngoan trong ngày.Sau đó cô chốt lại tuyên dương trẻ ngoan và những trẻ cần cố gắng trong buổi học sau.
- Cho trẻ cắm cờ.
D. VỆ SINH - TRẢ TRẺ
- Sửa sang lại quần áo, đầu tóc cho trẻ.
- Cho trẻ đi vệ sinh
- Cô tiến hành trả trẻ tận tay phụ huynh
- Trò chuyện trao đổi về tình hình của trẻ.
- Trước khi ra về kiểm tra điện và khoá cửa cẩn thận.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 6 ngày 14 tháng 9 năm 2018.
HOẠT ĐỘNG SÁNG
A. ĐÓN TRẺ - ĐIỂM DANH – THỂ DỤC SÁNG
I. ĐÓN TRẺ.
II. ĐIỂM DANH
III. THỂ DỤC SÁNG. (Tiến hành như thứ 3)
B. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
LVPT : NHẬN THỨC
HOẠT ĐỘNG : KHÁM PHÁ KHOA HỌC
ĐỀ TÀI: TRÒ CHUYỆN VỀ BẢN THÂN TRẺ.
I. Mục đích,yêu cầu.
1. Kiến thức.
- Trẻ trò chuyện về bản thân mình, trẻ biết tên, đặc điểm cấu tạo của các bộ phận trên cơ thể trẻ. Biết lợi ích và chức năng của các bộ phận đó.
2. Kĩ năng.
- Rèn kỹ năng quan sát,so sánh và ghi nhớ có chủ định.
3. Ngôn ngữ.
- Trẻ biết trả lời câu hỏi của cô rõ ràng đủ ý.
4. Giáo dục.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ.
II. Chuẩn bị.
1. Địa điểm: Tại lớp học
2. Đồ dùng: Tranh ảnh về cơ thể bé. Tranh bé trai,bé gái...
3. NDTH: HĐPT ngôn ngữ, HĐPT thẩm mĩ.
III: Tiến Hành.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*Hoạt động 1: Trò chuyên cùng bé.
- Cô cùng trẻ đọc bài thơ “Đôi mắt”.
- Đàm thoại với trẻ về bài thơ về chủ điểm.
*Hoạt động 2: Hộp quà bí mật.
- Cô đưa ra món quà mà cô đã chuẩn bị và mời một số trẻ lên mở và khám phá món quà.
- Cô gợi hỏi để trẻ nhận xét được vì sao mà bạn đi lên khám phá món quà được, nhìn được, cầm nắm được, ngửi được, nghe được...là nhờ có các bộ phận gì trên cơ thể ?
-> Cô chốt lại vai trò của các bộ phận trên cơ thể và giáo dục trẻ biết yêu quý giữ gìn và bảo vệ chúng.
*Hoạt động 3: Cơ thể của bé
- Cô đưa ra bức tranh về cơ thể bé trai và bé gái cho trẻ quan sát.
+ Cô có bức tranh gì đây ?
-> Cho 1-2 trẻ lên chỉ các bộ phận trên cơ thể của bạn trai và bạn gái.
+ Tên từng bộ phận ?
+ Tác dụng (vai trò) của từng bộ phận ?
-> Cô chốt lại.
- Cho 1-3 trẻ lên so sánh dặc điểm giống và khác nhau về cơ thể bạn trai và cơ thể bạn gái.
+ Giống nhau: đều có mắt, mũi, tay, chân,.....
+ Khác nhau: Kiểu tóc(mái tóc), trang phục, .
-> Cô chốt lại lời trẻ.
Mở rộng: Ngoài các bộ phận mà hôm nay chúng mình quan sát và tìm hiểu còn có rất nhiều các bộ phận trên cơ thể chúng mình nữa đâý như: Tay còn có cánh tay, bàn tay, ngón tay, móng tay...,chân cũng có bàn chân, ngón chân..,có lưng có bụng.....>tát cả các bộ phận đều rất quan trọng đối với chúng ta đấy các cháu ạ.
Giáo dục: Trẻ biết giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ...
*Hoạt động 3: Bé vui chơi.
- Cho trẻ chơI trò chơi “Về đúng nhà”.
- Cô phổ biến luật chơi, cách chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi.
- cô nhận xét khen ngợi trẻ.
-> kết thúc: cho trẻ về góc chơi vẽ hình bạn trai, bạn gái.
-Trẻ đọc thơ
-Trẻ trò chuyện cùng cô.
-Trẻ lên khám phá món quà
-Trẻ trả lời..
-Trẻ nghe cô giáo dục.
- Trẻ quan sát
-Tranh cơ thể bạn trai, bạn gái.
- trẻ chỉ tranh.
-Trẻ gọi tên và nhận xét vai trò từng bộ phận
- Trẻ so sánh.
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ lắng nghe cô mở rộng
-Trẻ lắng nghe cô giáo dục
-Trẻ lằng nghe cô giới thiệu và chơi trò chơi.
-Trẻ chơi
- Trẻ về góc chơi.
C. CHƠI NGOÀI TRỜI
- HĐCCĐ: Quan sát thời tiết.
- TCVĐ: Giấu tay.
- CTD: Đu quay – Cầu trượt.
( Tiến hành chơi như thứ 2)
D. HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc phân vai: Mẹ con
- Góc xây dựng: Xếp hình cơ thể bé
- Góc học tập: Xem tranh ảnh về chủ đề bản thân
- Góc nghệ thuật: Biểu diễn văn nghệ
( Tiến hành chơi như thứ 2)
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
A. THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎI.
- Cho trò chơi nhẹ “Bóng bay xanh” 2 lần.
B. HOẠT ĐỘNG LAO ĐỘNG, VĂN NGHỆ CUỐI TUẦN.
*Lao động tập thể:
I. Mục đích, yêu cầu:
- Trẻ biết giúp cô giáo làm một số việc vừa sức như: Lau chùi, xắp xếp lại đồ chơi cho gọn gàng sạch xẽ.
- Biểu diễn một số bài hát múa trong chủ điểm.
II. Chuẩn bị:
- Chổi, khăn lau.
- Đầu đĩa, phách, sắc xô.
III. Hướng dẫn:
- Cô giới thiệu:
- Giờ hoạt động chiều nay cô cho các cháu lau chùi sắp xếp lại đồ chơi.
- Cô chia trẻ ra thành các nhóm đến các góc lau chùi sắp xếp lại đồ chơi, đồ dùng trong các góc.
- Cô cùng làm và hướng dẫn trẻ làm.
- Cô nhận xét buổi lao động.
* Liên hoan văn nghệ:
I. Mục đích, yêu cầu:
- Biểu diễn một số bài hát múa trong chủ điểm.
II. Chuẩn bị:
- Đầu đĩa, phách, sắc xô.
III. Hướng dẫn:
- Cô làm người giới thiệu chương trình.
- Cô cho trẻ biểu diễn theo tinh thần sung phong.
- Biểu diễn dưới nhiều hình thức: Cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân.
- Cho trẻ đọc: Bàn tay cô giáo.
- Trăng ơi từ đâu đến.
- Trẻ biểu diễn cho trẻ dùng kết hợp các dụng cụ gõ.
- Cô động viên khuyến khích trẻ mạnh dạn khi biểu diễn.
- Cô góp vui với trẻ bài hát: Ngày đầu tiên đi học.
C. NÊU GƯƠNG CẮM CỜ.
- Cô cho trẻ tự nêu gương các bạn ngoan trong ngày. Sau đó cô chốt lại tuyên dương trẻ ngoan và những trẻ cần cố gắng trong buổi học sau.
- Cho trẻ cắm cờ.
D. VỆ SINH - TRẢ TRẺ
- Sửa sang lại quần áo, đầu tóc cho trẻ.
- Cho trẻ đi vệ sinh
- Cô tiến hành trả trẻ tận tay phụ huynh
- Trò chuyện trao đổi về tình hình của trẻ.
- Trước khi ra về kiểm tra điện và khoá cửa cẩn thận.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao an 20182019_12470270.docx