Giáo án mầm non lớp chồi - Tuần 5 - Chủ đề: Bản thân

 I. Mục đích - Yêu cầu

1. Kiến thức.

Trẻ nghe hiểu và nói đúng, đủ các từ: Tên, tuổi, sở thích.

2. Kỹ năng.

Kỹ năng nói đúng chuẩn từ, mở rộng vốn từ, phát triển ngôn ngữ, tăng khả năng giao tiếp cho trẻ, kỹ năng chơi trò chơi.

3. Thái độ tình cảm.

Giáo dục trẻ biết vệ sinh cơ thể, biết tự rửa tay, chải tóc gọn gàng.

4. Kết quả: 90 - 95% trẻ đạt

II. Chuẩn bị.

 Tranh minh họa, câu từ phát âm cho các từ: “Tên, tuổi, sở thích ”.

 Bài hát “Tay thơm, tay ngoan”, bài thơ “miệng xinh”.

 

doc19 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 3626 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp chồi - Tuần 5 - Chủ đề: Bản thân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. - Sân bằng phẳng, sạch sẽ. 4 - 6 quả bóng. Đích ném, túi cát. - Nhạc bài hát “ Đường và chân ”. III. Hướng dẫn thực hiện. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của trẻ 1. Khởi động. - Thầy cùng trẻ hát bài “Đường và chân” và đi thành vòng tròn ra sân tập thể dục. - Thầy dùng xắc xô điều khiển trẻ thực hiện các kiểu đi và chạy: Đi thường - đi gót, đi thường - đi mũi, đi thường. Chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi thường. - Chuyển đội hình thành 2 hàng dãn cách đều. 2. Trọng động. * Bài tập phát triển chung. - Tập theo lời ca bài “Đường và chân”. - Động tác tay: Hai tay giang ngang gập vai. - Động tác bụng: 2 tay chống hông, quay người sang 2 bên. - Động tác chân: Một chân bước lên trước, khuỵu gối. - Động tác bật: Bật tiến phía trước. - Thầy nhận xét, động viên, khen gợi trẻ. * VĐCB: Ném trùng đích bằng một tay. - Thầy giới thiệu tên vận động: Ném trùng đích bằng một tay. - Làm mẫu lần1: Không giải thích. - Làm mẫu lần2: Kết hợp giảng giải. Tư thế chuẩn bị: Thầy đứng tự nhiên trước vạch, tay cầm túi cát, khi có hiệu lệnh “Ném” thì thầy đưa tay ra trước, gập tay, xoay cổ tay và ném trúng đích. Thực hiện xong thầy đi nhẹ nhàng về cuối hàng. - Cho 2 trẻ lên làm mẫu. - Thầy sửa sai cho trẻ (nếu có). - Trẻ thực hiện: Thầy lần lượt cho 2 cá nhân trẻ thực hiện song song cho đến hết hàng. - Thầy sửa sai cho trẻ. - Nâng cao: Cho 2 tổ thi đua thực hiện “ném trúng đích bằng một tay” với đích ném xa hơn. - Thầy nhận xét, động viên, khen gợi trẻ. * Trò chơi: “Đá bóng vào gôn”. - Thầy giới thiệu tên trò chơi “Đá bóng vào gôn”. - Cách chơi: Thầy chia lớp thành 2 đội, thầy đã chuẩn bị sẵn 2 khung thành, lần lượt các thành viên của mỗi đội sẽ dùng chân đá bóng vào gôn từ một khảng cách nhất định mà thầy đã đánh dấu sẵn vào gôn. Thời gian chơi là một bản nhạc. - Luật chơi: Sau khi bản nhạc kết thúc, đội nào đá được số bóng vào gôn nhiều hơn sẽ là đội chiến thắng. Độ thua sẽ phải hát một bài hát hoặc đọc một bài thơ trong chủ điểm. - Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi. - Nhận xét sau khi chơi. - Thầy khen ngợi, động viên trẻ. 3. Hồi tĩnh. - Cho trẻ hồi tĩnh nhẹ nhàng 1 – 2 vòng quanh sân, vừa đi vừa hát bài “Đường và chân”. - Cho trẻ đi vệ sinh, vào lớp. - Chuyển hoạt động. - Trẻ đi thành vòng tròn ra sân tập thể dục. x x x x x x x x x x x x x x x x x x x - Tập 3 lần x 8 nhịp. - Tập 2 lần x 8 nhịp. - Tập 2 lần x 8 nhịp. - Tập 2 lần x 8 nhịp - Lắng nghe. - Trẻ chú ý quan sát. - Trẻ quan sát - 2 trẻ khá lên làm mẫu - 2 cá nhân song song thực hiện lần lượt. - 2 tổ thực hiện. - Lắng nghe - Trẻ chơi trò chơi. - Lắng nghe. - Trẻ đi nhẹ nhàng. Tên hoạt động: Làm quen tiếng việt. Tên đề tài: Dạy trẻ làm quen từ: Thị giác, thính giác, khứu giác. Chủ đề lớn: Bản Thân. Chủ đề nhánh: Tôi là ai. Đối tượng: Mẫu giáo bé A. Thời gian: 15-20 phút. Ngày thực hiện: Thứ 3 ngày 2 tháng 10 năm 2018. I. Mục đích - Yêu cầu. 1. Kiến thức. - Trẻ nghe hiểu và nói đúng, chuẩn các từ: Thị giác, thính giác, khứu giác. 2. Kỹ năng. - Kỹ năng nói đúng chuẩn từ, mở rộng vốn từ, phát triển ngôn ngữ, tăng khả năng giao tiếp cho trẻ, kỹ năng chơi trò chơi. 3. Thái độ tình cảm. - Giáo dục trẻ biết vệ sinh cơ thể, biết tự rửa tay, chải tóc gọn gàng. 4. Kết quả: 92 – 95% trẻ đạt. II. Chuẩn bị. - Tranh minh họa, câu từ phát âm: “Thị giác, thính giác, khứu giác ”. - Bài hát: “Rửa mặt như mèo”, Thơ : “Lời chào ”. III. Hướng dẫn thực hiện. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của trẻ 1. Giới thiệu bài. - Lắng nghe, lắng nghe. - Thầy có một câu đố rất hay, lớp mình hãy chú ý lắng nghe và đoán xem đó là gì nhé. “Cùng thức cùng ngủ Hai bạn xinh xinh Nhìn rõ mọi thứ Nhưng không thấy mình” Đố là gì? - Cháu nào giỏi cho thầy và lớp mình biết mắt để làm gì ? - Nếu không có mắt cháu có nhìn được không? - Giáo dục trẻ phải biết giữ gìn và bảo vệ đôi mắt của mình. 2. Phát triển bài. * Làm mẫu. - Thầy cho trẻ chơi trò chơi “Trời sáng – trời tối. ( Thầy đưa tranh vẽ minh hoạ từ “Thị giác” ). + Thầy có tranh vẽ gì đây? + Đúng rồi, đôi mắt còn được gọi là thị giác đấy. + Thầy nói mẫu từ “Thị giác” 3 lần. + Mời 2 trẻ khá nói mẫu, thầy sửa sai (nếu có). - Thầy đưa tranh vẽ minh hoạ từ “Thính giác” + Thầy có tranh vẽ gì đây? + Đúng rồi, Cái tai còn được gọi là thính giác đấy. + Thầy nói mẫu từ “Thính giác” 3 lần. + Mời 2 trẻ khá nói mẫu, thầy sửa sai (nếu có). - Thầy đưa tranh vẽ minh hoạ từ “Khứu giác” + Thầy có tranh vẽ gì đây? + Đúng rồi, Cái mũi còn được gọi là khứu giác đấy. Mũi dùng để ngửi đấy. + Thầy nói mẫu từ “Khứu giác” 3 lần. + Mời 2 trẻ khá nói mẫu, thầy sửa sai (nếu có). * Trẻ thực hành. - Thầy gọi cá nhân trẻ lên nói từ: “Thị giác, thính giác, khứu giác ”. - Thầy sửa sai cho trẻ, chú ý đến trẻ nhút nhát, ít nói, trẻ nói ngọng. - Thầy gọi tổ nói từ “Thị giác, thính giác, khứu giác”. - Thầy sửa sai cho trẻ. - Thầy gọi tập thể trẻ lên nói từ. “Thị giác, thính giác, khứu giác ”. - Thầy sửa sai cho trẻ. * Củng cố. - Thầy vừa cho các cháu làm quen với từ gì? - Thầy nhấn mạnh lại từ vừa học và giáo dục trẻ phải biết rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. * Trò chơi: “ Truyền tin” . - Cách chơi: Thầy chia lớp thành 2 đội thầy nói thầm vào tai trẻ đầu tiên một câu, trẻ đó phải nói thầm vào tai trẻ đằng sau cho đến trẻ cuối phải nói được câu giống thầy đã nói với bạn đầu tiên.. - Luật chơi: Đội nào nói sai cả đội đó sẽ phải hát một bài. - Thầy cho trẻ chơi. - Nhận xét sau khi chơi, khen gợi trẻ 3. Kết thúc bài. - Cho trẻ đọc thơ “ Lời chào ” và cho trẻ ra chơi. - Nghe gì, nghe gì. - Đôi mắt. - Mắt để nhìn ạ. - Không ạ. - Trẻ lắng nghe - Chơi trò chơi. - Đôi mắt ạ -Trẻ lắng nghe - 2 trẻ khá nói mẫu. - Cái tai ạ -Trẻ lắng nghe - 2 trẻ khá nói mẫu. - Cái mũi ạ -Trẻ lắng nghe - 2 trẻ khá nói mẫu. - Trẻ nói các từ: “Thị giác, thính giác, khứu giác ”. - 3 tổ nói. - Cả lớp nói. - Trẻ kể. - Trẻ lắng nghe - Lắng nghe. - Trẻ chơi trò chơi - Trẻ đọc thơ và ra chơi Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ. Tên đề tài: Dạy trẻ đọc thuộc bài thơ: “ Lời chào ”. Chủ đề lớn: Bản Thân. Chủ đề nhánh: Tôi là ai. Đối tượng: Mẫu giáo 4 tuổi A Thời gian: 20 – 25 phút. Ngày thực hiện: Thứ 3 ngày 26 tháng 9 năm 2017. I. Mục đích - Yêu cầu. 1. Kiến thức. - Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ và đọc thuộc bài thơ “ Lời chào ”. 2. Kỹ năng. - Rèn kỹ năng đọc thuộc thơ cho trẻ, phát triển ngôn ngữ, tăng khả năng giao tiếp và ghi nhớ có chủ đích cho trẻ. 3. Thái độ tình cảm. - Giáo dục trẻ ngoan, lễ phép, biết chào hỏi với mọi người xung quanh. 4. Kết quả: 90 - 95% trẻ đạt II. Chuẩn bị. - Tranh minh họa cho bài thơ “ Lời chào ”, bài hát “Múa cho mẹ xem”. - Bài thơ trên máy tính. III. Hướng dẫn thực hiện. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của trẻ 1. Giới thiệu bài. - Thầy cho trẻ hát và vận động theo bài hát “Đi học về”. - Đàm thoại với trẻ về nội dung bài hát: + Chúng mình vừa vận động theo bài hát gì? + Bài hát nói về điều gì? + Khi đi học về bạn nhỏ biết chào những ai nhỉ? + Cháu thấy bạn nhỏ đó có ngoan không? + Mẹ bạn nhỏ đã làm gì? - Thầy khái quát lại. - Giáo dục trẻ phải biết giữ gìn đôi bàn tay luôn luôn sạch sẽ. 2. Phát triển bài. * Dạy trẻ đọc thuộc thơ “ Lời chào ”. - Có một bài thơ cũng nói về em bé biết chào mọi người trong gia đình khi đi học về. Đó là nội dung của bài thơ “Lời chào”. - Do tác giả “Phạm Cúc” sang tác đấy. - Thầy đọc diễn cảm lần 1. + Thầy vừa đọc cho lớp mình nghe bài thơ gì? + Do ai sáng tác? - Thầy đọc lần 2 ( kết hợp sử dụng máy chiếu ). Giảng nội dung bài thơ: Bài thơ nói đến việc bạn nhỏ rất ngoan, lễ phép, bạn ấy đi học về biết chào mọi người trong gia đình: Ông bà, cha, mẹ. Nhờ lời chào ai cũng yêu quý bạn ấy. - Thầy đọc bài thơ lần 3. * Trẻ đọc thơ. - Thầy cho trẻ đọc kết hợp chỉ tranh minh họa. - Thầy cho cả lớp đọc bài thơ 2 lần. - Thầy chú ý những trẻ yếu, trẻ đọc ngọng chưa thuộc thơ, trẻ đọc nhỏ. - Sửa sai cho trẻ. Động viên, khen gợi trẻ. - Thầy mời 3 tổ đọc bài thơ. - Thầy chú ý những trẻ yếu, trẻ đọc ngọng chưa thuộc thơ, trẻ đọc nhỏ. - Thầy sửa sai cho trẻ, động viên, khen gợi trẻ. - Thầy mời 3 nhóm lên đọc thơ. - Chú ý sửa sai cho trẻ, động viên trẻ đọc nhỏ, trẻ nhút nhát. - Tích hớp: Cho lớp đếm số trẻ đọc thơ, đếm số bạn trai, bạn gái. - Thầy động viên khen gợi trẻ. - Thầy mời 4 – 5 cá nhân trẻ đọc thơ - Thầy quan sát sửa sai cho trẻ, động viên khuyến khích trẻ đọc mạch lạc diễn cảm. * Đàm thoại . - Bài thơ có tên là gì? Do ai sáng tác ? - Khi về nhà bạn nhỏ trong bài thơ đã làm gì? - Rồi ra vườn bạn nhỏ làm gì? - Bạn nhỏ đã lên nhà chào ai nữa? - Vì sao lời chào lại đẹp hơn mọi bông hoa? - Chỉ có ai là không được bạn nhỏ tặng chào? - Cháu đã học được điều gì qua bài thơ này? - Thầy khái quát lại và giáo dục trẻ. 3. Kết thúc bài. - Thầy nhận xét tiết học. - Cho trẻ đọc lại bài thơ “Lời chào” và ra chơi. - Trẻ hát và vận động - Bài hát “Đi học về” ạ ! - Nói về 1 bạn nhỏ ạ. - Chào bố, mẹ - có ạ. - Âu yếm hôm lên má em bé - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Lắng nghe - Bài thơ “ Lời chào ”. - Tác giả “Phạm Cúc”. - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ đọc dưới các hình thức: Lớp, tổ, nhóm, cá nhân - Trẻ trả lời. - Chào mẹ. - Chào bà. - Chào ông. - Vì lời chào thân thương quá - Người đi vắng. - Trẻ lắng nghe - Trẻ đọc thơ và ra chơi Tên hoạt động: Làm quen tiếng việt Tên đề tài: Dạy trẻ làm quen với từ: Bạn gái, bạn trai, khăn mặt. Chủ đề lớn: Bản Thân. Chủ đề nhánh: Tôi là ai. Đối tượng: Mẫu giáo 4 tuổi A Thời gian: 20 – 25 phút. Ngày thực hiện: Thứ 4 ngày 27 tháng 9 năm 2017. I. Mục đích - Yêu cầu. 1. Kiến thức. - Trẻ nghe hiểu và nói đúng, chuẩn các từ: “ Bạn gái, bạn trai, khăn mặt ”. 2. Kỹ năng. - Kỹ năng nói đúng chuẩn từ, mở rộng vốn từ, phát triển ngôn ngữ, tăng khả năng giao tiếp cho trẻ, kỹ năng chơi trò chơi. 3. Thái độ tình cảm. - Giáo dục trẻ biết vệ sinh cơ thể, biết tự rửa tay, chải tóc gọn gàng. 4. Kết quả: 90 - 95% trẻ đạt II. Chuẩn bị. - Tranh minh họa, vật thật, câu từ phát âm: “ Bạn gái, bạn trai, khăn mặt ”. - Bài hát: Rửa mặt như mèo, Thơ : Lời chào. III. Hướng dẫn thực hiện. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của trẻ 1. Giới thiệu bài. - Cho trẻ hát bài “ Rửa mặt như mèo ”. - Chúng mình vừa hát bài gì? - Bài hát nói về việc gì? - Bạn mèo rửa mặt như thế nào? - Bạn mèo bị làm sao? - Để cho khuôn mặt của chúng mình luôn sạch sẽ thì phải làm như thế nào? - Thầy khái quát lại. - Giáo dục trẻ phải biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. 2. Phát triển bài. * Làm mẫu. - Cho trẻ chơi trò chơi “Trời sáng – trời tối”. ( Thầy đưa bức tranh vẽ bạn trai) + Thầy có tranh vẽ gì đây? + Dưới bức tranh vẽ bạn trai thầy có từ “Bạn trai”. - Thầy nói mẫu từ “Bạn trai” 3 lần. - Mời 2 trẻ khá nói mẫu, thầy sửa sai ( nếu có ). - Thầy đưa tranh vẽ bạn gái. + Thầy có tranh vẽ gì đây? + Dưới bức tranh vẽ bạn gái thầy có từ “Bạn gái”. - Thầy nói mẫu từ “Bạn gái” 3 lần. - Mời 2 trẻ khá nói mẫu. - Thầy sửa sai ( nếu có ). - Thầy đưa ra chiếc khăn mặt: + Đố cả lớp thầy có cái gì đây? + Đây là chiếc khăn mặt dùng để rửa mặt hàng ngày đấy. - Thầy có từ “Khăn mặt” dùng để chỉ cái khăn mặt. - Thầy nói mẫu từ “Khăn mặt” 3 lần. - Mời 2 trẻ khá nói mẫu, thầy sửa sai ( nếu có ). * Trẻ thực hành. - Thầy gọi cá nhân trẻ lên nói từ: “ Bạn gái, bạn trai, khăn mặt ”. - Thầy sửa sai cho trẻ, chú ý đến trẻ nhút nhát, ít nói, trẻ nói ngọng. - Động viên, khen gợi trẻ. - Thầy gọi tổ nói từ: “Bạn gái, bạn trai, khăn mặt” - Thầy sửa sai cho trẻ. - Động viên, khen gợi trẻ. - Thầy gọi tập thể trẻ lên nói từ“ Bạn gái, bạn trai, khăn mặt ”. - Thầy sửa sai cho trẻ. * Củng cố. - Thầy vừa cho các cháu làm quen với từ gì? - Thầy nhấn mạnh lại từ vừa học và giáo dục trẻ phải đoàn kết, yêu thương nhau, biết rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. * Trò chơi: “ Truyền tin” . - Thầy giới thiệu tên trò chơi “ Truyền tin” . - Cách chơi: Thầy chia lớp thành 2 đội, thầy nói thầm vào tai trẻ đầu tiên một câu, trẻ đó phải nói thầm vào tai trẻ đằng sau cho đến trẻ cuối phải nói được câu giống thầy đã nói với bạn đầu tiên.. - Luật chơi: Đội nào nói sai cả đội đó sẽ phải hát một bài. - Thầy cho trẻ chơi trò chơi. - Nhận xét sau khi chơi, động viên, khen gợi trẻ. 3. Kết thúc bài. - Cho trẻ đọc thơ “ Lời chào ” và cho trẻ ra chơi. - Cả lớp hát. - “Rửa mặt như mèo” ạ. - Rửa mặt. - Bị đau mắt. - Rửa mặt hàng ngày ạ. - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi trò chơi - Bạn trai -Trẻ lắng nghe - 2 trẻ khá nói mẫu. - Bạn gái -Trẻ lắng nghe - 2 trẻ khá nói mẫu. - Khăn mặt ạ. - Trẻ lắng nghe - Lắng nghe. - 2 trẻ khá nói mẫu. Trẻ nói từ “Bạn gái, bạn trai,khăn mặt” theo các hình thức khác nhau. - Trẻ kể - Lắng nghe. - Lắng nghe - Trẻ chơi trò chơi - Trẻ đọc thơ và ra chơi Lĩnh vực: Phát triển thẩm mĩ. Tên đề tài: Dạy hát “Múa cho mẹ xem”. NH “Năm ngón tay ngoan” TCÂN: Đoán tên bạn hát. Chủ đề lớn: Bản Thân. Chủ đề nhánh: Tôi là ai. Đối tượng: Mẫu giáo 4 tuổi A Thời gian: 20 – 25 phút. Ngày thực hiện: Thứ 4 ngày 27 tháng 9 năm 2017. I. Mục đích - Yêu cầu. 1. Kiến thức. - Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả, hiểu nội dung và thuộc lời đúng giai điệu và thể hiện được sự trong sáng qua bài hát “Múa cho mẹ xem”. - Trẻ biết nghe hát và chơi trò chơi “Đoán tên bạn hát”. 2. Kỹ năng. - Rèn kỹ năng quan sát, phán đoán, ghi nhớ có chủ đích, kỹ năng ca hát, nghe hát và chơi trò chơi cho trẻ. 3. Thái độ tình cảm. - Giáo dục trẻ biết vệ sinh cơ thể hàng ngày, biết tự rửa tay sạch sẽ. 4. Kết quả: 90 - 95% trẻ đạt II. Chuẩn bị: - Bài hát: “Múa cho mẹ xem”, mũ chóp, đàn. - Nhạc và lời bài hát “Năm ngón tay ngoan”. III. Hướng dẫn thực hiện. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của trẻ 1. Giới thiệu bài. - Thầy cho trẻ đọc thơ bài “Cô dạy” - Chúng mình vừa đọc bài thơ gì? - Trong bài thơ cô giáo đã dạy cháu điều gì? - Khi tay bị bẩn thì sẽ thế nào? - Để tay luôn sạch thì cháu phải làm gì? - Thầy trẻ phải biết giữ gìn đôi bàn tay luôn luôn sạch sẽ. 2. Phát triển bài. * Dạy hát “Múa cho mẹ xem”. - Thầy giới thiệu có một bài hát rất hay cũng nói về đôi bàn tay đấy. Đó là bài hát “Múa cho mẹ xem” cảu tác giả “Xuân Giao”. - Thầy hát mẫu lần 1. - Thầy hỏi trẻ: + Đố lớp mình thầy vừa hát bài gì? + Bài hát do ai sáng tác? - Thầy hát mẫu lần 2. - Giảng nội dung bài hát: Bài hát nói về bạn nhỏ có đôi bàn tay rất đẹp đang múa cho mẹ xem. - Thầy hát lần 3. * Trẻ thực hiện. - Cho trẻ hát dưới các hình thức khác nhau: lớp, tổ, nhóm, cá nhân. - Thầy chú ý bao quát trẻ. Sửa sai cho trẻ, - Chú ý đến những trẻ nhút nhát, động viên khuyến khích, khen gợi trẻ. * Nghe hát. - Thầy giới thiệu tên bài hát “Năm ngón tay ngoan”, tác giả Trần Văn Thụ. - Thầy hát lần 1 cho trẻ nghe. - Hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả. - Thầy hát lần 2: - Thầy nói về nội dung bài hát: Bài hát nói về các ngón tay trên bàn tay của chúng ta. - Thầy cho trẻ xem vi deo và hưởng ứng theo nhạc bài hát “ Năm ngón tay ngoan ”. - Hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả. - Giáo dục trẻ phải biết giúp đỡ người lớn và phải biết giữ gìn đôi tay sạch sẽ. * Trò chơi: “Đoán tên bạn hát”. - Cách chơi: Thầy mời 1 bạn lên đội mũ chóp, ở dưới lớp Thầy mời bất kỳ bạn nào đó lên hát sau đó bạn đội mũ chóp sẽ đoán tên bạn vừa hát. - Luật chơi: Nếu nói sai thì bạn đó sẽ phải nhảy lò cò hoặc thực hiện theo yêu cầu của bạn dưới lớp. - Thầy tổ chức cho trẻ chơi, nhận xét trẻ chơi. 3. Kết thúc Thầy cho trẻ hát lại bài hát “Múa cho mẹ xem” - Trẻ đọc thơ. - Bài thơ “Cô dạy” - Giữ tay sạch, không cãi nhau. - Sách , áo cũng bẩn theo. - Phải rửa tay sạch sẽ. - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe. - Bài “Múa cho mẹ xem”. - Tác giả “Xuân Giao”. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ hát với các hình thức khác nhau: Cả lớp, tổ nhóm,cá nhân. - Trẻ lắng nghe - Lắng nghe. - Trẻ lắng nghe - Trẻ hưởng ứng theo nhạc. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe - Lắng nghe. - Trẻ chơi trò chơi -Trẻ hát và ra chơi Tên hoạt động: Làm quen tiếng việt Tên đề tài: Dạy trẻ làm quen từ: Bàn chải đánh răng, cái ca. Chủ đề: Bản Thân - Tôi là ai. Thời gian dạy: Thứ 5 ngày 28 tháng 9 năm 2017. I. Mục đích - Yêu cầu. 1. Kiến thức. - Trẻ nghe hiểu và nói đúng, chuẩn các từ: Bàn chải đánh răng, cái ca. 2. Kỹ năng. - Rèn kỹ năng nói đúng chuẩn từ, mở rộng vốn từ, phát triển ngôn ngữ, tăng khả năng giao tiếp cho trẻ, kỹ năng chơi trò chơi. 3. Thái độ tình cảm. - Giáo dục trẻ biết vệ sinh cơ thể, biết tự rửa tay, chải tóc gọn gàng. II. Chuẩn bị. - Vật thật, câu từ phát âm: Bàn chải đánh răng, cái ca. - Bài hát: Rửa mặt như mèo, Thơ : Lời chào. III. Hướng dẫn thực hiện. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của trẻ 1. Giới thiệu bài. - Cho trẻ hát bài “ Rửa mặt như mèo ”. - Chúng mình vừa hát bài gì? - Bài hát nói về việc gì? - Bạn mèo rửa mặt như thế nào? - Bạn mèo bị làm sao? - Giáo dục trẻ phải biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. 2. Phát triển bài. * Làm mẫu. - Thầy dùng các thủ thuật và đưa lần lượt các vật thật minh họa các từ: “Bàn chải đánh răng, cái ca ” và nói mẫu lần lượt các từ. + Bàn chải đánh răng ( Nói 3 lần ). + Cái ca ( Nói 3 lần ). * Trẻ thực hành. - Thầy gọi cá nhân trẻ lên nói từ: “Bàn chải đánh răng, cái ca ”. - Thầy sửa sai cho trẻ, chú ý đến trẻ nhút nhát, ít nói, trẻ nói ngọng. - Thầy gọi tổ nói từ: “Bàn chải đánh răng, cái ca ” - Thầy sửa sai cho trẻ. - Thầy gọi tập thể trẻ lên nói từ. “Bàn chải đánh răng, cái ca ” . - Thầy sửa sai cho trẻ. * Củng cố. - Thầy vừa cho các cháu làm quen với từ gì? - Thầy nhấn mạnh lại từ vừa học. * Giáo dục. - Thầy giáo dục trẻ phải đoàn kết, yêu thương lẫn nhau, biết rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. * Trò chơi: “ Truyền tin” . - Cách chơi: Thầy chia lớp thành 2 đội Thầy nói thầm vào tai trẻ đầu tiên một câu, trẻ đó phải nói thầm vào tai trẻ đằng sau cho đến trẻ cuối phải nói được câu giống Thầy đã nói với bạn đầu tiên. - Luật chơi: Đội nào nói sai cả đội đó sẽ phải hát một bài. - Thầy tổ chức cho trẻ chơi. - Nhận xét sau khi chơi. Khen gợi trẻ. 3. Kết thúc bài. - Cho trẻ đọc thơ “ Lời chào ” và cho trẻ ra chơi. - Cả lớp hát. - “Rửa mặt như mèo” ạ. - Rửa mặt. - Bị đau mắt. - Trẻ lắng nghe -Trẻ lắng nghe - Trẻ nói các từ: Bàn chải đánh răng, cái ca. - 3 tổ nói. - Cả lớp nói. - Trẻ kể. - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Lắng nghe. - Trẻ chơi trò chơi - Trẻ đọc thơ và ra chơi Tên hoạt động: kỹ năng sống Tên đề tài: Dạy trẻ giữ gìn vệ sinh cá nhân. Chủ đề lớn: Bản thân - Tôi là ai. Đối tượng : Mẫu giáo 4 tuổi A. Thời gian dạy: Thứ 5 ngày 28 tháng 9 năm 2017. I. Mục đích – yêu cầu. 1. Kiến thức. - Trẻ biết cách làm sao để giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, gọn gàng. - Biết rửa mặt, đánh răng vào buổi sáng, buổi tối trước khi đi ngủ, biết rửa tay trước và sau khi ăn cơm và sau khi đi vệ sinh. 2. Kỹ năng. - Kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ đích. - Rèn trẻ có kỹ năng vệ sinh cá nhân, có ý thức vệ sinh khi bẩn, khi đi ngủ, khi ngủ dậy - Phát triển ngôn ngữ, tăng cường vốn từ. 3. Thái độ. - Giáo dục trẻ biết biết giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ. II. Chuẩn bị. - Video, hình ảnh: Bé tắm, rửa tay, gội đầu. Bạn nhỏ mặc quần áo bản, chân tay bẩn, đầu tóc chưa gọn gàng, sạch sẽ. III. Tiến hành. Hoạt động của giáo viên Hoạt đông của trẻ 1. Giới thiệu bài. - Thầy trò chuyện cùng trẻ về chủ đề. - Chúng mình học chủ đề gì? - Chúng mình phải như thế nào thì mới được thầy cô giáo và bố mẹ thương yêu? - Thầy chốt lại và dẫn dắt vào bài. 2. Phát triển bài. * Quan sát và trò chuyện. - Để cho cơ thể chúng ta luôn sạch sẽ thì chúng mình cần phải làm gì? - Các cháu thường làm gì trước khi đến lớp? - Các cháu cùng quan sát lên đây xem bạn nhỏ đang làm gì đây nhé! - Bạn đang làm gì vậy? - Vậy khi ở nhà cháu có rửa mặt không? - Chúng mình thường đánh răng, rửa mặt vào buổi nào? - Thầy cho trẻ quan sát hình ảnh các bạn nhỏ đang chải tóc và bé đang gội đầu. - Bạn nào giỏi hãy cho thầy biết cháu còn phát hiện ra điều gì? - Còn đây mẹ đang làm gì đây? - Các cháu thấy các bạn nhỏ trong ảnh này có sạch sẽ không? - Các cháu có nên học tập bạn nhỏ này không ? - Thầy khái quát lại và giáo dục trẻ nhớ phải đánh răng, rửa mặt, gồi đầu thường xuyên để cơ thể của mình luôn luôn sạch sẽ ! - Thầy cho trẻ quan sát hình ảnh tương phản trên máy chiếu: ( hình ảnh bạn nhỏ ăn mặc luộm thuộm, vệ sinh bẩn và ngược lại) + Cháu nào có nhận xét gì về hình ảnh này? + Cháu có thấy bạn ấy sạch sẽ không? + Các cháu có nên học tập theo cách của các bạn này không? Vì sao? - Thầy khái quát lại và giáo dục trẻ: Để cơ thể chúng ta luôn luôn sạch sẽ thì chúng ta phải thường xuyên rửa mặt, đánh răng để không bị sâu răng. Ngoài ra các cháu phải thường xuyên tắm, thay quần áo, gội đầu, chải tóc gọn gàng. 3. Kết thúc bài. - Thầy nhận xét tiết học. - Cho trẻ đọc bài thơ “ Lời chào” và ra chơi. - Chủ đề Bản Thân - Tôi là ai. - Phải chăm ngoan, vâng lời người lớn. - Trẻ lắng nghe. - Phải vệ sinh sạch sẽ ạ - Rửa mặt, rửa tay ạ. - Trẻ quan sát video trên máy chiếu. - Rửa mặt, rửa tay. - Có ạ - Buổi sáng, buổi tối ạ - Trẻ quan sát video. - Bạn đang chải tóc ạ - Mẹ đang gội đầu cho em bé ạ - Có ạ. - có ạ. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ quan sát hình ảnh trên máy chiếu. - Quần áo bẩn, chân bẩn ... - Không ạ. Vì như vậy mất vệ sinh ạ - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe. - Trẻ đọc thơ và ra chơi. Tên hoạt động: Làm quen tiếng việt Tên đề tài: Ôn các từ : Bạn trai, bạn gái, tên, tuổi, thị giác. Chủ đề: Bản thân – Tôi là ai. Đối tượng : Mẫu giáo 4 tuổi A. Thời gian dạy: Thứ 6 ngày 29 tháng 9 năm 2017. I. Mục đích - Yêu cầu. 1. Kiến thức. - Trẻ hiểu nghĩa, nói đúng, đủ câu, biết đặt câu với từ đã học trong tuần “Bạn trai, bạn gái, tên, tuổi, thị giác”. 2. Kỹ năng. - Kỹ năng nói đúng, chuẩn từ. Mở rộng vốn từ, phát triển ngôn ngữ, tăng khả năng giao tiếp cho trẻ, kĩ năng chơi trò chơi. 3. Thái độ. - Giáo dục trẻ đoàn kết, yêu thương nhau, biết rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. 4. Kết quả: 90 - 95% trẻ đạt II. Chuẩn bị: - Vật mẫu, Tranh ảnh minh hoạ, câu từ phát âm các từ “Bạn trai, bạn gái, tên, tuổi, thị giác”. - Bài hát: Rửa mặt như mèo, Thơ : Lời chào. III. Hướng dẫn thực hiện. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của trẻ 1. Giới thiệu bài. - Cho trẻ hát bài “ Rửa mặt như mèo ”. - Chúng mình vừa hát bài gì? - Bài hát nói về việc gì? - Bạn mèo rửa mặt như thế nào? - Bạn mèo bị làm sao? - Giáo dục trẻ phải biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. 2. Phát triển bài. * Làm mẫu. - Thầy dùng các thủ thuật đưa ra lần lượt từng vật mẫu, tranh ảnh minh hoạ và nói rõ ràng mạnh lạc các từ cho trẻ nghe. + Bạn trai: ( Nói 3 lần ) + Bạn gái: ( Nói 3 lần ) + Tên: ( Nói 3 lần ) + Tuổi: ( Nói 3 lần ) + Thị giác: ( Nói 3 lần ) - Kết hợp sử dụng vật mẫu, tranh ảnh minh hoạ. * Trẻ thực hành. - Thầy cho trẻ nói các từ nhiều lần dưới nhiều hình thức khác nhau ( Tổ, nhóm, cá nhân, cả lớp) - Kết hợp với sử dụng tranh ảnh minh họa. - Thầy bao quát, hướng dẫn trẻ phát âm, sửa sai, động viên trẻ. - Khuyến khích trẻ đặt câu theo khả năng. - Thầy giúp đỡ trẻ đặt câu theo khả năng của mình. - Thầy đặt câu mẫu. Tên cháu là Liêm. - Thầy cho cả lớp nói câu mà thầy vừa đặt hoặc trẻ vừa đặt. * Trò chơi: “ Truyền tin” . - Cách chơi: Thầy chia lớp thành 2 đội, thầy nói thầm vào tai trẻ đầu tiên một câu, trẻ đó phải nói thầm vào tai trẻ đằng sau cho đến trẻ cuối phải nói được câu giống thầy đã nói với bạn đầu tiên.. - Luật chơi: Đội nào nói sai cả đội đó sẽ phải hát một bài. - Thầy cho trẻ chơi trò chơi. - Nhận xét sau khi chơi, động viên, khen gợi trẻ. 3. Kết thúc bài. - Cho trẻ đọc thơ “ Lời chào ” và cho trẻ ra chơi. - Cả lớp hát. - “Rửa mặt như mèo” ạ. - Rửa mặt. - Bị đau mắt. - Trẻ lắng nghe - Trẻ chú ý lắng nghe. - Trẻ nói các từ theo các hình thức khác nhau: Tổ, nhóm, cá nhân, cả lớp. - Trẻ đặt câu theo khả năng của mình - Trẻ đặt câu và phát âm - Lắng nghe. - Trẻ chơi. - Trẻ đọc thơ và ra chơi Lĩnh vực: Phát triển nhận thức Tên đề tài: Xác định phía: Trên, dưới, trước, sau so với bản thân. Chủ đề: Bản Thân – Tôi là ai. Đối tượng: Mẫu giáo 4 tuổi A. Thời gian dạy: Thứ 6 ngày 29 tháng 9 năm 2017. I. Mục đích - Yêu cầu. 1. Kiến thức. - Trẻ biết xác định, phân biệt các phía so với bản thân trẻ. - Biết chơi trò chơi. 2. Kỹ năng. - Rèn kĩ năng định hướng trong không gian: Phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau của bản thân trẻ. - Rèn kĩ năng trả lời câu hỏi. - Phát triển tư duy, ngôn ngữ diễn đạt mạch lạc. 3. Thái độ. - Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh thân thể, ăn uống sạch sẽ. II. Chuẩn bị. - Bài hát “ Múa cho mẹ xem ”, bài thơ “ Lời chào ”. - Đồ dùng đồ chơi các phía cho trẻ quan sát. III. Tiến hành. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của trẻ 1. Giới thiệu bài. - Thầy tập trung trẻ. (Xúm xít)2 - Hôm nay lớp mình có gì mới nhỉ? - Cho trẻ xem một số hình ảnh lớp học của bé, trò chuyện về chủ đề. - Chúng mình vừa xem một số hình ảnh về lớp học của chúng mình rồi, vậy đến lớp chúng mình thấy có

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchu de ban than Toi la ai_12427206.doc