Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề: Bản thân - Chủ đề nhánh I: Bé là ai

1. Mục đích , yêu cầu.

a.Kiến thức :

- Trẻ nói được tên câu truyện, tên tác giả, các nhân vật chính, nội dung của câu truyện: biết được rằng tay nào cũng quan trọng như nhau, mỗi tay có một việc phù hợp, biết phối hợp nhịp nhàng hai tay thì việc gì cũng dễ làm và cần phải giúp đỡ nhau trong cuộc sống để cùng tiến bộ.

b. Kỹ năng :

- Trẻ biết sử dụng tay phải và tay trái của mình để thực hiện các công việc phù hợp hàng ngày.

- Trẻ biết trả lời đủ câu, rõ lời, mạch lạc.

- Rèn luyện kỹ năng quan sát, ghi nhớ.

- Trẻ biết chăm sóc và tự bảo vệ cơ thể mình.

c. Thái độ:

- Giáo dục trẻ biết lắng nghe cô giáo, hào hứng tham gia hoạt động.

- Biết phối hợp, giúp đỡ nhau trong khi chơi và sinh hoạt.

2 Chuẩn bị:

- Giáo án điện tử, xắc xô, các hình ảnh, bút chì, hồ dán, keo dán

- Bảng, bàn ghế.

 

doc20 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1035 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề: Bản thân - Chủ đề nhánh I: Bé là ai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trẻ : - Các con vừa được xem những hình ảnh nói về gì? - Các bạn trai bạn gái có trang phục (quần áo) có giống nhau không? - Trang phục của các bạn mặc như thế nào? (cô gợi hỏi về màu sắc và hình dáng của trang phục đó) GT: Hôm nay cô tổ chức hội thi “Bé khéo tay” tô màu trang phục bé trai, bé gái các con có muốn tham gia cùng cô không? 2. Hoạt động 2: Quan sát mẫu - Cô cho trẻ xem tranh cô đã tô màu sẵn và hỏi trẻ: - Cô giáo đã tô tranh vẽ về gì? - Cho trẻ gọi tên từng bộ phận của trang phục. - Cô đã tô màu gì? - Cô tô màu như thế nào? Có lem ra ngoài không? 3. Hoạt động 3: cô làm mẫu - Cô treo tranh vẽ lên bảng và tô mẫu cho trẻ xem và giảng giải: Cô ngồi ngay ngắn tay phải cầm bút và cầm bằng 3 ngón tay cô tô màu từ trên xuống dưới và từ trái sang phải, không để màu lem ra ngoài. 4. Hoạt động 4: trẻ thực hiện - Cô cho trẻ tiến hành làm, cô gợi ý cho trẻ tô. - Chú ý quan sát và sửa sai cho trẻ, động viên và khuyến khích cho trẻ làm. 5. Hoạt động 5: Nhận xét sản phẩm. - Cho trẻ đưa sản phẩm của mình lên trưng bày lên giá và nhận xét bài của bạn. - Con thích bài bạn nào vì sao con thích ? - Gợi ý cho trẻ nêu lên cách tô của mình - Chọn bài 1-2 bạn cô nhận xét và tuyên dương trẻ Kết thúc: cho trẻ đọc thơ “Cô dạy” - Trẻ ổn định và xem hình ảnh cô đưa ra. - Các bạn trai, bạn gái. - Không ạ. - Trẻ trả lời. - Có ạ! - Trẻ xem tranh mẫu của cô và trả lời câu hỏi - Tranh vẽ về trang phục bạn trai, bạn gái. - Trẻ đọc. - Trẻ trả lời. - Không lem ra ngoài - Trẻ chú ý quan sát và lắng nghe giảng giải. - Trẻ tô màu tranh - 1-2 trẻ lên lụa chọn bài mình thích Bài bạn đẹp 1 trẻ nêu lên cách tô theo suy nghĩ của trẻ. Trẻ đọc thơ. II HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1. Quan sát có mục đích :. Trò chuyện về sự khác biệt của bé và các bạn a.Yêu cầu : - Trẻ biết 1 số đặc điểm khác biệt của mình với các bạn b. Câu hỏi đàm thoại: - Cô và trẻ hát bài: “Bạn ở đâu” - Cô cho trẻ chơi: “Làm người nổi tiếng” - Cho 1trẻ lên các bạn còn lại phỏng vấn Ví dụ: + Bạn tên gì? + Bạn bao nhiêu tuổi? + Bạn là bạn trai hay bạn gái? + Sở thích của bạn là gì? + Bạn chơi thân với bạn nào nhất?... - Cô gọi lần lượt từng bạn lên - Cô chú ý sửa sai cho trẻ khi trẻ trả lời 2. Chơi vận động: “Tìm đúng nhà” - Luật chơi - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi - Cho trẻ chơi 3 - 4 lần - Cô nhận xét sau mỗi lần chơi 3 Chơi tự do: Chơi với đồ chơi có sẵn trong sân trường. - Cô chú ý bao quát và hướng dẫn trẻ chơi, đảm bảo an toàn cho trẻ III HOẠT ĐỘNG GÓC Nội dung: Góc xây dựng: xếp hình bé và các bạn, xây đường về nhà bé Góc sách: xem tranh,ảnh sách truyện kể về trường ,lớp học . Góc phân vai: Góc nấu ăn nấu tiệc tổ chức sinh nhật,khám bệnh Góc bán hàng : Cửa hàng bán tạp hóa. Góc tạo hình . Vẽ, nặn ,chân dung bé, vui buồn,tức giận Góc âm nhạc: Hát các bài hát theo chủ đề IV. HOẠT ĐỘNG CHIỀU 1. Nhận biết giới tính, dạy trẻ quy tắc “đồ lót” + Yêu cầu: Trẻ biết phân biệt đâu là bạn trai bạn gái, và những đặc điểm để phân biệt - Trẻ biết ai có thể được đụng vào người trẻ, và trẻ sẽ biết cách phòng vệ khi người khác xấu đụng vào người + Nội dung: - Cô cho các bạn xem video về giới tính của trẻ - Cô dạy trẻ Thêm quy tắc bàn tay, bàn tay bé có 5 ngón và được chia thành 5 vòng tròn giao tiếp. Cụ thể: Ôm hôn với người thân ruột thịt trong gia đình gồm ông, bà, bố mẹ, anh chị em ruột.  Nắm tay với bạn bè, thầy cô, họ hàng.  Bắt tay khi gặp người quen.  Vẫy tay chào nếu đó là người lạ.  Xua tay không tiếp xúc, thậm chí hét to và bỏ chạy nếu những người xa lạ mà bé cảm thấy bất an, tiến lại gần và có cử chỉ thân mật.  - Kết thúc cô nhận xét và tuyên dương trẻ. 2. Chơi tự do ở các góc: PV, đọc sách. V. NHẬT KÝ CUỐI NGÀY .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................. Thứ 3 ngày 02tháng 10 năm 2018 I. HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐỊNH Đề tài : Văn Học :Truyện “ Tay trái tay phải” 1. Mục đích , yêu cầu. a.Kiến thức : - Trẻ nói được tên câu truyện, tên tác giả, các nhân vật chính, nội dung của câu truyện: biết được rằng tay nào cũng quan trọng như nhau, mỗi tay có một việc phù hợp, biết phối hợp nhịp nhàng hai tay thì việc gì cũng dễ làm và cần phải giúp đỡ nhau trong cuộc sống để cùng tiến bộ. b. Kỹ năng : - Trẻ biết sử dụng tay phải và tay trái của mình để thực hiện các công việc phù hợp hàng ngày. - Trẻ biết trả lời đủ câu, rõ lời, mạch lạc. - Rèn luyện kỹ năng quan sát, ghi nhớ. - Trẻ biết chăm sóc và tự bảo vệ cơ thể mình. c. Thái độ: - Giáo dục trẻ biết lắng nghe cô giáo, hào hứng tham gia hoạt động. - Biết phối hợp, giúp đỡ nhau trong khi chơi và sinh hoạt. 2 Chuẩn bị: - Giáo án điện tử, xắc xô, các hình ảnh, bút chì, hồ dán, keo dán - Bảng, bàn ghế. 3. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: NH- Nh: Năm ngón tay ngoan” Sáng tác: Lý Thị Minh Hà - Cô dẫn dắt ổn định và giới thiệu tên bài hát, tên tác giả. - Cô cho trẻ hát bài hát: “ năm ngón tay ngoan”. - Cô và trẻ cùng nhún nhảy theo bài hát. - Cô trò chuyện với trẻ về tên bài hát, tên tác giả, và nội dung của bài hát: nói về những ngón tay xinh xắn trên bàn tay của con người, giúp con người rất là nhiều việc. - Cô hỏi trẻ: + Hàng ngày con dùng cái gì để xúc cơm, cầm bút ? + Ngoài ra đôi bàn tay còn dùng làm những việc gì nữa nào? + Vậy đôi tay có quan trong với cơ thể của con người không? Thiếu đi 1 bàn tay hay một bộ phận nào đó thì cơ thể chúng ta sẽ như thế nào? + Vậy chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ đôi tay ? - Trong khi trẻ lắng nghe và trả lời cô bao quát, quan sát và chú ý giáo dục kịp thời cho trẻ. Hoạt động 2: Nghe kể truyện: chuyện của tay phải và tay trái - Cô dẫn dắt giới thiệu tên câu truyện, tên tác giả và nội dung của câu truyện : Trong cơ thể người tay nào cũng quan trọng như nhau, mỗi tay có một việc phù hợp, biết phối hợp nhịp nhàng hai tay thì việc gì cũng dễ làm và cần phải giúp đỡ nhau trong cuộc sống để cùng nhau tiến bộ. - Cô mở truyện cho trẻ nghe kể lần 1 qua video. - Cô trò chuyện lại với trẻ về tên câu truyện, tên tác giả. - Cô kể lại cho trẻ nghe lần 2 kết hợp với tranh minh họa. - Cô kể tóm tắt và giảng nội dung câu truyện cho trẻ. - Cô cho trẻ ngồi về 3 vòng tròn và cho trẻ đàm thoại về câu truyện thi đua theo đội. - Cô hỏi trẻ: + Câu truyện có tên là gì? Do ai sáng tác? + câu truyện có những nhân vật chính nào? + Tay phải đã làm những công việc gì? + Tay phải mắng tay trái, tay trái buồn và tự hứa như thế nào? + Tay phải phải làm những việc gì một mình khi không có tay trái giúp? + Bạn giấy đã nói với tay phải như thế nào? + Tay phải có nhận lỗi không và nói với tay trái như thế nào? + Cuối cùng tay phải nói như thế nào? + Các bộ phận có quan trọng không các bạn? + Để giữ gìn đôi tay thì chúng ta phải làm gì nào? + Chúng ta phải làm gì để cơ thể luôn khỏe mạnh để bảo vệ các bộ phận cơ thể? + Bây giờ các bạn hãy nghĩ xem mình có thể đặt tên cho câu chuyện này là gì nữa nào? - Trong khi trẻ trả lời cô quan sát, gợi ý cho trẻ trả lời câu hỏi. - Cô nhận xét và chuyển hoạt động. Hoạt động 3: Chơi trò chơi: Ghép tranh theo truyện. - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi và luật chơi: + Cách chơi: cô chia lớp làm 3 đội, mỗi đội sẽ có những tấm hình kể theo câu truyện, cô yêu cầu mỗi đội sắp xếp các hình ảnh đó theo trình tự câu truyện từ đầu đến cuối. + Luật chơi: Đội nào dán đúng, nhanh thì đội đó sẽ dành chiến thắng. - Cô tổ chức cho trẻ chơi theo đội. - Trong khi trẻ chơi cô bao quát, quan sát và xử lý tình huống nếu có xảy ra. Hoạt động 4: Kết thúc. Cô nhận xét tuyên dương và chuyển hoạt động - Trẻ nghe hát và hát theo - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. Trẻ lắng nghe Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. Trẻ lắng nghe Trẻ hào hứng chơi Trẻ lắng nghe II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1. Quan sát có mục đích : Quan sát bạn trai a. Yêu cầu: - Trẻ biết một số đặc điểm của bạn trai, biết mình là bạn trai hay gái b. Câu hỏi đàm thoại: - Cô cho trẻ quan sát tranh bạn trai - Tranh vẽ gì? - Đây là bạn gì? - Tại sao con biết? - Bạn có những đặc điểm gì? - Những bạn nào trong lớp mình giống bạn? - Con là bạn gì? 2 . Trò chơi vận động: “Nhận đúng tên mình” - Cô gt cách chơi và luật chơi. - Cho trẻ chơi 3 - 4 lần - Cô nhận xét sau mỗi lần chơi 3. Chơi tự do - Chơi với vòng, bóng, đ/d, đ/c thiết bị ngoài trời - Cô bao quát và đảm bảo an toàn cho trẻ. III. HOẠT ĐỘNG GÓC Nội dung : Góc xây dựng: xếp hình bé và các bạn, xây đường về nhà bé Góc sách: xem tranh,ảnh sách truyện kể về trường ,lớp học . Góc phân vai: Góc nấu ăn nấu tiệc tổ chức sinh nhật,khám bệnh Góc bán hàng : Cửa hàng bán tạp hóa. Góc tạo hình . Vẽ, nặn ,chân dung bé, vui buồn,tức giận IV. HOẠT ĐỘNG CHIỀU 1. bé giới thiệu về mình a.Yêu cầu: - Trẻ biết giới thiêu về tên mình, sở thích,ăn mặc - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc và mạnh dạn trong giao tiếp b. Nội dung: - Cô giới thiệu tên cô giáo và sở thích ăn uống và phong cách ăn mặc của mình. - Cô gợi ý cho trẻ giới thiệu về mình. - Cô gợi mở cho trẻ về cách miêu tả và sử dụng ngôn ngữ mạch lạc. 2. Chơi tự do: - Trẻ chơi ở các góc theo ý thích V. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Thứ 4 ngày 03 tháng 10 năm 2018 I. HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐỊNH Đề tài : Phân biệt phía phảỉ, phía trái, trên dưới của bản thân 1.Mục đích a. Kiến thức: - Trẻ phân biệt được phía trước - phía sau; phía trên - phía dưới của bản thân. - Củng cố kiến thức cho trẻ về xác định trên- dưới; trước- sau của cơ thể trẻ. b. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng định hướng Phía trên- phía dưới; phía trước- phía sau của bản thân. - Rèn khả năng tư duy, trí nhớ, sự chú ý. - Rèn kĩ năng trả lời câu hỏi. c. Thái độ: - Yêu quý trường lớp, hứng thú tham gia các hoạt động ở lớp 2. Chuẩn bị: - Chùm bóng treo ở trên cao, tấm xốp ở dưới nền nhà, trẻ đeo dép ở chân. - Mỗi trẻ 1 rổ đồ chơi: 1 khối gỗ, 1 bông hoa, 1 cái mũ. - Đồ dùng của cô giống trẻ kích thước hợp lí. - Các loại đồ chơi xếp ở các phía của trẻ. 3.Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * HĐ 1: Trò chuyện gây hứng thú - Cô tập trung trẻ. Lồng nội dung GD trẻ đoàn kết với bạn, lễ phép và vâng lời cô giáo. * HĐ 2: Ôn phía trên- dưới; trước –sau của cơ thể trẻ - Cô hỏi 1 số trẻ: Chân, đầu, lưng, mắt.ở phía nào của con, cô nhận xét, sửa sai cho trẻ. Xác định phía trên- phía dưới; phía trước- phía sau của bản thân Cô cho trẻ đứng theo tổ + Phía trên - Lớp chúng mình có rất nhiều đồ chơi đẹp, nhưng hôm nay còn có gì đặc biệt nữa nhỉ? - Nó ở đâu? - Làm thế nào mà con nhìn thấy được chùm bóng? - Vì sao phải ngẩng đầu lên mới nhìn được? Vì chùm bóng ở phía nào của con? Cho trẻ đọc: Phía trên. - Những gì mà ngẩng đầu lên mới nhìn thấy được thì gọi là phía trên. - Ngoài chùm bóng ra, phía trên con còn có gì? + Phía dưới Cho trẻ chơi trò chơi: “Giấu chân)2, “Chân đâu”2 - Chúng mình có nhìn thấy chân của mình không? - Làm thế nào con nhìn thấy chân của mình? - Vì sao phải cúi xuống mới nhìn thấy? Vì chân ở phía nào của con? Cho trẻ đọc: Phía dưới. - Những gì mà các con phải cúi xuống mới nhìn thấy được thì gọi là phía dưới. Ngoài chân ra, phía dưới con còn có gì? + Phía trước - “Giấu tay”2 - Có nhìn thấy tay không? Vì sao? Tay ở phía nào? Cho trẻ đọc: Phía sau. - Những gì mà mình phải quay đầu ra sau mới nhìn thấy được thì gọi là phía sau. - Vậy các con hãy quay đầu ra sau xem phía sau các con có gì? + Phía trước - “Tay đâu”2 - Có nhìn thấy tay không? Vì sao? Tay ở phía nào? Cho trẻ đọc: Phía trước Cho trẻ chơi: Bé trồng hoa Cô nói: Mũ ở phía trên – trẻ đội mũ lên đầu, dép ở phía dưới- trẻ đeo dép vào chân, trồng hoa ở phía trước, tay ở phía sau. Liên hệ thực tế - Cô nói tên đồ chơi, 1 trẻ xác định đồ chơi đó ở phía nào của mình. - Cô mời 2-3 trẻ lên chơi. Cô nhận xét. * HĐ 3: Luyện tập, củng cố - Trò chơi: Thi xem ai nhanh. Cô cho trẻ đứng thành vòng tròn, cô giới thiệu cách chơi, luật chơi: Cô nói phía nào các con giơ đồ chơi theo đúng phía cô yêu cầu, thi xem ai nhanh hơn nhé. - Trò chơi: Làm theo hiệu lệnh Cô nói phía trước hoặc sau- trẻ bật theo hiệu lệnh. Phía trên- trẻ bật và giơ tay lên cao, phía dưới - trẻ ngồi xuống. * HĐ 4: Kết thúc Cho trẻ hát “năm ngón tay ngoan” chuyển hoạt động ngoài trời - Đứng xung quanh cô - Trẻ trả lời - Có chùm bóng. - Treo ở trên cao. - Phải ngẩng đầu lên mới nhìn thấy được. - Vì nó ở trên cao- phía trên. - Trẻ đọc theo lớp, cá nhân. - Trẻ kể Trẻ ngồi xổm Trẻ đứng thẳng: “Chân đây”2 - Phải cúi xuống - Chân ở phía dưới Trẻ đọc theo lớp, tổ, cá nhân Trẻ đưa tay ra sau lưng - Tay ở phía sau Trẻ đọc theo lớp, nhóm, cá nhân Trẻ đưa tay ra phía trước Vì tay ở phía trước Trẻ đọc theo lớp, tổ, cá nhân - Trẻ đặt hoa về từng phí theo yêu cầu của cô Trẻ thực hiện Trẻ lắng nghe và chơi trò chơi - Trẻ đứng thành vòng tròn, lắng nghe và chơi trò chơi. - Trẻ bật theo yêu cầu của cô. Trẻ hát II.HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1. Quan sát có mục đích : Trò chuyện với trẻ về mùa thu. a. Yêu cầu: - Trẻ biết một số đặc điểm nổi bật của mùa thu. - Rèn kĩ năng quan sát và ghi nhớ có chủ đích. b. Câu hỏi đàm thoại : - Mùa này là mùa gì ? - Thời tiết mùa thu thế nào ? - Cây cối mùa thu có gì khác biệt ? - Mùa thu có những loại hoa gì ? - Vào mùa này các con phải ăn mặc thế nào ? - (Giáo dục trẻ). 2. Trò chơi vận động: Nu na nu nống. - Cách chơi: Cô cho trẻ ngồi thành hàng ngang hoặc vòng tròn, duỗi thẳng chân vừa đọc lời vừa thực hiện động tác minh hoạ. - Luật chơi: Nếu bạn nào hông được đánh trống sẽ bị thua. ( Cô tổ chức cho trẻ chơi từ 2- 3 lần) 3. Chơi tự do : Cô cho trẻ chơi tự do trên sân trường. Chú ý bao quát trẻ. III. HOẠT ĐỘNG GÓC Nội dung : Góc xây dựng: xếp hình bé và các bạn, xây đường về nhà bé Góc sách: xem tranh,ảnh sách truyện kể về trường ,lớp học . Góc phân vai: Góc nấu ăn nấu tiệc tổ chức sinh nhật,khám bệnh Góc bán hàng : Cửa hàng bán tạp hóa. Góc âm nhạc: Hát các bài hát theo chủ đề IV. HOẠT ĐỘNG CHIỀU 1. Nhận biết kí hiệu riêng của mình a.Yêu cầu: - Trẻ nhớ tên bài thơ, thuộc kí hiệu riêng của mình b. Nội dung: - Cô trò chuyện với trẻ về các kí hiệu riêng của từng trẻ - Cô giới thiệu kí hiệu riêng của mỗi bạn 2. Chơi tự do: - Trẻ chơi ở các góc. V. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Thứ 5 ngày 04 tháng 10 năm 2018 I. HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐỊNH Đề tài : KPKH : Bé là ai 1. Mục đích , yêu cầu a. Kiến thức : - Trẻ biết mình là ai? Thông qua một số đặc điểm của bản thân như: họ tên, tuổi-ngày sinh nhật, hình dạng bên ngoài-giới tính, sở thích, khả năng hoạt động. b. Kỹ năng : - Có thể phân biệt một số đặc điểm giống nhau và khác nhau của bản thân so với bạn. c.Thái độ: - Giáo dục trẻ biết bảo vệ và chăm sóc bản thân 2. Chuẩn bị : - 12 tờ lịch, trên mỗi tờ cô ghi sẳn số thứ tự (tượng trưng cho tháng), và hình vẽ 1 ổ bánh sinh nhật. - Một số tranh ảnh về đồ dùng đồ chơi làm quà tặng nhân ngày sinh nhật (xe, máy bay, búp bê, kẹp tóc ) - Băng đĩa có bài hát về trường lớp mẫu giáo. - Tích hợp: AN, LQVH. 3. Tổ chức hoạt động : Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1 : Gây hứng thú - Hát và vận động bài hát “Bạn có biết tên tôi ” Cô trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát - Cô tại tình huống có bạn Thỏ đến chơi và giới thiệu tên, tuổi, giới tính, sở thích Hoạt Động 2: Khám phá về bản thân (thông qua trò chơi phỏng vấn người nổi tiếng) - Cô cho 1 trẻ đứng giữa lớp (làm người nổi tiếng), cho các trẻ khác hỏi (người phỏng vấn): Bạn là ai (tên gì)? Là trai hay gái? Bạn sinh ngày, tháng nào? Năm nay bạn bao nhiêu tuổi? Bạn thích gì nhất (chơi gì? Ăn gì? )? Bạn thân của bạn là ai? HOẠT ĐỘNG 3: So sánh, phân biệt một số đặc điểm giống và khác nhau của trẻ và của bạn - Trò chơi “Tìm bạn thân” : Cho trẻ tìm bạn thân theo ý thích. Sau đó cô hỏi trẻ : Vì sao con thích bạn này? Bạn có những điểm gì giống (khác) con? - Trò chơi “Ai nhanh hơn” (Cô nêu yêu cầu cho trẻ có cùng đặc điểm về cùng nhóm: Ví dụ: Bạn trai (gái) đứng bên phải (trái) cô. Bạn thấp đứng trước, cao đứng phía sau. HOẠT ĐỘNG 4: Trò chơi “Mừng sinh nhật” Cho trẻ về nhóm ngồi (theo tháng sinh của mình: trẻ sinh tháng 1 về tờ tranh số 1, sinh tháng 2 về tờ tranh số 2, ), kết hợp hát bài - “Chúc mừng sinh nhật”. - Trong ngày sinh nhật, con thích được tặng quà gì? Cô gọi vài trẻ trả lời sau đó cho trẻ nặn các loại quà mà bạn mình thích để tặng cho các bạn. Trẻ vừa hát cùng cô. Trẻ chơi cùng cô. II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1. Quan sát có mục đích: Quan sát bạn gái a. Mục đích: - Trẻ biết một số đặc điểm của bạn gái, biết mình là bạn trai hay gái b. Câu hỏi đàm thoại. - Cô cho trẻ quan sát tranh bạn gái - Tranh vẽ gì? - Đây là bạn gì? - Tại sao con biết? - Bạn gái này có những đặc điểm gì? - Những bạn nào trong lớp mình giống bạn? - Con là bạn gì? 2. Chơi vận động: Kéo co. - Cô gt cách chơi và luật chơi. - Cho trẻ chơi 3 - 4 lần - Cô nhận xét sau mỗi lần chơi 3. Chơi tự do: Chơi với những đồ chơi trong sân trường. - Cô bao quát trẻ. III. HOẠT ĐỘNG GÓC Nội dung: Góc xây dựng: xếp hình bé và các bạn, xây đường về nhà bé Góc sách: xem tranh,ảnh sách truyện kể về trường ,lớp học . Góc phân vai: Góc nấu ăn nấu tiệc tổ chức sinh nhật,khám bệnh Góc bán hàng : Cửa hàng bán tạp hóa. Góc tạo hình . Vẽ, nặn ,chân dung bé, vui buồn,tức giận Góc âm nhạc: Hát các bài hát theo chủ đề IV. HOẠT ĐỘNG CHIỀU 1. làm quen bài mới bài thơ “ Bé ơi” + Yêu cầu: - Trẻ hào hứng đọc thơ cùng cô và các bạn - Trẻ tự tin, vui vẻ , hứng thú khi thể hiện cùng cô + Nội dung: - Cô đọc thơ cho trẻ nghe - Cô trò chuyện với trẻ về nội dung bài thơ - Kết thúc cô cho trẻ, nêu cảm nhận của mình trong giờ hoạt động và nhận xét giờ hoạt động. 2. Chơi tự do: - Trẻ chơi ở các góc. V. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Thứ 6 ngày 05 tháng 10 năm 2018 I. HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐỊNH Đề tài : DH: “Mừng sinh nhật” - NH: “Sinh nhật hồng” - TCÂN: “Bao nhiêu bạn hát” HĐ Tích hợp: KPKH 1. Mục đích , yêu cầu a. Kiến thức : - Trẻ nhớ tên bài hát, hiểu nội dung bài hát, thuộc lời bài hát b. Kỹ năng : - Trẻ hát đúng nhịp, cảm nhận được giai điệu của bài hát - Biết chơi trò chơi âm nhạc. - Phát triển tai nghe nhạc cho trẻ c.Thái độ: - Trẻ biết được ý nghĩa của ngày sinh nhật 2. Chuẩn bị : - Chuẩn bị cho cô: Xắc xô - Chuẩn bị cho trẻ: Mũ chóp, xắc xô, phách 3. Tổ chức hoạt động : Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ v HĐ1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú - Cho trẻ quan sát một số hình ảnh về buổi sinh nhật Cô đàm thoại với trẻ: - Con có nhận xét gì về các hình ảnh vừa xem? - Con hãy kể lại về ngày sinh nhật của mình - Sinh nhật là kỉ niệm ngày mình sinh ra, có nhiều nhạc sĩ đã sáng tác ra các bài hát về sinh nhật rất hay, có 1bài hát nhạc của Anh lời Việt rất hay cô hát cho cả lớp cùng nghe nhé v HĐ2. Nội dung * HĐ2.1. Dạy hát: “Mừng sinh nhật” - Cô gt tên bài hát, tên tác giả. - Cô hát lần 1 - Cô hỏi: Cô vừa hát bài gì? bài hát nói về điều gì? - Cô giảng nội dung - Cô hát lần 2: Kèm minh họa - Cô vừa hát bài hát gì? - Bài hát nói về điều gì? - Trẻ cùng cô hát 2 - 3 lần . - Tổ nhóm hát cùng sử dụng các dụng cụ âm nhạc - Cá nhân hát * Củng cố: Cô hỏi tên bài hát, tên tg dịch bài hát - Cả lớp hát lại 1 lần. * HĐ2.2. Nghe hát: “Sinh nhật hồng” - Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả - Cô thể hiện bài hát lần 1 - Lần 2 kết hợp múa minh hoạ. - Lần

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgiao an chu de ban than tuan 1 Lop 45 tuoi_12452920.doc