Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề: Hiện tượng thiên nhiên - Chủ đề nhánh: Nước và sự sống

-Góc xây dựng: Xây vườn rau, bể nước, khu du lịch.

- Góc phân vai: Cửa hàng bán bán nước giải khát

-Góc nghệ thuật: Vẽ ,nặn, cắt , dán, xếp hột hạt.Hát múa vận động về chủ đề.

-Góc thư viện: Xem tranh về các mùa, lô tô ,kể chuyện về nước và sự sống.

 - Góc thiên nhiên: Đong nước.

- Duy trì nề nếp, trẻ rửa tay, chân, vệ sinh lao động tự phục vụ,vệ sinh lớp tốt, sau khi chơi và trước khi ăn

 - Trong giờ chơi tạo không khí vui tươi,vận động thể dục, luyện, ăn ngủ đúng giờ, động viên trẻ ăn hết suất, đảm bảo an toàn cho trẻ

- Gặp trao đổi với phụ huynh trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, để có thực đơn dinh dưỡng cho trẻ ở nhà .

-Ôn bài cũ bằng hình thức trò chơi, chú ý trẻ chậm.

-Làm quen kiến thức mới, hát , đọc thơ về chủ đề.

-Hoạt động góc vui chơi theo ý thích.

 

doc22 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 7310 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề: Hiện tượng thiên nhiên - Chủ đề nhánh: Nước và sự sống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c tay, chân nhắc trẻ tập chú ý chính xác theo cô. + Vận động cơ bản: Bò dích dắc bằng 2 tay, bằng chân qua 5 hộp - Cô làm mẫu kết hợp giải thích: Tư thế chuẩn bị cúi người hai tay chống xuống vạch chuẩn bị hai đầu gối thẳng mắt nhìn về phía trước. Khi có hiệu lệnh cô bắt đầu bò dích dắc bằng bàn tay bàn chân liên tục theo kiểu tay nọ chân kia, bò liên tục theo đường dích dắc qua 5 hộp, khi bò người không chạm vào hộp... - Cho 1- 2 trẻ lên thực hiện - Cho trẻ gọi tên vận động và nhận xét bạn thực hiện. - Cô nhắc trẻ khi bò qua các hộp không để chạm người vào hộp - Lần lượt cho 2 bạn thi đua với nhau xem ai bò nhanh và khéo hơn + Trò chơi : Chuyền bóng qua đầu - Cô nêu cách chơi, luật chơi. - Tổ chức cho trẻ chơi 2 – 3 lần. * Hoạt động 3: Cùng bé thư giãn + Hồi tĩnh: - Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân hít thở sâu. * Kết thúc: Thu dọn đồ dùng - Trẻ cùng nhau trò chuyện. - Trẻ khởi động theo cô. - Trẻ nhìn và tập theo cô - Trẻ chú ý cô làm mẫu - Trẻ thực hiện. - 2 bạn cùng thi đua. 3 tổ thi đua nhau - Trẻ đi nhẹ nhàng. 4. Hoạt động góc * Góc phân vai : Cửa hàng giải khát. - Yêu cầu : Trẻ biết tự thoả thuận vai chơi. Và thực hiện đúng vai chơi mà mình đã nhận - Chuẩn bị : Một số chai nước giải khát các loại *Góc xây dựng : Xây vườn rau, bể nước và nước sạch. - Yêu cầu :Trẻ biết dùng các nguyên vật liệu, đồ dùng, đồ chơi để thực hiện thành công ý định của mình - Xây dựng vườn rau, bể nước và nước sạch cùng các bạn. - Chuẩn bị : Gạch, một số hột hạt, hàng rào nhỏ, đồ chơi lắp ráp nhà, rau, bể nước, cây. *Góc nghệ thuật : Múa hát, nặn, vẽ... theo chủ đề. - Yêu cầu : Trẻ biết múa hát, nặn, vẽ... theo chủ đề. - Trẻ thuộc các bài hát về chủ đề. - Chuẩn bị : Dụng cụ âm nhạc để trẻ biểu diễn, giấy, bút, đất nặn để trẻ vẽ, nặn *Góc học tập – sách : Xếp quá trình bay hơi của nước – Xếp tranh lô tô không khí trong lành – Xem tranh các hiện tượng thiên nhiên – Kể chuyện sáng tạo - Yêu cầu: Trẻ biết sắp xếp tranh theo quá trình bay hơi của nước, xếp tranh lô tô không khí trong lành, xem tranh các hiện tượng thiên nhiên, kể chuyện sáng tạo - Chuẩn bị : Một số tranh ảnh về quá trình bay hơi của nước, tranh lô tô, tranh các hiện tượng thiên nhiên, tranh chuyện * Góc thiên nhiên : Đong đo nước, không khí làm thí nghiệm nước bay hơi, làm gió to, nhỏ - Yêu cầu : Trẻ biết chơi cùng bạn. - Chuẩn bị : Thau nước, chai, ly *Quá trình thực hiện : a. Giới thiệu góc chơi : - Lớp hát bài “Mùa hè chia tay ” - Trong bài hát nói về mùa gì? - Vậy Đak Lak có mấy mùa?. Vậy bạn nào cho cô biết chúng ta có bao nhiêu góc chơi nào? - Ai thích chơi ở góc xây dựng nào? - Công việc của bác xây dựng thì làm những gì. Khi xây vườn rau, bể nước và nước sạch thì các bác xây dựng sẽ xây như thế nào. + Đầu tiên phải xây tường rào bao quanh để làm khuôn viên của vườn rau sau đó xây nhà ở, xây bể nước và nước sạch. Khi đã xây xong rồi thì các bác phải làm tiếp công việc gì? - Các bác xây dựng làm việc rất vất vả và khát nước ? Muốn uống nước thì các bác phải mua ở đâu ? - Vậy ai thích chơi ở góc phân vai nào? Vậy người bán phải có thái độ như thế nào với người mua ? Người mua thì phải thế nào?. - Không may trong quá trình làm vườn, xây bể nước các bác bị tai nạn thì phải đưa đến đâu ? - Còn bác sỹ và y tá thì đối xử với người bệnh thế nào. Khi người bệnh đến khám thì bác sỹ y tá phải làm sao với bệnh nhân. - Muốn các con của các bác xây dựng, các bác bán nước giải khát và mọi người được đến trường lớp thì phải thế nào? À đúng rồi phải có góc học tập, đọc sách, thư viện. Vậy ai sẽ chơi ở góc đọc sách thư viện nào? Ở góc này các con sẽ học tập sắp xếp quá trình bay hơi của nước. + Khi các bác xây dựng mệt mỏi muốn thư giãn thưởng thức nghệ thuật thì phải có góc gì nhỉ? Vậy ai thích chơi ở góc nghệ thụât nào? Ở góc nghệ thuật thì các con sẽ làm những gì? + Nước là một tài nguyên vô cùng quý giá của chúng ta, vì vậy ta không nên lãng phí nước, khi sử dụng chúng ta phải biết tiết kiệm. Vậy các con có biết đến góc thiên nhiên hôm nay chúng ta sẽ làm gì không? Vậy ai sẽ đảm nhận vai trò ở góc thiên nhiên? - Vậy trong khi chơi thì mọi người phải như thế nào với nhau. À đúng rồi chơi với nhau đoàn kết vui vẻ không tranh giành đồ chơi của nhau, không vứt ném đồ chơi lung tung. Biết lấy và cất đồ chơi gọn gàng ngăn nắp đúng nơi quy định. + Bây giờ chúng mình cùng nhau đi chơi nào. - Trẻ về góc chơi lấy ký hiệu đeo vào cho mình b. Quá trình chơi: - Cô quan sát, dàn xếp góc chơi. - Nếu góc nào trẻ còn lúng túng cô có thể chơi cùng trẻ để giúp trẻ hoạt động tích cực - Cô quan sát chung và khuyến khích trẻ liên kết các nhóm với nhau. c. Nhận xét sau khi chơi . - Cô nhận xét các nhóm chơi sau đó cho các nhóm chơi quan sát góc xây dựng. Hỏi đội trưởng đội xây dựng xây được những gì? Xây hết bao nhiêu thời gian? Xây hết bao nhiêu tiền. - Cô khen động viên trẻ, hỏi ý tưởng chơi lần sau. 5. Hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng: - Duy trì nề nếp, trẻ rửa tay, chân, vệ sinh lao động tự phục vụ,vệ sinh lớp tốt, sau khi chơi và trước khi ăn - Trong giờ chơi tạo không khí vui tươi,vận động thể dục, luyện, ăn ngủ đúng giờ, động viên trẻ ăn hết suất, đảm bảo an toàn cho trẻ - Gặp trao đổi với phụ huynh trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, để có thực đơn dinh dưỡng cho trẻ ở nhà . 6. Hoạt động chiều: - Ôn bài buổi sáng bằng hình thức trò chơi- Chú ý trẻ chậm - Làm quen với kiến thức mới: KPKH “Nguồn nước và sự sống - Trẻ chơi tự do theo ý thích ở các góc chơi - Tập nề nếp đội hình trong các hoạt động, cho trẻ chơi tự do các góc chơi. 7. Bình cờ, trả trẻ: Cô cho trẻ hát bài cho tôi đi làm mưa với, cháu cùng cô trò chuyện về nội dung bài hát. Vậy bài hát nói đến cái gì? Đó là hiện tượng gì? Nước có tác dụng gì? N ước có lợi ích cho con người như thế nào? các con phải làm việc gì để bảo vệ nguồn nước? Cô nhận xét lại và tiến hành cho trẻ cắm cờ. Và hết giờ thì trả trẻ. Đảm bảo an toàn cho trẻ. - Nhắc trẻ vệ sinh tay chân sạch sẽ, nhắc trẻ chào cô, chào người lớn trước khi ra về - Trao đổi với phụ huynh về tình hình, học tập, sức khỏe của trẻ trong thời gian ở trường. 8. Nhận xét cuối ngày: Cô... Trẻ.. ************************************************* Thứ ba ngày 29 tháng 03 năm 2016. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY Môn: Khám phá khoa học. Đề tài: Nguồn nước và sự sống I . Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết các nguồn nước, đặc điểm tính chất của nước có tác dụng đến đời sống con người, giúp con người làm được nhiều việc nhưng có thể phá hoại nhiều thứ. - Giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ nguồn nước sạch II . Các hoạt động trong ngày. 1. Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ, thể dục buổi sáng: 1. 1 .Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ: - Cô đến sớm trước trẻ, chuẩn bị lớp sạch sẽ, gọn gàng, hướng dẫn trẻ nề nếp thói quen chào hỏi, xếp đồ dùng đúng nơi quy định. Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ. 1.2. Thể dục buổi sáng: - Tập bài nhịp điệu theo chủ đề. Tập bài “Cho tôi đi làm mưa với” cho trẻ đi đều nhẹ nhàng, tập theo khối lá (Nhún đưa tay lên cao, đưa ngang vai, đưa 2 tay ra trước ngực. nhảy.). Tập theo nhịp điệu bài hát, kết hợp các động tác: Hô hấp, tay, chân, bụng, bật 2. Hoạt động ngoài trời: - Cho trẻ đi dạo, quan sát thiên nhiên thăm vườn hoa sân trường, quan sát về nước, trò chuyện với trẻ về chủ đề nước và sự sống - Đọc thơ hát những bài hát theo chủ đề.: thơ bão, hát cho tôi đi là mưa với, nắng sớm. - Ôn bài cũ: cô chuẩn bị một cái chiếu hoặc cho vào trong nền nhà có 5 hộp để cho trẻ bò làm quen kiến thức : - Bò dích dắc bằng 2 tay, bằng chân qua 5 hộp và cho trẻ Đo lượng nước bằng vật chuẩn cho trước. - Bài mới : cô chuẩn bị một số thí nghiệm: như cây đầy đủ nước thi tươi tốt, còn cây không có nước thì héo hô và sẽ chết. Để cho trẻ nhận ra nước và sự sống nó có liên quan với nhau. - Trò chơi vận động: Nhảy qua suối nhỏ Luật chơi: khi chơi phải nhảy qua suối bằng hai chân, nếu nhảy không qua suối sẽ bị phạt. Cách chơi: cô chuẩn bị hai sợi dây làm bằng một con suối nhỏ. Cho trẻ đứng một bên suối dùng hai chân nhảy qua cùng một lúc, nếu bạn nào nhảy không đúng hoặc bị rơi vào trong suối bị phạt nhảy lò cò. Trò chơi tiếp tục. - Trò chơi dân gian: kéo co Luật chơi: nắm dây và đứng giữa vạch phân cách theo quy định của cô. Cách chơi: cho hai đội lên chơi, 1 đôi 4-5 người, nam nữ đều nhau giữa hai đội. vào đúng vị trí của mình, khi nghe hiệu lệnh kéo là hai đội ra sức đua nhau kéo. Đội nào kéo được qua vạch phân cách, đội đó thắng. cô cho trẻ khác lên chơi. - Trò chơi tự do với hột hạt, vẽ mây, mặt trời trên nền, chơi với cát nước 3. Hoạt động có chủ đích: 3. 1.Chuẩn bị môi trường hoạt động có chủ đích: * Không gian tổ chức : Trong lớp học * Đồ dùng phương tiện: - Tranh vẽ về nước sông, suối, hồ, mưa. - Tranh vẽ về các nguồn nước sạch, ô nhiễm 3.2.Phương pháp: Quan sát , đàm thoại và luyện tập 3.3. Tiến hành hoạt động có chủ đích : Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Hoạt động 1: Bé trò chuyện cùng cô. - Trẻ hát bài “Cho tôi đi làm mưa với”.Hỏi trẻ về nội dung bài hát, trò chuyện với trẻ về nước...cô giới thiệu vào bài * Hoạt động 2: Đố bé biết ? - Cô để tranh trên bàn và hỏi cháu có những loại tranh gì? - Cho trẻ chia thành 5 nhóm thảo luận tranh. + Tranh nước hồ. + Tranh nước suối + Tranh nước sông + Tranh nước mưa + Tranh nguồn nước bị ô nhiễm. - Cô hướng dẫn gợi ý để trẻ nói được về đặc điểm của tranh vẽ về các nguồn nước như: Nước hồ, nước suối, nước sông, nước mưa, nước thải nước bị ô nhiễm.... + Thi tài diễn đạt: - Các nhóm cử bạn trong nhóm lên trình bày theo sự suy nghĩ của mình về các nguồn nước có ở trong tranh - Cô gợi ý động viên cùng giúp trẻ trình bày cho tốt - Tranh vẽ gì ? - Nước có từ đâu? - Nước sạch là nước nào ? - Nước dùng để làm gì ? - Nếu thiếu nước con người, con vật, cây cối sẽ như thế nào? - Nước ô nhiễm là nước như thế nào? Có sử dụng được không? Nếu sử dụng thì sẽ thế nào? - Cô nói cho trẻ biết có nước ngọt và nước mặn, nước ngọt ở sông, suối, ao, hồ, mưa. Nước mặn là nước ở biển - Cho trẻ kẻ về những nguồn nước mà trẻ biết - Lớp – tổ – cá nhân đọc tên các nguồn nước * So sánh :Nước giếng, nước sông – Nước mặn, nước ngọt * Liên hệ mở rộng: ngoài ra cón có nguồn nước tự có ở khe núi, ở thác * Hoạt động 3: Ai nhanh nhất. - Bây giờ mời hai bạn lên để thi đua ai chọn nhanh và nói đúng nào ? - Cho trẻ lên lấy tranh theo yêu cầu của cô. - Ở trong rổ của các con có thẻ các các nguồn nước. Khi nghe cô nói nguồn nước nào chọn nhanh thẻ có nguồn nước đó giơ lên * Hoạt động 4: Thi xem ai khéo tay. - Tổ vẽ nước từ mưa - Tổ vẽ nước ở sông - Tổ vẽ nước biển * Kết thúc hoạt động : Cho trẻ hát bài “Cho tôi đi làm mưa với” đi ra ngoài. -Trẻ ngồi xung quanh cô cùng cô trò chuyện. - Trẻ thảo luận - Trẻ lên trình bày. - Trẻ thi nhau trả lời. - Trẻ chú ý nghe . - 1,2 trẻ kể Trẻ so sánh - Trẻ chơi theo yêu cầu của cô. - Trẻ làm theo nhóm -Lớp hát. 4 Hoạt động góc: * Góc phân vai : Cửa hàng giải khát. * Góc xây dựng:. : Xây vườn rau, bể nước và nước sạch. * Góc nghệ thuật:. Hát múa, nặn, vẽ theo chủ đề. * Góc học tập: : Xếp quá trình bay hơi của nước, kể chuyện sáng tạo * Góc khoa học thiên nhiên: Đong đo nước, làm thí nghiệm nước bay hơi, làm gió to, nhỏ - Yêu cầu : Trẻ biết chơi cùng bạn. - Chuẩn bị : Thau nước, chai, ly 5. Hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng: - Duy trì nề nếp, trẻ rửa tay, chân, vệ sinh lao động tự phục vụ,vệ sinh lớp tốt, sau khi chơi và trước khi ăn - Trong giờ chơi tạo không khí vui tươi,vận động thể dục, luyện, ăn ngủ đúng giờ, động viên trẻ ăn hết suất, đảm bảo an toàn cho trẻ - Gặp trao đổi với phụ huynh trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, để có thực đơn dinh dưỡng cho trẻ ở nhà . 6. Hoạt động chiều: - Ôn bài buổi sáng bằng hình thức trò chơi- Chú ý trẻ chậm - Làm quen với kiến thức mới: Vẽ về biển - Trẻ chơi tự do theo ý thích ở các góc chơi - Tập nề nếp đội hình trong các hoạt động, cho trẻ chơi tự do các góc chơi. 7. Bình cờ, trả trẻ: Cô cho trẻ hát bài cho tôi đi làm mưa với, cháu cùng cô trò chuyện về nội dung bài hát. Vậy bài hát nói đến cái gì? Đó là hiện tượng gì? Nước có tác dụng gì? N ước có lợi ích cho con người như thế nào? các con phải làm việc gì để bảo vệ nguồn nước? Cô nhận xét lại và tiến hành cho trẻ cắm cờ. Và hết giờ thì trả trẻ. Đảm bảo an toàn cho trẻ. - Nhắc trẻ vệ sinh tay chân sạch sẽ, nhắc trẻ chào cô, chào người lớn trước khi ra về - Trao đổi với phụ huynh về tình hình, học tập, sức khỏe của trẻ trong thời gian ở trường. 8. Nhận xét cuối ngày Cô.. Trẻ. ************************************************* Thứ tư ngày 30 tháng 03 năm 2016. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY Môn: Hoạt động tạo hình. Đề tài : Vẽ về biển ( ĐT) I . Mục đích yêu cầu: - Trẻ sử dụng các kỹ năng đã học để vẽ và tô màu bức tranh về cảnh biển - Luyện các kỹ năng vẽ và tô màu, phát triển khả năng sáng tạo - Giáo dục trẻ thích tạo ra cái đẹp, giữ gìn sản phẩm. II . Các hoạt động trong ngày. 1. Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ, thể dục buổi sáng: 1. 1 .Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ: - Cô đến sớm trước trẻ, chuẩn bị lớp sạch sẽ, gọn gàng, hướng dẫn trẻ nề nếp thói quen chào hỏi, xếp đồ dùng đúng nơi quy định. Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ. 1.2. Thể dục buổi sáng: - Tập bài nhịp điệu theo chủ đề. Tập bài “Cho tôi đi làm mưa với.” cho trẻ đi đều nhẹ nhàng, tập theo khối lá (Nhún đưa tay lên cao, đưa ngang vai, đưa 2 tay ra trước ngực. nhảy.). Tập theo nhịp điệu bài hát, kết hợp các động tác: Hô hấp, tay, chân, bụng, bật 2. Hoạt động ngoài trời: - Cho trẻ đi dạo, quan sát thiên nhiên thăm vườn hoa sân trường, quan sát về nước, trò chuyện với trẻ về chủ đề nước và sự sống - Đọc thơ hát những bài hát theo chủ đề.: thơ bão, hát cho tôi đi là mưa với, nắng sớm. - Ôn bài cũ: cô chuẩn bị một số thí nghiệm để cho trẻ ôn lại nước và sự sống: như cây đầy đủ nước thi tươi tốt, còn cây không có nước thì héo hô và sẽ chết. Để cho trẻ nhận ra nước và sự sống nó có liên quan với nhau. - Bài mới : cô cho trẻ dùng phấn viết để vẽ về biển trên nền sân trường. - Trò chơi vận động: Nhảy qua suối nhỏ Luật chơi: khi chơi phải nhảy qua suối bằng hai chân, nếu nhảy không qua suối sẽ bị phạt. Cách chơi: cô chuẩn bị hai sợi dây làm bằng một con suối nhỏ. Cho trẻ đứng một bên suối dùng hai chân nhảy qua cùng một lúc, nếu bạn nào nhảy không đúng hoặc bị rơi vào trong suối bị phạt nhảy lò cò. Trò chơi tiếp tục. - Trò chơi dân gian: kéo co Luật chơi: nắm dây và đứng giữa vạch phân cách theo quy định của cô. Cách chơi: cho hai đội lên chơi, 1 đôi 4-5 người, nam nữ đều nhau giữa hai đội. vào đúng vị trí của mình, khi nghe hiệu lệnh kéo là hai đội ra sức đua nhau kéo. Đội nào kéo được qua vạch phân cách, đội đó thắng. cô cho trẻ khác lên chơi. - Trò chơi tự do với hột hạt, vẽ mây, mặt trời trên nền, chơi với cát nước 3. Hoạt động có chủ đích: 3. 1.Chuẩn bị môi trường hoạt động có chủ đích: * Không gian tổ chức : Trong lớp học * Đồ dùng phương tiện: - Một số tranh mẫu vã về biển - Vở tạo hình, bút chì đen, chì màu cho trẻ 3.2.Phương pháp: Quan sát, đàm thoại và luyện tập 3.3. Tiến hành hoạt động có chủ đích : Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Hoạt động 1: Bé trò chuyện cùng cô. - Trẻ hát bài “Cho tôi đi làm mưa với” Hỏi trẻ về nội dung bài hát, trò chuyện với trẻ nước sau đó cô dẫn dắt giới thiệu vào bài. * Hoạt động 2: Bé xem tranh * Phân tích - Đàm thoại : - Trẻ quan sát tranh vẽ về biển - Đặt câu hỏi theo nội dung của từng bức tranh - Con nhận xét gì về bức tranh vẽ về cảnh biển này ? - Ở biển có những gì? - Thuyền ở gần thế nào? - Thuyền ở xa thế nào? Nước biển như thế nào? - Xung quanh biển có những gì? - Bức tranh được cô tô màu như thế nào? Bố cục tranh ra sao? - Nếu con vẽ về biển thì con vẽ những gì? Vẽ như thế nào? - Thuyền vẽ bằng những nét gì? Nước biển vẽ những nét gì. - Con còn vẽ thêm gì nữa để bức tranh thêm đẹp? - Tương tự cô đàm thoại với trẻ về tranh khác. - Cho trẻ quan sát tranh và trả lời theo nội dung bức tranh. * Hoạt động 3: Thi ai khéo tay - Trẻ vẽ vào vở cô chú ý quan sát cô đến từng trẻ hỏi trẻ vẽ gì ? - Cô bổ sung ý tưởng của trẻ * Hoạt động 4: Trưng bày nhận xét sản phẩm. - Trẻ treo sản phẩm lên giá, mời trẻ lên nhận xét sản phẩm của mình của bạn – Cô giợi ý giúp trẻ, khen trẻ kịp thời - Cô bổ sung và nhận xét chung * Kết thúc hoạt động : Cho trẻ hát bài “ Cho tôi đi làm mưa với” đi ra ngoài. -Trẻ ngồi xung quanh cô cùng cô trò chuyện. Trẻ quan sát tranh - Trẻ chú ý nghe và trả lời - Trẻ vẽ vào vở -Trẻ lên trưng bày sản phẩm và nhận xét - Lớp hát. 4 Hoạt động góc: * Góc phân vai : Cửa hàng giải khát. * Góc xây dựng:. : Xây vườn rau, bể nước và nước sạch. * Góc nghệ thuật:. Hát múa, nặn, vẽ theo chủ đề. * Góc học tập: : Xếp quá trình bay hơi của nước, xem tranh các hiện tượng thiên nhiên, kể chuyện sáng tạo * Góc khoa học thiên nhiên: Đong đo nước, làm thí nghiệm nước bay hơi, làm gió to, nhỏ. - Yêu cầu : Trẻ biết chơi cùng bạn. - Chuẩn bị : Thau nước, chai, ly 5. Hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng: - Duy trì nề nếp, trẻ rửa tay, chân, vệ sinh lao động tự phục vụ,vệ sinh lớp tốt, sau khi chơi và trước khi ăn - Trong giờ chơi tạo không khí vui tươi,vận động thể dục, luyện, ăn ngủ đúng giờ, động viên trẻ ăn hết suất, đảm bảo an toàn cho trẻ - Gặp trao đổi với phụ huynh trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, để có thực đơn dinh dưỡng cho trẻ ở nhà . 6. Hoạt động chiều: - Ôn bài buổi sáng bằng hình thức trò chơi- Chú ý trẻ chậm - Làm quen với kiến thức mới: - hát vận động: đằng kia có mưa - Truyện: Giọt nước tí xíu - Trẻ chơi tự do theo ý thích ở các góc chơi - Tập nề nếp đội hình trong các hoạt động, cho trẻ chơi tự do các góc chơi. 7. Bình cờ, trả trẻ: Cô cho trẻ hát bài cho tôi đi làm mưa với, cháu cùng cô trò chuyện về nội dung bài hát. Vậy bài hát nói đến cái gì? Đó là hiện tượng gì? Nước có tác dụng gì? N ước có lợi ích cho con người như thế nào? các con phải làm việc gì để bảo vệ nguồn nước? Cô nhận xét lại và tiến hành cho trẻ cắm cờ. Và hết giờ thì trả trẻ. Đảm bảo an toàn cho trẻ. - Nhắc trẻ vệ sinh tay chân sạch sẽ, nhắc trẻ chào cô, chào người lớn trước khi ra về - Trao đổi với phụ huynh về tình hình, học tập, sức khỏe của trẻ trong thời gian ở trường. 8. Nhận xét cuối ngày Cô.. Trẻ. ****************************************** Thứ năm ngày 31 tháng 03 năm 2016. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY Môn : Giáo dục âm nhạc- LQVH Đề tài : Dạy vận động“ Đằng kia có mưa rơi” Nghe“ Mưa rơi” – Trò chơi : Xem hình đoán tên bài hát. - Truyện: Giọt nước tí xíu I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết hát giai điệu đệm tiết tấu nhanh bài “ Đằng kia có mưa rơi”. - Luyện kỹ năng hát, múa, vỗ tay tiết tấu nhanh - Giáo dục trẻ biết gữi gìn và bảo vệ nguồn nước - Trẻ hiểu nội dung câu chuyện, kể lại chuyện theo tranh, theo sáng tạo của trẻ - Rèn luyện kỹ năng kể chuyện diễn cảm - Giáo dục trẻ yêu thiên nhiên, quý nguồn nước, ý thức bảo vệ môi trường II. Các hoạt động trong ngày 1.Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ, thể dục buổi sáng: 1.1 Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ: - Cô vui vẻ gần gũi trẻ, trò chuyện về hiện tượng thiên nhiên cho trẻ biết, động viên trẻ hỏi cô, đố cô về các hiện tượng thiên nhiên. - Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ thông báo chủ đề mới. 1.2 Thể dục buổi sáng : - Tập nhịp điệu với bài hát theo chủ đề, tập kết hợp với động tác cơ tay, chân , bụng, bậ1. 2. Hoạt động ngoài trời: - Cho trẻ đi dạo, quan sát thiên nhiên thăm vườn hoa sân trường, quan sát về nước, trò chuyện với trẻ về chủ đề nước và sự sống - Đọc thơ hát những bài hát theo chủ đề.: thơ bão, hát cho tôi đi là mưa với, nắng sớm. - Ôn bài cũ: cô cho trẻ ôn lại cách vẽ về biển, dùng phấn viết màu để vẽ về biển trên nền sân trường. - Bài mới : cô cho trẻ làm quen với bài hát kết hợp vận bài: đằng kia có mưa rơi, kể câu chuyện giọt nước tí xúi cho trẻ làm quen nắm được nội dung, dưới nhiều hình thức. - Trò chơi vận động: Nhảy qua suối nhỏ Luật chơi: khi chơi phải nhảy qua suối bằng hai chân, nếu nhảy không qua suối sẽ bị phạt. Cách chơi: cô chuẩn bị hai sợi dây làm bằng một con suối nhỏ. Cho trẻ đứng một bên suối dùng hai chân nhảy qua cùng một lúc, nếu bạn nào nhảy không đúng hoặc bị rơi vào trong suối bị phạt nhảy lò cò. Trò chơi tiếp tục. - Trò chơi dân gian: kéo co Luật chơi: nắm dây và đứng giữa vạch phân cách theo quy định của cô. Cách chơi: cho hai đội lên chơi, 1 đôi 4-5 người, nam nữ đều nhau giữa hai đội. vào đúng vị trí của mình, khi nghe hiệu lệnh kéo là hai đội ra sức đua nhau kéo. Đội nào kéo được qua vạch phân cách, đội đó thắng. cô cho trẻ khác lên chơi. - Trò chơi tự do với hột hạt, vẽ mây, mặt trời trên nền, chơi với cát nước 3. Hoạt động có chủ đích: 3.1.Chuẩn bị môi trường hoạt động có chủ đích *Không gian tổ chức: - Trong lớp học *Đồ dùng phương tiện: - Trống lắc, mũ. Băng nhạc, máy cát séc, tranh có hình ảnh trong bài hát - Tranh minh họa câu chuyện, tranh viết toàn bộ câu chuyện chữ lớn có hình ảnh. - Tranh vẽ hình ảnh trong câu chuyện, thẻ chữ cái ghép từ. 3.2.Phương pháp - Trực quan, quan sát, Thực hành và luyện tập. 3.3 Tiến hành hoạt động có chủ đích Môn: Giáo dục âm nhạc Đề tài : Đằng kia có mưa rơi Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ *Hoạt động1 : Bé cùng hát Trẻ hát “ Cho tôi đi làm mưa với” Trò chuyện dẫn dắt vào bài - Bài hát nói đến hiện tượng thiên nhiên gì? - Mưa có lợi ích gì? Có cần cho sự sống không nào? - con người và vạn vật không có nước sẽ như thế nào? - muốn có nguồn nước sạch các con phải làm gì? - khi sử dụng các con có sử dụng như thế nào? Vậy để biết được nước có lợi ích, và có tác hại gì cô cùng các con sẽ hát bài đằng kia có mưa rơi nhé. * Hoạt động 2 : Bé tập làm ca sĩ +Hát vận động: -Ồ đã đến công viên rồi các con cùng hát bài “ Đằng kia có mưa rơi” - Cô nói sơ về nội dung bài hát nói lên cảnh trời mưa và nhắc nhở chúng ta rằng có đi ra mưa phải đội dù, đi cẩn thận không là bị trơn trượt, té ngã đấy các con ạ. - Cô hát vỗ tay nhịp - Từng tổ thi nhau hát vận động vỗ tay theo nhịp với nhiều hình thức. - Từng nhóm thi nhau vận động theo nhiều hình thức. - Cá nhân thi nhau vận động - Cô chú ý sửa sai cho trẻ. * Hoạt động 3 : Cùng thưởng thức Nghe hát “ Mưa rơi” Cô Tâm tình bài hát - Cô hát cho trẻ nghe 1 lần. - Cô mở băng trẻ đứng dậy hát và minh hoạ theo bài hát 2 lần * Hoạt động 4 : Trò chơi âm nhạc Trò chơi “ Xem hình đoán tên bài hát” - Cô nói luật chơi, cách chơi, hướng dẫn trẻ cùng chơi. * Kết thúc : Trẻ đứng dậy hát bài “ Đằng kia có mưa rơi” . - Cả lớp hát - Cả lớp hát minh hoạ - Cả lớp hát - Cả lớp vỗ tay theo nhịp chuyển đội hình - Cả lớp làm - Từng tổ vận động - Nhóm 5 -6 trẻ - 2/ 3 cá nhân vận động - Cả lớp minh hoạ - Trẻ chơi Môn : LQVH Đề tài : Truyện “Giọt nước tí xíu” Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ. * Hoạt động 1: Bé trò chuyện cùng cô - Cho trẻ hát bài “Cho tôi đi làm mưa với”. Hỏi trẻ về nội dung bài hát, trò chuyện với trẻ nước sau đó cô dẫn dắt giới thiệu vào câu chuyện “Giọt nước tí xíu” * Hoạt động 2: Cùng lắng nghe - Cô kể diễn cảm câu chuyện theo tranh minh họa - Nội dung câu chuyện kể về Tí Xíu là những giọt nước và và những giọt nước đó được tạo thành từ biển, mặt trời, những đám mâyrồi Tí Xíu trở thành những hạt nước mưa rơi xuống - Cô kể theo tranh chữ lớn có hình ảnh minh họa + Ai nhớ nhiều : - Câu chuyện nói về Tí Xíu như thế nào? - Một buổi sáng Tí Xíu cùng các bạn làm gì? - Ông mặt trời nói gì với Tí Xíu? - Tý Xíu đã hỏi ông mặt trời những điều gì? - Tý Xíu nói với biển cả như thế nào? - Tý Xíu đã đi những đâu? - Cuối cùng thì điều gì đã xảy ra? - Qua câu chuyện các con đã hiểu được điều gì? - Các con ạ qua câu chuyện đã giúp các con biết rõ hơn về hiện tượng của mưa đấy, mưa có ích lợi, nhưng mưa nhiều cũng sẽ không tốt +Ý tưởng hay : - Câu chuyện này rất hay và có ý nghĩa, các con hãy đặt tên cho câu chuyện nào? - Trẻ thi nhau đặt tên chuyện cô viết lên bảng - Cuối cùng cô và trẻ thống nhất tên câu chuyện là “Giọt nước Tý Xíu” +Thử giọng điệu nhân vật - Cho cả lớp kể chuyện theo cô - Mời trẻ lên kể chuyện. - Trẻ kể từng đoạn, kể chuyện sáng tạo theo tranh - Cô hướng dẫn gợi ý cho trẻ kể * Hoạt động 3 : Thi tài ghép từ - Cho 2 đội lên thi nhau ghép từ theo mẫu “Giọt nước tý xíu” - Trong thời gian quy định đội nào ghép nhanh và đúng là đội đó thắng * Kết thúc: Trẻ hát bài “Cho tôi đi làm mựa với” ra ngoài Trẻ ngồi bên cô cùng cô trò chuyện Trẻ chú ý lắng nghe Trẻ trả lời câu hỏi của cô Trẻ thi nhau đặt tên câu chuyện Trẻ thi nhau lên kể chuyện 2 đội lên chơi 4 Hoạt động góc: * Góc phân vai : Cửa hàng giải khát. * Góc xây dựng:. : Xây vườn rau, bể nước và nước sạch. * Góc nghệ thuật:. Hát múa, nặn, vẽ theo chủ đề. * Góc học tập: : Xếp quá trình bay hơi của nước, xem tranh các hiện tượng thiên nhiên, kể chuyện sáng tạo * Góc khoa học thiên nhiên: Đong đo nước, làm thí nghiệm nước bay hơi, làm gió to, nhỏ.. - Yêu cầu : Trẻ biết chơi cùng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUẦN II. NƯỚC VÀ SỰ SÔNG.doc
Tài liệu liên quan