Chào mừng các bé đến với chương trình
" Đồ Rê Mí ".
- Đến tham dự chương trình ngày hôm nay là sự có mặt của 3 đội chơi:
* Đội sản xuất
* Đội xây dựng
* Đội giáo viên
- Chương trình “ Đồ Rê Mí” gồm ba phần chơi:
* Phần 1: Những nốt nhạc kì diệu
* Phần 2: Tài năng âm nhạc
* Phần 3: Cùng thưởng thức
Chào mừng các đội đến với phần chơi thứ nhất có tên gọi: “ Những nốt nhạc kì diệu”.
- Để biết chủ đề ngày hôm nay là gì? Cô và các con hãy cùng khám phá những nốt nhạc nào.
- Trong phần chơi này cô có 3 nốt nhạc, các con hãy mở từng nốt nhạc xem ẩn chứa bên trong mỗi nốt nhạc đó là bức tranh gì nhé.
- Con chọn nốt nhạc màu gì?
- 1, 2, 3 mở.
- Nốt nhạc mở ra có bức tranh gì?
- Cô và trẻ trò chuyện đàm thoại về bức tranh nghề sản xuất.
- Con chọn nốt nhạc màu gì ?
5 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 4932 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề: Một số nghề - Ngày 20/11 – ngày 22/12 - Chủ đề nhánh: Nghề giáo viên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
DỰ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2015 - 2016
CHỦ ĐỀ: MỘT SỐ NGHỀ - NGÀY 20/11 – NGÀY 22/12
Chủ đề nhánh: Nghề giáo viên
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
Âm nhạc: - VĐTN “ Cô giáo miền xuôi”
- Nghe hát: “ Cô giáo”
Đối tượng: Trẻ 4 – 5 tuổi
Thời gian : 25-30 phút
Ngày dạy: 10/11/2015
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phượng
Địa điểm: Lớp B1- Trường mầm non Thiệu Nguyên
1.Mục đích yêu cầu:
* Yêu cầu cơ bản:
+ Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài hát “ Cô giáo miền xuôi” tên tác giả “ Xuân Giao”
- Vận động cùng cô theo lời bài hát “ Cô giáo miền xuôi”
- Trẻ hiểu nội dung bài “ Cô giáo miền xuôi” ca ngợi tấm lòng cao quý của người giáo viên mầm non đã không quản khó nhọc từ miền xuôi lên tận vùng cao để dạy dỗ các em nhỏ.
- Trẻ nhớ tên bài hát và tên tác giả bài nghe hát: “Cô giáo”.Tác giả: Đỗ Mạnh Thường . Hiểu nội dung bài hát: nói về tình cảm yêu mến của các bạn nhỏ đối với cô giáo, xem cô như người mẹ hiền thứ hai của mình.
+ Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng hát đúng giai điệu, hát rõ lời, vận động theo lời bài hát.
- Trẻ chý ý nghe cô hát và hứng thú hưởng ứng cùng cô.
+ Thái độ:
- Trẻ chú ý học, yêu ca hát.
- Trẻ yêu quý nghề dạy học, kính trọng, biết ơn và nghe lời cô giáo
*Yêu cầu kết hợp:
- KPKH : Trò chuyện về nghề giáo viên
- Thơ: Cô giáo của em
2.Chuẩn bị:
+ Đồ dùng của cô:
- Giáo án điện tử bài dạy
- Máy chiếu
- Các động tác múa minh họa theo lời bài hát.
- Mũ múa
+ Đồ dùng của trẻ:
- Tâm thế thoải mái, phòng học sạch sẽ, thoáng mát
- Mũ múa, trang phục văn nghệ
3. Hướng dẫn:
Tên HĐ
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Ổn định tổ chức, hướng trẻ vào hoạt động
Hoạt động1:
VĐTN:“Cô giáo miền xuôi”
Hoạt động 2: Nghe hát: Cô giáo( Tác giả: Đỗ Mạnh Thường)
* Kết thúc:
Nhận xét- GD
- Chào mừng các bé đến với chương trình
" Đồ Rê Mí ".
- Đến tham dự chương trình ngày hôm nay là sự có mặt của 3 đội chơi:
* Đội sản xuất
* Đội xây dựng
* Đội giáo viên
- Chương trình “ Đồ Rê Mí” gồm ba phần chơi:
* Phần 1: Những nốt nhạc kì diệu
* Phần 2: Tài năng âm nhạc
* Phần 3: Cùng thưởng thức
Chào mừng các đội đến với phần chơi thứ nhất có tên gọi: “ Những nốt nhạc kì diệu”.
- Để biết chủ đề ngày hôm nay là gì? Cô và các con hãy cùng khám phá những nốt nhạc nào.
- Trong phần chơi này cô có 3 nốt nhạc, các con hãy mở từng nốt nhạc xem ẩn chứa bên trong mỗi nốt nhạc đó là bức tranh gì nhé.
- Con chọn nốt nhạc màu gì?
- 1, 2, 3 mở.
- Nốt nhạc mở ra có bức tranh gì?
- Cô và trẻ trò chuyện đàm thoại về bức tranh nghề sản xuất.
- Con chọn nốt nhạc màu gì ?
- Con hãy kể về bức tranh này nào ?( Bức tranh về nghề sản xuất)
- Còn nốt nhạc cuối cùng cả 3đội hãy mở cùng cô nào?
- 1, 2, 3 mở.
- Nốt nhạc mở ra có bức tranh gì?
- Cô và trẻ trò chuyện đàm thoại về bức tranh nghề giáo viên.
- Vậy chủ đề ngày hôm nay là gì?
- Cô khái quát lại chủ đề: chủ đề hôm nay là chủ đề “ Một số nghề - Ngày 20/11 – Ngày 22/12. Trong xã hội có rất nhiều ngành nghề khác nhau như nghề sản xuất, nghề xây dựng, nghề giáo viên, nghề dịch vụ, nghề giúp đỡ cộng đồng Mỗi nghề đều có những đặc trưng riêng nhưng đều giúp ích cho mọi người đấy các con ạ.
- Cho trẻ đọc thơ bài “ Cô giáo của em” và về chỗ ngồi.
- Các đội đã trải qua phần chơi thứ nhất rất là hấp dẫn rồi cô mời 3 đội cùng bước sang phần chơi thứ 2 có tên gọi "Tài năng âm nhạc”
VĐTN: “Cô giáo miền xuôi” ( Sáng tác: Xuân Giao)
- Các con ạ! Xung quanh chúng ta có rất nhiều ngành nghề khác nhau, ngành nghề nào cũng cao quý và đáng trân trọng nhưng có một nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý đó là nghề giáo viên đấy. Nhạc sĩ Xuân Giao đã sáng tác một bài hát rất hay và ý nghĩa ca ngợi người giáo viên mầm non. Để xem bài hát đó là gì cô mời cả 3 đội chơi hãy cùng nghe giai điệu và đoán tên bài hát nhé!
- Cô cho trẻ nghe nhạc không lời bài hát “ cô giáo miền xuôi” và đoán tên bài hát?
- Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả và giảng nội dung: bài hát “Cô giáo miền xuôi” ca ngợi tấm lòng cao quý của người giáo viên đã không quản khó nhọc từ miền xuôi lên tận vùng cao để dạy dỗ các em nhỏ.
- Cô cùng trẻ hát 1 lần
Hỏi trẻ : Cả lớp mình vừa hát bài gì?
Bài hát do nhạc sĩ nào sáng tác?
- Hỏi trẻ ý tưởng vận động:
+ Bây giờ để cho bài hát hay hơn chúng
mình sẽ làm gì?
- Cô hát và vận động bài hát 1 lần.
- Lần 2: Cô phân tích động tác:
* Động tác 1:" Cô mẫu giáo....nhiều lùm cây"
Hai tay các con để lên vai và dặm chân tại chỗ.
* Động tác 2: "Cô dạy cháu múa ca....gặp cô" Các con cuộn tay về hai bên đồng thời chân nhún
* Động tác 3:" Từ sáng sớm .. bên cô "
Các con nắm tay nhau đưa theo nhịp, chân đưa nhẹ về phía trước luân phiên nhau.
* Động tác 4:" Giấc ngủ bữa cơm.tình thương:
Đưa hai tay lên gần má, đầu nghiêng và khẽ đưa người.
* Động tác 5:"Cô dạy hát.rất là vui"
Vỗ tay về hai bên và ký mũi bàn chân.
* Động tác 5: " Yêu cô giáo. càng ngoan"
Đặt hai tay chéo lên ngực và đưa lên cao vẫy.
- Cho cả 3 đội hát vận động cùng cô 2 lần
- 3 đội thi đua hát và vận động
- Nhóm hát và vận động
- Cá nhân lên hát vận động
- Cả 3 đội hát và vận động lại 1 lần
(Cô chú ý sửa sai cho trẻ, khen ngợi, động viên trẻ kịp thời)
Nghe hát:“Cô giáo”(Tác giả:Đỗ Mạnh Thường)
* Chương trình ngày hôm nay đã trải qua 2 phần chơi rất là hấp dẫn rồi bây giờ chúng ta cùng bước vào phần chơi thứ 3 có tên gọi: “Cùng thưởng thức”
- Hàng ngày ở trường cô giáo dạy các con rất nhiều điều, không những dạy các con học mà còn dạy các con những điều hay lẽ phải trong cuộc sống nữa đấy. Để biết tình cảm của các bạn nhỏ đối với cô giáo như thế nào mời cả 3 đội chơi hãy cùng lắng nghe bài hát “ Cô giáo” (Nhạc: Đỗ Mạnh Thường) qua giọng hát của cô Thu Phượng:
- Cô hát lần 1
- Cô hát bài gì? nhạc và lời của ai?
- Cô hát lần 2 : múa minh họa theo lời bài hát
+ Giảng nội dung: Bài hát “Cô giáo” nói về tình cảm yêu mến của các bạn nhỏ đối với cô giáo và xem cô như người mẹ hiền thứ hai của mình.
- Cô hát lần 3 thể hiện cử chỉ, điệu bộ và trẻ hưởng ứng cùng cô
- Cho cả lớp hưởng ứng cùng cô 1- 2 lần
* Nhận xét- GD trẻ
- Nhận xét: động viên, khuyến khích trẻ
- Giáo dục trẻ : Coâ giaùo raát yeâu thöông caùc con, daïy cho caùc con nhöõng ñieàu hay, leõ phaûi. Vì theá ñeå coâ vui loøng thì caùc con phaûi hoïc thaät gioûi vaø luoân nghe lôøi coâ, nghe lời ông bà, bố mẹ.
- Hỏi lại trẻ tên bài hát, tên tác giả bài hát “ Cô giáo miền xuôi” và bài hát “ Cô giáo”.
- Cho trẻ hát “Cô giáo miền xuôi” và đi nhẹ nhàng ra ngoài
- Vỗ tay
- Quan sát
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Quan sát
- Gia đình
- Quan sát
- Trẻ chọn nốt nhạc
- 1,2 ,3 mở
- Trả lời cô
-Trẻ chọn
- Trẻ kể
- 1,2 ,3 mở
- Trả lời cô
- Trả lời cô
-Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
-Trẻ đọc và về chỗ
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Trẻ lắng nghe và đoán tên bài hát.
- Trẻ lắng nghe
- Cả lớp hát
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Vận động múa
- Trẻ quan sát và lắng nghe
- Cả lớp hát và vận động
- Từng đội hát và vận động
- Nhóm vận động
- Cá nhân vận động
- Cả lớp hát và vận động
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
-Trẻ hưởng ứng
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ hát và ra ngoài
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phat trien tinh cam tham mi 5 tuoi_12299740.docx