Công việc của bác nông dân là cày, cấy, gặt lúa, trông rau, đồ dùng của bác nông dân thường dùng là cày, bừa,cuốc, liềm sản phẩm của bác nông dân làm ra là lúa, gạo, ngô, khoai, rau. Nơi làm việc của bác nông dân là trên cánh đồng, ngoài ruộng, cánh đồng, vườn rau. Bác nông đan không quản nắng mưa để làm ra lúa gạo rau màu cho chúng ta ăn hàng ngày, để đáp lại công ơn, đã có nhiều nhà thơ nhạc sĩ đã sáng tác bài thơ bài hát ca ngợi về bác nông dân, công lao của bác nông dân
- Chúng mình cùng đọc bài thơ “Bác nông dân” nào.
- Cô mời các con cùng nghe bài hát “ Hạt gạo làng ta”
- Cho trẻ nghe nhạc bài hát hạt gạo làng ta.
- Chúng mình vừa được nghe bài hát các con có thấy hay không
3. Hoạt động 3: Trò chơi chuyển lương thực
- Bác nông dân làm ra rât nhiều thóc gạo muốn nhờ các con chuyển giúp về nhà vậy muốn giúp bác nông dân chuyển được chúng mình chú ý nghe cô giới thiệu trò chơi, chuyển lương thực
4 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 17648 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề: Nghề nghiệp - Chủ điểm: Bác nông dân - Lĩnh vực: Lĩnh vực phát triển tình cảm xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN THAO GIẢNG 20/11
Chủ đề : Nhề nghiệp
Chủ điểm : Bác nông dân
Lĩnh vực : Lĩnh vực phát triển tình cảm xã hội
Nội dung : Công việc của bác nông dân
Lứa tuổi : 4-5 tuổi
Thời gian : 25 – 30 phút
Số trẻ : 27 trẻ
Ngày soạn : 04/11/2015
Ngày dạy : 06/11/2015
Người dạy : Lường Thị Thanh
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ biết thể hiện tình cảm của mình với bác nông dân thể hiện qua một số công việc của cô bác nông dân, biết những dụng cụ và sản phẩm của nghề nông dân.
- Biết đọc bài thơ “ Bác nông dân’’. Tham gia chơi trò chơi tích cực
2. Kỹ năng
- Rèn cho trẻ trả lời các câu hỏi của cô đủ câu rõ ràng mạch lạc, khả năng quan sát ghi nhớ có chủ định. Phát triển tăng vốn từ cho trẻ
3. Giáo dục
- Giáo dục trẻ biết yêu mến quí kính trọng người lao động, sản phẩm của người lao động từ đó yêu lao động. Tôn trọng công việc của bác nông dân.
II. Chuẩn bị
Cô: - Tranh bác nông dân đang cày ruộng,
- Tranh bác nông dân đang cấy lúa
- Tranh bác nông dân đang gặt lúa
- Tranh bác nông dân đang tuốt lúa
- Tranh bác nông dân chở lúa về nhà
- Một số đồ dùng, dụng cụ, sản phẩm của nghề nông.
- Băng CD bài hát ‘Hạt gạo làng ta”
- Túi đựng thóc, gạo,ngô
2. Trẻ: Trang phục gọn gàng, tâm thế thoả mái.
III. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Bé đọc thơ
- Hôm nay lớp mình vinh dự được đón các bác các cô đến thăm lớp mình các con chào các bác các cô.
- Chúng mình cùng đọc tặng các bác các cô 1 bài thơ nào
- Cho cả lớp đọc bài thơ “ Bác nông dân”
- Chúng mình vừa đọc bài thơ gì ?
- Bài thơ nói về ai?
- À! Chúng mình vừa đọc bài thơ “Bác nông dân”
- Vậy bây giờ các con hãy cùng kể xem bố mẹ các con làm nghề gì nào?
* Bố mẹ các con và các bác nông dân trồng cây làm ra nhiều thóc gao, rau màu để cho chúng ta ăn, vì vậy các con phải biết ơn cô bác nông dân, khi ăn gọn gàng sạch sẽ, không làm rơi vãi cơm ra bàn ra đấy.
2. Hoạt động 2: Công việc bác nông dân.
- Con có biết bác nông dân làm những công việc gì?
- Để biết được công việc của cô bác nông dân làm gì? làm như thế nào? cô mời các con cùng nhìn lên bảng ?
* Cho trẻ xem hình ảnh về bác nông dân.
- Tranh vẽ về ai?
- Hỏi bác nông dân đang làm gì?
- Bác nông cầy ruộng bằng gì?
* Đúng rồi bác nông dân đang cày ruộng để cho đất tơi xốp
- Cô có bức tranh vẽ gì đây?
- Cho trẻ đọc “ Bác nông dân đang cấy lúa”
- Cô có bức tranh vẽ gì đây?
* Bác nông dân trồng cây sau một thời gian lúa đã chín vàng, các bác nông dân đang cùng nhau thu hoạch lúa mang về
- Cho trẻ đọc ‘Bác nông dân đang gặt lúa’
- Bác nông dân dùng gì để gặt lúa?
- Liềm của bác nông dân được làm bằng gì?
- Nơi làm việc của bác nông dân ở đâu?
- Cô có bức tranh vẽ gì đây?
* Đúng rồi bác nông dân đang tuốt lúa bằng máy.
- Cô có bức tranh vẽ gì đây?
* Chúng mình tập làm bác nông dân
- Cho trẻ bắt chước một số công việc của bác nông dân?
- - Để làm ra lúa gạo và các hoa màu khác bác nông dân cần đồ dùng dụng cụ gì để làm việc? đồ dùng của bác nông dân là những gì ?
- Sản phẩm của bác nông dân làm ra là gì?
* Công việc của bác nông dân là cày, cấy, gặt lúa, trông rau, đồ dùng của bác nông dân thường dùng là cày, bừa,cuốc, liềmsản phẩm của bác nông dân làm ra là lúa, gạo, ngô, khoai, rau. Nơi làm việc của bác nông dân là trên cánh đồng, ngoài ruộng, cánh đồng, vườn rau. Bác nông đan không quản nắng mưa để làm ra lúa gạo rau màu cho chúng ta ăn hàng ngày, để đáp lại công ơn, đã có nhiều nhà thơ nhạc sĩ đã sáng tác bài thơ bài hát ca ngợi về bác nông dân, công lao của bác nông dân
- Chúng mình cùng đọc bài thơ “Bác nông dân” nào.
- Cô mời các con cùng nghe bài hát “ Hạt gạo làng ta”
- Cho trẻ nghe nhạc bài hát hạt gạo làng ta.
- Chúng mình vừa được nghe bài hát các con có thấy hay không
3. Hoạt động 3: Trò chơi chuyển lương thực
- Bác nông dân làm ra rât nhiều thóc gạo muốn nhờ các con chuyển giúp về nhà vậy muốn giúp bác nông dân chuyển được chúng mình chú ý nghe cô giới thiệu trò chơi, chuyển lương thực
- Cách chơi: các con chia làm 2 đội chuyển giúp bác nông dân số lượng thực về nhà trong thời gian 3 phút nếu đội nào chuyển được nhiều hơn đội đó thắng cuộc.
- Luật chơi: Khi chuyển phải cầm bằng 2 tay, nếu ai làm rơi túi thì không được tính.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi
- Đếm kết quả mỗi đội.
* Kết thúc: Chúng mình cùng cô đi thăm cánh đồng lúa bác nông dân
- Con chào các bác các cô ạ
- Cả lớp đọc thơ cùng cô
- Bác nông dân ạ
- Bác nông dân.
- Làm nông dân cấy lúa, trồng ngô khoai sắn ạ
- Trẻ kể
- Quan sát nhận xét
- Bác nông dân
- Cày ruộng (2-3 trẻ )
- Con trâu kéo cày
- Bác nông dân đang cấy lúa (2-3 trẻ trả lời)
-Trẻ đọc
- Bác nông dân đang gặt lúa (2-3 trẻ trả lời)
- Trẻ đọc
- Cái liềm
- Bằng sắt, cán bằng gỗ
- Trên đồng, ruộng, cánh đồng, vườn rau
- Bác nông dân đang tuốt lúa (2-3 trẻ trả lời)
- Tranh bác nông dân chở lúa về nhà
- Bắt chước dáng đang cấy, đang gặt lúa, gánh lúa
- Cày, bừa, liềm, cuốc, xẻng
- Lúa, gạo, ngô, khoai, rau,
- Đọc thơ cùng cô
- Chú ý nghe
- 2 đội thi đua
- Kiểm tra số kết quả...
- Trẻ ra chơi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mam non_12461329.doc