Các con thường nhìn thấy bóng đèn phát sáng ở đâu? Bóng điện thường được lắp ở trong nhà ở, trong phòng làm việc, ở ngoài đường
+ Ánh sáng của bóng đèn giúp gì cho chúng ta? (ánh sáng để nhìn rõ xung quanh vào buổi tối, để đi lại, để học bài )
- Đây là chiếc bóng đèn, gồm lớp thủy tinh màu trắng bên ngoài hình chữ u nhỏ, dài, và đui bóng. Là một loại bóng đèn dùng để chiếu sáng, bóng phát sáng được là nhờ có dòng điện. Ánh sáng của bóng đèn giúp chúng ta nhìn thấy rõ các vật xung quanh rõ hơn, để dùng trong sinh hoạt như ăn cơm, tắm giặt, làm việc học bài vào buổi tối hoặc ở nơi tối khi ánh sáng mặt trời không đủ sáng để làm việc chúng ta sẽ dùng thêm ánh sáng của bóng đèn.
- Bóng đèn phát sáng hẹp hơn ánh sáng của mặt trời và ta có thể điều khiển được ánh sáng của bóng đèn đó là có thể bật lên hoặc tắt đi được (Nêu ví dụ trong lớp).
+ Các bạn có nên sờ vào bóng đèn không?
+ Khi không sử dụng đến bóng đèn chúng ta nên làm gì? (Tắt bóng đi để tiết kiệm điện).
- Bóng điện là nguồn sáng cho con người làm ra nên nó là nguồn ánh sáng nhân tạo.
5 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 5166 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề: Nước và các hiện tượng tự nhiên - Đề tài: Một số nguồn ánh sáng trong sinh hoạt hàng ngày, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: NƯỚC VÀ CÁC HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN
ĐỀ TÀI: MỘT SỐ NGUỒN ÁNH SÁNG TRONG SINH HOẠT HÀNG NGÀY
ĐỘ TUỔI: 5 -6 TUỔI
THỜI GIAN: 30 - 35 PHÚT
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm của một số nguồn ánh sáng được dùng trong sinh hoạt hàng ngày. Biết được nguồn ánh sáng tự nhiên và nguồn ánh sáng nhân tạo.
2. Kỹ năng
- Phát triển kỹ năng quan sát, nhận xét, làm việc theo nhóm.
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn bảo vệ các nguồn ánh sáng.
II. Chuẩn bị
- Đồ dùng cho bài dạy: Bóng điện, nến, đèn pin, tranh ảnh mặt trời.
- Tranh ảnh cho bài dạy.
- Tranh ảnh trò chơi, loto.
III. Hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- (Tạo không gian lớp học tối, tắt điện) trò chuyện với trẻ về ánh sáng.
+ Các con thấy trong lớp của chúng ta hôm nay như thế nào nhỉ? (Tối) chúng mình có nhìn rõ mọi vật xung quanh không nào? Vậy bạn nào giỏi cho cô biết để nhìn thấy rõ hơn thì chúng mình phải cần đến gì? (Ánh sáng).
- Trong cuộc sống hàng ngày có rất nhiều nguồn ánh sáng chiếu sáng cho chúng ta. Hôm nay cô và các con sẽ cùng nhau khám phá nhé.
- Trời tối rồi chúng mình mau đi ngủ thôi.ò ó o trời sáng rồi các con hãy cùng vươn vai hát vang gọi ông mặt trời lên nào!
2. Hoạt động 2: Một số nguồn ánh sáng trong sinh hoạt hàng ngày.
a. Nguồn ánh sáng tự nhiên
* Mặt trời
- Các con ơi ông mặt trời đã xuất hiện rồi
+ Cho trẻ xem hình ảnh mặt trời chiếu sáng.
- Hỏi trẻ:
+ Cô có hình ảnh gì đây?
+ Xung quanh mặt trời có gì nhỉ?
+ Ánh sáng của mặt trời giúp gì cho chúng ta? (Nhìn thấy các các vật xung quanh, sưởi ấm mùa đông, cung cấp vitamin D vào buổi sáng, khô quần áo)
+ Mặt trời mọc lúc nào? Lặn lúc nào?
+ Mặt trời rất nắng, nóng vào lúc nào?
+ Khi ra ngoài trời nắng các bạn phải như thế nào?
- Cô khái quát lại: Đây là mặt trời, mặt trời phát ra các tia sáng chiếu sáng cho chúng ta.
- Ánh sáng của mặt trời phát ra rộng và ta không điều chỉnh được nó, chúng ta không tắt được ánh sáng của mặt trời hoặc cũng không bật lên được.
- Mặt trời là nguồn ánh sáng tự nhiên, không cần có ai tác động vào nó vẫn chiếu sáng hàng ngày.
- Nhờ có mặt trời chiếu sáng chúng ta mới có thể nhìn thấy rõ các vật xung quanh ta, giúp chúng ta sinh hoạt hàng ngày như đi học, đi làm, phơi khô quần, cung cấp vitamin D chống còi xương cho trẻ
- Vừa rồi chúng mình vừa được làm quen với ông mặt trời rồi bây giờ cô có một câu đố tặng cho lớp mình, các con hãy đoán thật đúng nhé.
* Mặt trăng
- Câu đố: Khi tròn, khi khuyết
Lúc tỏ lúc mờ
Có chú Cuội nhỏ
Ngồi gốc cây đa
là gì? (Mặt trăng)
- Đúng rồi, ngoài ánh sáng tự nhiên là mặt trời thì mặt trăng cũng là nguồn ánh sáng tự nhiên không cần con người tác động đến mà nó vẫn chiếu sáng được đấy?
- Cho trẻ quan sát hình ảnh mặt trăng khuyết, trăng tròn.
+ Mặt trăng có hình gì các con?
+ Ánh sáng của mặt trăng như thế nào? có chói không?
- Ánh trăng giúp gì cho chúng ta? (chiếu sáng vào ban đêm, vào ngày trung thu, vào những ngày hội, hè).
* Đây là mặt trăng, khi bước vào những ngày đầu tháng thì mặt trăng sẽ khuyết có hình lưỡi liềm còn khi vào ngày rằm 15 thì trăng sẽ tròn. ánh sáng của trăng là ánh sáng tự nhiên phát ra rất rộng nhưng không sáng bằng mặt trời.
- Khi trăng tròn, ánh sáng phát ra rộng, sáng giúp chúng ta nhìn thấy rõ, cho chúng ta ánh sáng mát mẻ vào ban đêm ở những nơi không có điện, giúp nhìn thấy giúp chúng ta vui chơi vào ngày rằm trăng tròn tết trung thu. Vui chơi tổ chức các hội hè
* Ngoài ông trăng và ông mặt trời con còn biết nguồn ánh sáng tự nhiên nào nữa?
- Ngoài ánh sáng tự nhiên của mặt trăng và mặt trời còn có một số nguồn ánh sáng tự nhiên khác như: Các vì sao, nấm phát sáng, con đom đóm.
- Các con đã được khám phá nguồn ánh sáng tự nhiên của mặt trời và mặt trăng rồi thấy lớp mình học rất ngoan cô muốn tặng cho các con các hộp quà, chúng mình hãy cùng khám phá món quà cùng cô nào!
b.Nguồn ánh sáng nhân tạo
- Cho trẻ thành 2 nhóm mỗi nhóm một hộp quà.
- Các con hãy nhận hộp quà của mình và khám phá xem trong hộp quà có gì nhé!
- Cô Khái quát chung:
Vừa rồi mỗi nhóm đã được quan sát những đồ vật ở nhóm của mình rồi và để hiểu rõ hơn về tất cả những đồ vật của các nhóm cô mời tất cả các con sẽ cùng ngồi vào vị trí để chúng mình khám phá cùng cô nhé.
* Bóng đèn (N1)
- Cho nhóm 1 lên nhận xét.
+ Bóng đèn.
+ Gồm những bộ phận nào? ( lớp thuỷ tinh màu trắng, đui bóng)
+ Bóng đèn phát sáng được là nhờ có gì? (Điện)
+ Trong gia đình con thường bật đèn điện khi nào?
+ Các con thường nhìn thấy bóng đèn phát sáng ở đâu? Bóng điện thường được lắp ở trong nhà ở, trong phòng làm việc, ở ngoài đường
+ Ánh sáng của bóng đèn giúp gì cho chúng ta? (ánh sáng để nhìn rõ xung quanh vào buổi tối, để đi lại, để học bài)
- Đây là chiếc bóng đèn, gồm lớp thủy tinh màu trắng bên ngoài hình chữ u nhỏ, dài, và đui bóng. Là một loại bóng đèn dùng để chiếu sáng, bóng phát sáng được là nhờ có dòng điện. Ánh sáng của bóng đèn giúp chúng ta nhìn thấy rõ các vật xung quanh rõ hơn, để dùng trong sinh hoạt như ăn cơm, tắm giặt, làm việc học bài vào buổi tối hoặc ở nơi tối khi ánh sáng mặt trời không đủ sáng để làm việc chúng ta sẽ dùng thêm ánh sáng của bóng đèn.
- Bóng đèn phát sáng hẹp hơn ánh sáng của mặt trời và ta có thể điều khiển được ánh sáng của bóng đèn đó là có thể bật lên hoặc tắt đi được (Nêu ví dụ trong lớp).
+ Các bạn có nên sờ vào bóng đèn không?
+ Khi không sử dụng đến bóng đèn chúng ta nên làm gì? (Tắt bóng đi để tiết kiệm điện).
- Bóng điện là nguồn sáng cho con người làm ra nên nó là nguồn ánh sáng nhân tạo.
* Nến
- Chúng mình cùng xem nhóm 2 vừa được khám phá nguồn ánh sáng gì nhé.
Đây là gì các con?
- Bạn nào biết nến được làm từ gì? nến có thể sáng được là nhờ vào gì? (Làm ví dụ thắp nến)
- Trong gia đình thường dùng nến để làm gì?
- Đây là cây nến, được làm từ sáp ong hoặc mỡ động vật, ở thể rắn bao quanh một sợi bấc nến được đặt trong một chiếc cốc nhỏ để nến không bị đổ. Sợi bấc được thắp lên bằng lửa để cung cấp ánh sáng và đôi khi để cung cấp nhiệt năng.
- Nến được dùng để thắp sáng trong các sinh hoạt hàng ngày ở những nơi vùng cao chưa có điện, dùng để thắp trong gia đình khi mất điện, dùng để thắp khi tổ chức sinh nhật, các sự kiện quan trọng, thắp nến để tưởng nhớ tới những người đã mất
- Chúng ta có sờ vào cây nến khi đang cháy không? Vì khi cây nến đang cháy rất nóng và có thể gây ra bỏng tay hoặc cháy nhà nên tuyệt đối các bạn nhỏ không nên sờ vào cây nến đang cháy.
- Bóng điện là nguồn sáng cho con người làm ra nên nó là nguồn ánh sáng nhân tạo.
- Khi mặt trời lặn chúng ta sẽ không còn nhìn thấy mọi vật xung quanh nữa vì không còn ánh sáng tự nhiên chiếu sáng cho chúng ta nữa. Con người sẽ phải dựa vào nguồn ánh sáng do con người tự làm ra đó chính là ánh sáng phát ra từ gì nhỉ các con? Từ bóng đèn và nến.
- Ngoài bóng đèn và nến các con còn biết nguồn sáng nào do con người làm ra nữa không nào? (Đèn pin, đèn dầu, đèn lồng)
3. Trò chơi: Đội nào nhanh nhất
- Cách chơi: Trên bảng chia ra hai phần ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo, chia làm 2 đội mỗi đội sẽ phải tìm ra các lô tô có hình ảnh phù hợp gắn với hai phần trên bảng.
- Luật chơi: Sau một bản nhạc đội nào thực hiện nhanh nhất và đúng nhất đội đó thắng cuộc.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kham pha khoa hoc 5 tuoi_12433329.doc