Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề: Nước và hiện tượng tự nhiên - Đề tài: Thơ " Quả sương"

-Lần 1: Cô đọc diễn cảm không tranh, kết hợp cử chỉ điệu bộ.

 (cô vừa đọc cho chúng mình bài thơ " giọt sương". Bài thơ đã miêu tả về một giọt sương buổi sớm đang treo mình trên ngọn cỏ, cỏ đã nói với bạn nhỏ rằng cỏ không sinh ra được quả chỉ sinh ra được giọt sương và mong muốn bạn nhỏ sẽ yêu quý giọt sương.)

- Lần 2: Cô đọc thơ diễn cảm theo hình ảnh

* Giúp trẻ hiểu nội dung bài thơ:

- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì ?

- Buổi sáng khi thức dậy bạn nhỏ đã nhìn thấy gì?( Giọt sương)

 - Khi nhìn thấy giọt sương bạn nhỏ đã tưởng tượng giọt sương giống như cái gì?

 - Câu thơ nào nói đến điều đó?

 Cô trích dẫn:“Sáng sáng đầu ngon cỏ

 Những giọt sương treo mình

 Nhìn như một thứ quả

 Trong suốt và long lanh”

 

docx2 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 4093 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề: Nước và hiện tượng tự nhiên - Đề tài: Thơ " Quả sương", để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Chủ đề: Nước và hiện tượng tự nhiên Đề tài: Thơ " Quả sương" Lứa tuổi: 5-6 tuổi Số trẻ: 25-30 trẻ Thời gian: 25-30 phút I. Mục đích – Yêu cầu 1. Kiến thức - Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả và trẻ hiểu được nội dung bài thơ. - Trẻ đọc thuộc, đọc diễn cảm toàn bộ bài thơ. 2. Kỹ năng. - Trẻ trả lời rõ ràng, mạch lạc các câu hỏi của cô. - Trẻ hiểu được những đặc điểm đặc trưng của những giọt sương đêm 3. Thái độ. - Giáo dục trẻ yêu thích cái đẹpcủa thiên nhiên, mong muốn giữ gìn môi trường sống. - Góp phần giáo dục trẻ ăn uống, bảo vệ cơ thể khi thời tiết mùa hè đến. II. Chuẩn bị: - Bài giảng điện tử và nhạc III. Tổ chức hoạt động: 1. Hoạt động 1: Trò chuyện về mùa hè. - Cô cùng trẻ hát vận động bài hát: “Mùa hè đến”. - Cô và các con vừa hát bài hát gì? Trong bài hát có nhắc đến mùa gì? - Các con thấy thời tiết mùa hè như thế nào?( Gợi ý: ban ngày như thế nào? ban đêm như thế nào?) - Sáng sớm mùa hè khi các con thức dậy các con sẽ nhìn thấy gì?( giọt sương) - Các con thấy giọt sương như thế nào? Rất đáng yêu phải không? Hôm nay cô có một bài thơ cũng nói về giọt sương rất là đáng yêu. Để biết giọt sương đáng yêu như thế nào cô mời chúng mình ngồi ngay ngắn để lắng nghe cô đọc bài thơ " giọt sương" 2. Hoạt động 2: PTNN: Thơ: Quả sương * Cô đọc thơ cho trẻ nghe: -Lần 1: Cô đọc diễn cảm không tranh, kết hợp cử chỉ điệu bộ. (cô vừa đọc cho chúng mình bài thơ " giọt sương". Bài thơ đã miêu tả về một giọt sương buổi sớm đang treo mình trên ngọn cỏ, cỏ đã nói với bạn nhỏ rằng cỏ không sinh ra được quả chỉ sinh ra được giọt sương và mong muốn bạn nhỏ sẽ yêu quý giọt sương.) - Lần 2: Cô đọc thơ diễn cảm theo hình ảnh * Giúp trẻ hiểu nội dung bài thơ: - Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì ? - Buổi sáng khi thức dậy bạn nhỏ đã nhìn thấy gì?( Giọt sương) - Khi nhìn thấy giọt sương bạn nhỏ đã tưởng tượng giọt sương giống như cái gì? - Câu thơ nào nói đến điều đó? Cô trích dẫn:“Sáng sáng đầu ngon cỏ Những giọt sương treo mình Nhìn như một thứ quả Trong suốt và long lanh” - Trong bài thơ cỏ đã nói điều gì với bạn nhỏ? (Cô trích dẫn:“Cỏ như nói với em Chúng tôi chỉ là cỏ Không sinh ra được quả Ngọt ngào như nhãn, na Chúng tôi chỉ sinh ra Những quả sương như thế Để yên vậy nằm chơi Đừng hái đi bạn nhé” .- Khi nghe cỏ nói như vậy bạn nhỏ đã làm gì? - Vì sao bạn nhỏ lại làm như vậy? - Bạn nhỏ có yêu quý thiên nhiên không? Cô trích dẫn: “Em bước đi rất khẽ Cứ sợ động vào sương Cứ sợ làm rơi mất Loại quả mình yêu thương - Các con có yêu thiên nhiên không? Yêu thiên nhiên thì các con phải làm gì? - Giáo dục trẻ: yêu quý thiên nhiên các con phải bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, vứt rác đúng nơi quy định. + Cô đọc lại bài thơ cho trẻ nghe 1 lượt. * Dạy trẻ đọc thơ: Cả lớp đọc thơ cùng cô 2-3 lượt, cô đọc nhỏ dần để trẻ tự đọc. - Cô tổ chức cho trẻ đọc theo các hình thức: Tổ, nhóm, cá nhân, đọc nối tiếp nhau. ( Cô bao quát sửa sai cho trẻ, hướng dẫn trẻ thể hiện giọng điệu, ngữ điệu phù hợp khi đọc thơ). + Cô cùng cả lớp đọc lại bài thơ 1 lượt. 3.Hoạt động 3: Kết thúc: - Cô cùng trẻ chơi trò chơi: “Trời nắng, trời mưa”.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxphat trien ngon ngu tho qua suong_12324839.docx