- Cô gợi ý cho trẻ chọn vai chơi, cô hỏi trẻ “Bạn nào cho em ăn”?; Bạn nào cho em ngủ?”
- Cho em ăn: Con phải bế em, đút bột cho em, ăn cong cho em uống nước, lau miệng, tập dỗ dành để em ăn.
- Ru em ngủ: Bế em, ru em ngủ, chuẩn bị gối, chăn; đặt xuống giường cho em ngủ .
- Khi tắm cho em con phải để thau nước, khăn lau, quần áo cho em để mặc. Khi tắm cho em phải nhẹ nhàng kẻo em sợ.
- Cô quan sát hướng dẫn nhắc nhở trẻ chơi. Trong quá trình chơi trẻ nào chán không thích chơi ở vai đó nữa thì cô linh hoạt cho trẻ đổi vai chơi nhẹ nhàng, nhưng trẻ vẫn còn thích chơi với vai đang chơi không nên đổi.
- Nếu trẻ không thích chơi ở góc này nữa muống chơi ở góc khác cô cho trẻ sang góc trẻ thích chơi (cô hướng dẫn trẻ chơi)
5 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 2449 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề: Phương tiện giao thông - Cho bé ăn, tắm cho bé, ru bé ngủ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN (tham khảo)
Chủ đề: PTGT
Hoạt động: Chơi ở các góc
Góc thao tác vai: Cho bé ăn, tắm cho bé, ru bé ngủ
Góc VĐ:Lăn bóng vào cầu môn, ném bóng vào lọ, thả bi, xếp đường đi
Góc nghệ thuật: Dán đèn giao thông , tô màu bánh xe ô tô, dán cánh buồm.
Đối tượng: Trẻ 24 – 36 tháng
Thời gian: 15 – 20 phút
I Mục đích, yêu cầu
1. Góc nghệ thuật: ( Góc mới) biết phết hồ dán đèn giao thông, biết tô màu bánh xe, biết dán cánh buồm.
2. Góc thao tác vai: Trẻ thể hiện được vai chơi như: Biết thao tác bế em để cho em ăn, dùng thìa cho em ăn, cho em uống nước; Biết cách bế ru em, đặt em ngủ, biết trao đổi với bạn trong khi chơi.
3. Góc vận động : Biết lăn bóng vào cầu môn, ném bóng vào lọ, thả bi, xếp đường đi.
* Giáo dục: Trẻ biết giữ gìn đồ chơi, biết nhường đồ chơi cho bạn, chơi xong biết xếp đồ chơi vào góc chơi.
II. Tiến hành hoạt động:
* Hoạt động 1:
Cô tập trung trẻ lại hát bài “Đi chơi đi chơi” cho trẻ đến Góc nghệ thuật hỏi trẻ đây là góc gì?, có những đồ chơi gì?, Các con thích chơi gì?, Các con có thích trang trí tô màu bánh xe ô tô, Dán đèn giao thông, dán con thuyền trên sông cho đẹp giúp cô không? Vậy khi tô màu các con nhớ tô cẩn thận, không làm màu lem ra ngoài, khi dán đèn giao thông, cánh buồm phết hồ cẩn thận kẻo đổ hồ ra bàn nhé.
Cô cùng trẻ hát “em tập lái ô tô” Chuyển đến góc thao tác vai, cô giới thiệu thêm một số đồ chơi mới các con thích chơi gì?
Đến góc vận động: Cô giới thiệu đồ chơi và nói cách chơi cho trẻ.
- Giáo dục: Khi chơi nhớ giữ gìn đồ chơi, chơi cùng nhau, không tranh giành đồ chơi , nhường đồ chơi cho bạn. Sau khi chơi xong nhớ xếp chơi ngay ngắn vào góc nhé.
- Hôm nay các góc chơi có nhiều đồ chơi đẹp các con hãy về góc chơi mà mình thích đi nào.
* Hoạt động 2:
Tên hoạt động
Chuẩn bị
Cách chơi
1. Góc nghệ thuật: dán đèn giao thông, cánh buồm, biết tô màu bánh xe.
Tranh xe ô tô chưa tô màu bánh xe, tranh đèn giao thông, đèn màu đỏ, vàng, xanh, cánh buồm, hồ dán, sáp màu, rổ, đĩa đựng hồ, khăn lau, tranh vẽ mặt nước
Cô đi đến góc nghệ thuật trao đổi với trẻ, hỏi cá nhân trẻ con thích chơi gì? Muốn tô màu bánh xe cho đẹp con phải tô như thế nào? Tô không lem ra ngoài, bánh xe tô màu gì ? bánh xe tô màu đen cho đẹp nhé.
- Cô gợi ý dán đèn giao thông vào tranh cho đẹp, dán cánh buồm cho cân đối, lau tay sau khi bôi hồ, treo sản phẩm lên khung sản phẩm, gợi ý trẻ tô màu bánh xe cho đẹp.
- Trong quá trình trẻ chơi trẻ nào không thích chơi ở vai chơi này mà muốn chơi vai chơi khác, cô gợi ý cho trẻ chơi vai chơi khác ( không đổi góc chơi).
2. Góc vận động: Lăn bóng, Thả bóng , xếp đường đi, thả bi.
Cầu môn bằng hộp cattong, bóng lớn, bóng nhỏ, lọ gắn vào hộp cattong, gach, bi, lọ thả bi.
- Cô gợi ý cho trẻ chọn trò chơi và lấy đồ chơi, hướng dẫn trẻ chơi.
- Lăn bóng vào cầu môn: cách đặt bóng vào phía trước cầu môn và lawn thẳng bóng vào trong cầu môn.
- Ném bóng vào lọ: cách cầm bóng nhắm vào lọ trên thùng và ném vào chính xác trong lọ.
- Xếp đường đi: cách lấy gạch xếp thành 1 hàng dọc thành con đường.
- Thả bi: Thả bi vào phía trên cho bi chạy xuống dưới.
- Nếu trẻ nhàm chán không thích chơi, cô linh hoạt cho trẻ đổi vai chơi khác, những trẻ còn thích chơi với đồ chơi tại góc cô vẫn để trẻ tiếp tục chơi (không đổi goác chơi).
3. Góc thao tác vai: Cho bé ăn, tắm cho bé, ru bé ngủ
- Búp bê, bếp, chén, thìa, ly, khăn mặt, đĩa; Chuẩn bị thêm xoong nồi để trẻ nấu ăn, thau tắm, khăn mặt nếu trẻ thích chơi thêm hoặc nhàm chán ở vai trẻ đang chơi.
- Cô gợi ý cho trẻ chọn vai chơi, cô hỏi trẻ “Bạn nào cho em ăn”?; Bạn nào cho em ngủ?”
- Cho em ăn: Con phải bế em, đút bột cho em, ăn cong cho em uống nước, lau miệng, tập dỗ dành để em ăn.
- Ru em ngủ: Bế em, ru em ngủ, chuẩn bị gối, chăn; đặt xuống giường cho em ngủ...
- Khi tắm cho em con phải để thau nước, khăn lau, quần áo cho em để mặc. Khi tắm cho em phải nhẹ nhàng kẻo em sợ.
- Cô quan sát hướng dẫn nhắc nhở trẻ chơi. Trong quá trình chơi trẻ nào chán không thích chơi ở vai đó nữa thì cô linh hoạt cho trẻ đổi vai chơi nhẹ nhàng, nhưng trẻ vẫn còn thích chơi với vai đang chơi không nên đổi.
- Nếu trẻ không thích chơi ở góc này nữa muống chơi ở góc khác cô cho trẻ sang góc trẻ thích chơi (cô hướng dẫn trẻ chơi)
* Hoạt động 3:
Cô đến các góc chơi cũ (góc thao tác vai, góc vận động) nhận xét, khen trẻ, cho cả lớp đến góc nghệ thuật ( góc mới) cho trẻ xem sản phẩm của các bạn tô màu và dán rất đẹp, cô nhận xét, khen trẻ
Đọc thơ “ bé ơi cô dặn” cho trẻ thu dọn xếp đồ chơi vào góc ./
GIÁO ÁN (Tham khảo)
Lĩnh vực: phát triển ngôn ngữ
Chủ đề: PTGT
Hoạt động chơi tập có chủ đích: Thơ “Đi chơi phố”
Tích hợp: VĐTN “Em tập lái ô tô”
Giáo viên dạy: Nguyễn Thị Cẩm Toàn
Đối tượng: Trẻ 24 – 36 tháng.
Thời gian dạy: 12 – 15 phút
I.Mục đích, Yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ đọc được cùng cô bài thơ “Đi chơi phố”.
- Trẻ nhớ được tên bài thơ và trả lời được một số câu hỏi theo nội dung bài thơ.
- Trẻ biết vận động cùng cô bài “Em lái xe ô tô”.
2. Kỹ năng:
- luyện kỹ năng đọc thơ rỏ lời cho trẻ.
- Rèn cho trẻ kỹ năng phát âm, quan sát, chú ý cho trẻ
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết cách đi đường, đi đúng luật lệ tín hiệu đèn giao thông.
II. Chuẩn bị:
1. Địa điểm: Trong lớp học.
2. Đồ dùng:
- Đồ dùng của cô: video cách đi đường theo tín hiệu đèn giao thông, đèn giao thông đỏ, vàng, xanh, chú cảnh sát giao thông, đĩa nhạc bài hát: đường em đi, em tập lái ô tô, .
- Đồ dùng của trẻ: vòng nhựa để trẻ lái xe.
III. Tiến hành hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Ổn đinh, giới thiệu
- Cô cùng trẻ hát bài hát “ đường em đi ” và cho trẻ đi đén rạp chiếu phim. xem phim cách đi đường theo tín hiệu đèn giao thông.
- Cô đàm thoại với trẻ theo các tình huống trong video:
+ Đèn gì bật lên đấy?
+ Đèn đỏ bật lên thì mọi người đi xe có được đi không?
+ Đây là đèn gì?, tiếp theo đèn vàng là đèn gì?
+ Đèn xanh bật mọi người làm gì?
* Giới thiệu: Cô khái quát lại và giáo dục trẻ cách đi đường theo đúng tín hiệu đèn giao thông.
- Cô cũng có bài thơ rất hay nói về bé đi chơi phố đấy, đó là bài thơ “Đi chơi phố”.
- Cô cho trẻ nhắc lại tên bài thơ.
* Hoạt động 2: Cô đọc thơ cho trẻ nghe.
- Lần 1: Cô đọc diễn cảm bài thơ
- Cô hỏi: Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? Lần 2: Cô đọc diễn cảm bài thơ (Kết hợp điệu bộ minh họa).
- Giảng nội dung bài thơ: Bài thơ “Đi chơi phố” nói về đi chơi phố, khi đi chơi phố gặp đèn đỏ thì phải dừng lại, gặp đèn vàng thì đi chậm còn khi đèn xanh bật lên thì phải đi nhanh đấy các con.
- Giáo dục: Các con nhớ khi đi trên đường phải có người lớn và phải chấp hành đúng luật lệ giao thông, đèn đỏ dừng lại, đèn xanh mới được đi nhé.
* Hoạt động 3: Dạy trẻ đọc thơ
- Lớp đọc thơ cùng cô 2 lần.
- Tổ đọc thơ (3 tổ).
- Nhóm đọc thơ (2 nhóm).
Cô bao quát động viên, khuyến khích trẻ đọc và sữa sai cho trẻ nếu trẻ đọc sai, chưa rỏ.
- Cá nhân trẻ đọc thơ (3 – 5 trẻ).
- Cả lớp cùng đọc lại bài thơ 1 lần.
- Đàm thoại về nội dung bài thơ: (hỏi xen kẻ tập thể, cá nhân).
- Cô vừa dạy các con đọc bài thơ gì?
- Khi đi chơi phố gặp đèn đỏ ta phải làm gì?
- Ngoài đèn đỏ ra còn có đèn gì nữa?
- Khi đèn xanh bật lên thì phải làm gì?
* Các con nhớ khi đi trên đường phải có người lớn dẫn đi không được tự ý chạy ngang qua đường nhé.
* Hoạt động 4: Tích hợp: vận động bài “Em tập lái ô tô”
- Hôm nay các con học rất giỏi, nên giờ cô sẽ dẫn các con đi chơi phố cùng cô nhé. Khi đi trên đường các con gặp chú cảnh sát giao thông giơ tín hiệu đèn gì lên thì các con phải tuân theo tín hệu đèn đó nhé.
- Các con hãy lấy mỗi bạn 1 vòng nhựa giả làm lái xe và đi chơi phố cùng cô nào.
- Cô mở nhạc bài hát “Em tập lái ô tô” và cho trẻ vận động cùng cô 2 – 3 lần.
* Kết thúc: Cô cùng trẻ tạm biệt các cô cho trẻ ra ngoài chuyển hoạt động.
- Trẻ hát và đi cùng cô.
- Trẻ quan sát và trả lời.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ nhắc lại tên bài thơ
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe và quan sát.
- Trẻ lắng nghe
- Lớp đọc thơ cùng cô
- Tổ đọc thơ.
- Nhóm đọc thơ.
- cá nhân trẻ đọc thơ
- Lớp đọc.
- Trẻ lắng nghe và trả lời.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe .
- Trẻ thực hiện theo cô.
- Trẻ tạm biệt các cô.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nha tre 2436 thang_12323991.doc