1. Quan sát lớp học
Cô dẫn trẻ ra sân và quan sát một số lớp học trong trường. Cô hỏi trẻ
+ Con biết lớp mình đang học là lớp gì? (Dạ, lớp lá 3 ạ) (5 tuổi)
+ Có mấy cửa ra vào? (Dạ có 1 cửa ra vào) ( 3 tuổi)
+ Có những phòng gì? ( dạ 2 cô có 2 phòng: Phòng kho và phòng vệ sinh ạ)
( 5 tuổi)
+ Các phòng dùng để làm gì? (Phòng vệ sinh để các bạn cùng đi tiêu, đi tiểu)
+ Cháu thấy lớp học như thế nào? (sạch, đẹp, thoáng mát ) (5 tuổi)
GD: Phải giữ gìn vệ sinh, bỏ rác đúng nơi quy định
2. Trò chơi vận động: Kéo co
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi:
+ Luật chơi: Bên nào giẫm vào vạch chuẩn trước là thua cuộc
+ Cách chơi: Chia trẻ thành 2 nhóm bằng nhau, tương đương sức nhau, xếp thành 2 hàng dọc đối diện nhau. Mỗi nhóm chọn 1 trẻ khỏe nhất đứng đầu hàng ở vạch chuẩn, cầm sợi dây thừng và trẻ khác cũng cầm đầu dây. Khi có hiệu lệnh của cô, tất cả kéo mạnh dây về phía mình.
- Luật chơi: Nếu người dứng đầu hàng nhóm nào giẫm chân vào vạch chuẩn trước là thua cuộc
86 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1052 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề: Trường mầm non năm 2017, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
làm gì để được cắm cờ? và được thưởng phiếu bé ngoan
GD cháu cố gắng chăm ngoan và không vi phạm những tiêu chuẩn bé ngoan
- Hôm nay là thứ mấy? ngày mai là thứ mấy? Thứ bảy ở nhà con làm tiếp mẹ những công việc gì? Dặn dò trẻ về nhà phụ giúp mẹ những công việc vừa sức
Kết thúc: Hát đi học về
* Nhận xét cuối ngày
1. Tình trạng sức khỏe của trẻ
2. Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ
3. Kiến thức và kĩ năng của trẻ
...
========================
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 2
Thực hiện từ ngày 11=> 15 tháng 9 năm 2017
Hoạt động/ngày
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Đón trẻ
- Cho trẻ cất cập dép đúng nơi quy định
- Cho trẻ quan sát tranh và trò chuyện với trẻ về lớp lá của bé
Thể dục sáng
+ Động tác hô hấp 3: Hít vào thở ra
+ Động tác tay vai 1: Đưa tay lên cao,ra phía trước, sang 2 bên (2lx8n)
+ Động tác bụng lườn 3: Nghiêng người sang bên (2lx8n)
+ Động tác chân 2: Bật, đưa chân sang ngang (3lx8n)
Hoạt động ngoài trời
- Quan sát cây trong sân trường
- Trò chơi vận động: Mèo đuổi chuột
- Chơi tự do
- Quan sát sân trường
- Trò chơi vận động: “Nhảy bao bố”
- Chơi tự do
- Quan sát đồ chơi ngoài sân trường
- Trò chơi “Chuyền bóng”
- Chơi tự do
- Dạo quanh sân trường
- Trò chơi “Chạy tiếp cờ”
- Chơi tự do
- Quan sát trường mầm non
- Trò chơi vận động: Ném bóng vào chậu
- Chơi tự do
Hoạt động học
LVPTTC
Đi trên dây
LVPTNT
- Đếm đến 5 nhận biết các nhóm có 5 đối tượng, nhận biết chữ số 5
LVPTNN
- Làm quen với nhóm chữ cái: o, ô,ơ
LVPTTM
- Vẽ tranh về trường mầm non.
LVPTTC
KNXH
- Trò chuyện về những người bạn trong lớp
Hoạt động vui chơi
- Góc phân vai: Gia đình (Bộ đồ dùng gia đình, búp bê, vải vụn các màu, quần áo búp bê, giường). Cô giáo ( sách, vở, bút chì, bàn ghế). Bán hàng (Quả, rau, củcân) (Thứ 2, thứ 5, thứ 3)
- Góc xây dựng: Gạch, sỏi, cây, hoa, cỏ, bập bênh, đu quay, hàng rào, mô hình trường học.(Thứ 3, thứ 5, thứ 6)
- Góc âm nhạc: Nhạc cụ (trống lắc, phách tre, xúc xắc), mũ múa, máy nghe nhạc, phông màn, hoa, dây đeo tay. (Thứ 4, thứ 3
- Góc thư viện: Tranh truyện về trường mầm non (Thứ 5, thứ 2, thứ 4)
- Góc tạo hình: Đất nặn, bảng con, kéo, hồ dán, tranh vẽ trường mầm non, bút màu sáp(Thứ 6, thứ 4, thứ 2)
Hoạt động trưa
- Vệ sinh
- Ăn trưa
- Ngủ trưa
Hoạt động chiều
- Ôn: Vận động đi trên dây
- Làm quen toán: Đếm đến 5 nhận biết nhóm có 5 đối tượng, nhận biết chữ số 5
- Ôn toán: Đếm đến 5 nhận biết nhóm có 5 đối tượng, nhận biết chữ số 5
- Làm quen chữ cái “o,ô,ơ”
- Ônchữ cái “o,ô,ơ”
- Làm quen bài: Vẽ tranh trường mầm non”
- Ôn: Vẽ tranh trường mầm non”
- Làm quen: Trò chuyện về những người bạn trong lớp
- Ôn: Làm quen với những người bạn trong lớp
- Làm quen vận động “Đi nối bàn chân tiến, lùi”
Nêu gương
- Đi học đúng giờ
- Không tranh giành đồ chơi của bạn
- Chú ý trong giờ học
Trả trẻ
Trò chuyện với phụ huynh về hoạt động trong ngày của bé
ĐÓN TRẺ - TRÒ CHUYỆN
Thực hiện từ ngày 11=> 15 tháng 9 năm 2017
- Cô đón trẻ từ tay phụ huynh, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định
- Giáo dục trẻ thưa ba, mẹ và cô giáo.
- Trò chuyện với phụ huynh về tình hình của trẻ trướng khi đến lớp.
- Tuyên truyền đến phụ huynh một số vấn đề khác
- Cho trẻ quan sát tranh trường mầm non treo trong lớp.
- Cho trẻ chơi tự do ở các góc
=====================================
THỂ DỤC SÁNG
Thực hiện từ ngày 11=> 15 tháng 9 năm 2017
I. Mục tiêu
- Cháu nhận ra được ý nghĩa của việc tập thể dục buổi sang đối với cơ thể.
- Cháu thực hiện các động tác thể dục đúng theo lời của bài hát
- Cháu thường xuyên tập thể dục cho cơ thể khỏe mạnh
II. Chuẩn bị
- Sân sạch sẽ thoáng mát
- Cô thuộc các động tác thể dục sáng
- Bông thể dục đủ cho cháu
III. Cách tiến hành
* Khởi động
- Cho cháu tập hợp thành 3 hàng dọc và đi vòng tròn theo hiệu lệnh của cô
Đi thường -> đi bằng mũi bàn chân -> đi thường -> đi bằng gót chân -> đi thường -> đi bằng mé bàn chân -> đi thường -> chạy châm -> chạy nhanh -> chạy chậm
* Trong động
Bài tập thể dục sáng
+ Động tác hô hấp 3: Hít vào thở ra
- Cho cháu về 3 hàng ngang theo tổ
+ Động tác hô hấp 3: Hít vào thở ra
+ Động tác tay vai 1: Đưa tay lên cao,ra phía trước, sang 2 bên (2lx8n)
+ Động tác bụng lườn 3: Nghiêng người sang bên (2lx8n)
+ Động tác chân 2: Bật, đưa chân sang ngang (3lx8n)
* Hồi tĩnh
- Cho cháu đi nhẹ nhàng, hít thở sâu 1-2 vòng
Kết thúc: Thu dọn đồ dùng
******************
HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI
Thực hiện từ ngày 11=> 15 tháng 9 năm 2017
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trẻ 3 – 4 tuổi được góc chơi mà mình thích: Phân vai, thiên nhiên, nghệ thuật, thư viện chọn vai chơi phù hợp với góc chơi. Trẻ chấp nhận sự phân công của nhóm trưởng.
- Trẻ 5 tuổi lựa chọn được góc chơi mà mình thích: Phân vai, thiên nhiên, nghệ thuật, thư viện, trẻ thể hiện hành động, vai chơi phù hợp với góc mình chọn.
- Trẻ chấp hành và thực hiện sự phân công của nhóm trưởng với thái độ sẵn sàng, vui vẻ.
- Tự chọn góc chơi và tự phân vai chơi. Tạo ra sản phẩm từ nguyên vật liệu chuẩn bị sẵn
- Trẻ đặt được tên cho góc chơi
2. Kỹ năng
- Trẻ 3 – 4 tuổi Chấp nhận và thực hiện theo ý kiến chung của các bạn trong nhóm
- Trẻ 5 tuổi trao đổi để thỏa thuận với bạn và chấp nhận thực hiện theo ý kiến chung của nhóm
- Thể hiện sự thân thiện, đoàn kết với bạn bè
3. Giáo dục
- Trẻ biết nhường nhịn bạn, khi chơi phải trật tự, biết giữ gìn đồ chơi, không tranh giành vai chơi
II. Chuẩn bị
Đồ dùng cho cô:
đồ chơi
Cho trẻ
- Âm nhạc: Hát múa theo chủ đề. (Thứ 3, thứ 4,thứ 5)
- Thư viện: Xem tranh ảnh và kể chuyện về bản thân, sưu tầm các giác quan của cơ thể.
- Tạo hình:Vẽ , nặn, xé dán...hình ảnh liên quan đến bản thân.(Thứ 2, thứ 6, thứ 5, thứ 4)
- Phân vai: Trẻ đóng vai bạn bè chơi cùng nhau. (Thứ 3, thứ 2, thứ 5)
- Thiên nhiên: Bé chăm sóc cây.(Thứ 2,3,4)
III. Tiến hành
1. Ổn định
- Hát: Cái mũi và trò chuyện với trẻ
+ Vừa hát bài gì? ( cái mũi)
+ Mũi dùng để làm gì? ( để thở, ngửi)
2. Cô giới thiệu các góc chơi.
- Cô dẫn trẻ đến góc để đồ dùng, giới thiệu các đồ dùng, đồ chơi, cho trẻ kể
- Hỏi trẻ với những đồ dùng đấy thì con chơi được gì? Chơi ở góc nào? (trẻ trả lời)(4,5 tuổi)
- Cô cho trẻ chọn góc chơi của mình.
- Bầu nhóm trưởng
+ Nhiệm vụ của nhóm trưởng là gì? ( Phân công nhiệm vụ cho các bạn)
+ Còn nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm thì sao? (cùng nhau thực hiện nhiệm vụ của nhóm trưởng phân công).
Giáo dục trẻ: Khi chơi phải biết nhường nhịn bạn, không tranh luận.
3. Trẻ chơi.
- Nhóm trưởng nhận nhiệm vụ của mình, đem đồ chơi về góc chơi, phân nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong góc.
- Âm nhạc: Hát múa theo chủ đề.
- Thư viện: Xem tranh ảnh và kể chuyện về bản thân, sưu tầm các giác quan của cơ thể.
- Tạo hình:Vẽ , nặn, xé dán...hình ảnh liên quan đến bản thân.
- Phân vai: Trẻ đóng vai bạn bè chơi cùng nhau.
- Thiên nhiên: Bé chăm sóc cây.
- Cô quan sát trẻ chơi, vào góc cùng chơi với trẻ, nhắc trẻ không tranh giành đồ chơi, chơi gọn gàng.
- Cô bao quát các góc kịp thời giúp đỡ những góc chơi chưa hoàn thành sản phẩm.
4. Nhận xét.
- Cuối giờ cô lại từng góc chơi để nhận xét các góc
+ Ai là trưởng nhóm? (trẻ trả lời)
+ Các bạn chơi cái gì vậy? ( trẻ trả lời)
+ Nảy giờ các bạn chơi như thế nào? ( chơi rất vui)
+ Ai là người chơi giỏi nhất và tích cực nhất vậy? (trẻ trả lời)
- Cô tặng bảng tên góc và cho trẻ đọc lại
- Cô chọn một góc chơi tốt nhất, nhận xét cho cả lớp nghe và quan sát góc thơi của bạn.
- Cô nhắc nhỡ trẻ thu dọn đồ chơi gọn gàng, đúng nơi qui định và rửa tay.
* Củng cố:
+ Nảy giờ con được chơi những góc gì? (trẻ kể lại tên những góc đã chơi)
- Kết thúc: cô tuyên dương, động viên, khuyến khích trẻ.
=======================
NÊU GƯƠNG CUỐI NGÀY
Thực hiện từ ngày 11=> 15 tháng 9 năm 2017
I.Mục tiêu
- Trẻ thuộc 3 tiêu chuẩn bé ngoan, nhận ra được những việc làm và hành động vi phạm các tiêu chuẩn bé ngoan
- Trẻ nhận xét được những hành động, việc làm của mình, của bạn là ngoan, chưa ngoan.
- Trẻ cố gắng học ngoan để hôm sau được cắm cờ
II. Chuẩn bị
- Đồ dùng cho cô: Bài hát: Hoa bé ngoan, cả tuần đều ngoan
- Đồ dùng cho trẻ: Bảng bé ngoan, cờ
III. Cách tiến hành
1. Ổn định
- Hát “Hoa bé ngoan”
- Cho cháu nhắc lại 3 tiêu chuẩn bé ngoan
1. Đi học đúng giờ
2. Cất đồ dùng đúng nơi qui định
3. Chú ý trong giờ học
2. Nhận xét theo tổ, cắm cờ
- Mời tổ 1 tự nhận xét, tổ trưởng nhận xét
- Mời đại diện 1 trẻ trong lớp nhận xét
- Cô nhận xét
- Cô phát cờ
- Lớp hát “Cả tuần đều ngoan”
- Tương tự tổ 2,3
- Đếm số cờ của tổ, tuyên dương và thưởng cờ tổ
3. Động viên, giáo dục, nhắc nhở trẻ
- Những bạn nào chưa được cắm cờ? vì sao?
- C/c làm gì để được cắm cờ?
GD cháu cố gắng chăm ngoan và không vi phạm những tiêu chuẩn bé ngoan
=============================
Thứ hai ngày 11 tháng 09 năm 2017
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Quan sát cây trong sân trường
- Trò chơi vận động: Mèo đuổi chuột
1. Quan sát cây trong sân trường
- Cô dẫn cháu lại quan sát 2 cây mà cô đã chọn
- Cho trẻ quan sát lần lượt các cây
Cô hỏi trẻ
+ Đây là cây gì? (Dạ, cây bàng) (3 tuổi)
Cô gợi ý để trẻ nói về các bộ phận chính của cây và nhận xét những đặc điểm nổi bật của cây.
+ Đây là bộ phận gì của cây? (thân, rễ, lá, cành)(4,5 tuổi)
+ Thân cây nhìn thế nào? (Xù xì hay nhẵn, cao, thấp) (5 tuổi)
+ Lá cây thế nào? (dày hay mỏng, to, nhỏ)(5 tuổi)
+ Các bác, các cô trồng cây để làm gì? (để lấy bóng mát..)
2. Trò chơi vận động: Mèo đuổi chuột
* Trò chơi: Mèo đuổi chuột.
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi và luật chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi 2 – 3 lần.
- Cô động viên, khuyến khích và bao quát trẻ chơi.
3. Chơi tự do: Chơi với hột, hạt, lá cây....
- Cô hướng trẻ cho trẻ chơi đồ chơi theo ý thích.
- Giáo dục trẻ chơi đoàn kết, không tranh giành đồ chơi và giữ gìn vệ sinh.
- Trong khi trẻ chơi cô bao quát động viên trẻ
* Kết thúc:
- Cô cho trẻ xếp hàng nhẹ nhàng vào lớp.
==============================
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
HOẠT ĐỘNG HỌC: ĐI TRÊN DÂY
I. Mục tiêu
* Kiến thức
- Trẻ đi được trên dây theo huớng dẫn của cô (3 tuổi)
- Trẻ nhớ tên và thực hiện được vận động đi trên dây (4, 5 tuổi)
* Kĩ năng
- Rèn cho trẻ kỹ năng giữ đuợc thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động “Đi trên dây(3 tuổi)
- Trẻ biết chống hông giữ thăng bằng, khi đi chân luôn giẫm lên trên sợi dây(4,5 tuổi)
* Thái độ
- Giáo dục trẻ mạnh dạn, tự tin trong khi luyện tập.
II. Chuẩn bị
* Cho cô
- Nơ thể dục, máy nghe nhạc bài hát “Truờng chúng cháu đây là truờng mầm non” nhạc có lời và không lời
* Cho trẻ
- Nơ thể dục: 36 cái
- 2 sợi dây
- 20 quả bóng
- Sọt: 2 cái
III. Cách tiến hành
1. Khởi động
- Cho cháu tập hợp thành 3 hàng dọc và đi vòng tròn theo hiệu lệnh của cô
Đi thường -> đi bằng mũi bàn chân -> đi thường -> đi bằng gót chân -> đi thường -> đi bằng mé bàn chân -> đi thường -> chạy châm -> chạy nhanh -> chạy chậm
2. Trong động
Bài tập phát triển chung
- Cho cháu về 3 hàng ngang theo tổ tập theo bài hát “Trường của cháu đây là trường mầm non”
+ Động tác tay vai 1: Đưa tay lên cao, ra phía trước, sang hai bên (2lx8n)
+ Động tác bụng lườn 3: Nghiên người sang bên (2lx8n)
+ Động tác chân 2: Bật đưa chân sang ngang (3lx8n)
Vận động cơ bản “Đi trên dây”
- Cô giới thiệu đồ dùng
+ Trên tay cô có cầm gì đây các con? (Sợi dây) (3 tuổi)
+ Sợi dây này như thế nào? (dạ dài) và như thế nào nữa? (dạ to) (4,5 tuổi)
- Bây giờ cô đặt sợi dây trên sàn nhe
* Cô làm mẫu và giới thiệu vận động đi trên dây
- Lần 1 không giải thích
+ Các con nhìn xem cô làm gì với sợi dây này nhe
+ Cô đang làm gì vậy các con? (dạ con đang đi trên dây) (3 tuổi)
+ Các con có thích đuợc đi trên dây không? (dạ có ạ) (3,4 5 tuổi)
- Cô làm mẫu lần 2
+ Để đi được trên dây thì các con cùng im lặng và chú ý xem cô làm mẫu nhe
- TTCB: Cô đứng ở 1 đầu sợi dây, hai tay cô chống hông, mắt nhìn thẳng về phía truớc. Khi có hiệu lệnh “đi” Cô buớc chân phải lên sợi dây, tiếp theo cô buớc chân trái lên sợi dây, cô buớc đi trên sợi dây và chân cô lúc nào cũng giẫm trên sợi dây, cô đi đến cuối đoạn dây
- Mời 1 cháu lên thực hiện thử , cô quan sát kết hợp sửa sai .
+ Bạn đi trên dây như thế nào? Có đúng chưa? (Cô gợi ý để cháu nhận xét được bạn)(5 tuổi)
- Cho cháu đi lần luợt cho đến hết lớp. Cô quan sát chú ý sửa sai kịp thời cho trẻ.
- Cho trẻ chia thành hai đội
+ Các con chia thành mấy đội? (Dạ 2 đội) (3,4,5 tuổi)
+ Hai đội mấy sợi dây? (Dạ 2 sợi dây) (3,4,5 tuổi)
- Cô đặt thêm 1 sợi dây song song với sợi thứ nhất
- Cô mở nhạc cho trẻ thực hiện vài lần. Cô quan sát động viên và sửa sai kịp thời cho trẻ
- Cho trẻ thư giãn: “Mình bóp cái tay đi nào, mình bóp cái tay đi nào, 1,2,3,4,5,1,2,3,4,5. Mình bóp cái chân đi nào, mình bóp cái chân đi nào, 1,2,3,4,5, 1,2,3,4,5”
- Cô tập trung trẻ lại và hỏi trẻ
+ Lớp mình vừa tập bài vận động gì? (Dạ thưa cô đi trên dây) (3 tuổi).
* Trò chơi vận động: “Ném bóng vào rổ”
+ Cô có đồ dùng gì đây con? (Dạ thưa cô quả bóng, sọt) (3,4,5 tuổi)
- Hôm nay cô sẽ cho các con chơi trò chơi “Ném bóng vào rổ”
- Cô giới thiệu tên cách chơi, luật chơi:
+ Cách chơi: Chia trẻ làm 2 tổ (số trẻ đều nhau) và xếp thành 2 hàng dọc. Khi có hiệu lệnh của cô lần lượt mỗi bạn của 2 đội sẽ lên lấy bóng và đứng trước vạch chuẩn ném bóng vào rổ, sau đó đi về cuối hàng, lần lượt đến bạn kế tiếp. Cứ thế cho đến hết hàng, đội nào ném nhiều bóng vào rỗ nhất sẽ được cô khen.
+ Luật chơi: Mỗi bạn chỉ được ném 1 quả
- Cô cho trẻ chơi .
- Cô nhận xét trò chơi
3. Hồi tĩnh: Trẻ đi tự do hít thở sâu kết hợp đưa tay lên , hạ tay xuống
===========================
HOẠT ĐỘNG TRƯA
- Vệ sinh: Cho trẻ rửa tay
- Ăn trưa: Cô tổ chức cho trẻ ăn trưa
- Ngủ trưa: Cô tổ chức cho trẻ ngủ trưa
===========================
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Ôn lại bài học buổi sáng “Đi trên dây”
+ Buổi sáng cô cho các bạn thực hiện bài vận động gì? (Dạ thưa cô đi trên dây) (3 tuổi)
- Cô tổ chức cho trẻ tập lại vài lần
2. Làm quen với bài mới “Đếm đến 5 tạo nhóm có 5 đối tượng, nhận biết chữ số 5
- Cho trẻ xem trong rổ có những gì ? (Có nhiều đồ dùng )(3 tuổi)
- Cho trẻ xếp tất cả số quần ra bàn thành hàng ngang ( cháu xếp , cô cùng xếp cho trẻ kiểm tra )
- Cho trẻ xếp 4 cái áo, mỗi cái áo tương ứng với 1 cái quần ( cô cùng xếp với trẻ ).
- Cháu có nhận xét gì về hai nhóm trên ?
- Số áo ít hơn số quần là mấy ? (ít hơn 1) vì sao con biết ? (vì số quần dư ra 1)
- Số quần như thế nào so với số áo? (Dạ số quần nhiều hơn số áo)
- Có cách nào để số quần và số áo bằng nhau không ? ( Dạ, thêm 1 cái áo nữa ) (4 tuổi)
- Để áo bằng số quần ta phải làm sao ? ( đặt thêm một cái áo nữa )
- Cho trẻ đặt thêm một cái áo nữa , cô kết hợp gắn cho trẻ kiểm tra .
* Nêu gương – vệ sinh – trả trẻ
* Nhận xét cuối ngày
1. Tình trạng sức khỏe của trẻ
2. Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ
3. Kiến thức và kĩ năng của trẻ
...
==========================================================
Thứ ba ngày 12 tháng 9 năm 2017
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Quan sát sân trường.
+ Các con nhìm xem sân lớp chúng ta như thế nào? (có lá rụng, cây xanh nhiều) (3 tuổi)
+ Giúp cho sân chúng ta sạch thì các con làm gì? (nhặt lá rụng bỏ vào thùng rác) (3, 4, 5 tuổi)
- Các bạn giỏi quá cô cho các con chơi trò chơi, trong khi chơi các con không được xô đẩy và chen lấn bạn mình.
- Cho trẻ nhặt lá rụng bỏ vào thùng rác
2. Trò chơi : TC “Nhảy bao bố”
* Cách chơi: Người đứng đầu bước chân vào bao bố, hai tay giữ lấy miệng bao. Sau hiệu lệnh của người điều khiển, người đứng đầu của hai đội bắt đầu nhảy đến đích rồi quay lại nơi xuất phát. Trong lúc đó người tiếp theo của đội đứng sẵn trong bao chuẩn bị. Khi người nhảy đầu tiên nhảy xong đưa bao cho người thứ ba chuẩn bị. Cứ thế cho đến người cuối cùng
* Luật chơi: Trong vòng một bản nhạc đội nào nhảy được nhiều lần nhất đội đó chiến thắng..
- Cô gợi ý hướng dẫn trẻ.
- Cô cho trẻ thực hiện. Cô quan sát.
- Cô nhân xét trò chơi.
3. Chơi tự do
+ các con nhìn em đây là gì? (que đè lưỡi, lá cây rụng) (3 tuổi)
+ Vậy con chơi gì? (con chơi vẽ cái chén, xếp lá rụng làm các hình vuông, tròn, tam giác, làm con vật,....)
- Cô phát cho mỗi trẻ 1 cây que đè lưỡi, cô cho trẻ vẽ theo ý thích trên sân trường.
- Kết thúc cho trẻ cất dép lên giá rồi đi rửa tay và đi vệ sinh, đi uống nước.
==============================
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
HOẠT ĐỘNG HỌC: ĐẾM ĐẾN 5, NHẬN BIẾT CÁC NHÓM CÓ 5 ĐỐI TƯỢNG, NHẬN BIẾT SỐ 5
I. Mục tiêu
- Trẻ biết đếm đến 5 (3 tuổi)
- Trẻ biết đếm đến 5, nhận biết được các nhóm có 5 đối tượng và nhận biết được số 5. (4-5 tuổi)
- Phát triển khả năng quan sát, tư duy, so sánh, chú ý và ghi nhớ có chủ định
- Giáo dục trẻ ý thức trong giờ học , giờ chơi .
II. Chuẩn bị
* Đồ dùng cho cô
- 5 ngôi nhà ; 5cái đồng hồ; 5 cái váy có gắn các chữ số từ 1→ 5
- Một số tranh vẽ hình ảnh về đồ dùng có số lượng 3, 4, 5 dán xung quanh lớp cho trẻ tìm .
- 5 cái quần, 5 cái áo và chữ số từ 1→ 5 có kích cỡ khác nhau
* Đồ dùng cho trẻ
- 5 cái quần, 5 cái áo và chữ số từ 1→ 5 có kích cỡ khác nhau
- Quầy hàng bán quần, áo có số lượng 3,4,5
- Trẻ thuộc bài đồng dao “ đi cầu đi quán”.
III. Tiến hành
1. Ổn định
- Hát “Ngày vui của bé”
2. Nội dung
* Ôn nhận biết số lượng trong phạm vi 4.
- Cô và trẻ đọc bài đồng dao “ Đi cầu đi quán” kết hợp đi tham quan quầy bán quần áo.
- Trong quầy bán những đồ dùng gì? (Quầy bán quần áo) (3 tuổi)
- Khi sử dụng các đồ dùng đó các làm gì? ( Giữ gìn cẩn thận)(4 tuổi)
- Những đồ dùng nào có số lượng 4? ( cho trẻ đếm và đặt chữ số tương ứng vào từng nhóm ) (trẻ 3-4 tuổi)
- Những đồ dùng nào có số lượng ít hơn 4? ( cho trẻ đếm và đặt chữ số tương ứng ) (4- 5 tuổi)
* Tạo nhóm có số lượng 5 , nhận biết số 5.
- Cho trẻ xem trong rổ có những gì ? (Có nhiều đồ dùng )(3 tuổi)
- Cho trẻ xếp tất cả số quần ra bàn thành hàng ngang ( cháu xếp , cô cùng xếp cho trẻ kiểm tra )
- Cho trẻ xếp 4 cái áo, mỗi cái áo tương ứng với 1 cái quần ( cô cùng xếp với trẻ ).
- Cháu có nhận xét gì về hai nhóm trên ?
- Số áo ít hơn số quần là mấy ? (ít hơn 1) vì sao con biết ? (vì số quần dư ra 1)
- Số quần như thế nào so với số áo? (Dạ số quần nhiều hơn số áo)
- Có cách nào để số quần và số áo bằng nhau không ? ( Dạ, thêm 1 cái áo nữa ) (4 tuổi)
- Để áo bằng số quần ta phải làm sao ? ( đặt thêm một cái áo nữa )
- Cho trẻ đặt thêm một cái áo nữa , cô kết hợp gắn cho trẻ kiểm tra .
- Hai nhóm lúc này như thế nào với nhau ? Hai nhóm bằng nhau và cùng bằng mấy ? ( cháu trả lời) .
- Lớp đồng thanh đếm số lượng áo
- 4 cái áo them 1 cái áo nữa là mấy cái áo? ( Lớp đồng thanh 4 thêm 1 là 5 )
- Lớp đồng thanh đếm số quần .
- Cho trẻ chọn số 7 giơ lên , cô giới thiệu số 5 in thường và số 5 viết thường.
- Lớp đồng thanh số 5 vài lần – cá nhân đọc .
- Cô đặt số 5vào nhóm áo và cho trẻ cùng làm theo .
- Mời một cháu lên tìm số 5 đặt vào nhóm quần ( cháu tìm và đặt , các cháu ở dưới cùng tìm số 5 đặt vào nhóm quần của mình ) .
- Lớp đồng thanh đếm đọc hai nhóm . – cá nhân : vài cháu đếm .
- Cô muốn còn lại 4 cái áo cháu phải làm thế nào ? ( cất bớt 1 cái áo , trẻ thực hiện và gắn chữ số tương ứng vào nhóm áo còn lại ) .
- Lớp đồng thanh đếm đọc số áo còn lại .
- Thứ tự cô bớt dần số áo 2 ; 3 ; 1 rồi cho trẻ nói kết quả và đặt chữ số tương ứng vào số áo còn lại .
- Cho trẻ đếm số quần ( đếm xuôi, đếm ngược) rồi cất vào rổ và đồng thanh đọc số 5
- Cho trẻ xếp thứ tự các chữ số từ 1→ 5 và đọc các chữ số (Cháu đọc xuôi, đọc ngược)
* Liên hệ thực tế
- Cho trẻ tìm trong lớp xem tranh ảnh, đồ dùng đồ chơi nào có số lượng 5. ( trẻ tìm )
- Cho trẻ đếm và khoanh tròn chữ số tương ứng vào nhóm bạn tìm .
- Cô hỏi : Các con vừa học đếm đến mấy và nhận biết được số mấy ? ( Cháu trả lời )
3. Trò chơi luyện tập
- Trò chơi 1:“ Ai biết đếm thêm nữa ” .
- Cô chia trẻ thành 3 đội , mỗi đội 7 cháu . ( Cho trẻ chơi 2 lần , lần 2 cô thay đổi cháu khác để cháu được cùng chơi )
- Trò chơi 2: “Hoạt động nhóm”
- Nhóm 1: Tô màu số 5
- Nhóm 2: Tô viết số 5
- Nhóm 3: Cắt số 5 từ các tờ lịch đã sưu tầm
Kết thúc nhận xét thu dọn
===========================
HOẠT ĐỘNG TRƯA
- Vệ sinh: Cho trẻ rửa tay
- Ăn trưa: Cô tổ chức cho trẻ ăn trưa
- Ngủ trưa: Cô tổ chức cho trẻ ngủ trưa
========================
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Ôn lại bài học buổi sáng “Đếm đến 5 tạo nhóm có 5 đối tượng, nhận biết chữ số 5
- Cho trẻ hát: “Ngày vui của bé”
- Cô hướng dẫn trẻ làm bài tập trong quyển bé làm quen với toán qua hình vẽ.
+ Con nhìn xem đây là gì? (đây là quyển bé làm quen với toán qua hình vẽ) (3 tuổi)
+ Dùng để làm gì? ( dùng để cho các con làm bài tập) (5 tuổi)
+ Trong khi làm bài tập thì như thế nào? (trong khi làm bài tập con phải lắng nghe cô hướng dẫn, ngồi im lặng lo làm bài tập) (5 tuổi)
+ Nếu con lam bài tập xong trước thì con làm gì nữa? (nếu con làm bài tập xong trước thì con giúp đỡ em nhỏ làm bài tập) (5 tuổi)
- Cho cả lớp cùng thực hiện.
- Cô quan sát và gợi ý cho trẻ hoàn thành bài tập cho tốt.
2. Dạy cho trẻ làm quen với nhóm chữ cái o,ô,ơ
- Cho trẻ đọc và tạo dáng với các chữ cái o,ô,ơ
O tròn như quả trứng gà
Ô thì đội mũ
Ơ thì mang râu
- Cô cho cháu phát âm o,ô,ơ theo cô
- Cho cháu thực hành tìm chữ cái có trong lớp
- Nhận xét- tuyên dương
* Nêu gương – vệ sinh – trả trẻ
* Nhận xét cuối ngày
1. Tình trạng sức khỏe của trẻ
2. Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ
3. Kiến thức và kĩ năng của trẻ
...
==========================================================
Thứ tư ngày 13 tháng 9 năm 2017
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Quan sát đồ chơi ngoài sân trường
- Trò chơi “Chuyền bóng”
1. Quan sát đồ chơi ngoài sân trường
- Cô hỏi trẻ về những đồ chơi trong sân trường
- Các con có biết đây là những đồ chơi gì không? (Cầu tuột, thú nhún, xích đu, vòng xoay..) (3 tuổi)
- Cô cho cả lớp quan sát những đồ chơi ngoài sân trường
+ Các cháu có thích chơi với đồ chơi này không? (Dạ có ạ)
- Vậy lát nữa cô sẽ cho cháu chơi với đồ chơi đó
- Cô giới thiệu lần lượt những đồ chơi có trong sân trường, hỏi trẻ về cách chơi
+ Khi chơi cháu sẽ chơi như thế nào? (không xô đẩy, tranh giành đồ chơi của nhau) (4 tuổi)
+ Khi chơi với đồ chơi này cháu phải chơi như thế nào? (phải chơi đúng cách, biết giữ gìn đồ chơi..) (5 tuổi)
2. Trò chơi vận động: Chuyền bóng
Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi
* Cách chơi: Các cháu sẽ có 2 đội có số lượng bằng nhau đứng về 2 bên, 2 bạn đầu hàng cầm bóng trên tay. Khi có hiệu lệnh “chuyền” của cô thì hai bạn đứng đầu hàng sẽ chuyền qua đầu sang bạn đứng kế tiếp đằng sau, các cháu cứ chuyền liên tiếp như thế đến bạn cuối cùng cầm bóng chạy lên đầu hàng đưa bóng cho bạn đứng đầu hàng. Bạn đầu hàng lại cầm bóng chuyền xuống giữa 2 chân cho bạn đứng đằng sau, khi chuyền đến bạn cuối cùng bạn cuối cùng cầm bóng chạy lên đầu hàng đưa bóng cho bạn đứng đầu hàng, bạn đầu hàng giơ tay lên báo hiệu đội mình đã hoàn thành xong lượt chơi
* Luật chơi:
- Khi chuyền: Bạn trên chuyền cho bạn dưới không được nhảy cóc
- TRong khi chuyền, bạn nào làm rơi bóng thì bạn đó sẽ phải chuyền lại
Cô cho trẻ chơi 2-3 lần, sau mỗi lần chơi cô nhận xét, động viên.
+ Các bạn vừa chơi trò chơi gì?
3. Chơi tự do
- Cho trẻ kể tên các đồ chơi xung quanh trường. Cô hỏi trẻ
+ Cháu thích chơi đồ chơi nào
+ Khi chơi các cháu phải như thế nào?
Cô tổ chức cho trẻ chơi tự do theo ý thích, bao quát và nhắc nhở trẻ trong khi chơi để đảm bảo an toàn cho các cháu
- Cô tập trung trẻ lại và điểm danh cho trẻ vào lớp.
===============================
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
HOẠT ĐỘNG HỌC: LÀM QUEN VỚI CHỮ CÁI O,Ô,Ơ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Tiếp xúc với chữ, sách truyện. (3 tuổi)
- Trẻ nhận dạng được chữ cái o,ô,ơ (4 tuổi)
- Trẻ nhận ra chữ cái o,ô,ơ trong tiếng, từ, câu. (5 tuổi)
2. Kĩ năng
- Trẻ phát âm được chữ cái o,ô,ơ (3 tuổi)
- Trẻ phát âm rõ ràng chữ cái o,ô,ơ (4 tuổi)
- Trẻ phát âm đúng rõ ràng chữ cái o,ô,ơ so sánh nhận biết điểm giống và khác nhau của chữ cái o,ô,ơ (5 tuổi)
3. Giáo dục
- Trẻ chú ý lắng nghe cô dạy. (3, 4, 5 tuổi)
II. Chuẩn bị
* Đồ dùng cho cô
- Thẻ chữ o, ô, ơ .
- Tranh có từ “Cô và bé cùng chơi kéo co”
* Đồ dùng cho trẻ
- Thẻ chữ o, ô, ơ 31 bộ
- Tranh nối từ, chì màu.
III. Tiến trình hoạt động
1. Ổn định giới thiệu
- Cả lớp cùng cô đọc bài thơ cô giáo của em
- Các con vừa đọc bài thơ gì? ( 3 tuổi) (Dạ bài thơ nghe cô giáo của em)
- Khi đến lớp các bạn được cô dạy những gì? (dạy múa, kể chuyện) (4-5 tuổi)
- Để cô giáo được vui thì các bạn phải làm gì? (phải ngoan ngoãn, vâng lời cô) (5 tuổi)
2. Làm quen chữ o, ô, ơ.
Cô kể chuyện sáng tạo cho cả lớp nghe
Cô và trẻ cùng đặt tên câu chuyện “Cô và bé cùng chơi kéo co”
Cô giới thiệu băng từ “Cô và bé cùng chơi kéo co” bằng chữ in thường và viết thường, cả lớp đọc lại câu cùng cô.
Mời trẻ lên tìm chữ cái theo yêu cầu của cô qua câu hỏi:
+ Tìm cho cô chữ cái có hình dáng giống trứng vịt (o)
+ Tìm cho cô chữ cái có hình dáng giống như đang đội nón (ô)
+ Tìm cho cô chữ cái có hình dáng giống trứng vịt nhưng c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chu de truong mam non lop ghep 20172018_12301198.doc