Giáo án mầm non lớp lá - Chủ điểm: Cây xanh - Lĩnh vực: Phát triển nhận thức - Đề tài: Tìm hiểu đặc điểm nổi bật và ích lợi cây lúa

Cô dẫn dắt chia trẻ thành 3 nhóm quan sát cây lúa. Cô yêu cầu trẻ trước khi quan sát:

+ Các con quan sát xem cây lúa có đặc điểm như thế nào ( thân, lá, hoa, hạt lúa )? Hết thời gian quy định khi nghe hiệu lệnh của cô thì tất cả tập trung và kể cho cô nghe về cây lúa các bạn vừa quan sát. Vì vậy các bạn phải quan sát thật kỹ và nhớ được đặc điểm của cây.

- Trong quá trình trẻ quan sát cô đến từng nhóm gợi ý giúp trẻ quan sát.

- Hết thời gian quan sát cô tập trung trẻ và trò chuyện:

+ Các con vừa quan sát cây gì?

+ Cây lúa thường được trồng ở đâu?

+ Cây lúa có những bộ phận nào?

+ Thân lúa có đặc điểm gì?

+ Lá lúa như thế nào?

+ Hạt lúa như thế nào? Màu gì?

 

doc3 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1257 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Chủ điểm: Cây xanh - Lĩnh vực: Phát triển nhận thức - Đề tài: Tìm hiểu đặc điểm nổi bật và ích lợi cây lúa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VẠN NINH TRƯỜNG MẦM NON VẠN THẠNH KẾ HOẠCH HỘI GIẢNG CẤP HUYỆN Chủ điểm: Cây xanh Lĩnh vực: Phát triển nhận thức Đề tài: Tìm hiểu đặc điểm nổi bật và ích lợi cây lúa Thời gian: 20-25 phút Độ tuổi: 3-4 tuổi Ngày thực hiện: 04/01/2018 Người thực hiện: Nguyễn Thị Bếnh Năm học: 2017- 2018 I. Mục đích - yêu cầu: -Trẻ biết tên gọi, đặc điểm nổi bật của cây lúa: Thân cây nhỏ, mảnh và bao bọc bởi bẹ lá; Lá mỏng, hẹp, dài, màu xanh. Hạt nhỏ, cứng khi chín có màu vàng, rể chùm và ích lợi của cây lúa: Cây lương thực chính để ăn hàng ngày, lúa làm ra gạo để nấu cơm và một số món ăn khác. - Trẻ trả lời được các câu hỏi của cô về đặc điểm, ích lợi của cây, trả lời tròn câu. - Giáo dục trẻ biết ăn cơm hết xuất, không để rơi vãi, quý trọng, nhớ ơn người làm ra hạt gạo. II. Chuẩn bị: - Đồ dùng của cô: + Mô hình ruộng lúa, que chỉ. + Nhạc đệm. + Rổ 2 cái - Đồ dùng của trẻ: + 3 mô hình ruộng lúa + Tranh lắp ghép từ cây lúa ( thân lúa, hạt lúa, rể lúa) đủ cho trẻ chơi III: Tổ chức hoạt động: NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ Hoạt động 1: Trò chuyện về đặc điểm nổi bật và ích lợi của cây lúa. - Tập trung trẻ cô đọc câu đố: Cây gì nho nhỏ Chín vàng khắp nơi Hạt nó nuôi người Mọi người đi gặt Đố là cây gì? - Cô dẫn dắt chia trẻ thành 3 nhóm quan sát cây lúa. Cô yêu cầu trẻ trước khi quan sát: + Các con quan sát xem cây lúa có đặc điểm như thế nào ( thân, lá, hoa, hạt lúa )? Hết thời gian quy định khi nghe hiệu lệnh của cô thì tất cả tập trung và kể cho cô nghe về cây lúa các bạn vừa quan sát. Vì vậy các bạn phải quan sát thật kỹ và nhớ được đặc điểm của cây. - Trong quá trình trẻ quan sát cô đến từng nhóm gợi ý giúp trẻ quan sát. - Hết thời gian quan sát cô tập trung trẻ và trò chuyện: + Các con vừa quan sát cây gì? + Cây lúa thường được trồng ở đâu? + Cây lúa có những bộ phận nào? + Thân lúa có đặc điểm gì? + Lá lúa như thế nào? + Hạt lúa như thế nào? Màu gì? - Cho trẻ sờ hạt lúa: + Con cảm thấy thế nào khi sờ hạt lúa? + Con biết cái gì bên trong hạt lúa này không? - Cô bóc vỏ hạt lúa ra cho trẻ xem. + Hạt lúa còn gọi là hạt gì? + Rể lúa như thế nào? Kết hợp cho trẻ xem rể cây lúa. + Cây lúa có ích lợi gì? - Cô khái quát lại các câu trả lời của trẻ. - Giáo dục trẻ: Các con ạ! Cây lúa rất quý vì cho ra những hạt gạo cho chúng ta nấu ăn hằng ngày vì vậy khi ăn cơm chúng ta phải ăn hết xuất và không để rơi vãi. Các con phải biết nhớ ơn và kính trọng người làm ra hạt gạo. - Mở rộng: Ngoài cây lúa ra các con còn biết những cây nào trồng lấy hạt nữa? - Trẻ lắng nghe. - Trẻ trả lời - Trẻ chia thành 3 nhóm quan sát cây lúa - Trẻ lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu của cô. - Cây lúa - Cánh đồng ruộng. - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời nếu trẻ trả lời chưa được cô gợi ý giúp trẻ - Trẻ sờ hạt lúa - Trẻ trả lời theo cách cảm nhận của trẻ. - Trẻ xem cô bóc vỏ hạt lúa. -Trẻ trả lời -Trẻ trả lời -Trẻ trả lời -Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe -Trẻ trả lời nếu trẻ trả lời chưa được cô giới thiệu cho trẻ biết Hoạt động 2: Chơi trò chơi “ Thi xem đội nào nhanh” - Cô dẫn dắt giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi. - Cách chơi: Chia trẻ ra làm 2 đội, khi có tiếng nhạc, 2 bạn đầu hàng của hai đội sẽ chạy lên chọn 1 tranh rời của cây lúa gắn lên bảng và chạy về cuối hàng đứng. Bạn tiếp theo cứ tiếp tục như vậy lên ghép 1 tranh rời làm sao tạo thành cây lúa cho đến khi nhạc kết thúc hai đội sẽ dừng lại. Đội nào ghép được nhiều cây lúa hơn thì đội đó chiến thắng. - Luật chơi: Khi có tiếng nhạc 2 bạn đầu hàng mới được chạy lên. Khi nhạc kết thúc phải dừng lại + Mỗi lượt chạy lên chỉ được chọn 1tranh rời để gắn lên bảng. - Cho trẻ chơi 1-2 lần. - Cô quan sát hướng dẫn trẻ chơi, sau mỗi lần chơi cô nhận xét , tuyên dương trẻ, * Kết thúc: Cô nhận xét tuyên dương trẻ, cho trẻ thu dọn đồ dùng cùng cô. -Trẻ lắng nghe - Trẻ tham gia chơi - Trẻ thu dọn đồ dùng cùng cô

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLop 3 tuoi_12328213.doc
Tài liệu liên quan