1. Đón trẻ- Điểm danh:
a. Đón trẻ:
- Cô đón trẻ vào lớp cho trẻ cất đồ dùng cá nhân vào nơi quy định
b. Điểm danh:
- Cô điểm danh trẻ theo sổ gọi tên.
Hoạt động chiều:
Hoạt động: Vui chơi
TCDG: Lộn cầu vồng
I. Mục đích, yêu cầu.
- Trẻ biết cách chơi trò chơi, hứng thú tham gia chơi và chơi đúng luật.
II. Chuẩn bị
69 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 2437 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Chủ điểm: Gia đình - Chủ đề: Gia đình của bé, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*Trước khi hoạt động:
- Cô hỏi trẻ cô vẽ gì ở giữa lớp đây?
- Cô chốt lại đấy là nhà của Gấu
- Cô giới thiệu tên trò chơi gia đình Gấu
- Phổ biến cách chơi:
+ Cô nói vòng tròn 1 là nhà của Gấu trắng, vòng tròn 2 là nhà của Gấu đen, vòng tròn 3 là nhà của Gấu vàng.
+ Cô sẽ chia các cháu làm 3 nhóm. Mỗi nhóm đội 1 loại mũ khác nhau để phân biệt Gấu trắng, Gấu đen và Gấu vàng.
+ Theo nhạc các chú Gấu đi chơi, bò chui qua hầm, cùng hát vui vẻ. Khi có nghe hiệu lệnh “Trời mưa” thì các chú Gấu phải nhanh chân về đúng nhà của mình.
*Trong khi hoạt động:
- Cô cho trẻ chơi trò chơi. Trong khi trẻ chơi cô quan sát và hướng dẫn trẻ chơi.
- Cô động viên, khuyến khích trẻ chơi.
*Sau khi chơi:
- Cô hỏi trẻ tên trò chơi?
- Cô nhận xét tuyên dương những trẻ chơi giỏi. Động viên khuyến khích những trẻ chơi chưa tốt.
- Giáo dục trẻ
- Vòng tròn
- Lắng nghe
- Lắng nghe cô phổ biến cách chơi
- Trẻ chơi trò chơi
- Gia đình gấu
3. NÊU GƯƠNG – CẮM CỜ:
- Cô cho trẻ nhận xét lẫn nhau
- Cô nhận xét từng trẻ
- Cho những trẻ đủ tiêu chuẩn cắm cờ
4. VỆ SINH – TRẢ TRẺ:
- Cho trẻ vệ sinh cá nhân
- Cô trả trẻ tới tận tay những phụ huynh đưa đón.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY.
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-----------------------------------------------
Thứ 6 ngày 13 tháng 10 năm 2017
HOẠT ĐỘNG SÁNG
A. ĐÓN TRẺ - ĐIỂM DANH – THỂ DỤC SÁNG
I . ĐÓN TRẺ.
- Cô đến sớm mở cửa thông thoáng phòng nhóm. Chuẩn bị đồ chơi cho trẻ chơi. Đón trẻ vui vẻ niềm nở, cởi mở, tạo cho trẻ hứng thú đến lớp. Nhắc nhở trẻ chào cha mẹ, chào cô giáo và cất đồ dùng đồ chơi vào đúng nơi quy định.
II. ĐIỂM DANH: Cô gọi tên trẻ điểm danh trẻ theo danh sách.
III. THỂ DỤC SÁNG.
Động tác hô hấp: Gà gáy ò ó o
BTPTC: Tập với bài hát: Giơ tay lên cao với ông mặt trời.
Trò chơi vận động: Dung dăng dung dẻ
(Thực hiện như bài soạn thứ 3 ngày 10/10/2017)
B. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN: NGÔN NGỮ
HOẠT ĐỘNG: LÀM QUEN VỚI CHỮ CÁI
ĐỀ TÀI: LÀM QUEN CHỮ CÁI E, Ê.
I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ 3 tuổi: Trẻ nhận biết tranh em bé, bế em nhận biết chữ cái e, ê
- Trẻ 4 tuổi: Trẻ nhận biết chữ cái e, ê và phát âm cùng cô
- Trẻ 5 tuổi: + Trẻ nhận biết cấu tạo và phát âm đúng chữ cái e,ê.
+ Trẻ nhận biết chữ cái e,ê trong từ
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng phát âm nhận biết, phân biệt.
3.Ngôn ngữ:
- Trẻ đọc và phát âm đúng chữ cái.
4. Giáo dục:
- Trẻ có ý thức trong giờ học.
- Giáo dục trẻ ở trong lớp chú ý học bài.
II. CHUẨN BỊ:
1. Địa điểm:
- Tại lớp học
2. Đồ dùng của cô:
- Cô: +Tranh vẽ Em bé, bế em
+ Các thẻ chữ cái rời để ghép từ Em bé, bế em
+Thẻ chữ rời to của cô e,ê (thẻ chữ in thường,viết thường, in hoa)
- Trẻ: + Mỗi trẻ 2 thẻ chữ rời e, ê
+ Ngôi nhà có chữ cái e,ê
+ đất nặn
3. Nội dung tích hợp:
- KPKH: Xem tranh vẽ về chủ đề
- Toán: Đếm chữ cái đã học
III. TIẾN HÀNH:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*Hoạt động 1: Trò chuyện cùng bé.
- Cô cùng trẻ đến thăm nhà Búp bê.
- Đàm thoại về chủ đề
- Cô chốt lại và giáo dục trẻ
*Hoạt động 2: Bé khám phá chữ cái e,ê
- Cô nói bạn búp bê tặng cho lớp mình rất nhiều quà giờ học hôm này cô sẽ cho cả lớp mình khám phá.
- Cô mở hộp quà
** Chữ cái e:
- Cô đưa tranh em bé ra hỏi trẻ:
+ Bức tranh vẽ gì đây?
+ Em bé đang làm gì đây?
- Cô giới thiệu từ em bé dưới tranh đọc.
- Cho cả lớp đọc từ "em bé"
- Cô hỏi trẻ từ dưới tranh có mấy tiếng?
- Cô gọi 1 trẻ lên ghép thẻ chữ rời thành từ em bé
- Cô giới thiệu chữ cái e trong từ em bé
- Cô giới thiệu chữ cái e bằng thẻ chữ cái rời cho trẻ quan sát
- Cô gọi 1 trẻ lên nhận xét về cấu tạo của chữ cái e.
- Cô nêu cấu tạo e gồm: Gồm một nét thẳng ngang và một nét cong tròn không khép kín.
- Cô gắn mẫu và cho trẻ gắn các nét chữ tạo thành chữ e.
- Cô phát âm mẫu e cho cả lớp, tổ, cá nhân phát âm.
- Cô giới thiệu chữ e in thường, chữ e in hoa, chữ e viết thường cho trẻ quan sát. Tuy 3 có cấu tạo khác nhau nhưng đều được phát âm là e.
- Cô phát đồ chơi cho trẻ và hỏi trẻ trong rổ cháu có những gì? Yêu cầu trẻ tìm chữ e. Khi cô vỗ 1 tiếng sắc xô trẻ tìm chữ e. Cô vỗ 2 tiếng sắc xô trẻ giơ thẻ chữ lên cô kiểm tra. Cô vỗ 3 tiếng trẻ quay chữ lại và phát âm e, cô gõ dồn dập trẻ cất chữ cái e vào rổ.
** Chữ cái ê:
- Các bước tiến hành tương tự chữ e
*Hoạt động 3: Bé nào nhanh mắt
- Cô hỏi trẻ tên chữ cái vừa học?
- Cô gắn thẻ chữ lên bảng cho cả lớp phát âm
**So sánh: Cặp chữ e - ê
- Cô hỏi trẻ sự khác nhau và giống nhau giữa hai chữ cái e và ê
- Cô chốt lại:
+ Giống nhau: đều có một nét ngang và một nét cong tròn không khép kín.
+ Khác nhau: chữ e không có dấu còn chữ cái ê có dấu ê
(cô cho trẻ nhắc lại)
*Hoạt động 4: Cùng vui chơi
**Họat động nhóm:
- Cô chia trẻ thành 2 nhóm: 1 nhóm nặn chữ cái e,ê, 1 nhóm gạch chân chữ cái
**Trò chơi: Tìm nhà
- Cô giới thiệu tên trò chơi. Cô phổ biến cách chơi
- Cô cho trẻ chơi 3- 4 lần. Cho trẻ đội thẻ chữ sau mỗi lần chơi.
- Cô nhận xét - Giáo dục trẻ
Chuyển sang hoạt động tiếp theo
- Trẻ đến thăm nhà búp bê
- Đàm thoại
- Lắng nghe.
+ Em bé
+ Đang chơi
- Lắng nghe quan sát
- Phát âm
- 1,2. tất cả có 2 tiếng.
- Trẻ 5 tuổi lên ghép thẻ chữ rời
- Lắng nghe
- Lắng nghe quan sát
- Trẻ 5 tuổi trả lời.Gồm có 1 thẳng ngang và một nét cong tròn không khép kín.
- Lắng nghe
- Trẻ lên gắn
- Cả lớp, tổ, nhóm phát âm
- Lắng nghe quan sát
Trẻ chơi
- chữ cái e,ê
- Trẻ phát âm
- Trẻ 5 tuổi trả lời
- Lắng nghe
- Trẻ thực hiện ở các nhóm
- Các ngôi nhà
- Lắng nghe
- Trẻ chơi trò chơi
- Lắng nghe
C. CHƠI NGOÀI TRỜI
Hoạt động có chủ đích: Quan sát vườn hoa
Trò chơi vận động: Đi, chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh.
Chơi tự do: Cho trẻ chơi ở sân trường
( Thực hiện như bài soạn thứ 2 ngày 9/10/2017)
D. CHƠI HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC.
Góc phân vai: Nấu ăn
Góc xây dựng, lắp ghép: Xếp ngôi nhà.
Góc nghệ thuật: Hát về chủ đề.
( Thực hiện như bài soạn thứ 2 ngày 9/10/2017)
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Đón trẻ- Điểm danh:
a. Đón trẻ:
- Cô đón trẻ vào lớp cho trẻ cất đồ dùng cá nhân vào nơi quy định
b. Điểm danh:
- Cô điểm danh trẻ theo sổ gọi tên.
2. Hoạt động chiều:
Hoạt động lao động
Lao động tập thể
I. Mục đích - Yêu cầu
- Trẻ biết lau dọn, quét lớp, dọn dẹp đồ chơi, đồ dùng.
- Biết tưới cây, giặt khăn, nhặt cỏ cùng cô.
II. Chuẩn bị.
- Chậu đựng nước, khăn lau, bình tưới cây.
III. Hướng dẫn
- Buổi lao động tập thể hôm nay cô sẽ hướng dẫn các cháu lao động dọn dẹp trong lớp và xung quanh sân trường.
- Cô nêu công việc cần làm, lau chùi và sắp xếp đồ dùng đồ chơi ở các góc
- Cô chia trẻ thành từng nhóm, mỗi nhóm 5 - 6 cháu tham gia vào từng góc để lao động
- Khi trẻ được phân công vào góc nào thì về góc đó lấy khăn để lau chùi đồ dùng đồ chơi, rồi xếp vào các góc.
Cho trẻ nhặt cỏ, tưới hoa.
- Khi trẻ tham gia lao động, cô đi đến từng góc quan sát và cùng làm với trẻ, hướng dẫn trẻ lau chùi nhẹ nhàng xắp xếp gọn gàng, khi lao động xong cho trẻ cùng rửa tay sạch sẽ.
Top of Form
3. NÊU GƯƠNG – CẮM CỜ:
- Cô cho trẻ nhận xét lẫn nhau
- Cô nhận xét từng trẻ
- Cho những trẻ đủ tiêu chuẩn cắm cờ
4. VỆ SINH – TRẢ TRẺ:
- Cho trẻ vệ sinh cá nhân
- Cô trả trẻ tới tận tay những phụ huynh đưa đón.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY.
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TUẦN 9.
CHỦ ĐIỂM: GIA ĐÌNH
THỜI GIAN THỰC HIỆN: 4 TUẦN
Tuần I: (Thời gian từ ngày 16/10 đến ngày 20/10/2017)
Chủ đề: NGÔI NHÀ CỦA GIA ĐÌNH BÉ
Thứ 2 ngày 16 tháng 10 năm 2017
HOẠT ĐỘNG SÁNG
A – ĐÓN TRẺ - ĐIỂM DANH – TRÒ CHUYỆN ĐẦU TUẦN.
I . ĐÓN TRẺ.
- Cô đến sớm mở cửa thông thoáng phòng nhóm. Chuẩn bị đồ chơi cho trẻ chơi. Đón trẻ vui vẻ niềm nở, cởi mở, tạo cho trẻ hứng thú đến lớp. Nhắc nhở trẻ chào cha mẹ, chào cô giáo và cất đồ dùng đồ chơi vào đúng nơi quy định.
II. ĐIỂM DANH: Cô gọi tên trẻ điểm danh trẻ theo danh sách.
III. TRÒ CHUYỆN ĐẦU TUẦN: Cô trò chuyện cùng trẻ về 2 ngày nghỉ, ở nhà đã giúp đỡ bố mẹ những công việc gì? Có vâng lời bố mẹ ông bà không?
B. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN: NGÔN NGỮ
HOẠT ĐỘNG: LÀM QUEN VỚI VĂN HỌC
ĐỀ TÀI: TRUYỆN: BA CÔ GÁI
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến Thức:
- Trẻ 3 tuổi: Biết tên câu chuyện, tên nhân vật trong chuyện.
- Trẻ 4 tuổi: Biết tên chuyện, tên nhân vật và hiểu nội dung chuyện.
- Trẻ 5 tuổi: - Trẻ hiểu nội dung câu chuyện
- Nhớ được diễn biến của câu truyện, các nhân vật trong truyện
- Trẻ biết tính cách các nhân vật, nhắc lại được lời thoại đơn giản của một số nhân vật theo cách hiểu của mình
- Trẻ có thể đóng vai và thể hiện lời thoại của các nhân vật
2. Kỹ Năng:
- Rèn kỹ năng nghe và trả lời câu hỏi to, rõ ràng, mạch lạc đủ câu, đủ ý thông qua hệ thống câu hỏi của cô
- Rèn kỹ năng đóng vai, diễn đạt lời nói của vai trẻ đóng
- Phát triển kỹ năng chú ý và ghi nhớ cho trẻ.
3. Ngôn ngữ:
- Trẻ biết trả lời câu hỏi của cô.
- Biết kể chuyện diễn cảm.
4. Giáo dục:
- Qua câu truyện trẻ hiểu được nội dung và cảm nhận được tình yêu thương mà mẹ dành cho mình, biết thể hiện tình cảm và chia sẻ cảm xúc của mình dành cho mẹ, biết chú ý và quan tâm đến những người thân trong gia đình
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo án, Tranh chuyện Ba cô gái.
- Mô hình sa bàn câu truyện Ba cô gái
- Bài hát: Múa cho mẹ xem, Cả nhà thương nhau
III. TIẾN HÀNH
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*Hoạt động 1: Gây hứng thú:
- Cho trẻ hát: Cả nhà thương nhau
+ Chúng mình vừa hát bài hát gì?
+ Trong bài hát nói về điều gì?
+ Mọi người trong gia đình phải như thế nào với nhau?
+ Cô thấy lớp mình rất giỏi, và ngày hôm nay có một bất ngờ mà các bạn lớp mình muốn gửi tặng các con đấy, chúng mình có thích không.
*Hoạt động 2: Kể truyện cho trẻ nghe
- Cô kể lần 1: Diễn cảm thể hiện nội dung câu chuyện .
+ Cô vừa kể cho lớp mình nghe câu truyện gì?
+ Khi nghe cô kể truyện, chúng mình thấy câu truyện này như thế nào?
+ Câu truyện sẽ hay hơn khi chúng mình vừa được nghe cô kể, vừa được xem hình ảnh nội dung câu truyện đấy, bây giờ chúng mình hãy cùng hướng lên đây để nghe cô kể một lần nữa trên powerpoint nhé!
- Cô kể lần 2: Kết hợp cho trẻ xem hình ảnh minh họa.
+ Các con vừa được nghe câu truyện gì?
+ Trong truyện có những nhân vật nào?
+ Nội dung câu truyện nói về điều gì?
- Câu truyện nói về một bà mẹ sinh được ba cô con gái, bà rất yêu thương các con, lần lượt các cô đi lấy chồng xa bà mẹ ở nhà một mình, một hôm bà bị ốm bà nhờ Sóc con đưa thư đên cho các con và bảo các con về thăm bà. Vì mải làm việc không về thăm mẹ nên chị cả và chị Hai đều bị trừng phạt, người thì biến thành con rùa, người thì biến thành con nhện. Còn chị út khi nghe tin mẹ ốm đã bỏ hết công việc đang làm để về thăm mẹ ngay. Chị út đúng là người con gái hiếu thảo và cô đã được hưởng cuộc sống âm no hạnh phúc đấy các con ạ.
*Hoạt động 3: Đàm thoại + Trích dẫn
- Trích dẫn: “Ngày xưa có một người đàn bà nghèo sinh được ba cô con gái, bà rất yêu thương các con, bà lo cho các con từng ly từng tí, được mẹ yêu thương chăm sóc, cả ba cô đều lớn nhanh như thổi, cả ba đều đẹp như ánh trăng rằm
+ Bà mẹ đối với các con như thế nào?
+ Khi các con lần lượt đi lấy chồng, chuyện gì đã xảy ra với mẹ?
+ Bà đã nhờ ai đưa tin cho các con?
- Trích dẫn: Năm tháng trôi qua, bà mẹ tuổi mỗi ngày một già, sức mỗi ngày một yếu. Một hôm, bà thấy trong người mệt mỏi, bà biết mình không sống được bao lâu nữa, bà nhớ các con nhưng cả ba cô gái đều ở xa quá nên bà không thể đến thăm các con được
+ Khi đến nhà cô chị Cả, cô đang làm gì?
+ Sóc con đã nói với cô như thế nào ?
+ Cô cả trả lời Sóc ra sao?
- Thật à Sóc? Mẹ chị đang ốm à? Ôi! Chị buồn quá! Chị thương mẹ chị quá! Chị cũng muốn về thăm mẹ chị ngay, nhưng chị còn phải cọ xong mấy cái chậu này đã
+ Nghe cô cả nói vậy Sóc đã nói gì ?
+ Ai có thể nói giọng của Sóc con lúc này?
+ Khi sóc con vừa dứt lời, thì chuyện gì đã sảy ra với chị cả?
+ Còn chị Hai thì sao? Khi nghe tin mẹ ốm, chị có về thăm mẹ ngay không? Tại sao?
+ Vì không về thăm mẹ cho nên chị Hai bị trừng phạt như thế nào?
+ Chị Út khi biết tin mẹ ốm cô đã làm gì?
+ Vì là người con hiếu thảo nên chị Út đã được hưởng cuộc như thế nào?
+ Trong 3 cô gái con yêu quý ai nhất? Vì sao?
+ Còn các con, khi bố mẹ ốm các con sẽ làm gì?
- Chị út là người con hiếu thảo, rất yêu thương mẹ nên đã được hưởng một cuộc sống hạnh phúc, còn các con, những em bé ngoan đã biết yêu thương chăm sóc mẹ, biết làm cho mẹ vui, cô tin rằng mẹ các con sẽ rất hạnh phúc và mẹ sẽ ngày càng yêu các con nhiều hơn đấy
+ Để tỏ lòng hiếu thảo với bố mẹ thì chúng mình phải làm gì?
- Cô mong rằng trong các con sau khi nghe câu truyện này ai ai cũng đều yêu thương và chăm sóc mẹ cũng như những người thân trong gia đình các con, các con có đồng ý không?
- Câu truyện “Ba cô gái” thật hay và ý nghĩa nên đã được cô Hạnh vẽ lại để cho chúng mình xem đấy, bây giờ các con hãy cùng ngồi thật ngoan và hướng mắt lên phía trên để cùng xem câu truyện Ba cô gái trên sa bàn nhé!
- Cô kể lần 3: Trên Sa bàn
*Hoạt động 4: Múa hát: “Múa cho mẹ xem”
- Các con ạ, cha mẹ là người đã sinh ra ta, và nuôi dạy chúng ta nên người, vì vậy chúng ta phải hiếu thảo, kính yêu cha mẹ, Qua câu truyện này chúng mình cùng học tập tấm gương của chị Út để trở thành người tốt, nếu làm được nhiều điều tốt sẽ được mọi người yêu mến và có cuộc sống vui vẻ hạnh phúc, Các con còn nhỏ, chúng mình hãy thể hiện lòng hiếu thảo qua những việc làm vừa sức giúp đỡ cha mẹ, học thật giỏi để luôn trở thành con ngoan, trò giỏi, chúng mình có đồng ý không?
- Để có một món quà thật hay và ý nghĩa để dành riêng tặng mẹ, tặng gia đình chúng mình, bây giờ cô và các con sẽ cùng hát và múa bài hát: “Múa cho mẹ xem” , chúng mình có đồng ý không?
- Cho trẻ múa hát
- Kết thúc:
- Trẻ hát
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ quan sát
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- trẻ trả lời câu hỏi.
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ hưởng ứng
- Trẻ múa hát
C. CHƠI NGOÀI TRỜI
Hoạt động có chủ đích: Quan sát thời tiết.
Trò chơi vận động: Bò dích dắc qua 7 điểm.
Chơi tự do: Cho trẻ chơi ở sân trường
I. Mục đích:
- Trẻ được quan sát thiên nhiên, thời tiết.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường.
- Hứng thú chơi cùng cô
II. Chuẩn bị:
Cho trẻ đi quan sát.
Vạch chuẩn cho trẻ chơi Bò dích dắc qua 7 điểm.
III. Tiến hành:
- Cô tổ chức cho trẻ đi chơi, trẻ đi theo hàng vừa đi vừa hát bài hát “ Đi chơi”.
Cô giới thiệu cho trẻ quan sát thiên nhiên, quan sát khung cảnh trường...quan sát vườn hoa của trường.
Sau đó cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi: Bò dích dắc qua 7 điểm..
Sau khi chơi xong cô cho trẻ đi lại tự do quanh sân trường và vào lớp chuyển hoạt động tiếp theo.
D. HOẠT ĐỘNG GÓC.
Góc Thiên nhiên: Chăm sóc cây cảnh.
Góc học tập: Bé kể về gia đình qua tranh, ảnh.
Góc nghệ thuật: Tô màu ngôi nhà của bé.
I. Mục đích - Yêu cầu.
- Trẻ biết chơi thể hiện vai chơi, biết đoàn kết trong khi chơi, trẻ hứng thú tham gia trò chơi.
- Trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi, chơi xong phải cất đúng nơi quy định
II. Chuẩn bị.
- Đồ dùng phục vụ các góc.
III. Tiên hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
a. Trước khi hoạt động
- Cô cho trẻ hát bài “ Cả nhà thương nhau”
- Trẻ cùng trò chuyện với cô về chủ đề
- Cô giới thiệu nội dung hoạt động
- Giới thiệu các góc chơi và nội dung chơi của từng góc.
Góc Thiên nhiên: Chăm sóc cây cảnh.
Góc học tập: Bé kể về gia đình qua tranh, ảnh.
Góc nghệ thuật: Tô màu ngôi nhà của bé.
- Cô gợi hỏi trẻ thích chơi góc nào?
b. Trong khi hoạt động
Cô cho trẻ về góc bầu nhóm trưởng.
Trẻ lấy đồ chơi ra chơi.
Trong khi trẻ chơi cô bao quát và trò chuyện cùng trẻ nào còn lúng túng. Cô tạo tình huống cho trẻ giao lưu cùng các trẻ khác.
Nhắc trẻ giữ gìn đồ chơi.
c. Sau khi hoạt động:
Cô cho trẻ nhận xét từng góc chơi của mình.
Cho trẻ nhận xét buổi chơi.
Sau đó cô nhận xét và tổng quát lại
- Cho trẻ cất đồ chơi vào nơi quy định.
* Hoạt động chuyển tiếp.
- Hát cùng cô
- Trò chuyện cùng cô
- Lắng nghe cô
Trẻ chọn góc chơi.
- Trẻ chơi theo hướng dẫn của cô và theo sáng tạo của trẻ
- Nghe cô nhận xét
- Thu dọn đồ dùng
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Đón trẻ- Điểm danh:
a. Đón trẻ:
- Cô đón trẻ vào lớp cho trẻ cất đồ dùng cá nhân vào nơi quy định
b. Điểm danh:
- Cô điểm danh trẻ theo sổ gọi tên.
2. Hoạt động chiều:
Trò chơi học tập: Về đúng nhà mình
I. Mục đích:
- Luyện khả năng tạo nhóm theo dấu hiệu cho trước
- Phân biệt một số đặc điểm nổi bật của các đồ vật
- Rèn luyện khả năng nhanh nhẹn và khả năng phân tích
II. Chuẩn bị:
- Vẽ trên sàn nhà hai khu vực tượng trưng cho hai ngôi nhà
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*Trước khi chơi:
- Cô cho trẻ hát bài Nhà của tôi
+ Trong bài hát bạn nhỏ nói về cài gì?
- Cô giới thiệu tên trò chơi: Tìm đúng nhà mình
- Cô phổ biến cách chơi: Cô cho trẻ biết có hai ngôi nhà. Mỗi ngôi nhà dành cho tất cả dành cho những ai có chung một dấu hiệu nào đó (Ví dụ: Một nhà cho những ai mặc áo cộc tay, một nhà cho những ai mặc áo dài tay) . Khi cô nói “Trời mưa” kèm theo dấu hiệu lắc xắc xô, ai cũng mau chóng về đúng nhà của mình. Ai về nhầm nhà là thua cuộc. Sau đó cô đi đến từng nhà hỏi trẻ vì sao đứng ở nhà này(hoặc ngôi nhà này dành cho ai)
*Trong khi chơi:
- Cô cho trẻ chơi. Trong khi trẻ chơi cô hướng dẫn quan sát trẻ
* Sau khi chơi:
- Cô hỏi trẻ tên trò chơi?
- Nhận xét chung cả lớp, tuyên dương những trẻ chơi tốt, động viên khuyến khích trẻ chơi chưa tốt lần sau cố gắng hơn.
- Giáo dục trẻ
- Trẻ hát cùng cô
+ Ngôi nhà
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Trẻ chơi trò chơi
- Về đúng nhà mình
- Lắng nghe
3. NÊU GƯƠNG – CẮM CỜ:
- Cô cho trẻ nhận xét lẫn nhau
- Cô nhận xét từng trẻ
- Cho những trẻ đủ tiêu chuẩn cắm cờ
4. VỆ SINH – TRẢ TRẺ:
- Cho trẻ vệ sinh cá nhân
- Cô trả trẻ tới tận tay những phụ huynh đưa đón.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY.
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
--------------------------------------------------------------------------
Thứ 3 ngày 17 tháng 10 năm 2017
HOẠT ĐỘNG SÁNG
A. ĐÓN TRẺ - ĐIỂM DANH – THỂ DỤC SÁNG
I . ĐÓN TRẺ.
- Cô đến sớm mở cửa thông thoáng phòng nhóm. Chuẩn bị đồ chơi cho trẻ chơi. Đón trẻ vui vẻ niềm nở, cởi mở, tạo cho trẻ hứng thú đến lớp. Nhắc nhở trẻ chào cha mẹ, chào cô giáo và cất đồ dùng đồ chơi vào đúng nơi quy định.
II. ĐIỂM DANH: Cô gọi tên trẻ điểm danh trẻ theo danh sách.
III. THỂ DỤC SÁNG.
Động tác hô hấp: Gà gáy ò ó o
BTPTC: Tập với bài hát: Giơ tay lên cao với ông mặt trời.
Trò chơi vận động: Dung dăng dung dẻ
I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
1.Kiến thức :
- Trẻ tập đều các động tác của bài theo sự hướng dẫn của cô.
2.Kỹ năng :
- Rèn trẻ có ý thức tập thể dục buổi sáng.
3. Ngôn ngữ :
- Trẻ nói được tên bài tập thể dục buổi sáng, trẻ nói rõ ràng, mạch lạc, đủ câu.
4. Giáo dục :
- Tập thể dục để cơ thể phát triển, tinh thần sảng khoái và thoải mái.
II - CHUẨN BỊ
- Tâm lý trẻ thoải mái.
- Trang phục gọn gàng, hợp vệ sinh.
- Phòng tập rộng.
III - HƯỚNG DẪN
Phương pháp của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1:
Cho cả lớp xếp hàng một đi quanh phòng tập tốc độ nhanh dần, đi kiễng gót, trở về đi thường rồi xếp thành hàng ngang, cô cho trẻ điểm danh 1-2, tập đội hình đội ngũ, quany phải, trái, trước, sau.
Hoạt động 2:
Cô giới thiệu tên bài tập cho cả lớp tập các động tác theo sự hướng dẫn của cô.
Cho trẻ thực hiện động tác hô hấp Thổi bóng.
Trẻ thực hiện khi cô có hiệu lệnh Gà gáy ò ó o.
Động tác 1 : Trẻ đứng tự nhiên 2 tay đưa lên cao.
Động tác 2: Hai tay gập chạm vai.
Động tác 3: 2 tay chống hông, lắc mông.
Động tác 4: Hai tay chống hông, nhấc chân cao giậm chân tại chỗ.
Động tác 5: 2 tay giơ lên cao xoay 1 vòng.
Cô động viên trẻ tập, và hướng dẫn những trẻ chưa biết tập.
Hỏi tên bài tập thể dục buổi sáng.
Hoạt động 3:
Cô cho trẻ chơi trò chơi .
Cô phổ biến cách chơi, luật chơi.
Cô cho trẻ chơi cùng các bạn.
Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng quanh phòng tập giả làm chim bay về tổ.
Trẻ đi thành vòng tròn theo hiệu lệnh của cô.
Trẻ thực hiện đội hình đội ngũ.
Trẻ thực hiện 3-4 lần.
Trẻ tập các động tác theo sự hướng dẫn của cô.
Trẻ tập
Trẻ trả lời câu hỏi của cô
Trẻ chơi trò chơi.
Trẻ đi nhẹ nhàng cùng cô
B. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN: NHẬN THỨC
HOẠT ĐỘNG: KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ
ĐỀ TÀI: NHÀ CỦA BÉ
I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ 3 tuổi: Trẻ biết về ngôi nhà và các thành viên sống trong ngôi nhà.
- Trẻ 4 tuổi: - Trẻ biết địa chỉ của gia đình và biết các thành viên trong gia đình sống trong cùng một ngôi nhà
- Trẻ 5 tuổi: - Trẻ biết địa chỉ của gia đình và biết các thành viên trong gia đình sống trong cùng một ngôi nhà.
- Biết một số kiểu nhà, các phòng của ngôi nhà.
2. Kỹ năng:
- Rèn cho trẻ sự ghi nhớ có chủ định.
3. Ngôn ngữ:
- Trẻ trả lời rõ ràng câu hỏi của cô.
- Trẻ biết kể chuyện về nhà của mình.
4. Giáo dục:
- Giáo dục trẻ quý ngôi nhà và những đồ dùng trong ngôi nhà.
II. CHUẨN BỊ:
1. Địa điểm:
- Tại lớp học
2. Đồ dùng của cô:
- Tranh vẽ một số ngôi nhà có kiểu cách khác nhau.
- Viên gạch, máy tính, vòng
3. Nội dung tích hợp:
- Âm nhạc: Bài hát Nhà của tôi
- Tạo hình: Màu sắc
4. Câu hỏi đàm thoại:
- Nhà gì đây? Có mấy tầng? Được sơn màu gì?
- Các cháu có biết ngôi nhà được xây từ những nguyên vật liệu gì không?
- Ai đã xây nên ngôi nhà này?
- Các cháu có biết gia đình bạn Đạt có những ai không?
- Ai đã xây nên ngôi nhà này?
- Các cháu có biết gia đình bạn Đạt có những ai không?
+ Các cháu hãy quan sát nhà có phòng gì đây?
+ Phòng khách gồm có gì?
+ Phòng gì đây?
+ Gồm có những gì?
+ Để làm gì?
+ Được sắp xếp như thế nào?
- Cô hỏi trẻ các cháu vừa được quan sát nhà của bạn nào? Nhà gì?
III. TIẾN HÀNH:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*Hoạt động 1: Bé vui hát
- Cô cho cả lớp hát và vận động bài hát Nhà của tôi
+ Cô hỏi trẻ tên bài hát?
+ Đàm thoại với trẻ về nội dung bài hát?
- Cô chốt lại- Liên hệ và giáo dục trẻ
*Hoạt động 2: Cùng nhau khám phá
**Cô giới thiệu vào bài tên bài
- Vậy giờ học hôm nay cô cháu mình sẽ cùng nhau khám phá về ngôi nhà gia đình ở nhá!
**Nhà tầng mãi bằng: Cô cho trẻ đến quan sát nhà ở gần trường:
- Cô cho trẻ quan sát bên ngoài ngôi nhà và hỏi trẻ các cháu hãy quan sát nhà của bạn nào đây?
- Nhà gì đây? Có mấy tầng? Được sơn màu gì?
- Các cháu có biết ngôi nhà được xây từ những nguyên vật liệu gì không?
- Ai đã xây nên ngôi nhà này?
- Các cháu có biết gia đình bạn Đạt những ai không?
- Gia đình bạn Tuân có Ông, Bà, Bố, Mẹ, bạn Tuân và em gái bạn Đạt. Tất cả mọi người trong gia đình bạn Đạt đều sống trong cùng ngôi nhà này đấy.
- Cô dẫn trẻ vào bên trong ngôi nhà và quan sát lần lượt phòng khách:
+ Các cháu hãy quan sát nhà có phòng gì đây?
+ Phòng khách gồm có gì?
+ Bàn ghế và ấm chén dùng để làm gì?
- Quan sát phòng ngủ:
+ Phòng gì đây?
+ Gồm có những gì?
+ Để làm gì?
+ Được sắp xếp như thế nào?
- Quan sát phòng bếp:
+ Các cháu hãy quan sát xem gì đây?
+ Gồm có những gì?
+ Dùng để làm gì?
+ Được sắp xếp như thế nào?
- Cô hỏi t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lam quen voi toan 5 tuoi_12450424.doc