Giáo án mầm non lớp lá - Kế hoạch tuần 22 - Chủ đề: Bánh chưng

I. Mục đích yêu cầu:

- Trẻ biết tên gọi đặc điểm, mùi vị, ý nghĩa của bánh chưng.

- Cung cung kiến thức cho trẻ khi quan sát bánh chưng.

- Phát triển khả năng giao tiếp, trò chuyện, biết trả lời câu hỏi.

- Biết được món ăn truyền thống của dân tộc ngày tết nguyên đán.

II. Chuẩn bị:

- Bánh chưng cho trẻ quan sát trực tiếp.

- Bút sáp màu, giấy vẽ.

III. Tổ chức hoạt động:

- Cho trẻ hát bài “Sắp đến tết rồi”

- Cô dẫn dắt vào bài

- Đàm thoại với trẻ về bánh chưng.

- Sắp đến tết nguyên đán rồi gia đình các con đã chuẩn bị những gì cho ngày tết?

- Cô giới thiệu bánh chưng.

* Cho trẻ quan sát: Bánh chưng.

- Trò chuyện.

- Các con cho cô biết đây là gì?

- Cho trẻ gọi tên, nêu đặc điểm của bánh chưng (Về hình dạng)?

- Cho trẻ khám phá lần lượt đặc điểm cấu tạo( Bên ngoài được gói bằng lá gì? bên trong gồm có những gì?) Cô cùng trẻ bóc bánh,cắt bánh quan sát, trẻ nêu nhận xét.

- Cho trẻ nếm và nhận xét mùi vị của bánh.

- Cô nói về ý nghĩa của bánh chưng trong ngày tết.

 

doc10 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 11457 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Kế hoạch tuần 22 - Chủ đề: Bánh chưng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN 22 CHỦ ĐỀ: BÁNH CHƯNG Thực hiện từ ngày 26 / 02 đến ngày 3/ 03/2018 Các giờ SH Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Đón trẻ - Nghe bài hát thiếu nhi. - Có thói quen chào hỏi cô khi đến lớp. - Biết để giầy dép, mũ, cặp đúng nơi qui định. - Bỏ rác vào đúng nơi qui định. Thể dục sáng - Tập bài tập PTC phát triển nhóm cơ hô hấp. - Thực hiện đúng, đầy đủ, nhịp nhàng các động tác trong bài thể dục sáng theo hiệu lệnh. Trò chuyện sáng - Tăng vốn từ, trò chuyện về chủ đề, mở chủ đề. - Dạy trẻ nói rõ mạch lạc, phát âm chuẩn. - Kể về 1 số việc nào đó cho người khác hiểu Hoạt động ngoài trời - Nhận ra 1số đặc điểm phát triển của cây non, 1 số hiện tượng tự nhiên. - Gọi tên một số con vật, cây cối theo đặc điểm chung - Biết khởi xướng trò chuyện với bạn bè và mọi người. - Chạy liên tục 110m. - Chơi trò chơi: chồng nụ chồng hoa. Tăng vốn từ - Đi thăng bằng -Ghế thể dục -Bánh chưng - Gạo nếp - Nhân bánh - Đến tết - Dép mới - Áo mới - Cái rổ - Cái ấm - Cái bát -Bông hoa -Cành hoa - Lá hoa Giờ học Kể truyện: bánh chưng KPKH: Trò chuyện về bánh chưng. LQVT: tách gộp 7 đối tượng thành 2 nhóm LQCC : c, n Âm nhạc : dạy múa mùa xuân đến rồi » Chơi góc - Góc học tập: Lập bảng cắt dán chữ số, chữ cái đã học( chữ số 7,8), tô đồ chữ cái chữ số đã học. - Góc tạo hình: vẽ, tô mầu bánh chưng. - Góc âm nhạc: nghe hát, nghe nhạc,múa hát bài hát cháu thích, bài hát trong chủ đề. - Góc xây dựng: Cho trẻ xếp chồng các hình, khối xây dựng chợ tết. - Góc phân vai: Trò chơi bán hàng ( 5 vai, 5 hành động vai) - Góc thiên nhiên: Chơi cát nước: tưới cây, in hình bánh chưng trên cát. - Góc sách : Làm sách, xem tranh truyện cháu thích. Vệ sinh trả trẻ - Biết che miệng khi ho ngáp, hát hơi. ( CS 17) - Tự mặc cởi quần áo.( CS 5). - Biết rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn. - Biết chào cô chào bạn ra về. Sinh hoạt chiều Chuẩn bị chủ đề: Bánh chưng, bút chì, sáp mầu Giáo dục vệ sinh lễ giáo. Tô đồ chữ cái p MẠNG NỘI DUNG - HOẠT ĐỘNG TÊN GỌI ĐẶC ĐIỂM CỦA BÁNH CHƯNG - Quan sát - Trò chuyện về tên gọi, đặc điểm bên ngoài của bánh chưng. - Vẽ bánh chưng - Lập bảng 1 CÁC THÀNH PHẦN CỦA BÁNH CHƯNG - Quan sát - Trò chuyện - Bóc bánh,cắt bánh khám phá. - Thảo luận nêu ý kiến. - Lập bảng. MÙI VỊ, Ý NGHĨA CỦA BÁNH CHƯNG - Nếm, trải nghiệm. - Trò chuyện về ý nghĩa của bánh chưng. - Cho trẻ tự mình kể. - Lập bảng - Vẽ những sản phẩm mẹ làm ra. . CON CUA - ******************************************** I. MỞ CHỦ ĐỀ: Bánh chưng * Trò chuyện đặt câu hỏi tình huống cho trẻ trả lời: - Các con có biết sắp đến ngày gì rồi không? - Đến tết gia đình con thường làm và mua sắm những loại bánh gì? - Gia đình con nào có gói bánh chưng? - Con nào đã được ăn bánh chưng rồi? - Bánh chưng có những thành phần nào? - Vậy bánh chưng có mùi vị như thế nào? - Bánh chưng thường được làm gì trong ngày tết nguyên đán? Để biết rõ hơn về đặc điểm, các thành phần, mùi vị và ý nghĩa của bánh chưng hôm sau cô cùng các con hãy cùng nhau khám phá về bánh chưng nhé! II. Chuẩn bị chủ đề: - Hôm sau cô chuẩn bị 2- 3 cặp bánh chưng cho trẻ quan sát. - Cô cùng trẻ chuẩn bị đĩa đặt bánh, dao cắt bánh để cùng quan sát khám phá. - Chúng mình hãy chuẩn bị bút, kéo, hồ dán, giấy a4, để lập bảng vẽ bánh chưng. III. Khám phá chủ đề: BÁNH CHƯNG. 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Chuẩn bị: 2 – 3 cặp bánh chưng. 2. Của trẻ - Rổ đựng, bút sáp màu , kéo, hồ dán, giấy a4 * Tổ chức khám phá: + Cho trẻ quan sát trực tiếp bánh chưng. - Trò chuyện, gọi tên. - Giới thiệu bánh chưng. - Nêu đặc điểm bên ngoài của bánh chưng. - Quan sát. - Trẻ cùng cô bóc bánh chưng, nêu nhận xét. - Cho trẻ cùng cô cắt bánh. - Thảo luận nêu ý kiến về các thành phần của bánh. - Cho trẻ ngửi nếm, nêu ý kiến về mùi vị của bánh. - Nêu ý kiến về việc dùng bánh chưng trong việc thờ cúng tổ tiên. - Cô khái quát lại tất cả những gì mà cô và trẻ cùng khám phá về bánh chưng. - Cô và trẻ lập bảng. IV. HOẠT ĐỘNG GÓC + Mục tiêu giaó dục: - Biết chuẩn bị dọn dẹp trước và sau khi chơi. - Biết các hoạt động của mình trong giờ chơi. - Sử dụng lời nói để chỉ dẫn bạn bè trong hoạt động. ( cs 69) 1.Góc âm nhạc: đồ dùng đồ chơi, điện thoại có nhạc thiếu nhi cho trẻ nghe nhạc. - Cho trẻ nghe hát và hát, múa theo ý thích. 2.Góc xây dựng: Cho trẻ chơi xếp chồng, xếp kề các khối, các cây, hoa xen kẽ nhau. Trẻ biết sử dụng các hình khối có sẵn xếp thành khu chợ tết và biết sắp xếp cây cỏ, hoa lá, đồ hàng theo ý mình. - Đồ dùng bổ sung: chai, lọ, hộp bánh , cây hoa... 3.Góc phân vai: Trò chơi bán hàng. - 2 trẻ làm người bán hàng. - 3 trẻ làm người mua hàng. - Đồ dùng bổ sung: Các loại quả nhựa, rau củ, hoa, hộp bánh, giỏ hàng... 4.Góc học tập: Lập bảng cắt dán các chữ số 7, 8 chữ cái đã học, tô đồ các chữ số, chữ cái đã học. 5.Góc thiên nhiên( góc cát nước): chơi đong cát, in bánh lên cát, chăm sóc cây. 6.Góc tạo hình: vẽ, tô mầu, cắt dán bánh chưng. - giấy, tranh ảnh, họa báo, bút chì, sáp màu, đất nặn. 7.Góc sách: làm sách, xem tranh truyện bé thích. - vật liệu bổ sung: tranh ảnh, họa báo... V. TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ: - Cô giới thiệu khách mời ( nếu có) - Cho trẻ nhắc lại tên chủ đề đã học. - Cho trẻ lần lượt giới thiệu sản phẩm, hát đọc thơ. - Kết thúc chương trình cô cho cả lớp hát 1 bài đã thuộc. ************************************* Thứ hai ngày 25 tháng 01 năm 2016 GIỜ HỌC:ĐI THĂNG BẰNG TRÊN GHẾ THỂ DỤC ĐẦU ĐỘI TÚI CÁT I/ YÊU CẦU: -Trẻ biết đi thăng bằng trên ghế, không làm rơi túi cát. -Rèn luyện sự nhanh nhẹn và khéo léo cho trẻ. -Giáo dục trẻ đoàn kết,có tinh thần tập thể tập trung chú ý trong vòng 30 phút. II/ CHUẨN BỊ: Địa điểm sân sạch bằng phẳng rộng thoáng mát. Dụng cụ : xắc xô,2 ghế thể dục,túi cát. III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: Hoạt động 1 Kiểm tra sức khoẻ ;nhắc trẻ bỏ dép. Hoạt động 2: Khởi động: * Cho trẻ đi bằng các kiểu đi: Đi thường,đi kiễng chân. Trọng động: - Động tác: Hô hấp “ Gà gáy” -ĐT tay vai đt2: 2 tay đưa ra trước lên cao. CB .4 1.3 2 - ĐT chân đt3 : Đứng đưa chân ra trước lên cao. CB.2.4 1 3 - ĐT bụng lườn đt3: Đứng nghiêng người sang 2 bên . CB.4 1. 3 2 - ĐT bật đt3: Bật trước đệm trên 1 chân đổi chân. CB TH Hoạt động 3: Vận động cơ bản - Cô cho trẻ đứng thành hai hàng quay mặt vào nhau. - Cô giới thiệu bài tập. - Cô làm mẫu lần 1 không giải thích. - Cô làm mẫu lần 2: Tư thế chuẩn bị đứng vào vạch xuất phát,tay cầm túi cát để lên đầu.khi có hiệu lệnh,chân thuận bước lên ghế đi tù từ cho đến hết ghế bước xuống đặt túi cát vào rổ.sau đó đi về cuối hàng. - Cô làm mẫu lần 3 . - Gọi 2 cháu lên làm mẫu cô và bạn quan sát - Trẻ thực hiện: Lần 1;1 cháu lên thực hiện. - Lần 2: tổ bạn trai,tổ bạn gái. -Lần 3:1 tổ thực hiện. Cô chú ý quan sát sửa sai và tuyên dương trẻ kịp thời Hoạt động 4: Trò chơi “Pha nước chanh” Cô hướng dẫn cách chơi. * Kết thúc: nhận xét tuyên dương Hoạt động góc: CHO TRẺ VÀO CÁC GÓC HOẠT ĐỘNG. SINH HOẠT CHIỀU: * Chuẩn bị chủ đề: Bánh chưng, sáp mầu, bút chì. * Vệ sinh – trả trẻ: * Nhận xét cuối ngày: .............................................................................................................................................................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................... *********************************** Thứ ba ngày 26 tháng 01 năm 2016 GIỜ KPKH: QUAN SÁT TRỰC TIẾP BÁNH CHƯNG TẠI LẠI LỚP. I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết tên gọi đặc điểm, mùi vị, ý nghĩa của bánh chưng. - Cung cung kiến thức cho trẻ khi quan sát bánh chưng. - Phát triển khả năng giao tiếp, trò chuyện, biết trả lời câu hỏi. - Biết được món ăn truyền thống của dân tộc ngày tết nguyên đán. II. Chuẩn bị: - Bánh chưng cho trẻ quan sát trực tiếp. - Bút sáp màu, giấy vẽ. III. Tổ chức hoạt động: - Cho trẻ hát bài “Sắp đến tết rồi” - Cô dẫn dắt vào bài - Đàm thoại với trẻ về bánh chưng. - Sắp đến tết nguyên đán rồi gia đình các con đã chuẩn bị những gì cho ngày tết? - Cô giới thiệu bánh chưng. * Cho trẻ quan sát: Bánh chưng. - Trò chuyện. - Các con cho cô biết đây là gì? - Cho trẻ gọi tên, nêu đặc điểm của bánh chưng (Về hình dạng)? - Cho trẻ khám phá lần lượt đặc điểm cấu tạo( Bên ngoài được gói bằng lá gì? bên trong gồm có những gì?) Cô cùng trẻ bóc bánh,cắt bánh quan sát, trẻ nêu nhận xét. - Cho trẻ nếm và nhận xét mùi vị của bánh. - Cô nói về ý nghĩa của bánh chưng trong ngày tết. *Kể chuyện: “Sự tích bánh chưng” cho trẻ nghe. *Kết thúc: Giáo dục trẻ . * Lập bảng vẽ bánh chưng và tô màu. Hoạt động góc: CHO TRẺ VÀO CÁC GÓC HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT CHIỀU: * Giáo dục vệ sinh lễ giáo * Vệ sinh trả trẻ: * Nhận xét cuối ngày: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ********************************* Thứ tư ngày 27 tháng 01 năm 2016. GIỜ HỌC: LÀM QUEN CHỮ CÁI P I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái p - Nhận biết được chữ cái p qua các trò chơi. - Có ý thức trong học tập. II. CHUẨN BỊ: * Của cô: - Tranh kèm từ có chữ p - Thẻ chữ cái p, m cho cô và trẻ. III. TIẾN HÀNH: 1. Ổn định lớp: - Cho trẻ hát 1 bài. Trò chuyện dẫn dắt trẻ vào bài. 2. Nội dung: * Làm quen chữ p: - Cô đưa ra đèn pin, kèm từ. - Cho trẻ lên tìm chữ đã học, phát âm vài lần. - Cô giới thiệu chữ cái mới. Đó là chữ p, Cô cho trẻ phát âm. - Cho trẻ phát âm theo nhiều hình thức: Bên trái, bên phải, ở giữa, to, nhỏ... * Trò chơi: tìm chữ theo yêu cầu của cô - Cô phổ biến cách chơi. - Cô cho trẻ chơi 1- 2 lần. - Cô quan sát trẻ chơi và sửa sai cho trẻ - Cô tuyên dương trẻ. * Trò chơi: “ Gắn hoa cho cây “. - Cô phổ biến cách chơi, hướng dẫn cách chơi. - Cô cho trẻ chơi 1- 2 lần. - Cô quan sát trẻ chơi và sửa sai cho trẻ - Cho 2 đội đổi cây cho nhau và chơi tiếp. - Cô nhận xét kết quả của 2 đội. - Cô tuyên dương trẻ. 3.Kết thúc: - Cho trẻ phát âm lại chữ đã vừa học. - Cô nhận xét, tuyên dương trẻ. - Cho trẻ nghỉ ngơi và giải lao. Hoạt động góc: CHO TRẺ VÀO CÁC GÓC HOẠT ĐỘNG. * Sinh hoạt chiều: Tô đồ chữ cái p * Vệ sinh trả trẻ. * Nhận xét cuối ngày: .............................................................................................................................................................................................................................................................................................. ... ******************************** Thứ năm ngày 28 tháng 01 năm 2016 GIỜ HỌC: SỐ 8 ( T2) I .Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết đếm trong phạm vi 8. - Trẻ biết tách, gộp trong phạm vi 8 - Phát triển kỹ năng nhanh nhẹn. - Phát triển ngôn ngữ toán học cho trẻ. II. Chuẩn bị: - Đồ dùng có số lượng 8 ,thẻ số từ 1 đến 8 cho cô và trẻ. - Hột hạt cho trẻ chơi trò chơi. III. Tiến hành hoạt động: 1. Ổn định: - Cho trẻ hát 1 bài hát để dẫn dắt vào bài. 2. Nội dung: * Cô đưa ra số 8, cho trẻ xếp ra 8 bông hoa. - Vậy 8 bông hoa tương ứng với số mấy? - Cho trẻ tìm số 8 để gắn tương ứng vào 8 bông hoa. Cho trẻ đếm số lượng, đọc số 8 nhiều lần. * Tách gộp trong phạm vi 8 - Cô tách 8 bông hoa thành 2 nhóm: 7 và 1. Cho trẻ cùng thực hiện - Cô hỏi trẻ đã tách nhóm bông hoa thành nhóm có mấy và mấy? Cho trẻ lấy số tương ứng đặt ở mỗi nhóm. Cho trẻ cùng thực hiện theo cô và trả lời, đọc kết quả: 7 và 1 là 8 - Ngược lại thì chúng ta cũng được 1 nhóm nữa là 1 và 7, cho trẻ đọc: 1và 7 là 8. - Tiếp tục cô gộp 2 nhóm lại với nhau, và cho trẻ cùng thực hiện đọc kết quả. + Tiếp tục cô tách 8 bông hoa thành 2 nhóm: 6 và 2. Cho trẻ cùng thực hiện tách và tìm số tương ứng đặt ở mỗi nhóm, đọc kết quả. - Ngược lại thì chúng ta cũng được 1 nhóm nữa là 2 và 6, cho trẻ đọc kết quả. - Tiếp tục cô gộp 2 nhóm lại với nhau, và cho trẻ đọc kết quả. * Tiếp tục cô hướng dẫn cho trẻ tách: 3 và 5. Cho trẻ cùng thực hiện tách và tìm số tương ứng đặt ở mỗi nhóm, đọc kết quả. - Ngược lại thì chúng ta cũng là cách tách nhóm 5 và 3.cho trẻ đọc kết quả. - Tiếp tục cô gộp 2 nhóm lại với nhau, và cho trẻ đọc kết quả. * Tiếp tục cô hướng dẫn cho trẻ tách: 4 và 4. Cho trẻ cùng thực hiện tách và tìm số tương ứng đặt ở mỗi nhóm, đọc kết quả. - Ngược lại thì chúng ta cũng là cách tách nhóm 4 và 4, cho trẻ đọc kết quả. - Tiếp tục cô gộp 2 nhóm lại với nhau, và cho trẻ đọc kết quả. * Cô nhắc lại cho trẻ biết có những cách tách nào mà cô vừa dạy cho trẻ: 7 – 1; 6 – 2; 5 – 3, 4 và 4 .Cô gắn chữ số trên bảng của mỗi nhóm sau mỗi lần tách. - Cô cho trẻ tách gộp theo yêu cầu của cô vài lần. Cho trẻ đọc và gắn số. - Cho trẻ tách, gộp theo ý thích của trẻ. Cho trẻ gắn số ở mỗi nhóm và đọc kết quả - Cô nhận xét, sửa sai cho trẻ - Cho trẻ đếm và cất bông hoa vào rổ của mình, cất chữ số. * Trò chơi: " Tập tầm vông ". - Cô giớ thiệu, hướng dẫn cách chơi, nêu luật chơi cho trẻ: - Cho trẻ chơi 2- 3 lần. - Cô bao quát trẻ chơi. - Nhận xét trò chơi. * Kết thúc: Cho trẻ hát một bài và ra chơi. Hoạt động góc: CHO TRẺ VÀO CÁC GÓC HOẠT ĐỘNG * Sinh hoạt chiều: Dạy trẻ thuộc thơ “vè trái cây” * Vệ sinh trả trẻ. * Nhận xét cuối ngày: ............................................................................................................................................... .............................................................................................................................................................................................................................................................................................. ************************************* Thứ sáu ngày 29 tháng 01 năm 2016 GIỜ TẠO HÌNH: XÉ DÁN BÔNG HOA I. Mục đích yêu cầu: - Dạy trẻ xé theo đường cong. - Phát triển khả năng biết phối hợp xé theo các đường cong để tạo thành hình bông hoa. - Rèn luyện tính kiên trì để hoàn thành sản phẩm, biết thu dọn đồ dùng sau khi xé xong. II. Chuẩn bị: - Cách bố trí sắp xếp bàn ghế hình chữ u. - Hồ dán. - Giá để trưng bày sản phẩm của trẻ. III. Tiến hành: 1. Tạo hứng thú: - Cho cháu hát 1 bài “Màu hoa” - Hôm nay cô cháu mình cùng xé bông hoa theo đường cong. 2. Hướng dẫn cách làm: - Cô xé mẫu kết hợp giải thích các nét xé. - Xé theo các đường hình bông hoa theo đường cong, đường cong đầu tiên từ cánh hoa, đường cong thứ 2 là đi theo các cánh hoa để tạo thành hình bông hoa theo ý thích của mỗi người, cứ như thế xé theo các đường theo đường cong để tạo thành bông hoa, khi xé phải chú ý xé theo đường cong để tạo bông hoa hoàn chỉnh. - Các con có thể xé trang trí thêm lá, cành hoa cho sinh động. - Xé xong dán hình bông hoa lên giấy A4, khi dán không làm lem hồ dán ra ngoài sẽ bẩn tranh. Trẻ làm: - Cho trẻ xem sản phẩm mẫu của cô. - Cho trẻ thực hiện tự do xé sáng tạo. - Cô khích lệ ý tưởng của trẻ. - Cô trưng bày sản phẩm của trẻ. - Cô nhận xét và tuyên dương khích lệ trẻ. - Chụp hình với những sản phẩm của bé. ********************************* TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ I. Mục đích yêu cầu - Trẻ được xem lại những sản phẩm trẻ đã làm trong chủ đề. - Chia sẻ với bạn bè và cô giáo thành quả lao động của mình. - Biết nhận xét về bản thân và bạn bè. II. Chuẩn bị - Các góc có bảng trưng bày sản phẩm. - Các bài hát, bài thơ câu truyện đã học. - Mũ múa. III.Tổ chức hoạt động - Cô giới thiệu khách mời ( nếu có) - Cho trẻ nhắc lại tên chủ đề đã học. - Cho trẻ lần lượt giới thiệu sản phẩm, hát đọc thơ. - Kết thúc chương trình cô cho cả lớp hát 1 bài đã thuộc. ***************************

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doclam quen voi toan 5 tuoi_12307760.doc
Tài liệu liên quan