Giáo án mầm non lớp lá - Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ - Đề tài: Làm quen chữ cái e, ê

* Làm quen chữ e:

- Cô chỉ chữ e và giới thiệu: Đây là chữ e được phát âm là e.

- Cô phát âm: e (3 lần)

- Cô cho trẻ phát âm.

 (Cô chú ý sửa sai cho những trẻ phát âm chưa rõ ràng)

- Cô nêu cấu tạo của chữ e (Chữ e được tạo nên bởi một nét gạch ngang và nét cong tròn không khép kín)

- Cô cho trẻ lấy các nét dời trong rổ ra và ghép chữ (Cô đi kiểm tra và chú ý những trẻ chậm, học còn kém gợi ý cho trẻ).

- Cô hỏi trẻ về cấu tạo của chữ e: các con vừa ghép chữ e được tạo bởi những nét gì?

- Cô nhấn mạnh cấu tạo chữ e cho trẻ nắm chính xác: Chữ e được tạo nên bởi một nét gạch ngang và nét cong tròn không khép kín (Cô kết hợp ghép chữ e trên màn hình)

 

doc5 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 3077 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ - Đề tài: Làm quen chữ cái e, ê, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN CHỮ VIẾT Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ Đề tài : Làm quen chữ cái e,ê Loại tiết: Cung cấp kiến thức Chủ đề: Gia đình. Đối tượng: Mẫu giáo 5-6 tuổi Số lượng: 24 trẻ Thời gian: 30 phút Ngày dạy: Người dạy: I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU . 1. Kiến thức - Trẻ nhận biết, phân biệt và phát âm đúng chữ cái e, ê - Trẻ nhận ra chữ cái e, ê trong tiếng, từ trọn vẹn về chủ đề. - Trẻ hiểu luật chơi và chơi được các trò chơi với chữ cái e, ê như: Trò chơi “cõng con chọn chữ” và trò chơi “Bé khéo tay”, “nhanh mắt nhanh tay và đôi tai thính” - Nội dung tích hợp: + Ôn kĩ năng đếm trong phạm vi 6. + Các bài hát trong chủ đề 2. Kỹ năng. - Luyện kĩ năng phát âm đúng, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, kĩ năng nhận biết chữ cái bằng các giác quan: nhìn, ghép các nét rời. - Phát triển kỹ năng quan sát, so sánh sự giống và khác nhau rõ nét giữa chữ e, ê. - Rèn kỹ năng nhanh nhẹn, khéo léo khi tham gia vào trò chơi 3. Thái độ. -Trẻ tích cực hứng thú tham gia các hoạt động làm quen chữ cái e, ê. - Giáo dục trẻ biết yêu quý gia đình, người thân - Trẻ biết đoàn kết với bạn trong khi tham gia các hoạt động. II.CHUẨN BỊ: 1. Địa điểm: Trong lớp 5-6TA3 2. Đồ dùng của cô: - Giáo án điện tử làm quen chữ cái e, ê. - Âm ly, loa đài, máy tính, que chỉ - Nhạc bài hát: Thiên đàng búp bê, nhong nhong nhong, Gia đình nhỏ, hạnh phúc to, bài hát: ABC- vui từng giờ. 3. Đồ dùng của trẻ: - Xốp mút đủ trẻ ngồi - Rổ: + 24 chiếc đựng các nét e, ê cắt rời, thẻ chữ e,ê + 24 giấy bìa màu A4 + 8 rổ đựng sỏi + 8 rổ đựng dây len các màu để uốn chữ. - Tranh vẽ chữ e, ê rỗng: 8 tranh - Hộp màu: 8 hộp màu. III. CÁCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN: 30 phút Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Gây hứng thú: (2 phút ) - Cô tổ chức chương trình: Những chữ cái ngộ nghĩnh, với chủ đề: Gia đình bé yêu. Cô giới thiệu các cô đến dự. - Trẻ lắng nghe cô giới thiệu, vỗ tay chào đón chương trình và các cô đến dự - Cô cho trẻ múa hát bài: Thiên đàng búp bê để mở đầu chương trình - Trẻ nhảy múa theo bài : "Thiên đàng búp bê". 2. Bài mới: (27 phút) * Giới thiệu nhóm chữ làm quen: - Cô hỏi trẻ: Trong bài hát, bạn nhỏ kể về gia đình mình có những ai? - Trẻ kể: Gia đình bạn có: bố, mẹ, ông, bà.(cả lớp trả lời) - Cô khái quát: Bài hát vừa rồi bạn nhỏ đã kể về các thành viên trong gia đình: ông, bà, bố, mẹ, anh chị. - Trẻ lắng nghe cô khái quát Trong các gia đình, mẹ là người luôn chăm sóc cho các con. Chúng ta hãy cùng hướng lên màn hình xem mẹ làm gì nhé? (Cô mở hình ảnh: Mẹ bế bé) - Trẻ lắng nghe cô giới thiệu và quan sát trên màn hình Cô hỏi trẻ: Mẹ đang làm gì vậy các con? - Mẹ đang bế bé (gọi 3 trẻ trả lời) - Cô giới thiệu: Đó là hình ảnh (Mẹ bế bé) và dưới có cụm từ (Mẹ bế bé) - Trẻ lắng nghe cô giới thiệu hình ảnh và từ dưới tranh - Cô đọc từ (Mẹ bế bé) (3 lần ) - Trẻ lắng nghe cô đọc - Cô chỉ vào từ (Mẹ bế bé) - Trẻ đọc từ mẹ bế bé (Cả lớp đọc 2 lần và mỗi tổ đọc 1 lần) - Cô cho trẻ đếm các chữ cái trong từ “mẹ bế bé” - Cô gọi trẻ lên chọn chữ cái ở vị trí thứ 2 - Cô gọi trẻ lên chọn chữ cái khác màu trong các chữ còn lại trên màn hình - Cả lớp đếm số chữ cái trong từ “mẹ bế bé” - 1 trẻ lên chọn chữ cái ở vị trí thứ 2 - 1trẻ lên lấy chữ cái theo yêu cầu của cô - Cô giới thiệu nhóm chữ sẽ làm quen: Cô chỉ vào hai chữ e, ê và nói đây là nhóm chữ mà hôm nay chương trình sẽ cho các con được làm quen ! - Trẻ lắng nghe cô giới thiệu nhóm chữ mà trẻ sẽ được làm quen * Làm quen chữ e: - Cô chỉ chữ e và giới thiệu: Đây là chữ e được phát âm là e. - Trẻ lắng nghe cô giới thiệu chữ - Cô phát âm: e (3 lần) - Cô cho trẻ phát âm. (Cô chú ý sửa sai cho những trẻ phát âm chưa rõ ràng) - Trẻ lắng nghe cô phát âm - Trẻ phát âm cái theo các hình thức cô đưa ra: + Cả lớp phát âm 3 lần + Tổ phát âm (Mỗi tổ 1 lần) + Cá nhân: 10-15 trẻ phát âm - Cô nêu cấu tạo của chữ e (Chữ e được tạo nên bởi một nét gạch ngang và nét cong tròn không khép kín) - Trẻ lắng nghe cô nêu cấu tạo của chữ e - Cô cho trẻ lấy các nét dời trong rổ ra và ghép chữ (Cô đi kiểm tra và chú ý những trẻ chậm, học còn kém gợi ý cho trẻ). - Trẻ lắng nghe và sau đó lấy các nét cắt rời trong rổ ghép thành chữ e hoàn chỉnh theo khả năng của trẻ - Cô hỏi trẻ về cấu tạo của chữ e: các con vừa ghép chữ e được tạo bởi những nét gì? - Chữ e được ghép bằng một nét gạch ngang và một nét cong tròn không khép kín (3 trẻ trả lời) - Cô nhấn mạnh cấu tạo chữ e cho trẻ nắm chính xác: Chữ e được tạo nên bởi một nét gạch ngang và nét cong tròn không khép kín (Cô kết hợp ghép chữ e trên màn hình) - Trẻ lắng nghe cô nhấn mạnh cấu tạo của chữ e - Cô cho trẻ phát âm lại chữ e vừa xếp - Cả lớp phát âm chữ e 3 lần - Cho trẻ chọn chữ e trong rổ và phát âm: Cô đọc câu vè: Chữ e trong rổ con đâu? Mau mau tìm lấy giơ nhanh lên nào - Trẻ lắng nghe cô đọc câu vè rồi chọn giơ lên và phát âm: Cả lớp, tổ - Cô giới thiệu: Ngoài chữ e in thường còn có chữ e viết thường và e in hoa (Cô kết hợp chỉ chữ trên màn hình) 3 chữ có cách viết khác nhau nhưng đều được phát âm là e. Cô chỉ vào lần lượt từng chữ và phát âm - Trẻ quan sát và lắng nghe cô giới thiệu chữ e in thường, viết thường và in hoa trên màn hình - Cô cho trẻ phát âm - Trẻ cả lớp, tổ phát âm - Cô cho trẻ cất thẻ chữ e - Trẻ cất thẻ chữ e vào rổ của mình *Làm quen chữ ê: - Cô tặng cho mỗi trẻ một chiếc mũ để đội mũ cho chữ e của mình. - Trẻ lắng nghe cô và lấy dấu mũ trong rổ đội mũ cho chữ e của mình theo ý thích Cô nhận xét: Cô thấy các con đội cho chữ e chiếc mũ rất đẹp đấy - Trẻ chú ý lắng nghe cô nhận xét. - Cô chỉ vào chữ ê và giới thiệu: Với cách đội mũ cho chữ e như thế này, cô trò mình lại được một chữ mới - Trẻ lắng nghe cô giới thiệu - Đó là chữ ê, khi phát âm là ê (cô phát âm 3 lần). Cô nhắc trẻ khi phát âm chữ ê các con hơi đẩy hàm dưới ra - Trẻ lắng nghe cô giới thiệu chữ cái ê và hướng dẫn cách phát âm - Cô dạy trẻ phát âm chữ ê ( Cô chú ý và sửa sai cho trẻ, giúp trẻ phát âm rõ ràng, mạch lạc) - Trẻ đọc chữ theo các hình thức cô đưa ra: + Cả lớp: 2 lần + Tổ: 3 tổ + Cá nhân: nhiều cá nhân - Cô hỏi trẻ: bạn nào giỏi nói cho cô và các bạn biết chữ ê được ghép bởi những nét gì? (Cô mời 4 trẻ trả lời) - Trẻ lắng nghe và nói: chữ ê gồm có 3 nét: Một nét gạch ngang, nét cong tròn không khép kín và một dấu mũ( 4 trẻ trả lời) - Cô nhắc lại và cho trẻ quan sát trên màn hình - Trẻ quan sát cách ghép chữ ê trên màn hình - Cô chỉ vào chữ ê trên màn hình và cho trẻ phát âm (Cả lớp, tổ) - Trẻ quan sát chữ ê trên màn hình và phát âm theo các hình thức cô đưa ra - Cô cho trẻ tìm chữ ê trong rổ và phát âm - Trẻ tìm chữ và phát âm ( Cả lớp, tổ ) - Cô giới thiệu: Ngoài chữ ê in thường còn có chữ ê viết thường và ê in hoa (Cô kết hợp chỉ chữ trên màn hình) tuy 3 chữ có cách viết khác nhau nhưng đều được gọi là chữ ê và phát âm là ê. - Trẻ quan sát và lắng nghe cô giới thiệu chữ ê in thường, viết thường và in hoa trên màn hình - Cô chỉ vào từng chữ - Trẻ cả lớp phát âm từng chữ. * So sánh 2 chữ cái e,ê: - Cô cho trẻ đoán chữ gì xuất hiện trên màn hình - Trẻ quan sát và nói tên chữ cái xuất hiện. - Chữ e và chữ ê có đặc điểm gì giống nhau? Nếu trẻ không trả lời được cô gợi ý : Chữ e và chữ ê đều được ghép bằng những nét gì? - Chữ e và chữ ê đều được ghép bằng nét cong tròn không khép kín và nét gạch ngang ( cô gọi 4 trẻ trả lời) - Vậy chữ ê khác chữ e ở điểm nào? - Chữ ê khác chữ e ở chỗ: Chữ ê có thêm mũ ê còn chữ e không có mũ ( cô gọi 4 trẻ trả lời) - Cô khái quát lại điểm giống và khác nhau giữa 2 chữ e,ê và cho trẻ đọc lại - Trẻ lắng nghe cô khái quát lại điểm giống và khác nhau của 2 chữ và đọc tên chữ cái *Trò chơi luyện nhận biết, phân biệt và phát âm chữ e,ê - Trò chơi 1: Nhanh mắt, nhanh tay và đôi tai thính: Cô nói tên gọi hoặc đặc điểm của chữ để trẻ tìm: Lần 1: cô nói tên chữ cái e, ê để trẻ tìm (cho trẻ chơi trên nền nhạc bài hát abc- vui từng giờ) Lần 2: Cô nêu cấu tạo để trẻ sờ và tìm chữ cáí rỗng - Trẻ hát cùng cô theo bài hát rồi tìm chữ giơ lên và phát âm - Trẻ lắng nghe cô nêu cấu tạo và nhắm mắt sờ, tìm chữ cái theo yêu cầu của cô rồi giơ lên và phát âm - Trò chơi 2: Cõng con chọn chữ + Cách chơi: Cô chia lớp làm 2 đội. Mỗi bạn trong đội sẽ chọn cho mình một bạn làm bố, sau đó bố sẽ giả làm ngựa để cho con phi. Các cặp bố con sẽ vừa nhong nhong quanh lớp vừa lắng nghe hiệu lệnh của cô tìm chữ cái gì, từng cặp bố con sẽ chọn từ chứa chữ cái đó chạy về đội mình đứng. đội nào có nhiều cặp bố con chọn được từ chứa chữ cái e, ê hơn thì đội đó sẽ dành chiến thắng. + Luật chơi: Mỗi cặp bố con chỉ được lấy một từ chứa chữ cái e hoặc ê ( Cô cho trẻ chơi 2 lần) - Trẻ lắng nghe cô phổ biến luật chơi và cách chơi của trò chơi + Trẻ chọn cho mình một bạn làm bố, sau đó các cặp bố con vừa nhong nhong quanh lớp vừa lắng nghe hiệu lệnh, rồi chọn chữ cái đã học đeo vào cổ bố và về vị trí đội mình đứng. - Lần 2 trẻ đổi vai chơi cho nhau và chơi như lần 1 trên nền nhạc bài hát: ABC- vui từng giờ - Trò chơi 3: Bé khéo tay + Cách chơi: Cô chia lớp làm 3 nhóm, các nhóm sẽ chọn cho mình một nhóm đồ dùng gần mình nhất để ghép, xếp thành các chữ cái e, ê. Cô đã chuẩn bị rất nhiều đồ dùng cho từng nhóm Một nhóm có sỏi để xếp. Một nhóm có chữ cái in giỗng để tô. Một nhóm có sợi len để trẻ uốn chữ e, ê Cô đến từng nhóm kiểm tra và cho trẻ đọc chữ cái mà trẻ xếp được. - Các nhóm lựa chọn đồ dùng gần nhóm mình và cùng nhau ghép chữ cái e,ê từ các nguyên liệu đã chọn - Trẻ phát âm chữ cái mà mình vừa xếp được 3. Kết thúc: (1 phút) Chương trình "Những chữ cái ngộ nghĩnh" đến đây là kết thúc, xin chào và hẹn gặp lại Trẻ chào chương trình và hát bài "ABC- vui từng giờ" kết thúc giờ học.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an LQCC e e_12439987.doc
Tài liệu liên quan