1. Quan sát xe gắn máy
- Cô dẫn trẻ ra sân cho trẻ quan sát xe gắn máy
+ Đây là gì?(Xe hon đa, gắn máy)(3,4,5 tuổi)
+ Xe gắn máy gồm có những bộ phận nào?(Xe đạp gồm có: Đầu xe, khung xe, yên xe, thắng xe, bánh xe)(5 tuổi)
+ Xe gắn máy có mấy bánh?(Xe máy có 2 bánh)(3 tuổi)
+ Xe máy là phương tiện gì?(Xe máy là phương tiện giao thông đường bộ)(5 tuổi)
+ Xe máy dùng để làm gì?(Xe máy dùng để chở người và hàng hóa từ nơi này đến nơi khác)(5 tuổi)
+ Xe máy di chuyển được là nhờ gì?(Xe máy di chuyển được là nhờ vào động cơ(5 tuổi)
=> Xe máy là phương tiện giao thông dường bộ, xe máy gồm có đầu xe, khung xe, bánh xe. Xe máy là phương tiện dùng để chở người và hàng hóa từ nơi này đến nơi khác, xe máy di chuyển được là nhờ động cơ. Khi tham gia giao thông các con nhớ chạy bên phải và khi ngồi trên xe phải đội nón bảo hiểm
2. Trò chơi dân gian: “Lộn cầu vồng”
25 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 860 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Tìm hểu phương tiện giao thông đường bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i bạn
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng cho cô
- Không gian của lớp
- Rào chắn
2. Đồ dùng cho trẻ
- Phân vai: Xe bằng nhựa, tiền giấy, dụng cụ sữa chữa xe, thẻ đeo
- Góc tạo hình: Bút màu, giấy vẽ, đất nặn, thẻ đeo
- Thư viện: Tranh ảnh về các phương tiện giao thông đường bộ, thẻ đeo
- Góc học tập: Sách tập tô, tranh xe đạp, xe ô tô, thẻ domino, thẻ đeo
- Góc thiên nhiên: Cây xanh, nước, cát, lon ,đồ nhựa, thẻ đeo
III. TIÊN HÀNH
1. Ổn định
- Cho trẻ hát “Đường và chân”
2. Giới thiệu đồ dùng
- Cô cho trẻ quan sát đồ chơi và hỏi trẻ
+ Các con nhìn xem đây là gì?(Tranh ảnh về các phương tiện giao thông đường bộ, thẻ đeo)
+ Với đồ chơi này con chơi được gì?(Con chơi xem sách tranh về các loại phương tiện giao thông)
+ Với những đồ chơi này chúng ta chơi dược góc gì?(Con chơi ở góc thư viện)
+ Các con nhìn xem đây là gì?(Xe bằng nhựa, tiền giấy, dụng cụ sữa chữa xe, thẻ đeo )
+ Với đồ chơi này con chơi được gì?(Con chơi đóng vai làm chú thợ sửa xe)
+ Với những đồ chơi này chúng ta chơi dược góc gì?(Con chơi ở góc phân vai)
+ Các con nhìn xem đây là gì?(Bút màu, giấy vẽ, đất nặn, thẻ đeo)
+ Với đồ chơi này con chơi được gì?(Con chơi vẽ tranh, nặn, tô màu về phương tiện giao thông đường bộ)
+ Với những đồ chơi này chúng ta chơi dược góc gì?(Con chơi ở góc tạo hình)
+ Còn đây là gì?(Cây xanh, nước, cát, lon ,đồ nhựa, thẻ đeo)
+ Con sẽ chơi ở góc chơi nào?(Con chơi ở góc thiên nhiên)
+ Con sẽ chơi gì?(Con sẽ tưới nước cho cây, chăm sóc cho cây)
3. Trẻ thực hiên chơi
- Cô cho trẻ chia nhóm và bầu nhóm trưởng lên chọn thùng đồ chơi của nhóm mình.
- Nhóm trưởng làm những công việc gì?( bố trí, sắp xếp công việc của các thành viên trong nhóm)
- Các thành viên khác làm gì?(lắng nghe thực hiện nhiệm vụ của nhóm trưởng)
- Khi chơi con chơi như thế nào?( im lặng)
- Con đối xử với bạn như thê nào? ( không giành đồ chơi với bạn)
- Cháu nhận đồ dùng về góc chơi
=> Cô giáo dục trẻ khi về góc chơi: Không tranh giàng đồ dùng, không xô đẩy bạn, thu dọn đồ dùng sau khi chơi
- Cô đến từng góc chơi gợi ý và cùng chơi với trẻ, nhận xét trẻ chơi
4. Nhận xét
- Cô tiến hành nhận xét trong khi trẻ đang chơi.
- Cô tập trung trẻ lại một góc chính để cho trẻ tự giới thiệu về góc mình.
- Cô nhận xét, tuyên dương nhóm chơi tốt, động viên khuyến khích nhóm chơi chưa tốt.
Kết thúc: Cho trẻ thu dọn đồ dùng
=================================
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Ôn lại bài học buổi sáng: Ném xa
+ Buổi sáng cô cho các con thực hiện vận động gì?(Bật xa)(3,4,5 tuổi)
+ Con thực hiện vận động như thế nào?(Hai tay cầm túi cát đưa cao lên đầu rồi dùng sức ném xa về phía trước)(5 tuổi)
- Cô tổ chức cho trẻ thực hiện lại vận động 2-3 lần
2. Làm quen với bài mới: Đo độ dài của một đối tượng bằng các đơn vị đo khác nhau
- Cô cho trẻ xem thước đo cô đã chuẩn bị sẵn
- Cô giới thiệu và thực hành đo độ dài của một vật bằng các đơn vị đo khác cho trẻ quan sát
Kết thúc
=============================
NÊU GƯƠNG CUỐI NGÀY
I. Mục tiêu
- Trẻ thuộc 3 tiêu chuẩn bé ngoan, nhận ra được những việc làm và hành động vi phạm các tiêu chuẩn bé ngoan
- Trẻ nhận xét được những hành động, việc làm của mình, của bạn là ngoan, chưa ngoan.
- Trẻ cố gắng học ngoan để hôm sau được cắm cờ
II. Chuẩn bị
- Bảng bé ngoan, cờ
- Bài hát: Hoa bé ngoan, cả tuần đều ngoan
III. Cách tiến hành
1. Ổn định
- Hát “Hoa bé ngoan”
- Cho cháu nhắc lại 3 tiêu chuẩn bé ngoan
Chú ý trong giờ học
Đi học đúng giờ
Cất đồ dùng đúng nơi quy định
2. Nhận xét theo tổ, cắm cờ
- Mời tổ 1 tự nhận xét, tổ trưởng nhận xét
- Mời đại diện trẻ trong lớp nhận xét
- Cô nhận xét
- Cô phát cờ
- Lớp hát “Cả tuần đều ngoan”
- Tương tự tổ 2,3
- Đếm số cờ của tổ, tuyên dương và thưởng cờ tổ
3. Động viên, nhắc nhở, giáo dục trẻ
- Những bạn nào chưa được cắm cờ? vì sao?
- C/c làm gì để được cắm cờ?
GD cháu cố gắng chăm ngoan và không vi phạm những tiêu chuẩn bé ngoan
Kết thúc: Hát đi học về
* Đánh giá trẻ cuối ngày
1. Tình trạng sức khỏe của trẻ
2. Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ
3. Kiến thức và kĩ năng của trẻ
........................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 06 tháng 03 năm 2018
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Quan sát xe gắn máy
- Cô dẫn trẻ ra sân cho trẻ quan sát xe gắn máy
+ Đây là gì?(Xe hon đa, gắn máy)(3,4,5 tuổi)
+ Xe gắn máy gồm có những bộ phận nào?(Xe đạp gồm có: Đầu xe, khung xe, yên xe, thắng xe, bánh xe)(5 tuổi)
+ Xe gắn máy có mấy bánh?(Xe máy có 2 bánh)(3 tuổi)
+ Xe máy là phương tiện gì?(Xe máy là phương tiện giao thông đường bộ)(5 tuổi)
+ Xe máy dùng để làm gì?(Xe máy dùng để chở người và hàng hóa từ nơi này đến nơi khác)(5 tuổi)
+ Xe máy di chuyển được là nhờ gì?(Xe máy di chuyển được là nhờ vào động cơ(5 tuổi)
=> Xe máy là phương tiện giao thông dường bộ, xe máy gồm có đầu xe, khung xe, bánh xe. Xe máy là phương tiện dùng để chở người và hàng hóa từ nơi này đến nơi khác, xe máy di chuyển được là nhờ động cơ. Khi tham gia giao thông các con nhớ chạy bên phải và khi ngồi trên xe phải đội nón bảo hiểm
2. Trò chơi dân gian: “Lộn cầu vồng”
- Cách chơi: Từng cặp trẻ đứng đối diện nhau, cầm tay nhau rồi đọc bài đồng dao vừa vung tay sang hai bên theo nhịp bài hát
- Khi đến câu: “Hai chị em ta cùng lộn cầu vồng” cả hai trẻ cùng chui qua tay nhau về một phía, quay lưng vào nhau và cùng tiếp tục đọc và vung tay như lần trước đến câu “Hai chị em ta cùng lộn cầu vồng” lại chui qua tay trở về vị trí ban đầu
- Trẻ chơi 3-4 lần
- Cô quan sát trẻ chơi
- Cô tuyên dương và khuyến khích trẻ
3. Chơi tự do
- Cho trẻ chơi tự do với lá dừa, lá xoài, que đè lưỡi, bóng, vỏ chai, nước
+ Các con nhìn xem đây là gì?(lá dừa, lá xoài, que đè lưỡi, bóng, vỏ chai, nước)(3 tuổi)
+ Với lá dừa, lá xoài, que đè lưỡi, bóng con chơi gì?(Con chơi làm kèn, đồng hồ, nhẫn, xếp con vật, chơi ném bóng, chơi xếp hình, con chơi đong nước)(5 tuổi)
- Cho trẻ chơi, cô quan sát và nhận xét trẻ
- Kết thúc: Tập trung trẻ lại cho trẻ đi vệ sinh
==================================
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
HOẠT ĐỘNG HỌC: ĐO DỘ DÀI CỦA MỘT ĐỐI TƯỢNG BẰNG CÁC ĐƠN VỊ ĐO KHÁC NHAU
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trẻ 3 tuổi: Đo độ dài của một đối tượng bằng các đơn vị đo khác nhau theo hướng dẫn của cô
- Trẻ 4,5 tuổi: Biết đo độ dài của một đối tượng bằng các đơn vị đo khác nhau.
2. Kĩ năng
- Trẻ 3 tuổi: Nói được kết quả đo dài hơn, ngắn hơn
- Trẻ 4,5 tuổi: Sử dụng các thước đo để đo đối tượng cần đo và nói kết quả.
3. Giáo dục
- Trẻ chú ý, hứng thú tham gia hoạt động
II. Chuẩn bị
1. Đồ dùng của cô
- Đồ dùng của cô giống trẻ, kích thước hợp lý.
- Máy tính, màn chiếu.
- 2 Mô hình vườn hoa.
- 3 bức tranh vườn hoa.
2. Đồ dùng của trẻ
- Mỗi trẻ 1 bông hoa cúc thật. một bông hoa sen màu đỏ.
- 3 thước đo có độ dài và màu sắc khác nhau.
+ Thước màu xanh có độ dài 3cm
+ Thước màu đỏ có độ dài 5cm
+ Thước màu vàng có độ dài 7cm
III. Tiến hành
1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú.
- Hát “ Em đi qua ngã tư đường phố”
2. Nội dung
a. Luyện tập thao tác đo.
Đến với lớp mình hôm nay cô đã chuẩn bị rất nhiều bông hoa, để biết được cuống của bông hoa đó dài bằng bao nhiêu lần nắm tay. Các con hãy cầm bông hoa, tay trái cầm sát xuống cuống của bông hoa, sau đó tay phải nắm sát đầu trên của nắm tay trái, cứ như thế cho đến hết chiều dài của cuống hoa. Các con vừa làm vừa đếm xem chiều dài cuống của bông hoa bằng bao nhiêu lần nắm tay.
Vừa rồi các con đã đo chiều dài của cuống hoa bằng mấy lần của nắm tay?
Các con ơi! Cô có hai vườn hoa, một vườn hoa Cúc, một vườn hoa Hồng, nhưng cô chưa biết chiều dài của hai vườn hoa. Cô mời hai bạn lên đo giúp cô chiều dài của hai vườn hoa đó bằng những bàn chân của các con.
(Cô mời 2 trẻ lên)
- Con cho cô biết con đã đo được chiều dài của vườn hoa Cúc được bao nhiêu lần bước chân? Tương ứng với số mấy?
- Còn con, con đã đo được chiều dài vườn hoa Hồng được bao nhiêu lần bàn chân của con? Tương ứng với số mấy?
Hai bạn lên đo chiều dài của hai vườn hoa được 6 lần bàn chân, các con có nhận xét gì về chiều dài của hai vườn hoa? Cùng bằng mấy?
Như vậy hai vườn hoa mà các bạn vừa đo được 6 lần bàn chân, tương ứng với số 6.
b. Đo độ dài một đối tượng bằng các đơn vị đo khác nhau.
- Trên tay cô có gì đây?
- Để biết chiều dài cuống của bông hoa, cô đặt bông hoa nằm ngang trên bảng, cuống hoa bên trái, bông hoa bên phải.
- Trên tay cô có các thước đo, các con có nhận xét gì về chiều dài của các thước đo? Thước đo nào dài nhất? thước đo nào ngắn nhất?
Để đo chiều dài cuống của bông hoa sen cô chọn thước đo màu xanh và bút màu xanh, tay trái cô cầm thước đo, tay phải cô cầm bút.
Cô đặt đầu trái của thước đo trùng khít với đầu trái của cuống hoa, cô dùng bút đặt sát đầu phải của thước đo, sau đó cô kẻ một vạch từ trên xuống dưới, rồi cô nhắc thước đo lên đặt đầu trái thước đo trùng khít với vạch bút cô vừa kẻ được, cứ như thế cô đo hết chiều dài cuống của bông hoa.
- Các con cùng đếm với cô chiều dài cuống của bông hoa được mấy lần thước đo màu xanh? Tương ứng với số mấy? (đặt số 3 tương ứng)
Cô dùng thước đo màu đỏ và bút màu đỏ, tay trái cô cầm thước đo, tay phải cô cầm bút.
Cô đặt đầu trái của thước đo trùng khít với đầu trái của cuống hoa, cô dùng bút đặt sát đầu phải của thước đo, sau đó cô kẻ một vạch từ trên xuống dưới, rồi cô nhắc thước đo lên đặt đầu trái thước đo trùng khít với vạch bút cô vừa kẻ được, cứ như thế cô đo hết chiều dài cuống của bông hoa.
Cô cùng trẻ kiểm tra kết quả số lần thước đo, đặt số tương ứng(đặt số 5 tương ứng)
Tương tự như thước đo màu xanh, thước đo màu đỏ, cô dùng thước đo màu vàng đẻ đo chiều dài cuống của bông hoa các con đếm cùng cô nào!
Tương ứng với số mấy?
(Cô đặt số 7 tương ứng)
Cô chốt lại: Như vậy từ chiều dài cuống của bông hoa Sen, cô dùng 3 thước đo có độ dài khác nhau, kết quả số lần đo như thế nào?
+ Thước đo màu xanh đo được mấy lần thước đo?
+ Thước đo màu đỏ đo được mấy lần thước đo?
+ Thước đo màu vàng đo được mấy lần thước đo?
Và bây giờ các con hãy hướng lên màn hình xem cô đo chiều dài cuống của bông hoa bằng từng thước đo.
- Cô dùng thước đo màu xanh để đo cuống của bông hoa, các con đếm cùng cô nào!
+ Tất cả được được mấy lần thước đo?
+ Tương ứng với số mấy?
- Tương tự như vậy cô dùng thước đo màu đỏ để đo cuống của bông hoa, các con đếm cùng cô!
+ Tất cả được được mấy lần thước đo?
+ Tương ứng với số mấy?
-Tiếp theo cô dùng thước đo màu vàng để đo chiều dài cuống của bông hoa.
+ Tương ứng với số mấy?
Vừa rồi cô đã đo chiều dài cuống của bông hoa trên màn hình với 3 thước đo khác nhau, kết quả số lần đo như thế nào?
Cô đã chuẩn bị cho các con bông hoa sen màu đỏ các con hãy đặt bông hoa nằm ngang, ngay ngắn trước mặt bàn sao cho cuống hoa bên trái, bông hoa bên phải.
Tay trái các con cầm thước đo màu xanh, tay phải cầm bút màu xanh.Đặt đầu trái của thước đo trùng khít với đầu trái cuống của bông hoa, các con dùng bút đặt sát đầu phải của thước đo rồi kẻ một vạch từ trên xuống dưới cứ như vậy các con đo hết chiều dài cuống của bông hoa.
+ Các con vừa đo chiều dài cuống của bông hoa được mấy lần thước đo màu xanh?
+ Tương ứng với số mấy?
- Tương tự như vậy các con hãy chọn thước đo màu đỏ, đo chiều dài cuống của bông hoa, vừa đo các con vừa đếm xem chiều dài cuống của bông hoa được mấy lần thước đo? Tương ứng với số mấy?
- Trong rổ của các con còn thước đo màu gì?
- Các con dùng thước đo màu vàng đo hết chiều dài cuống của bông hoa được mấy lần thước đo rồi đặt số tương ứng.
Qua kết quả đo chiều dài cuống của bông hoa bằng các thước đo có độ dài khác nhau, thì kết quả số lần đo như thế nào?
- Cô chốt lại: Cùng một đối tượng được đo bằng các thước đo có độ dài khác nhau nên có kết quả khác nhau.
* TC: “Thi nói nhanh và đúng”
Bây giờ cô cùng các con chơi một trò chơi nhé! Trò chơi có tên gọi “Thi nói nhanh và đúng”.
Cô nói số lần thước đo, các con nói màu sắc của thước đo.
+ 3 lần thước đo
+ 5 lần thước đo
+ 7 lần thước đo
Chúng mình cùng chơi lại một lần nữa nhé! Cô nói màu sắc của thước đo, các con nói số lần thước đo, đồng thời cất thước đo và số vào rổ.
+Thước đo màu xanh
+Thước đo màu đỏ
+ Thước đo màu vàng
* Trẻ thực hiện thao tác đo trên máy.
Các con ơi! Cô có một băng giấy trên màn hình các con hãy dùng các thước đo có độ dài khác nhau để đo băng giấy giúp cô nhé!
- Mời từng trẻ lên thực hiện trên máy tính
(Sau mỗi lần đo cô hỏi trẻ số lần thước đo, đặt số tương ứng)
- Cô chốt lại: Vừa rồi 3 bạn lên đo chiều dài băng giấy bằng ba thước đo khác nhau, có kết quả đo như thế nào? vì sao?
+Thước đo màu xanh được mấy lần thước đo?
+Thước đo màu đỏ được mấy lần thước đo?
+Thước đo màu vàng được mấy lần thước đo?
* Hướng dẫn sử dụng sách.
Các con hãy đếm xem cuống bông hoa dài bao nhiêu đoạn trên băng giấy, viết kết quả đo vào ô trống
Vì sao kết quả đo lại khác nhau?
Các con hãy tô màu của các bông hoa nào!
3. Luyện tập
Trò chơi: “Thi đo nhanh và đúng”
Luật chơi: Mỗi bạn lên đo chỉ được đo một lần, đội nào đo đúng và đặt số chính xác là đội chiến thắng.
- Các con đã rõ chưa?
(kết thúc trò chơi cô kiểm tra kết quả và tuyên dương trẻ)
* Kết thúc: Cả lớp hát bài “Đường em đi” và ra ngoài
======================================
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Ôn lại bài học buổi sáng: Thực hành quyển bé làm quen với toán
+ Buổi sáng cô cho các con thực hành làm gì?(Thực hành đo độ dài của một đối tượng bằng các đơn vị đo khác nhau)
- Cô giới thiệu quyển bé làm quen với toán và hướng dẫn cách làm
- Cô cho trẻ thực hiện
2. Làm quen với bài mới: Câu chuyện “Kiến con đi ô tô”
- Cô giới thiệu và kể cho trẻ nghe câu chuyện “Kiến con đi ô tô”
+ Câu chuyện có tên là gì?(Kiến con đi ô tô)(3,4,5 tuổi)
+ Trong câu chuyện có những nhân vật nào?(Kiến, bác gấu, chó..)
- Để biết rõ hơn về câu chuyện ngày mai cô và các con sẽ cùng nhau tìm hiểu nhe
Kết thúc
* Đánh giá trẻ cuối ngày
1. Tình trạng sức khỏe của trẻ
2. Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ
3. Kiến thức và kĩ năng của trẻ
....................................................................................................................................................=========================================================================
Thứ tư ngày 07 tháng 03 năm 2018
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Trò chuyện về tranh xe ô tô khách
+ Các con nhìn xem đây là tranh gì?(Tranh vẽ xe du lịch, xe ô tô khách)(3,4,5 tuổi)
+ Con biết gì về đặc điểm của xe ô tô chở khách?(Xe ô tô chở khách có buồng lái, thân xe, có cửa ra vào, nhiều cửa sổ, có nhiều bánh xe)(5 tuổi)
+ Muốn xe di chuyển được thì nhờ gì?(Nhờ có động cơ và người lái xe)
+ Người lái xe gọi là gì?(Gọi là tài xế)
+ Chú tài xế ngồi ở đâu và cầm vào cái gì để lái xe?(Chú tài xế ngồi ở buồng lái và cầm vào vô lăng để lái xe)
+ Xe ô tô khách dùng để làm gì?(Xe ô tô khách dùng để chở người và hàng hóa từ nơi này đến nơi khác)(5 tuổi)
+ Xe ô tô khách là phương tiện gì?(Xe ô tô là phương tiện giao thông dường bộ)(5 tuổi)
=> Xe ô tô khách là phương tiện giao thông dường bộ: Xe có thân xe, buồng lái, để điều khiển xe thì chú tài xế phải ngồi vào buồng lái và cầm vô lăng để điều khiển cho xe chạy, xe chạy được là nhờ vào động cơ. Xe ô tô khách là phương tiện chở được rất nhiều người và hàng hóa từ nơi này đến nơi khácKhi các con ngồi trên xe không được đưa tay ra bên ngoài và cũng không được thò đầu ra cửa sổ rất nguy hiểm
2. Trò chơi có luật: Ai nhanh hơn
Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi
- Chách chơi: Cô đặt 3 – 5 vòng tròn ở nhiều vị trí ngoài sân, mỗi vòng có kí hiệu xe đạp, xe gắn máy, xe ô tô con khác nhau. Cô phát cho mỗi bạn tranh lô tô có hình xe đạp, xe gắn máy, xe ô tô con khi cô hô chạy về đúng xe thì trẻ sẽ chạy về vòng tròn có kí hiệu hình giống như hình trong lô tô của trẻ
- Luật chơi: Trẻ phải chạy về đúng với hình ảnh trên lô tô trẻ cầm trên tay. Trẻ nào về đúng được cô khen
- Cho trẻ chơi, cô quan sát và sửa sai kịp thời cho trẻ
3. Chơi tự do
- Cho trẻ chơi tự do với lá dừa, muỗng dừa, bóng, lá xoài, viên sỏi
+ Các con nhìn xem đây là gì?(lá dừa, muỗng dừa, bóng, lá xoài, viên sỏi)(3,4,5 tuổi)
+ Các con chơi được gì?(Con chơi làm vòng, nhẫn đeo tay, đi cà kheo, chơi thẩy đá)
- Cô cho trẻ chọn góc chơi. Trẻ chơi cô quan sát
Điểm danh vào lớp
====================================
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM- KỸ NĂNG XÃ HỘI
HOẠT ĐỘNG HỌC: KỂ CHUYỆN “KIẾN CON ĐI Ô TÔ”
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nhận ra từng nhân vật: Kiến con, bác gấu, chó . (3 tuổi)
- Nhận ra tên và hiểu nội dung câu chuyện: nói về kiến con chấp hành luật giao thông và biết nhường nhịn, giúp đỡ mọi người(4-5 tuổi)
2. Kỹ năng
- Tham gia chơi với các bạn trong trò chơi đóng vai lại chuyện “Kiến con đi ô tô” (3 - 4 tuổi)
- Thể hiện tính cánh nhân vật qua lời nói, nét mặt, cử chỉ(4 - 5 tuổi.)
3. Giáo dục
- Giáo dục trẻ phải tuân thủ luật giao thông, nhường nhịn và giúp đỡ người khác.
II. Chuẩn bị
* Đồ dùng của cô
- Hình ảnh minh họa câu truyện “Kiến con đi ô tô” trên máy
- Bài hát “ Em đi qua ngã tư đường phố”
- Trống lắc, máy tính, loa nghe nhạc
* Đồ dùng của trẻ
- Mũ nhân vật: Kiến con, bác gấu, chó, heo, thỏ
III.Tiến hành
1. Ổn định
- Cô và trẻ cùng vận động theo bài hát: “Em đi qua ngã tư đường phố”
- Khi đi đường thì mình đi thế nào? (dạ đi bên phải, đi đúng luật giao thông)
- Cô có một câu truyện nhắc đến bạn kiến đi đúng luật giao thông và khi đi xe bạn cũng biết nhường nhịn và giúp đỡ người khác, cả lớp mình cùng lắng nghe cô kể truyện nghe.
2. Cô kể chuyện cho trẻ nghe
- Cô kể lấn 1: diễn cảm, tóm nội dung (Câu truyện nói về kiến con chấp hành luật giao thông và biết nhường nhịn, giúp đỡ mọi người)
- Cô giới thiệu hình ảnh câu truyện trên máy
- Cô kể lần 2: kết hợp hình ảnh minh họa
- Cô và trẻ cùng kể
*Đàm thoại
- Câu truyện có tên là gì?(Câu truyện Kiến con đi ô tô)
- Câu truyện nói về những con vật nào?(Câu truyện nói về kiến, dê, bác gấu, chó con, lợn con, )
- Kiến con đi đâu? (Kiến con vào rừng thăm bà ngoại)
- Để đến được nhà bà ngoại kiến con đi bằng phương tiện gì?(Đi bằng xe buýt)
- Khi xe dừng lại đón khách ai đã lên xe?(Bác Gấu đã lên xe)
- Khi bác gấu lên xe điều gì đã xảy ra?(Chỗ ngồi chật kín)
- Thấy bác gấu không có chỗ ngồi các bạn đã làm gì?(Các bạn nhường chỗ cho bác gấu)
- Trước lòng tốt của các bạn, bác gấu đã nói gì?(Nói cảm ơn các bạn)
- Kiến con nói gì với bác gấu? Ánh mắt kiến con thế nao?(Mời bác gấu ngồi chỗ của mình và nhìn bác gấu bằng ánh mắt vui và tự hào)
- Qua câu truyện khuyên chúng ta điều gì?(Khuyên chúng ta phải biết nhường nhịn và giúp đỡ người khác)
- Vậy khi con đi xe con gặp người già con sẽ làm gì?(trẻ trả lời)
- Giáo dục trẻ phải tuân thủ luật giao thông, nhường nhịn và giúp đỡ người khác.
*Trò chơi: Đóng vai
- Cô giới thiệu và cho trẻ chọn mũ các nhân vật và đóng lại vai các nhân vật trong truyện. Khi nghe cô dẫn truyện đến lời thoại của nhân vật nào thì nhân vật đó xuất hiện
- Cho trẻ chơi 1-2 lần
- Nhân xét
- Kết thúc
============================
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Ôn lại bài học buổi sáng: Câu chuyện “Kiến con đi ô tô”
+ Buổi sáng cô kể cho các con nghe câu chuyện gì?(Câu chuyện “Kiến con đi ô tô)(3,4,5 tuổi)
+ Nội dung câu chuyện nói lên điều gì?(Nói về kiến con chấp hành luật giao thông và biết nhường nhịn, giúp đỡ mọi người)(5 tuổi)
- Cô mở máy cho trẻ xem lại câu chuyện vài lần
2. Làm quen với chữ cái p, q
- Cô giới thiệu và phát âm chữ cái p, q
+ Đây là chữ gì?(Chữ p, q)
+ Chữ p, q có đặc điểm như thế nào?(Chữ p có 1 nét sổ thẳng và 1 nét cong tròn khép kín bên phải, chữ q có 1 nét sổ thẳng và 1 nét cong tròn khép kín bên trái)
- Cô cho trẻ phát âm chữ cái p, q vài lần
Kết thúc
* Đánh giá trẻ cuối ngày
1. Tình trạng sức khỏe của trẻ
2. Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ
3. Kiến thức và kĩ năng của trẻ
....................................................................................................................................................=========================================================================
Thứ năm ngày 08 tháng 03 năm 2018
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Trò chuyện tranh xe ô tô tải
+ Các con nhìn xem đây là gì?(Tranh vẽ xe ô tô tải)(3,4,5 tuổi)
+ Xe ô tô tải có đặc điểm gì?(Xe ô tô tải có đầu xe, thùng xe, bánh xe)
+ Xe ô tô tải dùng để làm gì?(Xe ô tô tải dùng để vận chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác)(5 tuổi)
+ Xe ô tô tải là phương tiện giao thông dường gì?(Xe ô tô tải là phương tiện giao thông đường bộ)(5 tuổi)
+ Xe ô tô tải chạy được là nhờ gì?(Xe ô tô tải chạy được là nhờ có động cơ)
=> Xe ô tô tải có đầu xe, thùng xe, bánh xe, xe ô tô tải là phương tiện giao thông đường bộ, người ta sử dụng xe tải để vận chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác. Xe ô tô tải chạy được là nhờ động cơ. Khi các con ngồi trên xe không được đưa tay ra bên ngoài và cũng không được thò đầu ra cửa sổ rất nguy hiểm
2. Trò chơi vận động: Chó sói xấu tính
- Cách chơi: Lúc đầu cô đóng vai chó Sói, trẻ làm Thỏ. Chó sói và thỏ đứng cách nhau 3 – 5m. thỏ nhảy đi chơi (chụm chân lại, tay giơ lên đầu vẩy vẩy) tiến về phía chó sói và nói: “Ngủ đấy à?” chó sói xấu tính ơi hãy vảnh tay lên mà nghe chúng tôi hát này, hãy mở mắt lên xem chúng tôi đi chơi này. “Dậy đi thôi?”. Chó sói mở mắt ra và chạy theo các chú thỏ, thỏ chạy nhanh về nhà.
- Luật chơi: Luật chơi: Không được chạm vào chó sói, khi nào chó sói mở mắt mới được chạy, sói chỉ bắt các chú thỏ không kịp vào chuồng.
- Sau khi trẻ biết chơi, chọn trẻ nhanh nhẹn làm sói.
- Cho trẻ chơi và nhận xét: Cho trẻ chơi vài lần, cô nhận xét, tuyên dương, khuyến khích trẻ.
3. Chơi tự do
+ Đây là gì? (đây là cái lon, đôi dép, cái ghế) (3 tuổi)
+ Dùng để làm gì? (cho con chơi tán lon, chơi úp trứng gà) (5 tuổi)
+ Cái lon con chơi như thế nào? (con đặt cái lon phía trước, kẻ một đường thẳng ngang làm vạch chuẩn cách xa cái lon 4m, các con oẳn tù tì một bạn bị bắt, sau đó con đứng phía sau vạch chuẩn cầm chiếc dép để tán cái lon cho ngã, rồi chạy nhanh về vạch chuẩn, nếu cái lon đứng thì bạn bị bắt chạy rượt các bạn, bạn nào bị bắt thì bạn đó thay thế cho bạn bị bắt) (5 tuổi)
+ Còn viên bi con chơi như thế nào? (con để các viên nằm ngang phía trước, con để một viên bi ở ngón tay giữa rồi băn bi về trước nếu trúng viên nào thì con lấy viên bi đó rồi bắn cho hết viên bi còn lại, nếu bắn không trúng thì con thua đến bạn khác bắn bi) (5 tuổi)
+ Vậy trong khi chơi con chơi như thế nào? (trong khi chơi thì con chơi không được dành đồ chơi, xô đẩy bạn, phải biết nhường nhịn và đoàn kết với bạn) (5 tuổi)
- Các con chơi nhớ là không được tranh dành đồ chơi, phải biết chờ đến lượt, không xô đẩy và đoàn kết với bạn nhe con.
- Cho trẻ chơi cô quan sát trẻ.
- Kết thúc: Tập trung trẻ lại và cho đi vệ sinh.
=================================
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
HOẠT ĐỘNG HỌC: LÀM QUEN VỚI CHỮ CÁI P,Q
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trẻ 3 tuổi: Trẻ tiếp xúc vơi chữ, sách, truyện
- Trẻ 4 tuổi: Nhận dạng được chữ cái p, q
- Trẻ 5 tuổi: Nhận ra chữ cái p, q trong tiếng, từ, câu trọn vẹn
2. Kĩ năng:
- Trẻ 3 tuổi: Phát âm được chữ cái b, q
- Trẻ 4 tuổi: Phát âm rõ ràng, chữ cái p, q
- Trẻ 5 tuổi: Phát âm đúng, rõ ràng chữ cái p, q, so sánh phân biệt được điểm giống và khác nhau của chữ cái p, q
3. Giáo dục
- Trẻ tham gia hoạt động tích cực
II. Chuẩn bị
1. Đồ dùng của cô
- Tranh: Tranh bé giúp bà
- Băng từ: Giúp bà qua đường
2. Đồ dùng của trẻ
- Thẻ chữ cái p, q
- 2 bài thơ: Vè giao thông
- 2 cây bút lông
III. Tiến hành
1. Ổn định
- Cô và trẻ cùng đọc bài thơ ”Giúp bà”
+ Các con vừa đọc bài thơ gì?(Giúp bà)
+ Bạn nhỏ đã giúp bà làm gì?(Bạn nhỏ giúp bà qua đường)
- Cô cho trẻ xem tranh bé giúp bà qua đường. Đặt tên tranh
2. Làm quen chữ cái p, q
- Cô cho trẻ đọc băng từ ”Bé giúp bà qua đường”
- Cho trẻ đếm tiếng và tìm chữ cái đã học?(ơ, a, e, u, ư, i, n)
a. Làm quen với chữ p
- Cô phát âm 2 lần
- Cho cả lớp phát âm theo cô(2 lần)
+ Con biết gì về chữ p này?
- Tổ, nhóm, cá nhân phát âm
- Cô hỏi trẻ về cấu tạo
+ Các con nhìn xem chữ p này như thế nào?(Chữ p có 2 nét: 1 nét sổ thẳng và 1 nét cong tròn khép kín ở bên phải)(5 tuổi) Cô chiếu lên từng nét cho trẻ quan sát
- Cô giới thiệu chữ p in hoa, in thường và viết thường
c. Làm quen với chữ q
- Cô phát âm 2 lần
- Cho cả lớp phát âm theo cô(2 lần)
+ Con biết gì về chữ q này?
- Tổ, nhóm, cá nhân phát âm
- Cô hỏi trẻ về cấu tạo
+ Các con nhìn xem chữ d này như thế nào?(Chữ q có 2 nét: 1 nét cong tròn khép kín ở bên trái và 1 nét sổ thẳng ở bên phải, )(5 tuổi) Cô chiếu lên từng nét cho trẻ quan sát
- Cô giới thiệu chữ p in hoa, in thường và viết thường
* So sánh
- So sánh chữ p, q
+ Các con nhìn xem chữ p – q này như thế nào?
- Giống nhau: Chữ p, q đều có 2 nét: 1 nét sổ thẳng và một nét cong tròn khép kín
- Khác nhau: Chữ p có nét cong tròn bên phải, chữ q có nét cong tròn bên trái
- Liên hệ thực tế: Cho trẻ tìm chữ cái p, q có ở xung quanh lớp
3. Trò chơi:
- Trò chơi: Bánh xe quay
- Cách chơi: Cô quay bánh xe, mũi tên ngừng và chỉ ở ô nào, thì trẻ đọc to chữ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- PTGT tuan 1_12300460.doc