- Chia trẻ thành các nhóm (mỗi nhóm từ 13 – 15 trẻ). Mỗi trẻ đứng thành một vòng tròn (lồng) (số vòng ít hơn số số trẻ là 1).
- Trẻ đứng ngoài cho tín hiệu “đổi lồng” và chạy đi tìm lồng cho mình. Tất cả trẻ trong lồng phải chạy đổi lồng cho nhau. Trẻ nào không tìm được lồng phải đứng ngoài cho tín hiệu tiếp theo.
Cách 2:
- Hai trẻ đứng đối diện nhau cầm 2 tay nhau giơ cao lên làm lồng. Mỗi lồng có một trẻ làm chim. (Số lồng ít hơn số chim là 1). Trẻ chưa có lồng đứng ngoài cho tín hiệu.
- Khi có tín hiệu “đổi chim”, tất cả chim trong lồng phải chạy và tìm lồng khác. Khi nghe tín hiệu “đổi lồng”, tất cả chim đứng yên , hai trẻ làm lồng phải chạy đi tìm chim khác cho lồng của mình. Trẻ nào không tìm được lồng phải làm người cho tín hiệu.
34 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 18454 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Trò chơi học tập cho trẻ mẫu giáo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện trạng thái cảm xúc nào. Sau đó bật nhạc cho trẻ vận động theo ý thích. Khi bản nhạc kết thúc, trẻ phải chạy nhanh về vòng tròn có khuôn mặt thể hiện trạng thái cảm xúc mà trẻ đã chọn.
- Trẻ nào không về kịp phải đứng ngoài vòng tròn hoặc đứng sai chỗ thì phải nhảy lò cò một vòng.
("Tuyển chọn Trò Chơi, Bài Hát, Thơ Ca, Truyện, Câu Đố", Lê Thu Hương (Chủ biên), NXBGD)
Đếm Các Bộ Phận Cơ Thể
Mục đích
Trẻ làm quen với phép đếm (số lượng 1,2 và nhiều).
Cách chơi
- Chơi tập thể cả lớp.
- Cô hướng dẫn trẻ đếm số lượng của từng bộ phận cơ thể. Cô hỏi: "Có mấy mắt?". Cô và trẻ cùng đếm "một, hai" và nói: "Có hai mắt". Tương tự như vậy, cô đặt các câu hỏi về các bộ phận khác.
- Lúc đầu, trẻ đếm theo cô, sau đó cô cho trẻ tự đếm. Khi trẻ đếm số lượng ngón tay, ngón chân, cô cần hướng dẫn trẻ đếm từ trái sang phải để trẻ không bị nhầm lẫn.
("Tuyển chọn Trò Chơi, Bài Hát, Thơ Ca, Truyện, Câu Đố", Lê Thu Hương (Chủ biên), NXBGD)
Truyền tin
Mục đích:
- Rèn luyện trí nhớ của trẻ.
- Hình thành khả năng phối hợp hoạt đông nhóm của trẻ
Luật chơi
Phải nói thầm với bạn bên cạnh
Cách chơi
Cho trẻ đứng thành vòng tròn (có thể 2-3 nhóm) để thi đua xem nhóm nào truyền tin nhanh và đúng.
Cô gọi mỗi nhóm một trẻ lên và nói thầm với mỗi trẻ cùng một câu. Ví dụ: "Hôm nay là ngày khai trường". Hoặc một câu có nội dung cần nhớ. Các trẻ đi về nhóm mình và nói thầm với bạn đứng bên cạnh mình và tiếp theo như thế cho đến bạn cuối cùng. Trẻ cuối cùng sẽ nói to lên để cho cô và các bạn cùng nghe. Nhóm nào truyền tin đúng và nhanh nhất là thắng cuộc.
Trò chơi: Đố vui
• Yêu cầu
Trẻ đếm được từ 1 đến 10, nhận biết các chữ số trong phạm vi 10, biết chọn chữ số tương ứng với số lượng đồ vật.
• Chuẩn bị
- Bộ chữ số, giấy, bút, kéo, hồ dán, giấy màu.
- Một số mẫu giấy nhỏ có ghi sẵn những điều trẻ phải thực hiện. Những mẫu giấy này có thể gắn vào giữa những bông hoa trên một cành cây, hoặc để trong túi của búp bê...tùy theo điều kiện cụ thể của lớp.
• Tiến hành
- Chia lớp thành các tổ. Chơi thi đua giữa các tổ. cho trẻ chơi hái hoa, lần lượt mỗi tổ cử một đại diện lên hái 1 bông hoa và nhờ cô đọc cho nghe yêu cầu ghi trong đó. Cả tổ cùng nhau thực hiện yêu cầu của câu hỏi đã chọn được
- Ví dụ 1: Yêu cầu: "Cần tổ chức một bàn tiệc cho 5 người ăn. Chọn những chữ số phù hợp với bàn tiệc của mình". Trẻ sẽ trao đổi với nhau và sắp xếp một bàn ăn 5 người và trang trí bàn ăn đó. Trên bàn ăn có thể xếp 5 cái chén, 5 cái muỗng, 5 cái ly, 5 cái khăn ăn, 1 lọ hoa có 3 bông hoa, 1 bánh ga tô...Sau khi chuẩn bị bàn tiệc xong trẻ sẽ phải chọn chữ số 5 (thể hiện 5 đồ vật trên bàn ăn), chữ số 1 (1 bình hoa, 1 cái bánh), chữ số 3 (3 bông hoa).
- Ví dụ 2: "Mặc áo cho búp bê" - trẻ có thể vẽ cho búp bê một áo đầm và chọn chữ số 1 (1 cái áo), chữ số 2 (2 tay áo), chữ số 4 (4 chiếc cúc)...
- Có thể thay đổi cách chơi bằng cách: Một tổ thực hiện yêu cầu, tổ khác quan sát, phát hiện các số lượng đồ vật được sử dụng và chọn các chữ số tương ứng gắn vào.
Theo "Tuyển tập các trò chơi phát triển cho trẻ mẫu giáo"
Trò chơi: Chơi nhạc theo mẫu hình
• Yêu cầu:
Trẻ nhận ra các thành phần và quy luật sắp xếp mẫu, chuyển được các mẫu hình sang mẫu âm thanh. Trẻ tự tạo được các mẫu theo ý thích của mình.
• Chuẩn bị:
- Các mẫu photocopy mẫu
- 4 hình nhỏ là các thành phần tạo nên mẫu, dán hoặc dùng keo dính những hình này vào bốn thanh (tùy ý) của dụng cụ nhạc, hay 4 phím đàn organ, piano...
• Tiến hành:
- Phát cho mỗi trẻ một trang phô tô. Trẻ sẽ gõ vào những thanh hoặc những phím đàn có dán hình theo mẫu trên bảng phô tô. Ví dụ: mẫu 1 là gõ thanh có dán hình ngôi sao rồi đến thanh có hình tròn. Nếu có nhiều nhạc cụ cùng loại, nên cho 2-3 trẻ lần lượt thực hiện hành động này với nhau. Khuyến khích trẻ chơi theo các mẫu có trên bảng phô tô sẵn trước, sau đó chúng có thể tạo những mẫu riêng của chúng.
- Bảng phô tô trong bài được thiết kế để tạo mẫu từ 2 hay 3 thành phần, nhưng khi trẻ chơi quen, cô có thể bổ sung thêm thành phần mới, tạo thành những giai điệu vui.
- Phương án mở rộng: Dán 4 hình mẫu vào 4 thứ dụng cụ âm nhạc khác nhau (ví dụ: 4 cái trống kích thước khác nhau) hoặc đơn giản là 4 đồ vật phát ra âm thanh khác nhau khi trẻ gõ vào.
Theo "Tuyển tập các trò chơi phát triển cho trẻ mẫu giáo"
rò chơi: Nhanh mắt nhanh tay
• Yêu cầu:
- Trẻ nhận ra hình dáng của các đồ vật xung quanh, sử dụng chúng để sắp xếp theo mẫu.
- Nhận biết qui luật sắp xếp của mẫu và tạo được các mẫu theo đúng yêu cầu.
• Chuẩn bị:
Giấy trắng cứng (có thể tận dụng mặt trắng của lịch cũ), tranh ảnh, tạp chí cũ, kéo, hồ dán.
• Tiến hành:
Cô hướng dẫn và cùng làm với trẻ hai bộ bài.
- Một bộ bài hình hình học gồm các hình hình học có màu sắc và kích thước khác nhau.
- Một bộ bài tranh ảnh đồ vật: đây là tranh ảnh những đồ vật cắt từ báo chí cũ ra, có những hình dạng như các hình trong bộ bài hình hình học (Ví dụ: Đồng hồ hình tròn, bản đồ, quyển sách, phong bì, quả táo, quả dâu tây...)
- Có thể chơi theo nhóm 3-4 trẻ tại "Góc học tập". Trẻ ngồi vòng tròn, bộ bài hình hình học được đặt ở giữa, còn bộ bài đồ vật được chia đều cho trẻ, mỗi cháu độ 5 - 6 lá bài (số lượng lá bài có thể tăng lên khi trẻ đã chơi quen). Cho trẻ oẳn tù tì để chọn người đi trước. Mỗi trẻ lần lượt lấy lên một lá bài hình hình học và xếp xuống cạnh nhau để tạo thành một mẫu, ví dụ như: hình tròn, tam giác, chữ nhật. Tiếp theo trẻ sẽ chọn một lá bài có hình dạng thích hợp từ trong những lá bài đồ vật mà mình có.
- Ví dụ: theo mẫu dưới đây thì trẻ đi đầu tiên sẽ phải chọn lá bài có đồ vật gì đó hình tròn (cái đồng hồ), còn trẻ thứ 2 sẽ chọn lá bài đồ vật có hình tam giác (quả dâu tây). Trẻ đưa lá bài ra, gọi tên đố vật và xác định hình dạng của nó, rồi xếp vào bên dưới hình tương ứng trong dãy mẫu. Cứ như vậy 3 hặc 4 trẻ lần lượt luân phiên nhau xếp các đồ vật theo mẫu. Nếu đến lượt mà trẻ không tìm được đồ vật thích hợp sẽ mất lượt đi.
- Phương án mở rộng: Có thể cho trẻ tự chọn hình hình học tạo một mẫu và dán ở đầu tờ giấy khổ lớn. Treo tờ giấy này trong "Góc học tập". trong thời gian chơi tự do trẻ tự tìm trong các tạp chí những đồ vật có hình dạng tương tự, cắt và dán vào bên dưới hình mẫu.
Theo "Tuyển tập các trò chơi phát triển cho trẻ mẫu giáo"
Trò chơi: Tìm bạn giống mình
* Yêu cầu:
Trẻ ghi nhớ được đồ vật, nhận ra và gọi tên hình dạng của những đồ vật đó.
* Chuẩn bị:
Giấy bìa, tạp chí cũ, tranh ảnh, kéo, hồ dán.
* Tiến hành:
- Cô chuẩn bị sẵn những thẻ bài có kích thước khoảng 5x5cm.
- Cho trẻ tự tìm trên các tạp chí, hoặc tranh ảnh những đồ vật có hình dạng khác nhau. (đồng hồ, lon nước ngọt, hộp bánh kẹo...)
- Cắt hình những thứ tìm được và dán lên các thẻ bài (mỗi vật hai cái, dán lên hai thẻ bài khác nhau).
- Cho tẻ lật úp tất cả các thẻ bài xuống thành từng dãy (chú ý sao cho vị trí của các cặp đồ vật được xếp một cách ngẫu nhiên). Cô cho mộ trẻ nhặt lên một thẻ bài, gọi tên đồ vật trên đó (ví dụ: Lon nước ngọt). Trẻ đó nhặt tiếp thẻ bài thứ hai. Nếu thẻ bài thứ hai đó có đồ vật giống như thẻ bài thứ nhất (Lon nước ngọt), trẻ sẽ được một "Đôi bạn" cho mình. Khi cất "Đôi bạn" này, trẻ phải gọi tên đồ vật và nêu tên hình học tương ứng với nó
Ví dụ: Bé chọn được hai thẻ bài có hai lon nước ngọt. Bé phải nói: "Tôi có hai lon nước ngọt dạng khối trụ".
Trong trường hợp thẻ bài thứ hai có đồ vật khác thẻ bài thứ đầu tiên thì trẻ phải lật úp thẻ bài xuống vị trí cũ và nhường lượt đi cho bạn tiếp theo.
trẻ nào thu được nhiều "Đôi bạn". Gọi tên đúng các đồ vật và hình dạng của chúng là người thắng cuộc. Có thể tổ chức chơi từ 2 đến 4 trẻ.
Theo "Tuyển tập các trò chơi phát triển cho trẻ mẫu giáo"
Giúp mẹ
• Mục đích
- Trẻ nhận biết, gọi đúng tên một số dồ dùng và thực phẩm, biết mô tả quy trình chế biến một số món ăn, thức uống đơn giản.
- Phát triển cơ quan vận động (nhanh, khéo), rèn luyện khả năng quan sát nhanh và tư duy.
• Chuẩn bị
- 3 rổ to đựng tất cả các đồ dùng và thực phẩm (lô tô hoặc đồ chơi).
- 3 bàn trưng bày, 3 lá cờ.
- 15 vòng thể dục.
• Luật chơi
- Trẻ phải lấy đúng, đủ đồ dùng và thực phẩm.
- Khi chơi phải nhảy liên tiếp qua 5 vòng, nếu bị chạm chân vào phòng phải quay lại từ đầu. Mỗi lượt chơi trẻ chỉ được mang về 1 đồ dùng hoặc 1 thực phẩm.
• Cách chơi
- Cô chia trẻ thành 3 đội (số trẻ mỗi đội bằng nhau).
- Cho trẻ xếp hàng dọc dưới vạch chuẩn. Đặt bên cạnh mỗi đội một bàn để trưng bày đồ dùng và thực phẩm mà trẻ của đội đó chọn được. Trước mỗi đội đặt 5 vòng liên tiếp nhau và cuối cùng là 1 rổ đựng đồ dùng và thực phẩm (dao nhựa, thớt, ly, thìa, chanh, muối, đường...).
- Cô chọn 1 trẻ làm người điều khiển trò chơi. Khi người điều khiển trò chơi (cô, hoặc trẻ) hô: "Giúp mẹ, giúp mẹ", tất cả đáp: "Giúp gì giúp gì?". Người điều khiển yêu cầu: "Giúp mẹ pha nước chanh" (hoặc 1 món nào đó tùy ý). Khi yêu cầu vừa dứt, 3 trẻ đầu hàng của 3 đội nhảy liên tiếp qua 5 vòng, rồi chọn lấy 1 đồ dùng hoặc 1 thực phẩm cho việc pha nước chanh, chạy nhanh về đặt vào bàn của đội mình. 3 trẻ tiếp theo lại tiếp tục bật qua 5 vòng, lên rổ chọn lấy một đồ dùng khác phù hợp với việc pha nước chanh. Trò chơi cứ tiếp tục như vậy, đội nào chọn xong trước thì phất cờ ra hiệu
- Cô đợi cả 3 đội chọn xong thì yêu cầu mỗi đội cử 1 trẻ lên giới thiệu các đồ dùng và thực phẩm của đội mình đã chọn và nói cách sử dụng chúng.
Ví dụ trẻ nói: Dao (đồ chơi làm bằng nhựa) để cắt chanh, ly để đựng nước...Nếu đội nào chọn thực phẩm hoặc đồ dùng không phù hợp (như quả cam hoặc cái chày để giã lạc) thì sẽ bị loại.
- Đội nào chọn đủ, đúng và xong trước thì đội đó thắng cuộc. Nếu đội nào có tín hiệu xong trước nhưng khi giới thiệu chưa đủ hoặc chưa đúng các đồ dùng và thực phẩm phù hợp thì đội đó không thắng cuộc, mà phần thắng dành cho đội có tín hiệu tiếp theo đã chọn đúng và đủ
• Chú ý: Trong những lần chơi tiếp theo, cô có thể gợi ý cho người điều khiển đưa ra những yêu cầu sau: Giúp mẹ chhuẩn bị làm muối lạc, chuẩn bị pha sữa bột...
NXBGD
Lê Minh Hà - Nguyễn Thị Hồng Thu
Đi siêu thị
• Mục đích
- Giúp trẻ nhận biết và phân loại các loại rau, củ, quả, lương thực..
- Phát triển vận động. Rèn luyện tính kiên trì, dũng cảm cho trẻ.
• Chuẩn bị
- Quầy bán hàng có nhiều loại thực phẩm khác nhau: rau, củ, quả, ngô, khoai, sắn, gạo...
- Mỗi trẻ có 1 chiếc giỏ nhỏ
- Gậy thể dục (10 chiếc) hoặc 3, 4 vòng tròn.
- Ghế băng (2 chiếc)
• Luật chơi
- Trẻ chọn đúng thực phẩm theo yêu cầu
- Biết bật nhảy liên tục qua các gậy thể dục hoặc vòng tròn. Sau đó đi thăng bằng trên ghế thể dục.
• Cách chơi:
- Cô phát cho mỗi trẻ một chiếc giỏ (hoặc chia thành 2 đội thi chọn thực phẩm theo yêu cầu).
- Yêu cầu trẻ đi siêu thị chọn thực phẩm có nhiều vitamin A (thực phẩm có nhiều chất bột, rau xanh...).
- Khi đi, trẻ phải bật liên tục qua chướng ngại vật là các gậy thể dục hoặc vòng tròn đến siêu thị, chọn thực phẩm theo yêu cầu xếp vào giỏ của mình, sau đó mang thực phẩm theo đường băng chuyền (đi trên ghề băng thể dục) về để vào rổ của mình. Trò chơi cứ thế tiếp tục
- Cuối cùng cô kiểm tra kết quả của mỗi trẻ. Trẻ nào "mua" được nhiều và đúng thì được cô thưởng.
NXBGD
Lê Minh Hà - Nguyễn Thị Hồng Thu
rò chơi: “Cắp cua”
I. Mục đích:
- Củng cố kiến thức về các nhóm thực phẩm.
- Rèn luyện cơ tay, giáo dục cháu tính khéo léo và tính trung thực trong quá trình chơi.
II. Chuẩn bị:
Các hình con vật bằng bìa, kích thước 3 - 4cm có dạng vuông, tròn, tam giác...
III. Luật chơi:
Hai tay trẻ nắm lại, đan các ngón vào nhau, hai ngón tay trỏ duỗi ra làm càng cua cắp đúng con vật mình cần cắp. Khi cắp phải khéo léo, không để cho ngón tay chạm vào hình bên, nếu bị chạm sẽ nhường quyền cắp cho bạn kế tiếp. Ai cắp hết hình con vật của mình trước là thắng cuộc.
IV. Cách chơi
- 3 -4 trẻ ngồi vòng tròn, 1 trẻ đọc đồng dao:
Cua cua cắp cắp
Đi khắp thế gian
Tìm con tìm cái
Con gà, con vịt
Con tôm, con cá...
Con nào con nấy,
Cho ta chất đạm
Mau mau cắp về.
- Trẻ vừa đọc vừa chỉ tay vào từng bạn chơi. Các từ "con gà, con vịt, con tôm, con cá" rơi vào ai thì trong suốt lượt chơi, trẻ chỉ được cắp con vật đó.
- Sau khi đã xác định được con vật mình sẽ cắp, cả nhóm oẳn tù tì để xếp thứ tự đi. Trẻ đi trước bốc hết hình và tung ra, hai tay nắm lại, đan các ngón tay vào nhau, hai ngón trỏ duỗi ra làm càng cua cắp từng hình ra chỗ mình, khi cắp phải khéo léo không để cho ngón tay chạm vào hình bên. Nếu bị chạm sẽ nhường quyền cắp cho bạn đi kế tiếp. Cứ như thế, lần lượt cho từng trẻ cắp loại hình của mình. Ai cắp hết loại hình của mình trước sẽ thắng cuộc.
Lê Minh Hà - Nguyễn Thị Hồng Thu
NXBGD
Tiến - Tiến – Lùi – Lùi
* Mục đích:
Giúp trẻ phân biệt các chữ cái dễ nhầm lẫn về âm và hình dạng: b - d; p - q; l - n
* Chuẩn bị:
- Các thẻ chữ cái: b, d, p, q, l, n (nĩu chữ 4 thẻ)
- Băng dính để gắn các chữ cái vào dép của trẻ.
* Cách chơi:
Chơi theo từng nhóm từ 6 - 8 trẻ ở ngoài sân. Cô cho trẻ xếp thành hàng ngang. Gắn một chữ cái vào một dép của trẻ theo từng cặp chữ. Ví dụ: dép ở chân phải gắn chữ b thì dép ở chân trái gắn chữ d. Sau đó cô yêu cầu trẻ nhận biết và ghi nhớ các chữ cái gắn ở dép.
Khi cô giáo đọc chữ nào thì chân có chữ bước lên một bước. Ví dụ: cô đọc chữ b thì chân có chữ b bước lên 1 bước (còn chân kia vẫn đứng nguyên). Khi nào cô giáo đọc hết 1 chữ, mà chân có chữ đó đã bước ở phía trước thì chân ấy không được bước lên mà phải nhảy chân sáo lên một bước.
Lúc đầu cô đọc chậm từng chữ một, sau đó có thể đọc nhiều chữ một lúc. Tốc độ nhanh dần lên.
Cháu nào bước sai phải lùi lại một bước. Cháu nào tiến tới cô trước là thắng cuộc (từ chỗ các cháu đến cô khoảng 3 - 4m).
Đặng Thu Quỳnh - NXBGD
Bé Giỏi không nào?
I. Mục đích:
- Củng cố sự hiểu biết về dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ.
- Giúp trẻ ôn luyện kiến thức của các hoạt động học tập.
II. Chuẩn bị:
- Từ 1 đến 3 súc sắc, các mặt súc sắc có dán chữ số quy định.
- Cô phát co mỗi cháu 1 bìa (như hình vẽ). Bìa này cô làm gờ để có thể thay đổi tranh tùy theo hoạt động học tập cần ôn luyện.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi này trong các giờ ôn luyện về môi trường xung quanh, văn học, âm nhạc...
III. Luật chơi:
- Tìm tranh có số lượng hình vẽ tương ứng với chữ số hoặc có tên tương ứng với chữ cái.
- Kể chuyện theo tranh.
- Trẻ nào đặt đủ 4 ô trong bìa chơi là thắng cuộc.
IV. Cách chơi:
- Chơi theo nhóm (mỗi nhóm gồm 4 trẻ). Cô chọn một trẻ đổ súc sắc và đọc số, các trẻ khác tìm tranh vẽ có số lượng thực phẩm tương ứng với số mà trẻ kia súc sắc được và gắn vào ô có số phù hợp.
1. Ôn luyện giáo dục dinh dưỡng:
Ví dụ: Một trẻ đổ súc sacắ và đọc số 4. Một trẻ khác nghe và tìm tranh có 4 loại thực phẩm đặt đúng vào ô có số 4 và đọc to 4 nhóm đó như: "Gà, giàu chất đạm", "Gạo, giàu chất bột, đường", "bơ, giàu chất béo", "chuối, giàu vitamin"....
2. Ôn luyện kể chuyện theo tranh:
Cô phát cho mỗi cháu 1 bộ tranh có hình ảnh khác nhau. Một trẻ đổ súc sắc, một trẻ khác tìm tranh có số nhân vật tương ứng với số mà trẻ kia đổ súc sắc được và gắn vào ô có số phù hợp.
Ví dụ: trẻ đổ súc sắc và đọc số 2. Một trẻ khác nghe và tìm tranh có 2 nhân vật gắn vào ô số 2 tương ứng, rồi kể chuyện theo tranh có 2 nhân vật ấy cho các bạn nghe.
3. Ôn luyện chữ cái:
- Cô thay bảng số bằng bảng chữ cái và gắn vào bìa cho trẻ.
Thay súc sắc có các mặt dán chữ cái tương ứng với các chữ cái gắn trên bảng của trẻ.
- Nếu cháu đổ súc sắc có mặt là chữ "a" thì cô yêu cầu một cháu khác tìm tranh có từ mang chữ "a" (con gà, cà chua) đặt vào ô phía dưới chữ đó. Cô đề nghị trẻ nói: "Con gà có chất đạm hoặc cà chua có vitamin A..."
NXBGD
Lê Minh Hà - Nguyễn Thị Hồng Thu
Ai sống trong ngôi nhà này?
* Mục đích
Giúp trẻ nhận biết chữ cái đã học, đồng thời miêu tả được đặc điểm của một số con vật (tiếng kêu, dáng đi...)
* Chuẩn bị:
- Các ngôi nhà có hình vẽ các con vật và có ghi chữ cái về các con vật đó (nhà gà - hình con gà - chữ g).
- Mỗi cháu một thẻ chữ của các chữ ghi ở các nhà của các con vật.
* Cách chơi:
Cô đặt tranh các ngôi nhà của các con vật ở 4 góc khác nhau. Sau đó, cô phát cho mỗi cháu một thẻ chữ cái. Cô cho các cháu đi quanh nơi chơi, vừa đi vừa hát bài " Ta đi vào rừng xanh". Khi có hiệu lệnh của cô: "tìm về đúng ngôi nhà của mình:, các cháu chạy nhanh về "ngôi nhà" có chữ giống với thẻ chữ của các cháu.
Sau đó, cô đi đến lần lượt từng ngôi nhà và hỏi: " cốc, cốc, cốc, ai ở trong ngôi nhà này?"
Các cháu ở trong ngôi nhà đó trả lời bằng tiếng kêu và miêu tả dáng đi của con vật sống ở ngôi nhà đó.
Ví dụ: cô đến gõ cửa nhà gà: "Cốc, cốc, cốc, ai sống trong ngôi nhà này?"
Các cháu ở ngôi nhà đó trả lời " Chúng tôi là gà đây, ngôi nhà của chúng tôi mang chữ "g" rồi vỗ cánh gáy: ò, ó, o. Cô đi tiếp đến nhà khác.
Sau khi đi hết các nhà, cô nhận xét các cháu chơi.
Trờ chơi lại tiếp tục - cô cho trẻ đổi chữ cho nhau.
Theo Đặng Thu Quỳnh - NXBGD
Bạn thích gì? Không thích gì
Mục đích :
- Tập cho trẻ làm việc theo nhóm
- Củng cố vốn từ , luyện kĩ năng cắt dán.
Chuẩn bị :
- Họa báo về đồ chơi các góc chơi khác nhau: góc nghệ thuật, góc toán, góc gia đình...
- Kéo, hồ dán, giấy A4 và trên giấy có ghi tên trẻ.
Cách chơi:
- Chi lớp thành 3-4 nhóm .
- Cho trẻ thảo luận xem hôm nay nhóm mình sẽ chơi góc nào?
- Trẻ tìm và cắt, dán cho nhóm 1 bộ sưu tập đồ chơi của góc chơi nào đó.
- Sau đó cô đề nghị từng trẻ nói về những đồ chơi mình cắt dán cho bộ sưu tập của nhóm.
- Sau khi các nhóm hoàn thành nhiệm vụ, cô yêu cầu các nhóm đổi bộ sưu tập cho nhau.Nhóm sẽ xem và nói tên góc chơi mà nhóm bạn đã chơi hôm nay.
Theo CTDG MN 2006
Ô tô vào bến
* Mục đích
- Củng cố nhận biết chữ cái đã học theo hiệu lệnh của cô
- Giúp trẻ được chơi vận động.
* Chuẩn bị
- 3 - 5 tấm bìa cứng hình tròn (vuông) có viết chữ cái, tượng trưng cho "bến xe" (có cán để cắm).
- Mỗi cháu một tấm bìa cứng hình tròn, có gắng chữ cái giống như chữ cái ở biển cắm làm "bến xe", giả làm "vô lăng".
* Cách chơi:
Cô cắm các biển vào một chỗ để quy định là "bến xe". Cô phát cho mỗi cháu một cái "vô lăng", làm "tài xế".
Trước khi chơi, cô nhắc các cháu phải đi đúng luật giao thông, không chen lấn, xô đẩy nhau, ai đến trước thì đứng trước, ai đến sau thì đứng sau.
Khi nào cô nói: "Xe chạy" các cháu làm "tài xế" cầm "vô lăng" làm động tác lái xe chạy xung quanh sân chơi, vừa chạy vừa kêu"pin, pin..." khi nghe hiệu lệnh của cô: "Về bến" trẻ sẽ chạy đến đúng "bến xe" của mình (Chữ cái trên "vô lăng" giống với chữ cái của "bến xe" - một cháu sẽ không có bến xe
Đặng Thu Quỳnh - NXBGD
Chữ gì biến mất ?
Mục đích
- Rèn khả năng quan sát, chú ý và phản xạ nhanh
- Giúp trẻ nhớ mặt chữ dễ dàng, thoải mái.
Chuẩn bị
- Đồ chơi, đồ vật có gắn chữ cái cần ôn.
- Thẻ các chữ cái giống với chữ cái gắn ở các đồ chơi - đồ vật.
Cách chơi
Cả lớp cùng chơi. Cô đặt các đồ chơi, đồ vật ở trên bàn - các cháu đứng xung quanh bàn. Cô yêu cầu các cháu quan sát xác đồ chơi, đồ vật có gắng các chữ cái (con gà có gắn chữ g). Cô giơ từng đồ chơi, đồ vật lên và các cháu đọc các chữ cái gắn ở đồ chơi, đồ vật.
Sau đó cô nói: "Trốn cô" các cháu nhắm mắt lại. Đồng thời cô lấy một đồ chơi, đồ vật cất đi - Xong cô nói: "Thấy cô" các cháu mở mắt. Cô hỏi trẻ: "Các cháu hãy nhìn xem đồ vật và chữ gì đã biến mất". Các cháu quan sát các đồ vật trên bàn và nói nhanh tên đồ vận và chữ cái đã biến mất. Cô chỉ định một cháu trả lời. Cháu trả lời đúng, cô và cả lớp hoan hô. Nếu cháu trả lời sai - cô cho các cháu khác trả lời. Trò chơi lại tiếp tục trả lời
Đặng Thu Quỳnh - NXBGD
Tìm tiếng bắt đầu cùng một chữ cái
• Mục đích
Rèn khả năng nhanh trí tìm từ bắt đầu cùng một chữ cái.
• Chuẩn bị
Một chiếc khăn vuông
• Cách chơi
Cả lớp cùng chơi ở ngoài sân. Cô cho các cháu ngồi thành vòng tròn. Cô đưa khăn cho một cháu, yêu cầu cháu đó chuyền khăn sang cho bạn ngồi bên cạnh (theo chiều kim đồng hồ) và đồng thời nói một tiếng có chữ cái n (nón). Cháu ngồi bên cạnh nhận được khăn, chuyền sang cho bạn tiếp theo và nói một tiếng khác cũng cò chữ cái đầu tiên là n (na). Cứ như vậy, lần lượt các cháu chuyền khăn cho nhau và tìm chữ, tiếng có cùng chữ cái. Chuyền cho đến khi nào các cháu không tìm được các tiếng có cùng một chữ cái thì thôi. Cô lại yêu cầu trẻ tìm từ bắt đầu cùng một chữ cái khác.
Trong quá trình các cháu chuyền khăn cho nhau, cháu nào không tìm được tiếng có cùng chữ cái đó thì cô gợi ý cho cháu – hoặc chuyền khăn qua cho cháu khác
Đố bạn biết
1. Mục đích
- Trẻ nhận biết và nói đúng tên một số con vật, rau, củ, quả quen thuộc
2. Chuẩn bị
- Một số bộ tranh lô tô vẽ các con vật và các loại rau, củ, quả.
3. Luật chơi
- Trẻ nói nhanh và đúng tên các con vật, các loại rau, củ, quả vẽ trên lô tô.
4. Cách chơi
- Chơi với số lượng trẻ nhiều (trên 10 trẻ): Cho một trẻ cầm bộ tranh lô tô dinh dưỡng đứng lên trước lớp. Trẻ đó giơ từng quân lô tô lên đố các bạn: “Tranh này vẽ con gì?” (hoặc rau, củ, quả gì? ). Khi nghe bạn đố, các trẻ khác phải nói thật nhanh tên con vật hoặc rau, củ, quả vẽ trên quân lô tô ấy. Trẻ nào nói sai phải nhảy lò cò.
- Chơi với số lượng trẻ ít (dưới 10 trẻ): Hình thức như trên như có thêm 10 bộ lô tô dự trữ. Nếu trẻ nào nói đúng và nhanh thì được nhận quân lô tô. Cuối cuộc chơi, trẻ nào nhận được nhiều quân lô tô nhất là thắng cuộc.
Lê Minh hà - Nguyễn Thị Hồng Thu - NXBGD
Ai nhanh nhất ( Dành cho 5 tuổi )
Ai nhanh nhất (5 tuổi)
1. Mục đích
- Giúp trẻ phân loại thành thạo các nhóm dinh dưỡng giàu chất béo, chất bột đường, chất đạm, vitamin và muối khoáng.
- Nèn luyện sự kiên trì và khả năng ghi nhớ.
- Giúi trẻ nhận biết các chữ cái đã học.
2. Chuẩn bị
- Tận dụng bộ miếng xốp của bộ đèn màu, sơn màu nước hoặc dán giấy thủ công như hình vẽ.
- 2 viên súc sắc, mỗi mặt Súc sắc dán hình đại diện nhóm dinh dưỡng giàu chất đạm, béo, bột đường, vitamin
- 2 viên bi
- 16 ngôi nhà: mỗi ngôi nhà có dán hình thực phẩm của 4 nhóm dinh dưỡng khác nhau
3 Luật chơi
- Ngay trước cổng mỗi ngôi nhà có dán hình thực phẩm của các nhóm dinh duong (Ví dụ: cam, thịt bò, rau, bơ). Đổ Súc Sắc trúng mặt nào có hình thực phẩm cùng với nhóm dinh dưỡng dán trước ổcng ngôi nhà, trẻ đọc to tên thực phẩm đó, đồng thời kéo hình ra, trẻ mới lăn bi đi qua cổng. Nếu đổ súc sắc không cùng nhóm dinh dưỡng với hình dáng trước cổng thì không được đi.
- Lăn bi theo chiều mũi tên.
- Ai về đích trước là thắng cuộc.
4. Cách chơi
- Mỗi lượt chơi chọn 2 trẻ ngồi vào vị trí 2 bên bàn cờ, oẳn tù tì ai thắng được đi trước. Nếu trẻ đổ trúng mặt có hình trái cây tức là thực phẩm thuộc nhóm dinh dưỡng giàu vitamin và muối khoáng, ngay cổng đầu tiên nếu có dán hình quả cam cùng với nhóm thực phẩm đó thì trẻ sẽ phải đọc to lên “quả cam thuộc nhóm vitamin và muối khoáng”, trẻ kéo hình quả cam ra để lộ cái cổng cổng, sau đó dùng tay lăn viên bi đi qua cổng thứ nhất.
- Trẻ thứ hai đổ súc sắc. Nếu đổ trúng mặt có hình thực phẩm giàu chất béo, ngay cổng thứ 2 nếu có dán hình mỡ heo thì trẻ đọc to “Mỡ heo giàu chất béo” trẻ kéo hình ra để lộc cái cổng. Nếu trẻ đổ súc sắc có hình thực phẩm không cùng nhóm dinh dưỡng gắn ở cổng thì nhường quyến ưu tiên cho bạn thứ nhất d0ổ súc sắc.
- Cứ như thế, cháu nào đếnđích trước thì cháu đó thắng cuộc
Lê Minh Hà - Nguyễn Thị Hồng Thu - NXBGD
Các chữ cái ở khắp nơi.
Yêu cầu cần đạt:
Trẻ nhận biết chữ đầu tiên trong tên gọi của các đồ vật trong lớp.
Phương tiện:
Một số mảnh giấy nhỏ, có viết các chữ cái. Một cuộn băng dính nhỏ.
Tiến hành:
Bắt đầu bằng việc cho trẻ tìm 1 vài thứ có tên gọi bắt đầu bằng chữ “B” trong góc đóng vai (búp bê, bát). Một vài thứ có tên gọi bắt đầu bằng chữ “h” trong góc tạo hình (hộp bút, hoa, hình)
Sau khi tìm xong có thể cho trẻ dùng băng dính dán mẫu giấy có chữ vừa tìm lên vật đó.
*Chú ý:
Đối với trường hợp trẻ còn khó khăn trong việc xác định chữ cái đầu bằng âm thanh, có thể bắt đầu bằng việc tìm từ trong những chữ có in ở trên đồ vật. Ví dụ: Hộp sữa Vinamilk, hộp bánh các loại, tranh vẽ, tranh các loại rau
*Hoạt động kết hợp:
Phát cho trẻ các mảnh giấy in các chữ cái khác nhau để trẻ tìm kiếm những đồ vật trong phòng có tên bắt đầu bằng chữ cái đó rồi dán phiếu chữ cái lên đồ vật đã xác định.
Ví dụ:
Đặt chữ cái “b” lên trên con búp bê, chữ “Ô” lên cái ô tôv.v.
Nếu trong phòng không có vật nào bắt đầu bằng những chữ cái như chúng được phát, động viên trẻ nghĩ về các vật rồi vẽ lên giấy.
Điền chữ cái thiếu trong từ
Điền chữ cái thiếu trong từ
*Mục đích –Yêu cầu
Trẻ nhận biết chữ cái bị thiếu trong từ và điền chữ cái bị thiếu đó vào ô trống.
*Chuẩn bị
Một số tờ giấy,1 dòng ghi từ có đầy đủ các chữ cái,1 dòng ghi từ bị thiếu 1-2 chữ cái theo mẫu dưới đây:
Con cá
c
o
n
c
a
*Hướng dẫn
-Chơi tập thể cả lớp.
-Cô phát tờ giấy có ghi từ bị thiếu 1-2 chữ cái cho trẻ.Trẻ tìm chữ cái bị thiếu trong từ.Trẻ gọi tên và viết chữ cái bị thiếu đó vào ô trống.
Nhận họ nhận hàng
*Mục đích –Yêu cầu
Trẻ ôn luyện lại những chữ cái đã được học.
*Chuẩn bị
Các thẻ chữ cái, số lượng thẻ bằng số trẻ trong lớp. Mỗi chữ cái khoảng 3-4 trẻ.
*Hướng dẫn
-Chơi tập thể cả lớp.
-Trẻ đứng thành vòng tròn.Cô phát cho mỗi trẻ một thẻ chữ cái, trẻ ghi nhớ chữ cái trong thẻ của mình.Cô nói hiệu lệnh : “Nhận họ nhận hàng”.Trẻ hỏi lại : “Họ hàng nhà nào?”.Cô nói tiếp : “Họ hà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tro choi hoc tap cho tre mau giao_12377608.doc