- Đón trẻ, hướng trẻ đến các đồ dùng, đồ chơi trong lớp và chọn góc chơi thích hợp.
- Trò chuyện với trẻ về các bạn trong lớp, cho trẻ kể lại bạn mình, dạy trẻ cách ứng xử quan tâm đến bạn bè.
- Tập thể dục sáng, điểm danh.
- Lớp học của bé - Đồ chơi trong sân trường - Lớp học của bé, các cô và các bạn - Đồ chơi của lớp
- Quan sát lớp học của bé, đồ chơi sân trường;
- Chơi tự do theo nhóm;
- Chơi theo đồ dùng có sẳn ngoài trời và đồ dùng cô chuẩn bị
PTTM
- Vẽ đồ chơi của lớp
PTTC
- Đi khuỵu gối PTTM
- Hoa bé ngoan PTNN
- Truyện: Anh chàng mèo mướp
86 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1581 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Trường màm non Tân Trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* Kiến thức
- Trẻ biết ban đầu về trường của mình đang học, tên trường tên lớp: Xã nào ? ấp nào ? Cô giáo tên gì ? (4t)
- Trẻ biết công việc của từng người trong trường, tên gọi các đồ chơi trong sân trường . Trẻ trả lời được những câu hỏi của cô một cách trọn vẹn. (5t)
* Kĩ năng
- Phát triển các giác quan của trẻ qua quan sát. (4t)
- Phát triển khả năng quan sát, suy luận, phán đoán ở trẻ. Phát triển ngôn ngữ, vốn từ của trẻ. (5t)
* Thái độ
- Trẻ hào hứng, tích cực hoạt động.
- Giáo dục trẻ yêu quí trường lớp, giữ gìn vệ sinh.
II. CHUẨN BỊ
- Tranh ảnh về trường mầm non.
- Khối vuông, tam giác, chữ nhật.
- Nhạc.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Trường mẫu giáo của bé”
- Cô cho trẻ hát bài “ Trường chúng cháu đây là trường mầm non”
+ Các con vừa hát bài gì?
+ Bài hát nói về điều gì?
Vậy chúng ta đang học ở đâu các con ? Các con có yêu quí ngôi trường của mình không?
- Cô cháu mình cùng nhau tìm hiểu ngôi trường mẫu giáo mà chúng ta đang học nha các con?
- Cô và trẻ hát bài “Em đi mẫu giáo”
+ Trường chúng ta đang học tên là gì con? Nằm ở ấp nào, xã nào?
+ Trường có các khu vực nào?
+ Ngoài phòng học còn có những phòng nào?
+ Phòng y tế để làm gì?
+ Văn phòng có những ai làm việc ?
+ Hiệu trưởng là ai ? Hiệu phó là ai ?
- Ngoài ra còn có những người nào ?
- Chú bảo vệ làm gì ?
- Cô tạp vụ làm gì ?
- Các con đến trường để làm gì ? Học những gì ?
- Các con cảm thấy thế nào khi được đến trường ? Vì sao ?
* Cô mở rộng Cho trẻ xem tranh một số tranh ngôi trường trên máy và đàm thoại đơn giản với trẻ
Giáo dục : Trường là ngôi nhà thứ 2 của các con , khi đến trường các con được học kiến thức học đạo đức để trở thành người có ích cho xã hội . Vì vậy các con phải yêu quí ngôi trường và cô giáo bạn bè nha các con
* Hoạt động 2 : Ai nhanh tay
- Luật chơi : Trẻ phải đặt cân đối khối tam giác lên khối hình vuông hoặc khối hình chữ nhật
- Cách chơi : Mỗi đội 5 trẻ trong vòng 1 phút xếp được nhiều lớp cho trường thì đội đó thắng
- Nhận xét trẻ
* Hoạt động 4 : Kết thúc
- Cho trẻ hát bài vui đến trường
- Kết thúc, ra ngoài uống nước
- Cả lớp hát
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ xem và đàm thoại với cô
- Trẻ chơi trò chơi theo sự hướng dẫn của cô.
- Trẻ hát
- Ra ngoài uống nước
* Hoạt động góc
Thực hiện như đã soạn
* Hoạt động chiều
+ Thể dục chống mệt mỏi
+ Cháu tham gia thực hiện lại những hoạt động trong ngày chưa hoàn chỉnh
+ Chơi tự do theo nhóm
- Vệ sinh - nêu gương - trả trẻ.
- Đánh giá trẻ cuối ngày.
THỨ NĂM
Phát triển thể chất
TUNG BÓNG LÊN CAO VÀ BẮT BÓNG
I. MỤC TIÊU
* Kiến thức
- Thực hiện được vận động theo cô. (4t)
- Trẻ thực hiện đúng thao tác và nhanh nhẹn đúng kĩ thuật. (5t)
* Kĩ năng
- Rèn luyện sự dẻo dai và phát triển cơ bắp cho trẻ. (4t)
- Rèn luyện khả năng định hướng, phối hợp nhịp nhàng giữa bàn tay cánh tay và mắt. (5t)
* Thái độ
- Giáo dục trẻ tính tập thể, trật tự khi thực hiện bài tập. Rèn luyện sức khỏe
Không nói tục chửi bậy.
II. CHUẨN BỊ
- Nhạc thể dục
- Bóng rổ
- Tua
- Băng nhạc, trống lắc
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Khởi động
- Cho trẻ hát và vận động bài “ Đi chơi đi chơi”
- Các con hát bài hát gì?
Các con ơi ! Mình muốn có một sức khỏe tốt để đến trương để đi chơi các con phải làm gì?
Vậy lớp chúng ta cùng tập thể dục nhé.
Cô mở băng.
+ Trẻ đi vòng tròn kết hợp với các kiểu chân đi bằng gót chân đi tăng dần tốc độ, chạy đi chận dần sau đó chuyển hàng ngang xoay cổ xoay tay cổ chân xoay cánh tay xoay bả vai xoay hong xoay gối
* Hoạt động 2: Trọng động
* Bài tập phát triển chung”
- Động tác 2: Tay (2l-8n)
+ Nhịp 1: Hai tay cầm vòng đưa trước mặt chân rộng bằng vai
+ Nhịp 2: Hai tay cầm vòng đưa lên cao qua đầu tay thẳng với thân, mắt nhìn theo tay.
+ Nhịp 3: Như nhịp 1
+ Nhịp 4: Đưa tay xuôi theo thân mình, một tay cầm vòng , hai chân khép lại
- Động tác 3: Bụng
+ Nhịp 1: Hai tay cầm vòng giơ cao qua đầu thẳng với cơ thể , chân rộng bằng vai.
+ Nhịp 2: Hai tay cầm vòng cúi gập người, vòng đụng chân , tay thẳng chân thẳng.
+ Nhịp 3: Như nhịp 1
+ Nhịp 4: Hai chân khép , tay xuôi thân mình một tay cầm vòng
- Động tác 4: Chân
+ Hai tay chống hông đưa 1 chân ra trước khuỵu gối
- Động tác 5: Bật taị chỗ
* Vận động cơ bản: Tung bóng lên cao và bắt bóng
- Cô làm mẫu lần 1:
- Cô làm mẫu lần 2: Giải thích
+ Tư thế chuẩn bị: Hai tay cô cầm bóng tung lên mắt nhìn theo bóng chờ bóng rơi xuống bắt lấy bóng không làm rơi xuống đất
- Cô gọi một bạn lên thực hiện mẫu
- Trẻ thực hiện không được cô làm mẫu cho trẻ xem
- Cô cho cả lớp thực hiện
- Gọi những trẻ tập sai lên thực hiện lại
- Cô cho trẻ thi đua
- Cô chú ý bao quát sửa sai cho trẻ
- Nhận xét tuyên dương trẻ thực hiện đúng
- Các con vừa tập bài tập có tên là gì?
- Giáo dục : Tập thể dục mang lại cho ta sức khỏe tốt các con nhớ phải tập thể dục vào mỗi buổi sáng nha và nhớ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng nha.
* Trò chơi vận động “ Chạy tiếp cờ”
Cô giới thiệu luật chơi và cách chơi
Luật chơi: cháu nhận cờ và phải chạy qua ghế mới về đưa cho bạn
Cách chơi : cháu xếp thành 3 hàng dọc theo tổ phía trước có ghế để ô cắm cờ khi có hiệu lệnh cháu đầu hàng chạy tới ghế nhận cờ chạy vòng qua ghế rồi về dưa cho bạn và về đứng cuối hàng cháu khác tiếp tục như thế cháu cuối cùng của đội nào cắm cờ trước là thắng cuộc
- Cho trẻ chơi vài lần
- Nhận xét: Quá trình chơi của trẻ
* Hoạt động 3: Hồi tĩnh
- Cho trẻ hít thở nhẹ nhàng.
- Tập thể dục
- Trẻ khởi động
- Trẻ thực hiện bài tập phát triển chung
- Trẻ xem cô thực hiện
- Trẻ xem cô thực hiện
- Trẻ thực hiện mẫu
- Cả lớp thực hiện
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thi đua
- Trẻ chơi trò chơi theo sự hướng dẫn của cô
- Trẻ hít thở nhẹ nhàng
* Hoạt động góc
Thực hiện như đã soạn
* Hoạt động chiều
- Thể dục chống mệt mỏi
- Ôn hoạt động sáng, ôn góc chơi chưa thạo.
- Chơi tự do theo nhóm.
- Vệ sinh nêu gương trả trẻ.
- Đánh giá trẻ cuối ngày.
THỨ SÁU,
Phát triển nhận thức
ÔN SỐ LƯỢNG 1-2
I. Mục tiêu
* Kiến thức
- Đếm được số lượng đồ dùng đồ chơi có số lượng 1, 2. Trẻ nhận biết số lượng1- 2. (4t)
- Trẻ nhận biết số lượng 1- 2 thông qua các trò chơi. đếm được số lượng đồ dùng đồ chơi có số lượng 1, 2. So sánh thên bớt số lượng 1, 2. (5t)
* Kĩ năng
- Rèn kĩ năng phân biệt so sánh đồ vật ở trẻ. (4t)
- Phát triển nhận thức tư duy nghi nhớ có chủ định. Tham gia trò chơi tích cực đạt hiệu quả qua đó trẻ thể hiện ý thức đồ chơi góc chơi ở lớp. (5t)
* Giáo dục
- Nhận biết được số lượng ĐDĐC. Bảo quản ngăn nắp.
II. Chuẩn bị
- Đồ chơi đồ dùng trong lớp.
- Tranh ảnh, bút chì màu.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1:
Nhận biết những đồ chơi, đồ vật có số lượng 1.
Cho trẻ tìm những đồ chơi trong lớp với số lượng 1
Cho trẻ chọn một món đồ chơi mà trẻ thích.
Hoạt động 2:
Tạo nhóm hai đối tượng
Với một món đồ chơi các con đã có sẵn, bây giờ nếu muốn được hai thì cô sẽ làm gì?
cho trẻ thực hiện tạo nhóm 2.
Đã có một món đồ chơi rồi, bây giờ nếu thêm một nữa thì mình sẽ được mấy?
Cô cho trẻ nhận biết số 2
Hoạt động 3:
Tìm đồ chơi có số lượng 2:
Cho trẻ tìm đồ chơi có số lượng 2 cho mình.
Tổ chức những trò chơi với con số.
Thi hát: chia trẻ thành 2 nhóm, thi đua hát những bài có số lượng 1 và 2.Kết quả thắng cuộc dựa trên tổng số bài hát.
- Tổ chức đàm thoại về lớp học của bé, gợi hỏi về các đồ chơi vật dụng trong lớp. Cho trẻ tìm các đồ chơi trong lớp, gọi tên và nêu số luợng trẻ đang tìm thấy. Cho trẻ đếm số lượng và nêu kết quả
- Gợi hỏi cho trẻ phát hiện trò chơi ở góc chơi nào trong lớp
4. Hoạt động 4:
- Thực hành: tô số 1, 2 đếm và so sánh thêm bớt
Tìm và nối các nhóm đồ vật đồ chơi phù hợp
Cô quan sát, động viên và giúp trẻ.
Dạo chơi, nhận xét.
- Trẻ tham gia chơi
- Trẻ tham gia chơi
- Trẻ tham gia chơi
- Trẻ thực hành.
* Hoạt động góc :
Cháu thực hiện theo nội dung đã soạn
* Hoạt động chiều:
Thể dục chống mệt mỏi
Ôn hoạt động sáng. Ôn các góc.
Chơi tự do các góc.
- Vệ sinh -nêu gương -trả trẻ
- Đánh giá trẻ cuối ngày.
NHÁNH 3
LỚP LÁ 2 CỦA BÉ
Từ ngày 11/9 đến ngày 15/9/2017
I. MỤC TIÊU
4 tuổi
+ Thích vận động, Biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi;
+ Trẻ biết tên trường là gì ? Lớp lá mấy ? Trẻ biết tên đồ dùng đồ chơi;
+ Biết tên bài hát, thuộc bài hát và hát múa nhịp nhàng các bài hát của chủ đề;
+ Trẻ thuộc bài thơ cô dạy;
+ Trẻ biết vâng lời cô, ông bà cha mẹ.
5 tuổi
+ Tập các bài tập phối hợp tay chân nhịp nhàng;
+ Trẻ biết được tên trường địa chỉ của trường, trẻ biết tên một số đồ dùng đồ chơi trong lớp. Cháu biết trong lớp có nhiều bạn trai, bạn gái;
Cháu biết những qui định ở lớp giờ học giờ ra chơi giờ tan;
Cháu biết công việc của cô;
Biết được ích lợi của việc đến trường, các khu vực ở trường, các ngày lễ ngày hội, biết được các hoạt động trong ngày;
+ Hát múa thể hiện tình cảm của mình;
+ Trẻ kể chuyện một cách nhuần nhuyễn và logic;
+ Nói được 1 số thông tin quan trọng về bản thân và gia đình;
+ Sử dụng lời nói để bày tỏ cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của bản thân;
+ Ích lợi của việc đến lớp. Thích thú khi tham gia các hoạt động. Biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi. Thể hiện sự thân thiện đoàn kết với bạn bè;
Trẻ biết vâng lời ông bà cha mẹ. Có thói quen cảm ơn xin lỗi và xưng hô lễ phép với người lớn.
II. MẠNG NỘI DUNG
Cô và các bạn trong lớp
- Tên gọi của cô giáo và các bạn
- Đặc điểm riêng của cô và các bạn
- Công việc của cô
- Tình cảm của cô và các bạn
- Sở thích của nhóm bạn thân, đoàn kết giúp đỡ bạn bè.
Các khu vực trong lớp
- Tên gọi đặc điểm các khu vực , khu vệ sinh.
- Khu học tập vui chơi, giá chơi, các góc đồ chơi.
- Yêu mến lớp học của mình.
LỚP LÁ 2
CỦA BÉ
Đồ dùng đồ chơi trong lớp
- Tên gọi đặc điểm của đồ dùng đồ chơi trong lớp
- Cách sử dụng, công dụng đồ dùng đồ chơi
- So sánh sự giống nhau về kích thước, màu sắc, công dụng của đồ dùng đồ chơi
- Giữ gìn đồ dùng đồ chơi.
III. MẠNG HOẠT ĐỘNG
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
* Dinh dưỡng
- Cho trẻ biết một số món ăn thông thường ở trường
- Tập một số kĩ năng vệ sinh cá nhân
* Vận động
- Đi khuỵu gối.
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
- Truyện: “Anh chàng mèo mướp”
PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XÃ HỘI
- Trò chơi: Kéo co, bịt mắt bắt dê, nhảy tiếp sức, bánh xe quay
- Đóng vai theo chủ đề
- Cháu yêu thích được đến trường, đến lớp.
- Hòa thuận, vui chơi cùng các bạn, cô giáo.
- Cháu yêu thích các họat động của lớp, của trường.
LỚP LÁ 2 CỦA BÉ
PHÁT TRIỂN THẨM MĨ
* Âm nhạc
- Hoa bé ngoan
* Tạo hình
- Vẽ đồ chơi của lớp
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
- Tìm hiểu một số đồ dùng đồ chơi trong lớp
KẾ HOẠCH TUẦN
Từ ngày 11/9 đến ngày 15/9/2017
TÊN HOẠT ĐỘNG
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Đón trẻ
- Đón trẻ, hướng trẻ đến các đồ dùng, đồ chơi trong lớp và chọn góc chơi thích hợp.
- Trò chuyện với trẻ về các bạn trong lớp, cho trẻ kể lại bạn mình, dạy trẻ cách ứng xử quan tâm đến bạn bè.
- Tập thể dục sáng, điểm danh.
Hoạt động ngoài trời
- Dạo chơi sân trường
- Lớp học của bé
- Đồ chơi trong sân trường
- Lớp học của bé, các cô và các bạn
- Đồ chơi của lớp
- Quan sát lớp học của bé, đồ chơi sân trường;
- Chơi tự do theo nhóm;
- Chơi theo đồ dùng có sẳn ngoài trời và đồ dùng cô chuẩn bị
Hoạt động học
PTNT
- Tìm hiểu một số đồ dùng đồ chơi trong lớp.
PTTM
- Vẽ đồ chơi của lớp
PTTC
- Đi khuỵu gối
PTTM
- Hoa bé ngoan
PTNN
- Truyện: Anh chàng mèo mướp
Hoạt động góc
- Góc phân vai: Chơi cô giáo, gia đình, bán hàng. Bé tập làm nội trợ “Trộn dầu mè”
- Góc xây dựng: Xây dựng trường mầm non
- Góc học tập -sách: Xem sách tranh về Chủ đề trường mầm non Chơi lô tô chủ đề, chơi đômino, chơi ghép tranh, làm sách tranh, chơi bảng chun, đồng hồ số, bàn tính học đếm, tô những đường nét cơ bản.
+ Trò chơi học tập: Chơi xúc xắc
- Góc nghệ thuật: Vẽ, xé dán, nặn, tô màu trường mầm non, vẽ đường đi đến trường, vẽ màu nước trường mầm non, cắt dán trường mầm non bằng lá cây, làm tranh cát, ảnh lưu niệm
Biểu diễn văn nghệ: hát và múa đọc thơ những bài có nội dung về chủ đề.
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây, làm hàng rào. Chăm sóc cá, tưới cây, chơi với cát.
Hoạt động chiều
- Thể dục chống mệt mỏi.
- Ôn hoạt động sáng,
- Chơi góc chưa thạo, chơi tự do nhóm.Vệ sinh-nêu gương-trả trẻ.
THỂ DỤC SÁNG
I. MỤC TIÊU
* Kiến thức
+ Trẻ biết tên bài tập thể dục thực hiện đúng động tác, chú ý lắng nghe.
+ Phối hợp tay chân nhịp nhàng.
* Kĩ năng
+ Rèn luyện tính kỉ luật nhanh nhẹn trong tập luyện
+ Phát triển cơ tay vai chân cho trẻ
* Thái độ
+ Giữ trât tự khi tập.
II. CHUẨN BỊ
- Sân rộng, sạch.
- Cô tập chính xác các động tác, phối hợp tay chân nhịp nhàng.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
* Hoạt động 1: Khởi động
- Trẻ đi vòng tròn kết hợp với các kiểu chân đi bằng gót chân đi tăng dần tốc độ, chạy đi chận dần sau đó chuyển hàng ngang xoay cổ xoay tay cổ chân xoay cánh tay xoay bả vai xoay hong xoay gối
* Hoạt động 2: Trọng động
a) Bài tập phát triển chung
- Động tác 1: Hô hấp
+ Nhịp 1: Người thẳng tự nhiên , hai chân rộng bằng vai, hai tay cầm vòng đưa lên cao hít thở vào.
+ Nhịp 2: Hai tay thả xuôi xuống thở ra
+ Nhịp 3: Như nhịp 1
+ Nhịp 4: Như nhịp 2
- Động tác 2: Tay
+ Nhịp 1: Hai tay cầm vòng đưa trước mặt chân rộng bằng vai
+ Nhịp 2: Hai tay cầm vòng đưa lên cao qua đầu tay thẳng với thân, mắt nhìn theo tay.
+ Nhịp 3: Như nhịp 1
+ Nhịp 4: Đưa tay xuôi theo thân mình, một tay cầm vòng , hai chân khép lại
- Động tác 3: Bụng
+ Nhịp 1: Hai tay cầm vòng giơ cao qua đầu thẳng với cơ thể , chân rộng bằng vai.
+ Nhịp 2: Hai tay cầm vòng cúi gập người, vòng đụng chân , tay thẳng chân thẳng.
+ Nhịp 3: Như nhịp 1
+ Nhịp 4: Hai chân khép, tay xuôi thân mình, một tay cầm vòng
- Động tác 4: Chân
+Hai tay chống hông đưa 1 chân ra trước khuỵu gối
- Động tác 5: Bật tại chổ
* Hoạt động 3: Hồi tỉnh :
- Cho cháu hít thở nhẹ nhàng.
HOẠT ĐỘNG GÓC
NỘI DUNG
MỤC TIÊU
CHUẨN BỊ
TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG
* Góc phân vai
- Bán hàng
- Gia đình
- Bé tập làm nội trợ
4 tuổi
- Trẻ thể hiện vai người bán hàng mua hàng.
- Kĩ năng giao tiếp với khách bằng lời nói.
- Trẻ biết cảm ơn khi khách trả tiền.
5 tuổi:
- Biết cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận chủ đề chơi, phân vai chơi, nội dung chơi, tìm được đồ dùng thay thế để thực hiện ý tưởng chơi
- Kĩ năng nhanh nhẹn linh hoạt trong khi bán
- Biết cám ơn khi nhận tiền
- Đóng vai các thành viên trong gia đình, nấu nhiều món ăn ngon
Nói được 1 số thông tin quan trọng về bản thân và gia đình.
Thể hiện sự thân thiện đoàn kết với bạn bè
- Cửa hàng bán sách, gia đình, cô giáo
- Rau, củ, trái cây
- Sách vở. viết
- Bộ đồ dùng để nấu ăn: bếp, nồi, chảo, bát, đĩa, thìa, đũa, cốc ly..
- Thực phẩm để bé tập làm nội trợ
- Chơi bán hàng: trẻ thể hiện vai chơi người bán hàng và người mua. Người bán thì chào mời khách, người mua hàng thì hỏi giá cả và trả tiền khi nhận hàng. Biết cám ơn khi nhận và trao hàng.
- Trẻ chơi đóng vai:
+ Gia đình: Trẻ thể hiện vai các thành viên trong gia đình: Trẻ đóng vai bố, mẹ chăm sóc trẻ,làm món ăn, dọn bàn ăn
- Bé tập làm nội trợ theo yêu cầu của cô
* Góc xây dựng
- Xây dựng trường mầm non
4 tuổi
- Trẻ biết xây dựng trường mầm non có trường có hoa quả có nhà vệ sinh có nhà xecây cối
- Phát triển sáng tạo trong khi xây
- Giáo dục trẻ giữ gìn sản phẩm không vứt rác bừa bãi
5 tuổi
- Trẻ biết bố trí công trình xây dựng hợp lý, biết sử dụng các vật liệu khác nhau 1 cách phong phú.
- Trẻ bố trí hài hòa, có sáng tạo
- Giáo dục: Trật tự khi chơi
- Vật liệu xây dựng: Hàng rào ..các cây hoa, cỏ, băng ghế,
- Gạch sỏi
- Cỏ
- Người
- Cây xanh
- Cháu chơi xây dựng trường mâm non cháu biết bố trí bố cục hợp lí các khu: trường học, đồ chơi, vườn hoa, nhà xe, các lớp học, phòng vệ sinh, trồng nhiều cây xanh che bóng mát.
Biết bảo quản công trình xây.
* Góc học tập - sách
- Xem sách tranh, truyện tranh, kể chuyện theo tranh theo chủ đề
- Làm sách tranh: Trường mầm non
- Tô màu những nét cơ bản
- Chơi với bảng chun
- Chơi ghép tranh
- Chơi đômino
- Chơi lô tô.
- TCHT : Đỗ xúc xắc
4 tuổi
- Trẻ biết cách xem sách tranh, truyện tranh. Kể lại nội dung câu chuyện
- Đọc truyện logic
- Giáo dục trẻ biết yêu quí giữ gìn sách.
5 tuổi
- Biết cách sắp xếp tranh theo trình tự.
- Kể lại truyện theo trình tự.
- Giáo dục: Trẻ biết yêu quí giữ gìn sách
- Sử dụng lời nói cảm xúc nhu cầu ý nghĩ và kinh nghiệm của bản thân
- Sách tranh truyện tranh
- Kéo, keo dán
- Giấy
- Sách tô màu những nét cơ bản
- Bút chì, giấy
- Bảng chun, dây chun
- Tranh cho trẻ ghép
- Bộ đômino về chủ đề
- Tranh lô tô về chủ đề
- Xem sách tranh, truyện tranh và kể chuyện theo tranh
- Làm sách tranh về chủ đề
- Trẻ tô màu theo yêu cầu của cô
- Cô hướng dẫn trẻ, trẻ sáng tạo thêm những hình ảnh phong phú về chủ đề
- Cô hướng dẫn trẻ chơi ghép những mảnh tranh rời thành một bức tranh hoàn chỉnh về chủ đề
- Cô hướng dẫn trẻ chơi
- Trẻ chơi lô tô, không tranh giành.
- Chơi đồng hồ số, bàn tính, bản chun, cân chia vạch.
- Trẻ chơi đỗ xúc xắc
* Góc nghệ thuật
-Vẽ, xé dán, nặn, tô màu trường mầm non, vẽ đường đi đến trường
Làm sản phẩm bằng lá cây, vẽ tranh màu nước, làm tranh cát về chủ đề trường mầm non, ảnh lưu niệm
- Biểu diễn văn nghệ: hát và múa đọc thơ những bài có nội dung về chủ đề.
4 tuổi
- Vẽ, xé dán trường mầm non biết vẽ đường đi
- Biết dùng kĩ năng vẽ và tô màu không lem ra ngoài
Giáo dục trẻ chú ý khi vẽ
- Thuộc bài hát trong chủ điểm, biết sử dụng nhạc cụ.
- Kĩ năng vận động nhịp nhàng
- Giáo dục trẻ yêu quí cái đẹp.
5 tuổi
- Biết vẽ, nặn tô màu, xé giấy và dán trường mầm non, đường đi, làm ảnh lưu niệm
- Trẻ biết dùng kĩ năng cơ bản để vẽ, tô màu
- Giaó dục trẻ ngồi vẽ, tô ngay ngắn
- Thể hiện nét mặt, động tác vận động, sắc thái bài hát bài thơ
- Kĩ năng cảm thụ âm nhạc
- Giáo dục: Yêu âm nhạc
- Giấy màu, giấy A4, keo, khăn lau, giấy A4, bút sáp, 1 số tranh rỗng, lá cây, tranh cát
- Mũ hoa, nhạc cụ, máy hát đĩa.
- Cháu chơi vẽ, tô màu, xé dán nặn về chủ đề
- Vẽ đường đi đến trường
Làm sản phẩm bằng lá cây, vẽ tranh màu nước, làm tranh cát về chủ đề trường mầm non, ảnh lưu niệm
- Cháu chơi hát và biểu diễn với nhạc cụ các bài hát đã thuộc trong chủ đề.
- Trẻ đọc thơ
* Góc thiên nhiên
- Chơi chăm sóc cây, tưới cây. Làm hàng rào
4 tuổi
- Trẻ biết chăm sóc cây, tưới cây, làm hàng rào
- Rèn luyện cơ thể
- Giáo dục trẻ yêu quí thiên nhiên.
5 tuổi
- Thích chăm sóc cây cối. Làm hàng rào
- Rèn luyện cơ thể
- Giáo dục trẻ yêu quí cây cối con vật.
- Giáo dục: Tính cẩn thận
- Cây kiểng, bình tưới khăn lau
- Cá
- Hàng rào
- Trẻ chơi theo sự hướng dẫn của cô
- Trẻ chăm sóc cá
- Làm hàng rào
* Quá trình chơi
- Cháu nhận tín hiệu chọn các góc chơi
- Các cháu nhận vai chơi và chơi theo vai đã chọn
- Cô bao quát, giúp đỡ trẻ chơi tốt vai chơi của mình
- Nhận xét từng góc chơi
* Nhận xét sau khi chơi
- Cô đến từng góc chơi để nhận xét tuyên dương góc chơi tốt, động viên góc chơi chưa tốt.
* Kết thúc: Thu dọn đồ dùng - vệ sinh
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Mục tiêu
* Kiến thức
+ Trẻ trả lời được những câu hỏi đơn giản của cô (4t)
+ Trẻ biết được quan cảnh trên sân trường có những gì? Vườn hoa có những loại hoa nào? Lớp học của bé. Trả lời được những câu hỏi của cô và đưa ra những tình huống. (5t)
* Kĩ năng
+ Phát triển tư duy các giác quan của trẻ (4t)
+ Biết được luật chơi cách chơi đoàn kết với bạn bè khi chơi tính nhanh nhẹn và đưa ra dự đoán nhanh nhất. (5t)
* Thái độ
- Giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường không vứt rác bừa bãi, không ngắt hoa bẻ cành, vâng lời cô.
2. Chuẩn bị
- Sân trường sạch sẽ, rộng cho trẻ quan sát.
- Một số loại lá cây, kéo, hồ dán, đất nặn, bảng con, khăn lau
- Bowling
- Bóng rỗ
- Lắp ghép.
3. Tổ chức hoạt động
Nội dung
Tiến hành
Thứ 2
- Dạo chơi sân trường
- TC: kéo co
- Cô cho trẻ quan sát quan cảnh trên sân trường và đàm thoại với trẻ
+ Trẻ nói lên những hiểu biết của mình về trường ?
+ Tên các bạn, các bạn trong lớp.
+ Cô giới thiệu các hoạt động
- Giáo dục trẻ đoàn kết nhau.
* Cô đưa sợi dây kéo co cho trẻ xem và hỏi trẻ:
- Sợi dây này để chơi trò chơi gì? (kéo co).
- Các con đã được chơi trò chơi “Kéo co” chưa?
Cô nhắc lại cách chơi, luật chơi:
- Luật chơi: Bên nào giẫm vào vạch chuẩn trước là thua cuộc
- Cách chơi: Chia trẻ làm hai nhóm bằng nhau, tương đương sức nhau, xếp thành hai hàng dọc đối diện nhau. Mỗi nhóm chọn 1 trẻ khỏe nhất đứng đầu hàng ở vạch chuẩn, cầm sợi dây thừng và các trẻ khác cũng cầm dây. Khi có hiệu lệnh của cô, tất cả kéo mạnh dây về phía mình. Nếu người đứng đầu hàng nhóm nào giẫm chân vào vạch chuẩn trước là thua cuộc
+ Lưu ý : Có thể cho 2 trẻ đứng đầu cầm tay nhau kéo, các bạn tiếp theo ôm ngang lưng bạn
- Cô cho trẻ chơi 3 – 4 lần. Sau mỗi lần chơi, cô nhận xét, động viên trẻ chơi
+ Cô nhận xét trò chơi.
Thứ 3
- Lớp học của bé
TC: kéo co
- Đọc thơ “cô giáo của em”
- Trò chuyện với trẻ về lớp học, tên cô, các bạn trong lớp.
- Cô cho trẻ lên và nói tên các bạn.
* Trò chơi: kéo co
Cô nhắc lại luật chơi, cách chơi
Cho trẻ chơi thi đua theo nhóm, tổ.
Cô nhận xét tuyên dương trẻ.
Thứ 4
- Đồ chơi sân trường
TC: tìm bạn
Hát: “khúc hát dạo chơi”
Trò chuyện với trẻ các đồ chơi ở sân trường: như bập bên, xích đu, cổng chui, bóng rỗ,...
Cách chơi của từng loại đồ chơi.
Giáo dục trẻ bảo quản đồ chơi của lớp.
Không tranh giành đồ chơi..
* Cô giới thiệu luật chơi, cách chơi
Luật chơi: trẻ tìm đúng các bạn trong tổ, tìm sai ra ngoài một lần chơi.
Cách chơi: cho trẻ đi tự do hát, đọc thơ,...khi có hiệu lệnh tìm bạn thì trẻ phải tìm đúng các bạn tổ mình, ai tìm sai ra ngoài một lần chơi.
Cho trẻ chơi vài lần, cô bao quát trẻ chơi.
Kết thúc: cô nhận xét trẻ chơi.
Thứ 5
- lớp học của bé, cô và các bạn
TC: tìm bạn
Vận động “ngày vui của bé”
Trò chuyện về những ngày đầu đến lớp.
Con biết tên bạn nào?
Lớp học của con như thế nào ?
Tên cô?
Các bạn cùng trong lớp?
Giáo dục trẻ đoàn kết giúp đỡ nhau: các bạn mới còn bỡ ngỡ chưa quen.
Cô nói luật chơi, cách chơi
Trẻ chơi theo sự gợi ý của cô.
Thi đua giữa các nhóm chơi.
Cô nhận xét sau mỗi lần chơi.
Thứ 6
Đồ chơi của lớp
TC: Tìm bạn
Cô cho trẻ vận động “hoa bé ngoan”
Trò chuyện về đồ chơi lớp.
Đây là gì? Tên gọi đồ chơi?
Cho trẻ kể tên các loại đồ chơi của lớp.
Cách chơi.
Hướng dẫn trẻ chơi.
Cô nhắc lại luật chơi, cách chơi
Cho trẻ tìm bạn với nhiều hình thức: trong tổ, bạn trai, gái, ...
4. Chơi tự do:
- Cô cho trẻ chơi theo nhóm
+ Nhóm chơi tô vẽ ngôi trường, đường đến trường
+ Nhóm trẻ chơi bowling nhóm chơi bóng rỗ
+ Một số nhóm chơi các đồ chơi cô chuẩn bị
+ Nhóm hát, đọc thơ
+ Nhóm chơi trò chơi dân gian.
Trong quá trình trẻ thực hiện cô quan sát theo dõi, gợi ý cháu có kỉ năng yếu
Cô nhận xét, khen trẻ
* Kết thúc: Vệ sinh- vào lớp.
THỨ HAI,
Phát triển nhận thức
TÌM HIỂU MỘT SỐ
ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI TRONG LỚP
I. MỤC TIÊU
* Kiến thức
- Trẻ biết quan sát và nhận xét về các loại đồ dùng đồ chơi có trong lớp của bé, có ý thức trong việc bảo quản tốt đồ dùng đồ chơi chăm ngoan, thích đi học. (4t)
- Trò chuyện về hoạt động của cô và các bạn trong lớp, dạy trẻ trả lời đúng câu hỏi của cô, biết phân biệt đồ dùng đồ chơi. Biết công dụng chất liệu, tên gọi của các loại đồ dùng đồ chơi có trong lớp. (5t)
* Kĩ năng
+ Phát triển các giác quan của trẻ qua quan sát (4t)
+ Phát triển khả năng quan sát, suy luận, phán đoán ở trẻ. Phát triển ngôn ngữ, vốn từ của trẻ. (5t)
* Thái độ
+ Trẻ hào hứng, tích cực hoạt động.
+ Giáo dục trẻ yêu quí trường lớp, giữ gìn vệ sinh .
+ Thể hiện sự thân thiện đoàn kết với bạn bè.
+ Trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt và cất dụng cụ đúng nơi qui định.
II. CHUẨN Bị
- Một số trò chơi các góc: bán hàng xem tranh chữ to đọc thơ, hoa tay múa.
- Máy nghe nhạc.
- Mô hình trường Mầm non.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* HOẠT ĐỘNG 1: Tập trung chú ý
Cô và trẻ hát: “vui đến trường”
- Các con hãy nhìn xem mô hình có gì?
- Đây mô hình về trường các con đang học. Các con hãy cùng cô tìm hiểu xem trong trường có những loại đồ dùng đồ chơi nào cho cá bạn sử dụng !
- Cho trẻ nêu các chi tiết trong mô hình đếm số lươngg
- Trong trường có những gì ?
Đọc đồng dao chuyển đội hình
Cô mời lớp cùng đến tham quan các góc chơi và các đồ dùng của lớp
Đưa cháu đến từng góc chơi và giới thiệu các loại đồ chơi và góc chơi cho trẻ sử dụng đồ chơi chơi một số hoạt động
- Trong lớp chúng ta còn có những loại đồ dùng nào ?
Cho trẻ sử dụng các loại dụng cụ đó
Cho trẻ xem tranh các hình ảnh bé ngoan lễ phép (giáo dục trẻ lễ phép khi vào trường)
* HOẠT ĐỘNG 2:
Cho trẻ xem các tranh vẽ đồ dùng của trẻ mầm non
Đàm thoại trong nội dung của bức tranh
- Con thấy đi học có vui
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lop 5 tuoi_12376830.doc