Giáo án mầm non lớp lá - Tuần 1: Phương tiện giao thông đường bộ

Cho trẻ so sánh xe ô tô và xe buýt:

* Khác nhau:

+ Xe ô tô ngắn hơn, nhỏ hơn xe buýt, có 4 bánh, chở được ít người hơn xe buýt

+ Xe buýt dài hơn, to hơn, xe ô tô, có nhiều bánh chở được nhiều người và hàng hóa hơn xe ô tô.

* Giống nhau: Chở người và hàng hóa, đều là phương tiện giao thông

- Cô cho trẻ xem hình một số loại PTGT khác: xe lu, xe tải, xe cần cẩu

- Hỏi trẻ tên PTGT đường bộ mà trẻ biết.

- Giáo dục : Hằng ngày bố mẹ chở c/c đi học bằng xe gì? Khi ngồi trên xe c/c phải làm sao?

- Hát em đi qua ngã tư đường phố

* Hoạt động 2: Những tài xế thông minh

- Mổi trẻ là 1chú tài xế tí hon và mỗi trẻ chọn một thẻ các loại xe để lái.

- Trẻ làm thao tác lái xe đi vòng quanh lớp vừa làm tiếng động cơ mình đang cầm, khi nghe hiệu lệnh của cô, cháu chạy nhanh về đúng nơi hoạt động của xe trong thẻ lô tô của mình.

 

doc15 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 5461 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Tuần 1: Phương tiện giao thông đường bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MẠNG HOẠT ĐỘNG TUẦN 1: PTGT ĐƯỜNG BỘ (Từ ngày 27/03-2/4/2018) PTNT * KPXH: - Trò chuyện về 1 số loại PTGT đường bộ (MT23) * Toán: - Đo độ dài bằng 1 đơn vị đo (MT37) - Trẻ biết gọi tên, những bộ phận chính và công dụng của một số PTGT phổ biến và gần gũi với trẻ. - Giáo dục trẻ đội nón bảo hiểm khi tham gia giao thông. PTTC * Vận động thô: - Ném xa, chạy nhanh 10m.(MT6) * Vận động tinh: - Trẻ thực hiện khéo léo, đầy đủ, nhịp nhàng các động tác trong bài thể dục theo hiệu lệnh: (MT1) * Dinh dưỡng và sức khỏe. - Trẻ thực hiện được 1 số việc khi được nhắc nhở: Tự rửa tay bằng xà phòng, tự lau tay,(MT14) - Giúp trẻ có một số thói quen, hành vi tốt trong ăn uống, vệ sinh, phòng bệnh và giữ gìn sức khỏe: Ăn chín, uống nước đun sôi, biết mời cô khi ăn...(MT15) PTTM * Tạo hình: - Vẽ ô tô (MT78) - Thích tạo ra các sản phẩm đẹp về PTGT. * Âm nhạc: - DH: Em tập lái ô tô. (MT71) NH: Những con đường em đi TC: Tai ai thính PTNN - Thơ: “Giúp bà” (MT57) - Đọc đồng dao. - Kể chuyện bé nghe: qua đường. - Giáo dục trẻ qua đường phải có người lớn dắt. Không tự ý chạy ra đường 1 mình. PTTCXH - Trẻ biết yêu thương, giúp đỡ nhường nhịn bạn trong khi chơi. - Biết được một số biển báo đơn giản.đi trên xe máy thì biết đội mũ bảo hiểm.Thấy đèn đỏ thì dừng lại. - TCXD: Xây ngã tư đường phố - TCPV: Gia đình. Tập phân loại các PTGT. - GNT: Tô màu tranh PTGT, làm Album về các loại PTGT. - TCVĐ: Ô tô vào bến, bé tập lái ô tô, về đúng bến. (MT84,85,90, 93,94,98) KẾ HOẠCH TUẦN TUẦN 1: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ (Từ ngày 27/03- 2/4/2018) Hoạt động Thứ 3 (27/3) Thứ 4 (28/3) Thứ 5 (29/3) Thứ 6 (30/3) Thứ 2 (2/4) Đón trẻ, chơi, thể dục sáng - Cô đón trẻ vào lớp, nhắc nhờ c/c chào cô, chào ba mẹ và để đồ dùng đúng nơi qui định và sắp xếp ngăn nắp gọn gàng. - Cô liên hệ với phụ huynh một số vấn đề cần thiết liên quan đến cháu. - Trò chuyện xem tranh ảnh về PTGT đường bộ. - Nghe, hát một số bài hát về PTGT đường bộ. *Tập theo nhạc các động tác: - Hô hấp 2: Gà gáy(2l 4n) - Tay 1: Hai tay đưa ra trước, lên cao.(2l 4n) - Chân 3: Đưa 1 chân ra phía trước.(2l 4n) - Lườn 3: Đứng cúi người về trước. (2l 4n) - Bật 1: Bật nhảy tại chỗ.(2l 4n) Học PTNT - Trò chuyện về 1 số loại PTGT đường bộ (MT23) PTTM - DH: Em tập lái ô tô. (MT71) NH: Những con đường em yêu. TC: Tai ai thính. PTTM - Vẽ ô tô (MT78) PTNN - Thơ: “Giúp bà” (MT57) PTTC - Ném xa, chạy nhanh 10m (MT6) Chơi ngoài trời - Tập hát “Đường em đi” - TCVĐ: Ô tô vào bến - Làm bánh bằng cát - Chơi tự do. - Lau lá cho cây - Tập vẽ ô tô ở sân trường. - Đổ nước vào chai - TC: trèo thang. - Nhặt lá vàng - Chơi tự do. - Tham quan vườn rau của trường - TCVĐ: Ô tô vào bến - Xây nhà trên cát - Nhổ cỏ trong sân - Chơi tự do. - Trò chuyện về PTGT - TCVĐ: Ô tô và chim sẽ - Chơi hứng nước vào tay - Nhặt rác trên sân - Chơi tự do. - Hát bài hát về chủ điểm - Chơi với cát - TC: Kéo co - Nhổ cỏ trên sân - Chơi tự do. Chơi hoạt động ở các góc - Trẻ biết yêu thương, giúp đỡ nhường nhịn bạn trong khi chơi. - Biết được một số biển báo đơn giản.đi trên xe máy thì biết đội mũ bảo hiểm.Thấy đèn đỏ thì dừng lại. - TCXD: Xây ngã tư đường phố - TCPV: Gia đình. Tập phân loại các PTGT. - GNT: Tô màu tranh PTGT, làm Album về các loại PTGT. - TCVĐ: Ô tô vào bến, bé tập lái ô tô, về đúng bến. (MT84,85,90, 93,94,98) Chơi HĐ theo ý thích - Thực hiện vở bé khám phá khoa học. - Rèn vệ sinh - Tập vẽ ô tô - Chơi đồ chơi lắp ráp PTNT - Đo độ dài bằng 1 đơn vị đo (MT37) - Rèn kỹ năng đánh răng. - Giáo dục trẻ khi tham gia giao thông - Chơi đồ chơi lắp ráp - Giáo dục lễ giáo cho trẻ. - Chơi đồ chơi lắp ráp Vệ sinh ,nêu gương , trả trẻ Thứ ngày tháng năm 2018 LĨNH VỰC : PTTC ĐỀ TÀI: NÉM XA BẰNG MỘT TAY. CHẠY NHANH 10 M. I. Yêu cầu:  - Trẻ biết ném xa bằng một tay đúng kĩ thuật, biết dùng sức mạnh của thân và tay để ném túi cát đi xa về phía trước. Biết phối hợp tay với chân khi chạy 10 m.(MT6)    - Rèn kỹ năng ném xa và ném thẳng hướng kết hợp chạy nhanh 10 m. Rèn luyện tính tự tin khi tham gia tập cá nhân hoặc tập cùng các bạn.  - Trẻ hứng thú  tham gia vào hoạt động. Giáo dục trẻ có thói quen thường xuyên tạp luyện thể dục và ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng để cho cơ thể khỏe mạnh. II. Chuẩn bị: * Cô: - Nhạc. - Vòng để trẻ tập . * Trẻ : - Túi cát, bóng. Rổ đựng túi cát III. Tổ chức hoạt động: * Hoạt động 1 : Bé cùng vận động  - Cô cho hát bài “ Đường em đi”  - Trò chuyện về giao thông. *Giới thiệu: Hôm nay tổ chức hội thi xem ai đi đúng. Trong hội thi có những nội dung như sau: Ném xa và chạy nhanh 10m. Cô cháu mình cùng tham gia hội thi nhé. Khởi động:  - Cho trẻ đi  vòng tròn theo nhạc , kết hợp các kiểng chân, gót chân, chạy chậm, chạy nhanh về đứng thành hàng ngang theo tổ để tập. Trọng động:  * Bài tập phát triển chung:  - Cho trẻ tập theo nhịp bài “Em đi qua ngã tư đường phố”  - Hô hấp: thổi nơ  +Tay- vai : Hai tay giơ ngang, gấp vào vai + Lưng- bụng: Hai tay giơ lên cao , gập người xuống + Chân: Chân bước ra trước , khuỵu gối + Bật: bật tách khép chân  - Cô cho trẻ đọc bài thơ: “Đèn giao thông’ tách thành 2 hàng ngang đối diện nhau. * Hoạt động 2 : Vận động cơ bản:  - Cô làm mẫu lần 1: Không phân tích -  Mời 1 vài trẻ lên thực hiện cùng cô.  - Cô làm mẫu lần 2 : Ở tư thế chuẩn bị, cô dứng chân trước, chân sau. Chân trước sát vạch chuẩn.Tay cầm túi cát cùng phía với chân sau, mắt nhìn thẳng về phía trước. Khi có hiệu lệnh “ Ném”, tay cô cầm túi cát đưa từ trước, xuống dưới, ra sau, lên cao, dùng sức mạnh của vai và tay để ném túi cát đi xa về phía trước đồng thời bật chân sau về trước. - Mời 1 số trẻ lên thực hiện cùng cô. Vận động viên nhí. - Cho cả lớp thực hiện:(cô chia lớp làm 2 nhóm để tập) - Cô quan sát, bao quát, động viên trẻ - Củng cố :  + Các con vừa tập bài vận động gì ? - Thực hiện vận động “Chạy nhanh 10 m” - Cho trẻ thực hiện chạy - Cô quan sát, bao quát trẻ. - Cho trẻ ném xa bằng một tay  kết hợp chạy nhanh 10 m. - Củng cố: hôm nay các con thực hiện vận động gì? * Hoạt động 3: Hồi tỉnh - Cho trẻ  đi nhẹ nhàng quanh lớp 1 – 2 vòng. - Hồi tĩnh - Kết thúc hoạt động ĐÁNH GIÁ . * Tình trạng về sức khoẻ của trẻ: * Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ: * Kiến thức kỹ năng của trẻ: Thứ ngày tháng năm 2018 LĨNH VỰC : PTNT ĐỀ TÀI: ĐO ĐỘ DÀI BẰNG MỘT ĐƠN VỊ ĐO I. Yêu cầu - Trẻ biết cách đo chiều dài của một đối tượng bằng một đơn vị đo theo sự hướng dẫn của cô, trẻ biết nhận xét kết quả. (MT37) - Rèn khả năng quan sát, ghi nhớ, tư duy, khả năng so sánh chiều dài của các đối tượng trong không gian - Trẻ tập trung hứng thú trong họat động II. Chuẩn bị - Chuẩn bị của cô: thước đo, băng giấy dài, thẻ số - Chuẩn bị của trẻ: thước đo, băng giấy nhỏ hơn của cô III. Tổ chức hoạt động * Hoạt động 1: Trò chuyện cùng cô - Cho trẻ đọc bài thơ "Giúp bà" - Cô đàm thoại với trẻ về nội dung bài thơ và giáo dục trẻ biết giúp đở người khác khi gặp khó khăn * Hoạt động 2: Đo chiều dài của một đơn vị đo - Cô cho trẻ quan sát băng giấy và hỏi trẻ: Đây là gì? + Các con hãy nhận xét băng giấy này như thế nào? Dài hay ngắn? Muốn biết băng giấy dài bao nhiêu bây giờ các con hãy cùng quan sát xem cô đo và kết quả như thế nào nhé. - Cô hướng dẫn trẻ đo chiều dài băng giấy cho trẻ quan sát: Đặt đầu thước trùng với đầu của băng giấy, dùng bút chì đánh dấu vào điểm cuối sau đó nhấc thước đo và đặt đầu thước đo vào nơi đánh dấu. Cứ lần lượt đo đến khi hết, sau khi đo xong dùng thẻ số gắn để xác định kết quả đo. - Thầy đo 2 lần để trẻ quan sát - Trẻ thực hành đo - Chia trẻ thành 3 nhóm, cô phát cho mỗi trẻ 1 băng giấy, yêu cầu trẻ đo và gắn thẻ số + Băng giấy dài bằng bao nhiêu lần thước đo? - Cô bao quát và sửa sai cho trẻ * Hoạt động 3: Bé cùng thử nghiệm - Cho trẻ thực hành đo chiều dài của một số đồ vật trong lớp - Cô bao quát và hướng dẫn trẻ đo và nhận xét kết quả của trẻ - Kết thúc: NXTD ĐÁNH GIÁ . * Tình trạng về sức khoẻ của trẻ: * Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ: * Kiến thức kỹ năng của trẻ: Thứ ngày tháng năm 2018 LĨNH VỰC : PTNT ĐỀ TÀI: TRÒ CHUYỆN VỀ 1 SỐ LOẠI GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ I. Yêu cầu: - Trẻ gọi đúng tên và đặc điểm cấu tạo của một số PTGT đường bộ: xe đạp, xe máy, ô tô, buýt(MT23) - Trẻ so sánh được đặc điểm cấu tạo, kích thước ngắn, dài, to, nhỏ của xe ô tô và xe buýt. - Giáo dục trẻ đi trên xe máy phải ôm người lớn, đội mủ bảo hiểm và không đưa tay, đầu ra ngoài cửa khi đi ô tô II. Chuẩn bị: * Cô: - Tranh powerpoint hình xe đạp, máy, ô tô, buýt, xe tải, xe lu * Trẻ: - Lô tô xe đạp, máy, ô tô. III. Tổ chức hoạt động: * Hoạt động 1: Bé cùng khám phá thế giới xe - Cả lớp hát: “Em tập lái ô tô” và đến tham quan mảng tường chủ điểm phương tiện giao thông đường bộ. - Trò chuyện với trẻ về một số PTGT đường bộ: + Con thấy có xe nào chạy trên đường? - Giới thiệu trẻ tất cả xe máy, ô tô, xe buýt và xe đạp là những PTGT đường bộ. - Giới thiệu trẻ bộ sưu tập các loại PTGT đường bộ (Xem tranh Powerpoint) * Cô đọc câu đố về xe đạp ( Cháu trả lời – xem tranh xe đạp) + Gợi hỏi trẻ về cấu tạo của xe: đầu xe, thân xe và hai bánh xe (cá nhân trã lời – lớp ) + Xe đạp di chuyển được nhờ gì? + Tại sao bánh xe lăn được nhỉ ? + Người ta dùng xe đạp để làm gì? + Đúng rồi xe đạp gọn nhẹ, có 2 bánh dùng để chở người, chở hàng hoá đi lại trên đường. Muốn xe chạy được c/c ngồi lên yên xe, Dùng 2 chân dặt lên bàn đạp, dùng sức để đạp * Cô giới thiệu thêm xe máy: Xe gì có hình dáng gần giống xe đạp nhưng di chuyển bằng máy, không cần đạp ( Cháu trã lời – xem tranh xe đạp) + Gợi hỏi trẻ về cấu tạo của xe: đầu xe, thân xe và hai bánh xe ( cá nhân trã lời – lớp ) + Xe đạp di chuyển được nhờ gì? + Tại sao bánh xe lăn được nhỉ ? + Người ta dùng xe máy để làm gì? + Đúng rồi xe gọn, có 2 bánh dùng để chở người, chở hàng hoá đi lại trên đường. Muốn xe chạy được người lớn ngồi lên yên xe, đổ xăng vào bình lên ga máy nổ rồi chạy - Tương tự cho trẻ nghe tiếng còi xe ô tô, trẻ đoán tên. Trẻ xem tranh xe ô tô và nói đặc điểm: xe có đầu, thân xe, bốn bánh, có mái che, chở được nhiều người. + Cô gợi ý giới thiệu trẻ xe buýt: Có đầu, thùng xe, xe to có nhiều bánh chở nhiều người và hàng hóa, chạy được nhờ bộ phận máy + Cô tóm tắc đặc điểm của xe ô tô. - Cho trẻ so sánh xe ô tô và xe buýt: * Khác nhau: + Xe ô tô ngắn hơn, nhỏ hơn xe buýt, có 4 bánh, chở được ít người hơn xe buýt + Xe buýt dài hơn, to hơn, xe ô tô, có nhiều bánh chở được nhiều người và hàng hóa hơn xe ô tô. * Giống nhau: Chở người và hàng hóa, đều là phương tiện giao thông - Cô cho trẻ xem hình một số loại PTGT khác: xe lu, xe tải, xe cần cẩu - Hỏi trẻ tên PTGT đường bộ mà trẻ biết. - Giáo dục : Hằng ngày bố mẹ chở c/c đi học bằng xe gì? Khi ngồi trên xe c/c phải làm sao? - Hát em đi qua ngã tư đường phố * Hoạt động 2: Những tài xế thông minh - Mổi trẻ là 1chú tài xế tí hon và mỗi trẻ chọn một thẻ các loại xe để lái. - Trẻ làm thao tác lái xe đi vòng quanh lớp vừa làm tiếng động cơ mình đang cầm, khi nghe hiệu lệnh của cô, cháu chạy nhanh về đúng nơi hoạt động của xe trong thẻ lô tô của mình. - Cho trẻ chơi 2 – 3 lần, cho trẻ đổi thẻ cho nhau và chơi tiếp. * Hoạt động 3: Tc: Xếp đường cho xe chạy - Cho trẻ đứng 2 hàng làm con đường đi, lần lượt từng tổ làm các phương tiện chạy, cháu làm ô tô thì chạy giữa đường, cháu làm xe máy, xe đạp chạy sát lề đường bên phải. - Cháu tiến hành chơi: Cô quan sát, động viên trẻ thực hiện. - Kết thúc: Nhận xét giờ học ĐÁNH GIÁ . * Tình trạng về sức khoẻ của trẻ: * Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ: * Kiến thức kỹ năng của trẻ: Thứ ngày tháng năm 2018 LĨNH VỰC : PTNN ĐỀ TÀI: LÀM QUEN VĂN HỌC THƠ “ GIÚP BÀ” I. Yêu cầu: -  Dạy trẻ biết tên và đọc thuộc bài thơ.(MT57) - Trẻ đọc diễn cảm và diễn thơ, cảm nhận được âm điệu vui tươi của bài thơ. - Giáo dục trẻ biết giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, Trẻ hứng thú tham gia hoạt động. II. Chuẩn bị: Đồ dùng của cô - Tranh nội dung bài thơ - Mô hình minh họa bài thơ - Đàn đĩa nhạc. Đồ dùng của trẻ: - Trang phục gọn gàng. III. Tổ chức hoạt động: * Hoạt động 1: Nghe hát và Trò chuyện cùng cô: - Cho trẻ hát bài “Đường em đi” - Trò chuyện - Vừa rồi các con hát bài gì? - Sáng nay ai đưa con tới lớp? - Bố mẹ đưa các con đi bằng phương tiện gì? - Khi ngồi trên xe các con phải như thế nào? - Có bạn nào đi bộ đến trường không? - Đi bộ thì con đi ở đâu? Phía bên tay nào? - Các con ạ ! Khi tham gia giao thông các con nhớ đi phía bên phải đường, đi bộ thì các con phải đi trên vĩa hè và có người lón dắt tay. - Có một bài thơ nói về một em bé rất ngoan, rất tốt bụng, biết giúp đỡ người già khi gặp khó khăn. Khi đường đông xe cộ đi lại em bé đã không ngần ngại chạy ngay tới giúp bà dắt tay bà đưa bà đi qua đường đấy, các con thấy bạn nhỏ có ngoan không? * Hoạt động 2: Bé đọc thơ: - Lần 1: Cô đọc diễn cảm kết hợp xem tranh - Lần 2: Cô đọc diễn cảm kết hợp diễn rối - Đọc trích dẫn làm rõ nội dung bài thơ: - Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? - Bài thơ do ai sáng tác? - Bà già đó muốn làm điều gì? - Câu thơ nào nói lên điều đó? - Em bé đó đã làm gì để giúp bà? - Những câu thơ nào nói lên điều đó? - Em bé đưa bà qua đường như thế nào? - Những câu thơ nào thể hiện điều đó? Cô chốt lại: Bài thơ nói về em bé rất ngoan, rất tốt bụng, biết giúp đỡ người khác, đi đúng luật giao thông đấy. Bây giờ các con còn bé khi đi qua đường các con phải có người lớn dắt qua, không được đi một mình đâu nhé! Và phải học tập bạn nhỏ đó biết giúp đỡ người già khi gặp khó khăn, các con nhớ chưa? - Cô và trẻ trao đổi cách đọc diễn cảm trước khi cho trẻ đọc bài thơ: giọng điệu bài thơ nhẹ nhàng, tình cảm, vui tươi. - Cho cả lớp đọc 1-2 lần. ( động viên, sửa sai cho trẻ) - Cô tổ chức cho trẻ được luyện thơ với nhiều hình thức khác nhau: Thi đua giữa các tổ, nhóm, cá nhân, đọc thơ nối tiếp, đọc theo giọng đọc to- giọng đọc nhỏ.- Cả lớp đọc lại lần nữa * Củng cố: Vừa rồi cô đã dạy cho các con đọc bài thơ có tên là gì? * Hoạt động 3: Trò chơi: Đóng kịch theo nội dung bài thơ - Kết thúc hoạt động. - Cô tuyên dương – nhận xét. - Trẻ hát: “ Em tập lái ô tô” và nghỉ ĐÁNH GIÁ . * Tình trạng về sức khoẻ của trẻ: * Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ: * Kiến thức kỹ năng của trẻ: Thứ ngày tháng năm 2018 LĨNH VỰC : PTTM ĐỀ TÀI: DH:EM TẬP LÁI Ô TÔ NH : “ Những con đường em yêu” TCAN : “ Tai ai thính”. I. Yêu cầu: - Trẻ biết tên bài hát, hát đúng lời, đúng giai điệu bài hát “ Em tập lái ô tô” cùng cô. Chú ý nghe cô hát và cảm nhận giai điệu vui tươi bài nghe hát.(MT71) - Trẻ biết vận động minh họa cho bài hát cách tự nhiên, thể hiện tình cảm khi hát và vận động. Biết hưởng úng theo cô hát - Trẻ biết chơi với trò chơi “ Tai ai thính”, Giáo dục trẻ tích cực tham gia hoạt động. II. Chuẩn bị: - Máy vi tính. - Nhạc không lời bài hát “ Em tập lái ô tô”, “ Những con đường em yêu”. - Hình ảnh minh họa nội dung bài hát. III. Tổ chức hoạt động: * Hoạt động 1: TCAN : “ Tai ai thính”. - Cô giới thiệu trò chơi - Cô phổ biến lại cách chơi - Tổ chức cho trẻ chơi - Cho trẻ chơi 2-3 lần - Cô cho trẻ nghe và đoán tiếng còi của xe ô tô C/c thích làm tài xế lái xe ô tô không? Vì sao? - Đề lái được xe ô tô thì bây giờ cô và các con cùng tập lái qua bài hát “ Em tập lái ô tô” * Hoạt động 2: Bé tập hát “ Em tập lái ô tô” Tác giả Đoàn Phi - Cô hát cho trẻ nghe - Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả. ( Trẻ nhắc lại). - Cô đàn + hát - Lớp hát 2-3 lần (cô chú ý sữa sai) - Cô dạy trẻ hát từng câu, từng đoạn theo cô. ( Chú ý sửa sai cho trẻ) - Mời trẻ hát cùng cô dưới nhiều hình thức. Khuyến khích trẻ thể hiện tình cảm khi hát, vận động minh họa bài hát theo cảm súc của trẻ. + Để bảo vệ an toàn khi lái xe hoặc ngồi trên xe ô tô chúng ta phải làm gì? Chúng ta không được lái xe quá nhanh, chạy xe đúng phần đường và khi ngồi trên xe chúng ta không được đùa thò đầu, thò tay ra ngoài c/c nhé. * Hoạt động 3: Nghe hát: “Những con đường em yêu” C/c đã biết lái ô tô rồi, vậy ô tô chạy ở đâu? - Nếu không có con đường thì xe của chúng ta có chạy được không? Để thể hiện tình cảm của mình với con đường cô sẽ hát tặng c/c bài hát “Những con đường em yêu” của tác giả Hoàng Văn Yến - Cô hát lần 1 - Cô hát lần 2 + Tranh minh họa nội dung bài hát. - Cô trò chuyện về bài hát - Cô mở máy cho trẻ nghe lần cuối - Kết thúc: NXTD ĐÁNH GIÁ . * Tình trạng về sức khoẻ của trẻ: * Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ: * Kiến thức kỹ năng của trẻ: Thứ ngày tháng năm 2018 LĨNH VỰC : PTTM ĐỀ TÀI: VẼ Ô TÔ I. Yêu cầu: - Trẻ biết sử dụng các nét thẳng,nét ngang , nét tròn để vẽ xe ô tô và tô màu cẩn thận.(MT78) - Rèn luyện kỹ năng vẽ và tô màu cho trẻ. Phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo ở trẻ. - Giáo dục trẽ biết giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn. II. Chuẩn bị: - Tập tạo hình, bút màu cho trẻ - Chương trình powerpoint về tranh gợi ý của cô - Tranh mẫu của cô. III. Tổ chức hoạt động: * Hoạt động 1: Bé cùng tham quan Cô và trẻ cùng chơi trò chơi “ Ô tô về bến” - Bến xe của con là bến xe gì? - Chúng ta cùng đến xem bến xe ô tô nhé. - Cô cho trẻ xem hình ảnh trên powerpoint + Kết hợp đàm thoại về tên gọi, màu sắc, hình dạng của xe. Bạn Tí rất thích làm tài xế lái xe, để biết bạn tí thích lái xe gì, cô và c/c cùng xem tranh bạn Tí vẽ nhé - Cô cho trẻ xem tranh về xe ô tô - Đây là xe gì? - Xe gồm có những phần nào? - Đầu xe có dạng hình gì? - Thùng xe thì sao? - Nhờ đâu mà xe có thể chạy được? - Bánh xe có dạng hình gì, có bao nhiêu bánh xe? - Bạn đã sử dụng những màu sắc nào để tô chiếc xe của mình và tô màu như thế nào? - Bạn Tí thích lái xe ô tô, còn c/c thích lái xe gì? - cô cũng thích lái xe ô tô, vậy cô sẽ vẽ chiếc xe của mình như thế nào, c/c cùng xem nhé. * Hoạt động 2: Bé khéo tay - Cô hỏi một vài trẻ xem trẻ muốn vẽ xe gì? Cách vẽ như thế nào? - Muốn chiếc xe của chúng ta thật đẹp thì chúng ta phải tô màu như thế nào? - Trẻ về bàn thực hiện sản phẩm của mình. - Trên bàn c/c có gì? - Trẻ thực hiện. - Cô quan sát gợi ý cho những trẻ còn lúng túng. Chú ý sửa tư thế ngồi và cách cầm bút cho trẻ. - Báo sắp hết giờ. hết giờ. * Hoạt động 3: Nhận xét sản phẩm - Cho trẻ trưng bày sản phẩm ở góc nghệ thuật - Trẻ tự nhận xét tranh của mình và của bạn. - Cô nhận xét chung. - Những trẻ thực hiện chưa xong chuyển qua hoạt động góc. - Kết thúc: NXTD ĐÁNH GIÁ . * Tình trạng về sức khoẻ của trẻ: * Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ: * Kiến thức kỹ năng của trẻ:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgiao an PTGT_12343115.doc