I/ Mục đích –Yêu cầu:
- Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả, hiểu nội dung bài hát và cảm nhận được giai điệu bài hát “Ánh trăng hòa bình” .
- Rèn kỹ năng hát nhịp nhàng, rõ lời theo nhạc bài hát “ Rước đèn dưới trăng”. Luyện phát triển tai nghe, biết phân biệt âm thanh to nhỏ khi tìm đồ vật.
- Giáo dục trẻ tình yêu thiên nhiên ( ánh trăng.)
II/ Chuẩn bị:
- Nhạc bài hát: “ Rước đèn dưới trăng, Ánh trăng hòa bình”
- Dụng cụ cho trẻ tìm.( Hộp bánh nhỏ, lồng đèn nhỏ )
- Dụng cụ âm nhạc: Trống lắc, phách tre, gáo dừa
III/ Tổ chức hoạt động:
*Hoạt động 1: Hát “ Rước đèn dưới trăng”
- Cô cho trẻ xem tranh và trò chuyện với trẻ:
+ Các bạn nhìn thấy những hình ảnh gì trong tranh?
+ Các bạn nhỏ đang làm gì vậy?
+ Rước đèn vào ngày gì vậy?
- Cô giới thiệu bài hát " Rước đèn dưới ánh trăng " của chú Phạm Tuyên.
- Cô hát cho trẻ nghe + nhạc đệm
- Hỏi lại trẻ tên bài hát, tên nhạc sĩ sáng tác
- Cô hát và khuyến khích trẻ hát theo cô .
18 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 3983 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Tuần II - Bé ngoan vui tết trung thu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KEÁ HOAÏCH TUAÀN II
BÉ NGOAN VUI TẾT TRUNG THU
(Thực hiện từ ngày: 21 - 25/9/2015)
GVTH: Nguyễn Thị Hồng
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ
Thể
dục
sáng
-Trò chuyện về ngày tết trung thu, nghe chuyện “ Chú cuội cung trăng”, Chuyện về chị Hằng Nga.
- Cho trẻ xem băng múa lân, hình ảnh các loại đèn trung thu.
-Trẻ quan sát ông trăng rằm.
*Thể dục sáng: Tập với vòng ở sân trường bài hát “ Bé khỏe, bé ngoan”
+Hô hấp: Thổi bóng bay. ( 4 lần)
+Tay: Hai tay đưa ra trước, lên cao ( 4l x 4n).
+Bụng: Hai tay đưa lên cao, khuỵu gối ( 4l x 4n).
+Chân: Chân đưa ra trước, tay lên cao (4l x 4n).
+Bật: Bật chụm tách chân. ( 4l x 4n)
-Hồi tĩnh:Hít thở nhẹ nhàng.
- Tập bài dân vũ “ Rửa tay theo 6 bước”
Hoạt động
có chủ đích
*KPXH :
Lễ hội trăng
rằm.
+ Hát : Chiếc đèn ông sao.
( MT: 105)
*PTNN: Thơ:“Ông trăng chị Hằng ”.
+Đồng dao: “Chú Cuội”
( MT: 113)
*PTNT: Ôn
phía trên- dưới,
trước – sau của
bé có gì?
+ Đồng dao:
Ông sảo ông sao
( MT: 97)
* PTTC: Bò bằng bàn tay và bàn chân.
+TCVĐ: Tung và bắt bóng bằng 2 tay .
( MT: 16)
*PTTM:
NH: Ánh trăng hòa bình
+Hát:“Rước đèn dưới trăng”
+TCAN: Nghe tiếng hát tìm đồ vật
Hoạt động ngoài trời
- Kể về ánh trăng, bầu trời mùa thu và lễ hội trăng rằm.
- Nhặt lá xếp trăng trung thu
- Vẽ trăng trung thu, chiếc đèn ông sao
-Trò chuyện về ngày Tết Trung Thu.
- Quan sát bầu trời mùa thu.
- TC: Trăng mọc, trăng lặn, dung giăng dung dẻ, lộn cầu vồng, đuổi bóng;
Hoạt động
góc
- Góc xây dựng : Xây khu vui chơi
- Góc tạo hình : Làm bánh trung thu, trang trí lồng đèn, vẽ tô màu trăng
- Góc phân vai : Cửa hàng bánh trung thu
- Góc sách : Xem chuyện tranh, tập làm album chủ đề
- Góc thiên nhiên : Thí nghiệm vật chìm vật nổi
Hoạt động chiều
- Hát “Rước đèn trung thu”, “Đêm trung thu “ , “ Gác trăng” .
- Nghe kể chuyện : Sự tích chú cuội
- Đọc ca dao: “ Chú Cuội, Ông sảo ông sao”. Thi kể về trung thu.
- Xem múa lân và rước đèn , tham gia lễ hội ở trường
-Lao động, nêu gương cuối tuần.
Hoạt động tự do theo ý thích
MẠNG HOẠT ĐỘNG TUẦN II
(Thực hiện từ ngày 21- 25/09/2015)
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
*KPXH: Tìm hiểu ý nghĩa ngày tết trung thu, tìm hiểu đặc điểm mùa thu ( MT: 105)
- Quan sát trăng trung thu.
-Tổ chức lễ hội trung thu.
*LQVT: Ôn phía trên – dưới, trước – sau của bé có gì?
(MT: 97)
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
* TDS: Tập với vòng ở sân trường bài hát “ Bé khỏe, bé ngoan”
*Vận động thô:
- Bò bằng bàn tay và bàn chân ( MT: 16)
- Trò chơi: Tung và bắt bóng bằng 2 tay
*Vận động tinh: Làm đèn lồng
* Sức khỏe - dinh dưỡng
- Thực hiện một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt: Tự cầm bát, thìa xúc ăn gọn gàng, không rơi vãi, đổ thức ăn ( MT48).
Bé vui tết trung thu
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
- Kể về ngày tết trung thu.
- Đọc thơ: “Ông trăng chị Hằng” ( MT: 113)
- Nghe chuyện : “ Chú cuội cung trăng, Sự tích chú cuội”
- Đồng dao: “ Chú cuội, Ông sảo ông sao...”
PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM – KN XÃ HỘI
- Mạnh dạn tham gia vào các hoạt động tập thể.
- Góc xây dựng :Xây khu vui chơi
- Góc tạo hình : Cất dán, vẽ, nặnLàm bánh trung thu, trang trí lồng đen, lân
- Góc phân vai :Cửa hàng bánh trung thu
* TCDG: Dung giăng dung dẻ, Lộn cầu vồng, mèo đuổi chuột
PHÁT TRIỂN THÂM MĨ
*Âm nhạc:
- NH: Ánh trăng hòa bình
+ Hát: Rước đèn dưới trăng.
+TC: Nghe tiếng hát tìm đồ vật.
*Tạo hình:
- Vẽ trăng trung thu, chiếc đèn ông sao.
- Trang trí lồng đèn, làm bánh trung thu.
Thứ 2 ngày 21 tháng 09 năm 2015
KPXH: LỄ HỘI TRĂNG RẰM
+ Hát: Chiếc đèn ông sao
I.Mục đích- Yêu cầu:
-Trẻ biết một số hoạt động và ý nghĩa ngày Trung thu, về sự tích Chú Cuội.
- Rèn trẻ nói trọn câu trà lời mạch lạc và sự khéo léo khi trang trí lân, đèn lồng và mâm ngũ quả.
- Giáo dục trẻ biết quan tâm đến ngày tết trung . Linh hoạt nhanh nhẹn khi tham gia lễ hội.
II.Chuẩn bị:
- Lân, lồng đèn, mâm ngủ quả
- Tranh ảnh về ngày tết trung thu.
- Băng đĩa về Ngày tết trung thu
III.Tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1: Ngày hội trăng rằm
Cô và trẻ múa hát : “ Chiếc đèn ông sao” .
- Các con vừa hát bài hát gì ?
- Bài hát nói về ngày nào ?( Ngày tết trung thu )
- Đó là ngày tết trung thu hay ngày hội trăng trằm.
- Các con làm gì trong ngày hội này?
- Các con thấy có vui không? Tất cả các bạn có tâm trạng thế nào?
Cô giới thiệu về ngày tết trung thu : Tết trung thu theo âm lịch là ngày rằm tháng tám hằng năm . Đây là ngày tết của trẻ em , còn được gọi là “ Tết trông trăng” . Phong tục trông trăng liên quan đến sự tích chú Cuội trên cung trăng , do một hôm chú Cuội đi vắng , cây đa quí bất ngờ bị bật gốc bay lên trời , chú Cuội bèn bám vào rễ cây níu kéo lại nhưng không được nên đã bị bay lên cung trăng với cả cây của mình . Vì vậy khi nhìn lên mặt trăng thấy một vệt đen rõ nhìn một cây cổ thụ có người ngồi dưới gốc , đó chính là hình chú Cuội ngồi gốc cây đa hay chú Cuội cung trăng đấy các con ạ
- Cho trẻ xem phim các hoạt động của ngày hội.
* Hoạt động 2: Ngày hội trăng rằm có gì?
- Các con biết gì về ngày hội trăng rằm ? (trẻ kể)
- Ngày hội trăng rằm vào mùa nào? ( mùa thu)
- Nn được gọi là tết trung thu
- Ngày tết trung thu có gì? ( Trẻ kể)
- Các con được đi đâu và xem gì?
- Trăng trung thu thế nào?
* Hoạt động 3: Bé vui hội trăng rằm
- Chia nhóm trang trí mình con Lân. Cột mình Lân vào đầu Lân.
- Làm con mèo, con trâu từ lá cây
- Trang trí lồng đèn
- Cô tổ chức cho trẻ một số trò chơi dân gian, trang trí lồng đền, mâm ngũ quả
- Cô cho trẻ thi múa lân
- Chia nhóm bày mâm trái cây và bánh kẹo.
*Hoạt động 4: Bé rước đèn
- Cho cả lớp đi rước đèn xung quanh lớp
* Kết thúc: Chuyển hoạt động
Thứ 4 ngày 23 tháng 09 năm 2015
PTNT: ÔN PHÍA TRÊN – PHÍA DƯỚI, PHÍA TRƯỚC – PHÍA SAU CỦA BÉ CÓ GÌ?
+ Đồng dao: Ông sảo ông sao
I/ Mục đích – Yêu cầu:
-Trẻ biết xác định phía trên – dưới, phía trước – phía sau của bản thân .
- Rèn kỹ năng quan sát, xác định các phía của bản thân và ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
- Giáo dục trẻ chú ý nghiêm túc trong giờ học, biết quan tâm đến bạn bè .
II/Chuẩn bị :
- Mỗi trẻ 1 mũ giấy (balô), 1 đôi dép
- Một con búp bê
- Bóng bay buộc dây trên cao, bánh kẹo, hoa dán dưới nền nhà.
- Mỗi trẻ 1 rổ đồ chơi làm quà, 1 xắc xô.
- Bài hát, bài đồng giao, trò chơi.
III/ Tổ chức hoạt động:
*Hoạt động 1: Ôn tập phần xác định phía trước – phía sau; phía trên – phía dưới của bản thân trẻ:
- Các con ơi! Hôm nay là sinh nhật bạn búp bê chúng mình cùng đến chúc mừng sinh nhật bạn nhé! ( Cho trẻ đi dép, đội mũ)
- Các con đã chuẩn bị xong chưa?
- Mũ đội ở đâu? (mũ đội trên đầu)
- Dép đi ở đâu? (dép đi dưới chân).
- Bạn nào nhắc lại cho cô!
- Nào chúng mình cùng đi nào!
- Đọc đồng dao “ Ông sảo ông sao”
*Hoạt động 2 : Xác định phía trên - dưới, phía trước – sau của bản thân.
- Các con thấy sinh nhật bạn được trang trí như thế nào?
+ Những quả bóng bay có màu gì ?
+ Những quả bóng bay được treo ở đâu ?
+ Làm thế nào để nhìn thấy bóng bay nhỉ ?
+ Vì sao phải ngẩng đầu lên mới nhìn thấy bóng bay ?
- Cô hỏi nhiều trẻ và gợi ý trẻ biết nhấn mạnh “phía trên”.
-Bạn BBđã trang trí những quả bóng bay phía trên rất đẹp, ngoài ra bạn còn trang trí gì nữa?
+ Ai giỏi cho cô biết sàn nhà bạn trang trí gì nhỉ ? ( Bông hoa)
+ Những bông hoa có màu gì ?
+ Những bông hoa được dán ở đâu ?
+ Chúng mình làm thế nào để nhìn thấy những bông hoa đẹp đó ?
+ Vậy vì sao chúng mình phải cúi xuống mới nhìn thấy những bông hoa đấy.
- Cô hỏi trẻ và gợi ý để trẻ nói được vì hoa ở “phía dưới”.
- Cô cho trẻ đồng thanh “ Phía trên – phía dưới”.
- Các con vừa được thấy sự khéo léo của BB qua cách trang trí nhà cửa rồi. Để sinh nhật bạn BBcó nhiều bất ngờ chúng mình cùng tổ chức một cách tặng quà thật vui nhé !
+ Cô đã chuẩn bị sẵn những món quà rồi chúng mình cùng lấy những món quà ra nào !
- Quà của sinh nhật của các con là gì ?
“Giấu quà, giấu quà”
“Quà đâu, quà đâu”
- Khi giấu quà thì chúng mình có nhìn thấy củ cà rốt không ?
- Vì sao chúng mình lại không thấy quà?
- Cô gợi ý để trẻ nói được: Chúng mình không nhìn thấy quà vì nó ở “phía sau” chúng ta đấy.
-Vậy còn khi đưa quà ra thì có nhìn thấy không ? Vì sao chúng mình lại nhìn thấy quà ?
- Khi đưa quà ra thì chúng mình nhìn thấy vì nó ở “ phía trước”.
- Cô cho trẻ đồng thanh “ Phía trước- phía sau”
*Hoạt động 3: Luyện tập
* Liên hệ thực tế:
- Đoán nhanh! Phía sau bạn A có gì?
- Ngôi nhà của BB ở phía nào của bạn A?
- Chùm bóng ở phía nào của cô?
* Trò chơi “ Xếp hàng ”
- Xin mời! Mời bạn nào lên chơi xếp hàng?
- Trẻ lên chơi cô cho trẻ xếp hàng theo yêu cầu rồi hỏi lớp các phía của bạn chơi.
* Trò chơi : “ Cây cao, cỏ thấp”
+ Cô nói cây cao– Trẻ dơ tay lên phía trên
+ Cỏ thấp - ngồi xổm đưa tay xuống phía dưới .
- Cô cho trẻ chơi 2 lần động viên khuyến khích trẻ nói đúng phía trên, phía dưới.
* Hoạt động 4: Bé cùng chơi
*TC : “ Con voi”
- Cô và các con đọc lời đồng dao kết hợp làm minh hoạ chỉ voi nhé.
- Cô gợi hỏi trẻnói đúng phía trước có vòi, 2 chân trước, phía sau có 2 chân sau, cái đuôi.
* TC : “Thi ai nhanh nhất”.
- Cô nói phía nào thì các con sẽ giơ xắc xô về phía đó: ví dụ phía trên, các con sẽ đưa về phía trên và lắc mạnh, tương tự các phía khác cũng vậy.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 3 lần cô chú ý sửa sai cho trẻ .
*Kết thúc : Nhận xét tuyên dương trẻ
Thứ 5 ngày 24 tháng 09 năm 2015
PTTC: BÒ BẰNG BÀN TAY VÀ BÀN CHÂN
TCVĐ: Tung và bắt bóng bằng 2 tay
I. Mục đích – Yêu cầu:
-Trẻ biết bò đúng tư thế, phối hợp được tay chân nhịp nhàng khi bò.
- Rèn luyện sự khéo léo, mạnh dạn, tự tin khi bò và kỹ năng phối hợp tay mắt khi tung và bắt bóng.
- Giáo dục trẻ có tinh thần tập thể, ý thức tham gia luyện tập.
II. Chuẩn bị:
- Nhạc bài “ Chiếc đèn ông sao”, nhạc sàn
- Nơ cho mỗi trẻ.
- Bóng, quà, bánh
III. Tổ chức hoạt động:
*Hoạt động 1: Khởi động
- Các con ơi ! Lễ hội Vui tết trung thu năm nay trường mình tổ chức rất nhiều trò chơi rất hay các con có muốn tham gia cùng cô không? Bây giờ chúng mình cùng khởi động để có sức khỏe thật tốt để tham gia cuộc thi nhé!
* Tập theo nhạc sàn
-Trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu chân
- Trẻ kết hợp lấy nơ đi về thành 4 hàng ngang.
*Hoạt động 2:Trọng động:
*Bài tập phát triển chung
-Tập với nhạc bài: “ Chiếc đèn ông sao” tập với nơ
Tay: Tay đưa ra trước, đưa cao ( 2l x 4n)
Bụng: Đứng nghiêng người sang hai bên ( 2l x 4n)
Chân: Đưa tay lên cao, khiểng gót, khuỵu gối tay đưa ra trước (4l x 4n)
Bật: Bật tách và khép chân. (2l x 4n)
- Phần thi này mỗi đội được 1 bông hoa
* Vận động cơ bản “ Bò bằng bàn tay và bàn chân”
- Phần thi thứ 2 là “ Bò bằng bàn tay và bàn chân”
* Cô đi mẫu kết hợp giải thích: Cô đứng trước vạch xuất phát, bàn tay bàn chân cô chống xuống sàn, gối hơi khuỵu đầu không cúi, mắt nhìn thẳng. Khi có hiệu lệnh bò chúng ta bò kết hợp chân nọ tay kia chú ý khi bò bàn tay, bàn chân phải sát sàn. Bò hết con đường chúng mình đứng dậy về cuối hàng đứng.
- Mời cháu khá lên đi thử
- Lớp thực hiện
- Cho cả lớp thực hiện 1- 2 lần.
- Tổ thực hiện ( Cô chú ý sửa sai cho trẻ)
- Cho 4 nhóm thi đua nhau: Cô nhận xét khen thưởng
*TCVĐ“ Tung bắt bóng bằng 2 tay”
- Ở cuộc thi hôm nay còn có một trò chơi có tên “ Tung và bắt bóng bằng 2 tay”
- Cô hỏi trẻ cách tung bóng.
- Khi tung các con nhớ không để bóng rơi, chú ý mắt và tay phải kết hợp nhịp nhàng để bắt bóng tốt.
- Cô quan sát và động viên khuyến khích trẻ chơi.
* Hoạt động 3: Hồi tĩnh
- Cho trẻ vừa đi vừa hít thở nhẹ nhàng.
* Kết thúc: chuyển hoạt động
Thứ 6 ngày 25 tháng 09 năm 2015
ÂM NHẠC: NGHE HÁT “ ÁNH TRĂNG HÒA BÌNH”
+ Hát : Rước đèn dưới trăng
+ TC: Nghe tiếng hát tìm đồ vật
I/ Mục đích –Yêu cầu:
- Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả, hiểu nội dung bài hát và cảm nhận được giai điệu bài hát “Ánh trăng hòa bình” .
- Rèn kỹ năng hát nhịp nhàng, rõ lời theo nhạc bài hát “ Rước đèn dưới trăng”. Luyện phát triển tai nghe, biết phân biệt âm thanh to nhỏ khi tìm đồ vật.
- Giáo dục trẻ tình yêu thiên nhiên ( ánh trăng..)
II/ Chuẩn bị:
- Nhạc bài hát: “ Rước đèn dưới trăng, Ánh trăng hòa bình”
- Dụng cụ cho trẻ tìm.( Hộp bánh nhỏ, lồng đèn nhỏ)
- Dụng cụ âm nhạc: Trống lắc, phách tre, gáo dừa
III/ Tổ chức hoạt động:
*Hoạt động 1: Hát “ Rước đèn dưới trăng”
- Cô cho trẻ xem tranh và trò chuyện với trẻ:
+ Các bạn nhìn thấy những hình ảnh gì trong tranh?
+ Các bạn nhỏ đang làm gì vậy?
+ Rước đèn vào ngày gì vậy?
- Cô giới thiệu bài hát " Rước đèn dưới ánh trăng " của chú Phạm Tuyên.
- Cô hát cho trẻ nghe + nhạc đệm
- Hỏi lại trẻ tên bài hát, tên nhạc sĩ sáng tác
- Cô hát và khuyến khích trẻ hát theo cô ...
- Đàm thoại về nội dung bài hát:
+ Bài hát nói về hình ảnh gì vậy?
+ Các bạn biết gì về hình ảnh "phá cỗ linh đình"?
+ Lớp hát (cô giữ nhịp cho trẻ hát)
+ Trẻ hát lần 2 có nhạc đệm.
+ Nhóm, tổ, cá nhân hát to nhỏ, hát đối đáp ( Cô chú ý sữa sai và động viên hát trọn câu rõ lời)
* Làm quen với vận động: Vỗ phách đệm theo bài hát
- Bài hát này sẽ hay hơn nếu các con vừa hát vừa vỗ tay đệm theo phách.
- Vỗ tay theo phách là vỗ như thế nào?
- Lớp hát vỗ theo yêu cầu
- Từng tổ hát vỗ theo phách.
- Nhóm bạn trai hát – nhóm bạn gái vỗ phách
*Hoạt động 2: Nghe hát “Ánh trăng hòa bình”
- Có một bài hát rất hay cũng nói về ngày tết trung thu đấy.
- Bài hát:“ Ánh trăng hòa bình” do chú Hồ Bắc sáng tác. Bài hát nói về ánh trăng trung thu rất đẹp vào ngày rằm, ánh trăng tròn lướt qua rặng tre vào những đêm trăng sáng các bạn nhỏ ở khắp mọi miền đất nước cùng nhau mùa hát mừng ánh trăng hòa bình.
- Cô hát lần 1: Hát theo nhạc
+Cô vừa hát bài gì? Do ai sáng tác?
- Cô hát lần 2: Cô múa minh hoạ cho trẻ xem
+Các con thấy giai điệu bài hát như thế nào?
- Cô cho trẻ nghe nhạc không lời và cúng cô hưởng ứng theo giai điệu bài hát ( lắc lư, vẫy tay)
* Hoạt động 3: TC “ Nghe tiếng hát tìm đồ vật”
- Cô phổ biền luật chơi: Cho cả lớp ngồi thành vòng tròn và cho một trẻ dấu vật cần tìm, một trẻ bịt mặt lại khi dấu xong vật thì mở mắt ra, khi nghe tiếng hát ở đâu to thì ở đó sẽ dấu vật cần tìm để trẻ đoán tên bạn có vật đó. Nếu đoán sai sẽ bị nhảy lò cò.
- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần.
- Cô động viên khuyền khích trẻ chơi.
*Kết thúc: Nhận xét tuyên dương trẻ.
Thứ 3 ngày 22 tháng 09 năm 2015
PTNN: THƠ “ ÔNG TRĂNG – CHỊ HẰNG”( Thơ trẻ chưa biết)
+ Đồng dao: Chú Cuội
I/ Mục đích – Yêu cầu:
- Trẻ thuộc thơ, biết tên bài thơ, tên tác giả và hiểu nội dung bài thơ “ Ông Trăng – Chị Hằng”
- Rèn trẻ đọc diễn cảm, trả lời rõ ràng mạch lạc, nói trọn câu.
- Giáo dục trẻ yêu quý vẽ đẹp của chị Hằng của trăng vẽ đẹp của đất nước.
II/ Chuẩn bị:
- Hình ảnh vể ông trăng, chị hằng.
- Đĩa nhạc , máy tính,
- Mũ chú cuội, chị hằng, ông trăng.
- Bài thơ trên máy tính có các hình ảnh minh họa.
- Hình ảnh minh họa bài thơ trên powerpoint ( vi tính)
- Thơ chữ to.
III/ Tổ chức hoạt động:
*Hoạt động 1: Trò chuyện với trẻ về ông Trăng chị Hằng
- Cô cho trẻ xem các hình ảnh ông trăng chị Hằng và trò chuyện
+ Đây là hình ảnh gì?
+ Trăng tròn đẹp nhất vào ngày nào?
+ Còn đây là hình ảnh ai ?
- Nhà thơ Phùng Ngọc Hưng cũng có một bài thơ nói về ông trăng và chị hằng rất hay các con lắng nghe cô đọc nhé!
*Hoạt động 2: Bài thơ tặng bé
- Cô đọc lần 1: Đọc diễn cảm kết hợp cử chỉ, điệu bộ.
+ Cô vừa đọc bài thơ gì? Do ai sáng tác.
- Bài thơ còn có hình ảnh minh họa rất đẹp cô cháu mình cùng xem đi xem nào
- Trẻ đọc đồng dao “ Chú Cuội”
- Cô đọc lần 2: Kết hợp xem hình ảnh trên powerpoint
+ Trong bài thơ có những ai?
- Lần 3: Đọc trích dẫn, đàm thoại kết hợp giải thích từ khó và giải thích nội dung.
“Ông Trăng tròn sáng quá
Chị Hằng dịu hiền sao?”
+ Ông trăng trong bài thơ như thế nào?
Ông Trăng trong bài thơ được tác giả tả rất là tròn và sáng đấy các con.
“ Ông và chị là một
Nên gọi như thế nào?”
+Tại sao ông và chị lại là một?
- Ở trên cung trăng có cả chị Hằng nửa đấy các con. Để biết xem ở trong Trăng còn có ai nữa các con nghe cô đọc tiếp nhé!
“ Biết ở trên trời cao
Ông Trăng con chú Cuội”
+ Trong Trăng còn có ai nữa ?
- Ở trên cung Trăng ngoài chị Hằng ra còn có chú Cuội nữa đấy.
“ Chắc một mình buồn rượi
Tự thêm người cho vui.”
- Cô giải thích từ “ Chắc một mình buồn rượi” có nghĩa là ở trên cung trăng cuội ở một mình nên Cuội rất là buồn.
=> Qua bài thơ tác giả muốn nhắn nhủ với các con biết trên cung Trăng có chị Hằng Nga rất đẹp và dịu hiền ngoài ra còn có chú Cuội đang ngồi một mình trên cung Trăng đấy.
*Hoạt động 3: Bé đọc thơ
- Bây giờ chúng mình cùng thi nhau đọc thơ để tối về đọc cho cả nhà cùng nghe nào?
- Lớp đọc thơ: 1- 2 lần
- Nhóm bạn trai đọc thơ
- Nhóm bạn gái đọc thơ
- Lớp đọc theo tay cô
+Hình ảnh chị Hằng được tả như tả như thế nào?
+Câu thơ nào nói lên điều đó?
- Cho tổ đọc thơ
- Cá nhân đọc thơ
+ Các con thấy chú Cuội ở trên cung trăng như thế nào?
+ Vì sao Cuội lại buồn?
+ Các con có yêu quý chú Cuội không?
- Yêu quý chú Cuội các con sẽ làm gì để Cuội vui? ( Trẻ trả lời theo cảm nghĩ)
*Hoạt động 4: Thi xem ai nhanh
- Chia trẻ thành 3 nhóm
+ Nhóm 1: Làm tranh theo nội dung bài thơ
+ Nhóm 2: Gắn hình ảnh vào thơ chữ to
+ Nhóm 3: Ghép tranh
-Từng nhóm đọc trên sản phẩm mà mình đã tạo ra.
- Mời 2 trẻ đọc
- Mời cá nhân đọc.
*Kết thúc: Hát “ Rước đèn dưới trăng”
ĐÁNH GIÁ TRẺ HÀNG NGÀY
Thứ 2 ngày 21 tháng 9 năm 2015
- Sỷ số trẻ : 39 Số trẻ nghỉ học: 2 Lý do: Cháu bị sốt, tiêu chảy
- Tình hình chung về trẻ trong ngày: Bình thường
- Những sự kiện đặc biệt đối với trẻ: Không
- Biểu hiện sức khỏe trong ngày: Bình thường
HOẠT ĐỘNG HỌC
- Kiến thức, kỹ năng của trẻ:
+ Đa số trẻ biết các hoạt động của ngày tết trung thu như: tổ chức múa lân, rước lồng đèn, phá cỗ
- Kỹ năng của trẻ:
+ Trẻ trả lời mạch lạc song kỹ năng trang trí lồng đèn còn yếu.
- Thái độ, hành vi:
+ Huy Hoàng, Lê Nguyễn chưa chú ý vào hoạt động
+ Các trẻ khác tích cực tham gia hoạt động.
HOẠT ĐỘNG CHƠI
* Hoạt động ngoài trời:
- Kiến thức của trẻ:
+ Hầu hết trẻ kể được ngày tết trung thu được xem múa lân, được rước đèn và được quà bánh
- Kỹ năng của trẻ:
+ Đa số trẻ trẻ lời trọn câu, song còn nói nhỏ.
- Thái độ, hành vi:
+ Hứng thú, vui vẻ tham gia các hoạt động tích cực
* Hoạt động góc:
- Kiến thức của trẻ:
+ Trẻ về đúng góc chơi và song giữa các góc chơi chưa có sự liên kết.
- Kỹ năng của trẻ:
+ Hầu hết kỹ năng chơi còn yếu.
+ Góc tạo hình các cháu và tô màu còn xấu
- Thái độ, hành vi:
+Một số trẻ còn lộn xôn khi chơi: Trang Đài, Quỳnh Anh, Thu Giang
HOẠT ĐỘNG LAO ĐỘNG
- Kiến thức của trẻ:
+Hầu hết trẻ biết tự rửa tay và lau mặt trước và sau khi ăn.
- Kỹ năng của trẻ:
+ Trẻ thực hiện kỹ năng lau mặt chưa đạt.
- Thái độ, hành vi:
+ Một số trẻ ăn còn nói chuyện chưa tự giác xúc ăn: Bảo Đăng, Thành Duy
- Lưu ý:
ĐÁNH GIÁ TRẺ HÀNG NGÀY
Thứ 3 ngày 22 tháng 9 năm 2014
- Sỷ số trẻ : 39 Số trẻ nghỉ học: 2 Lý do: Cháu đi chích ngừa
- Tình hình chung về trẻ trong ngày: Bình thường
- Những sự kiện đặc biệt đối với trẻ: Không
- Biểu hiện sức khỏe trong ngày: Bình thường
HOẠT ĐỘNG HỌC
- Kiến thức của trẻ:
+ Đa số trẻ biết tên bài thơ và hiểu được nội dung bài thơ.
- Kỹ năng của trẻ:
+ Một số cháu nói còn chưa rõ khi trả lời: Bảo Đăng, Bảo Châu, Việt Dũng, Thành Công, Tuấn Anh
- Thái độ, hành vi:
+ Lê Nguyễn, Thành Công, Bảo Đăng chưa chú ý vào hoạt động
+ Các trẻ khác tích cực tham gia hoạt động
HOẠT ĐỘNG CHƠI
* Hoạt động ngoài trời:
- Kiến thức của trẻ:
+ Hầu hết trẻ biết nhặt từng chiếc lá ghép lại đệ tạo ra hình mặt trăng.
- Kỹ năng của trẻ:
+ Đa số trẻ có kỹ năng sếp cạnh nhau.
- Thái độ, hành vi:
+ Tuấn Kiệt, Hoàng, Trúc chưa chú ý tham gia chơi.
+ Hứng thú, vui vẻ tham gia các trò chơi trên sân.
* Hoạt động góc:
- Kiến thức của trẻ:
+ Hầu hết trẻ về đúng góc chơi song thể hiện vai chơi còn yếu.
- Kỹ năng của trẻ:
+ Góc tạo hình kỹ năng cắt, dán, tô màu còn yếu.
-Thái độ, hành vi:
+ Việt Dũng, Đài, Tố Uyênchơi xong chưa biết cất dọn đồ chơi gọn gàng.
+Trẻ hứng thú chơi đầy đủ ở các góc.
HOẠT ĐỘNG LAO ĐỘNG
- Kiến thức của trẻ:
+ Hầu hết trẻ biết lao động tự phục vụ theo sự hướng dẫn của cô.
- Kỹ năng của trẻ:
+ Hầu hết trẻ thực hiện tốt kỹ năng thay đồ
- Thái độ, hành vi:
+ Thành Duy, Thanh Trúc, Kiệt hay nghịch nước khi đi vệ sinh.
ĐÁNH GIÁ TRẺ HÀNG NGÀY
Thứ 4 ngày 23 tháng 9 năm 2015
- Sỷ số trẻ : 39 Số trẻ nghỉ học: 2 Lý do: Cháu bị sốt
- Tình hình chung về trẻ trong ngày: Bình thường
- Những sự kiện đặc biệt đối với trẻ: Không
- Biểu hiện sức khỏe trong ngày: Bình thường
HOẠT ĐỘNG HỌC
- Kiến thứccủa trẻ:
+Hầu hết trẻ biết xác định được các phía trên – dưới, trước – sau của trẻ.
- Kỹ năng của trẻ:
+ Hầu hết trẻ có kỹ năng quan sát và ghi nhớ.
- Thái độ, hành vi:
+ Lê Nguyễn, Nhật Huy, Bảo Đăng chưa chú ý vào hoạt động
HOẠT ĐỘNG CHƠI
* Hoạt động ngoài trời:
- Kiến thức của trẻ:
+Hầu hết trẻ biết vẽ được mặt trăng và lồng đèn nhưng còn chưa được đẹp.
- Kỹ năng của trẻ:
+ Trẻ có kỹ năng vẽ đèn và trăng bằng các nét cơ bản.
- Thái độ, hành vi:
+ Một số trẻ con hiếu động khi xuống sân như: Tuấn Kiệt, Thanh Trúc, Nam
+ Hứng thú, vui vẻ tham gia các hoạt động tích cực
* Hoạt động góc:
- Kiến thức của trẻ:
+Hầu hết giữa các góc chơi chưa có sự liên kết.
+ Góc xây dựng và phân vai trẻ thể hiện chưa đạt
- Kỹ năng của trẻ:
+ Góc tạo hình các cháu và tô màu còn xấu, hầu hết kỹ năng chơi còn yếu
- Thái độ, hành vi:
+Một số trẻ còn lộn xôn khi chơi: Bảo Châu, Nguyễn, Thái Anh
HOẠT ĐỘNG LAO ĐỘNG
- Kiến thức, kỹ năng của trẻ:
+Hầu hết trẻ biết tự rửa tay và lau mặt trước và sau khi ăn.
- Kỹ năng của trẻ: một số trẻ kỹ năng lau mặt còn yếu
- Thái độ, hành vi:
+ Một số trẻ ăn còn nói chuyện chưa tự giác xúc ăn: Trang Nhung, Trang Linh,Thu Giang,
- Lưu ý:
ĐÁNH GIÁ TRẺ HÀNG NGÀY
Thứ 5 ngày 26 tháng 9 năm 2015
- Sỷ số trẻ : 39 Số trẻ nghỉ học: 1 Lý do: Cháu bị sốt
- Tình hình chung về trẻ trong ngày: Bình thường
- Những sự kiện đặc biệt đối với trẻ: Không
- Biểu hiện sức khỏe trong ngày: Bình thường
HOẠT ĐỘNG HỌC
. - Kiến thức, kỹ năng của trẻ:
+ Hầu hết trẻ biết thực hiện được bài tập bò bằng bàn tay và bàn chân.
- Kỹ năng của trẻ:
+ Kỹ năng bò bằng bàn tay và bàn chân của trẻ tương đối khá.
- Thái độ, hành vi:
+ Đa số các cháu vui vẻ hứng thú tham gia vào hoạt động tích cực.
HOẠT ĐỘNG CHƠI
* Hoạt động ngoài trời:
- Kiến thức của trẻ:
+Qua trò chuyện hầu hết trẻ cảm nhân được không khí những ngày sắp đến trung thu.
- Kỹ năng của trẻ:
+ Đa số trẻ biết lắng nghe và chú ý.
- Thái độ, hành vi:
+ Một số trẻ con hiếu động khi xuống sân như: Thật Huy, Bảo Đăng
+ Hứng thú, vui vẻ tham gia các hoạt động tích cực
* Hoạt động góc:
- Kiến thức của trẻ:
+ Hầu hết kỹ năng chơi còn yếu, giữa các góc chơi chưa có sự liên kết.
+ Góc xây dựng và phân vai trẻ thể hiện chưa đạt
- Kỹ năng của trẻ:
+ Góc tạo hình các cháu và tô màu còn xấu
- Thái độ, hành vi:
+ Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.
HOẠT ĐỘNG LAO ĐỘNG
- Kiến thức của trẻ:
+Hầu hết trẻ biết tự rửa tay và lau mặt trước và sau khi ăn.
- Kỹ năng của trẻ:Thành Duy, Quang Dũng, Việt Dũng thay đồ còn lúng túng.
- Thái độ, hành vi:
+Hầu hết trẻ tham gia hoạt động tốt.
- Lưu ý:
ĐÁNH GIÁ TRẺ HÀNG NGÀY
Thứ 6 ngày 27 tháng 9 năm 2015
- Sỷ số trẻ : 39 Số trẻ nghỉ học: 2 Lý do: Cháu bị ốm
- Tình hình chung về trẻ trong ngày: Bình thường
- Những sự kiện đặc biệt đối với trẻ: Không
- Biểu hiện sức khỏe trong ngày: Bình thường
HOẠT ĐỘNG HỌC
- Kiến thức của trẻ:
+ Hầu hết trẻ biết tên bài hát, hiểu nội dung và biết hưởng ứng cùng cô bài hát “ Ánh Trăng hòa bình”
- Kỹ năng của trẻ:
+ Một số cháu còn lộn xộn khi biểu diễn: Trang Đài, Việt Dũng, Thành Công
- Cảm xúc, thái độ, hành vi
+ Đa số các cháu tham gia hoạt động tích cực
HOẠT ĐỘNG CHƠI
* Hoạt động ngoài trời:
- Kiến thức của trẻ:
+ Qua quan sát trẻ biết bầu trời mùa thu: Có gió nhẹ, cây thay lá
- Kỹ năng của trẻ:
+ Hầu hết trẻ trả lời tốt các câu hỏi của cô.
- Thái độ, hành vi:
+ Trẻ hứng thú, vui vẻ tham gia các trò chơi trên sân.
* Hoạt động góc:
- Kiến thức của trẻ:
+ Hầu hết trẻ về đúng góc chơi song thể hiện vai chơi còn yếu.
- Kỹ năng của trẻ:
+ Góc tạo hình kỹ năng cắt, dán, tô màu còn yếu.
- Thái độ, hành vi:
+Trẻ hứng thú chơi đầy đủ ở các góc.
HOẠT ĐỘNG LAO ĐỘNG
- Kiến thức của trẻ:
+ Hầu hết trẻ biết lao động tự phục vụ theo sự hướng dẫn của cô.
- Kỹ năng của trẻ:
+ Đa số trẻ thực hiện khá kỹ năng rửa tay.
- Thái độ, hành vi:
+ Bào Châu, Trang Đài, Bảo Đăng còn chưa tự giác xúc cơm ăn.
- Lưu ý:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Lop 4 tuoi_12317756.docx