Giáo án mầm non lớp mầm - Chủ đề lớn: Trường mầm non

Hoạt động bổ trợ: Trò chơi : “Dung dăng dung dẻ”

I. Mục đích – Yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Trẻ 3 tuổi: Trẻ biết từng chân bước đi lùi lại phía sau, hai tay chống vào hông để giữ thăng bằng, biết cách chơi trò chơi

- Trẻ 4 tuổi: Trẻ biết từng chân bước đi lùi lại phía sau, hai tay chống vào hông để giữ thăng bằng, chơi được trò chơi

2. Kỹ năng:

- Trẻ 3 tuổi: Rèn kĩ năng quan sát, chú ý, vận động đi kiễng gót, đi bằng gót chân

, mạnh dạn tự tin, nhanh nhẹn.

- Trẻ 4 tuổi: Rèn kĩ năng quan sát, chú ý, vận động Đi kiễng gót, đi bằng gót chân

 

doc58 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 2943 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm - Chủ đề lớn: Trường mầm non, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộng trong lớp. III. Tổ chức hoạt động HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ 1. Ổn định tổ chức: - Cho trẻ ngồi chiếu hình chữ u. 2. Giới thiệu bài: - Cô cho trẻ hát kết hợp vận động bài hát” trường chúng cháu là trường mầm non” hỏi trẻ: + Chúng mình vừa hát vận động bài hát nói về gì? (3,4t) + Đến trường các con có thấy vui không? + Đến trường các con được gặp ai? => Cô khái quát: khi đến trường các con được gặp lại bạn, gặp lại cô...rất vui đúng không nào. Bây giờ cô sẽ mời cả lớp mình đi tham quan ngôi trường thân yêu của chúng mình, các con đã sẵn sàng chưa nào? 3. Hướng dẫn: Hoạt động 1: Tìm hiểu về điểm trường Bắc xa của bé. - Cô tổ chức cho trẻ đi tham quan các khu vực trong điểm trường, định hướng cho trẻ quan sát về quang cảnh trường mầm non, các khu vực trong trường, những người làm việc trong trường mầm non... sau đó cô gợi ý trò chuyện cùng trẻ. + Cô và các con vừa cùng nhau đi tham quan một vòng quanh trường , các con có nhớ trường mình gồm có những gì không? (4t) - Để xem bạn nào nhớ giỏi cô mời các con tham gia trò chơi”ai nhớ hay thế” - Hỏi trẻ: Trường các con đang học là trường gì? - Trường mầm non Đạp Thanh của chúng mình thuộc thôn nào của Xã Đạp Thanh? (3, 4 tuổi) - Ai có thể kể về trường mình cho cô và các bạn nghe? (3, 4 tuổi) - Con học lớp nào? (3, 4 tuổi) - Ai có thể kể về lớp mình cho các bạn nghe? - Các con biết hàng ngày các cô làm những việc gì? (3, 4 tuổi) - Con thích hoạt động nào nhất? Vì sao? - Cho trẻ xem tranh một số hoạt động ở trường mầm non - Các cô dạy các con hát, kể chuyện, chăm các con ăn, ngủ - Ở trường ngoài cô giáo ra các con còn biết ai nữa? - Đúng rồi có cô hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, bác bảo vệ, cô cấp dưỡng. - Con biết trường mình có những phòng nào? - Cô cho trẻ xem hình ảnh phòng hiệu trưởng, phòng phó hiệu trưởng, phòng y tế, bếp ăn hỏi trẻ - Nhà bếp để làm gì? (3 tuổi) - Ai làm việc ở nhà bếp? (3, 4 tuổi) - Đúng rồi ở trường còn có các cô cấp dưỡng nấu cơm dẻo, canh ngọt cho các con ăn nữa đấy - Phòng hiệu trưởng, phó hiệu trưởng để cho ai làm việc? (3, 4 tuổi) - Cô khái quát: Cô hiệu trưởng, phó hiệu trưởng thì làm công tác quản lí trong nhà trường. - Bác bảo vệ làm những công việc gì? - Mỗi người có 1 nhiệm vụ khác nhau nhưng ai cũng làm việc vì các con vậy các con phải làm gì? (3, 4 tuổi) - Bây giờ các con múa hát tặng các cô, các bác trong trường - Giáo dục trẻ biết quý trọng các cô bác trong trường, công việc của mọi người, biết yêu quý ngôi trường của mình đang học và biết bảo vệ môi trường: không xả rác bừa bãi, không vẽ bậy bôi bẩn lên tường. * Hoạt động 2: Trò chơi + Trò chơi “vượt chướng ngại vật xây trường mầm non - Cô giới thiệu tên trò chơi, luật chơi, cách chơi + Luật chơi: Đội nào xây nhanh, cao, đẹp là thắng + Cách chơi: Chia trẻ làm 2 đội. Trên cô chuẩn bị rất nhiều gạch. Nhiệm vụ 2 đội là khi bắt đầu bản nhạc lần lượt từng bạn 2 hàng đi trong đường hẹp và lên lấy gạch, (xếp chồng) lên nhau để xây trường mầm non, kết thúc nhạc đội nào xây (xếp) cao, đẹp là thắng. - Cho trẻ chơi 2 lần(3, 4 tuổi) 4. Củng cố: Hỏi lại tên bài học - Giáo dục trẻ thích đến trường, yêu quý mẹ và cô giáo, chăm chỉ học tập, giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch sẽ. 5. Nhận xét, tuyên dương - Cô thấy hôm nay bạn nào học cũng ngoan và giỏi. Cô khen tất cả các con - Trẻ ngồi học. - Trẻ hát + vận động. - Trẻ trả lời. - Có ạ. - Cô giáo, các bạn. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ quan sát. - Trẻ trả lời. - Trường mầm non Đạp Thanh – Thôn Bắc xa- Xã Đạp Thanh - Có nhiều lớp học, cây xanh, vườn rau, vườn hoa, sân chơi ngoài trời.. - Lớp 3,4 tuổi Bắc xa - Có cô giáo, các bạn - Dạy các con học, chơi, cho các con ăn, chăm các con ngủ - Trẻ nói - Trẻ quan sát tranh hoạt động học, chơi, hoạt động ăn, ngủ ở trường mầm non - Cô hiệu trưởng, cô phó hiệu trưởng, bác bảo vệ, cô cấp dưỡng. - Phòng hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, phòng y tế, bếp ăn. - Nấu cơm - Cô cấp dưỡng - Cô hiệu trưởng, hiệu phó ạ - Bảo vệ trường mầm non - Trẻ hát, múa - Lắng nghe - Trẻ nghe cô nói luật chơi, cách chơi trò chơi - Trẻ chơi - Nhắc lại bài học - Lắng nghe - Trẻ nghe * Đánh giá trẻ hàng ngày (Đánh giá những vấn đề nổi bật về: Tình trạng, sức khỏe, trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ; kiến thức; kĩ năng của trẻ) Thứ 4 ngày 12 tháng 9 năm 2018 Tên hoạt động:Văn học: Dạy trẻ đọc thơ: Cô và mẹ. Hoạt động bổ trợ: Hát vận động theo nhạc bài “Cô và mẹ” I. Mục đích- yêu cầu 1. Kiến thức: - Trẻ 3 tuổi: Nhớ tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ, đọc thơ cùng cô. - Trẻ 4 tuổi: Biết tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ, đọc thuộc bài thơ rõ ràng 2. Kĩ năng: - Trẻ 3 tuổi: Rèn kỹ năng đọc thơ, kĩ năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ đích - Trẻ 4 tuổi: Rèn kỹ năng đọc thuộc thơ, kĩ năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ đích, kỹ năng diễn đạt rõ ràng. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ thích đến trường, yêu quý mẹ và cô giáo, chăm chỉ học tập, giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch sẽ. II. Chuẩn bị: 1. Đồ dùng của giáo viên và trẻ: - 01 tranh minh họa bài thơ: Cô và mẹ, bài hát “ Cô và mẹ ” 2. Địa điểm tổ chức: - Tổ chức hoạt động trong lớp. III. Tổ chức hoạt động HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ 1. Ổn định tổ chức: - Cho trẻ ngồi chiếu hình chữ u. 2. Giới thiệu bài: - Các con ạ! Ở nhà các con có mẹ chăm sóc, đến trường các con có cô giáo chăm sóc giáo dục, mẹ và cô là người chăm sóc cho các con hàng ngày khôn lớn đấy. Hôm nay cô con mình cùng đến với bài thơ “Cô và mẹ” của tác giả Trần Quốc Toàn nhé. 3. Hướng dẫn: Hoạt động 1: Cô đọc thơ diễn cảm * Lần 1: Cô đọc bằng chỉ điệu bộ. - Cô vừa đọc bài thơ gì? - Bài thơ do ai sáng tác? - Giới thiệu nội dung: Bài thơ “Cô và mẹ” Nói về em bé rất ngoan, biết chào mẹ, chào cô. Tình cảm yêu thương của mẹ và cô dành cho bé mỗi khi bé ở bên cô và mẹ - Trẻ 4 tuổi: Con thấy bài thơ này như thế nào? - Con chú ý: Khi đọc bài thơ này con đọc nhẹ nhàng vừa phải thể hiện tình cảm của mình với mẹ , với cô. không đọc quá to mà đọc dứt khoát rõ ràng. * Lần 2: Cô đọc kết hợp bằng tranh thơ. + Cô giới thiệu hình ảnh trong tranh. + Cô đọc thơ cho trẻ nghe. * Lần 3: Cô vừa đọc vừa trích dẫn. - Hai câu đầu: Bé đến lớp chào mẹ rồi chạy đến ôm cổ cô, một ngày ở với cô biết bao điều thú vị cùng với tình yêu bao la của cô dành cho bé, - Hai câu tiếp theo: Em bé rất ngoan đã chào cô để rồi về với mẹ, bé được đón nhận tình cảm yêu thương của mẹ dành cho bé - Bốn câu cuối: Nói về tình cảm yêu thương của mẹ và cô dành cho bé suốt thời gian từ sáng tới chiều được ví với chân trời đấy. - Giải thích từ khó: Cho trẻ đọc từ lon ton Hoạt động 2: Đàm thoại - Trẻ 3,4 tuổi: Tên bài thơ cô vừa đọc là gì? - Trẻ 3,4 tuổi: Tác giả bài thơ là ai? -Trẻ 3 tuổi: Bài thơ nói về ai? - Trẻ 4 tuổi: Buổi sáng bé làm gì? - Trẻ 4 tuổi: Buổi chiều bé làm gì? - Trẻ 4 tuổi: Tình cảm thương yêu của mẹ và cô dành cho bé trong suốt thời gian từ sáng tới chiều được ví với cái gì? - Trẻ 4 tuổi: Để thể hiện tình cảm của mình đối với cô và mẹ thì các con phải làm gì? - Giáo dục trẻ: Chúng mình phải biết vâng lời cô và mẹ, ăn thật giỏi, chăm ngoan đi học đều, đặc biệt là không khóc nhè, chúng mình còn giúp đỡ cô và mẹ những việc vừa sức của mình nhé Hoạt động 3: Dạy trẻ đọc thơ - Giới thiệu cách đọc: Bài thơ được viết theo nhịp 2/2 khi đọc các con chú ý ngắt nghỉ cho đúng nhịp của bài thơ, cứ đọc 2 tiếng ngừng một chút rồi đọc tiếp - Cô mời cả lớp đọc cùng cô 3 lần - Trẻ đọc cô bao quát động viên khuyến khích trẻ, sửa sai cho trẻ. - Tổ đọc thơ nối tiếp theo hiệu lệnh của cô. - Mời 1-2 nhóm đọc thơ. Nhóm 4 tuổi, nhóm 3 tuổi đọc - Mời 2-3 cá nhân đọc: 1Trẻ 4 tuổi với 1 trẻ 3 tuổi; 2 trẻ 3 tuổi, 1 trẻ 4 tuổi đọc . - Tổ đọc thơ: 3 tổ Hoạt động 4: Hoạt động bổ trợ: Hát vận động theo nhạc bài “Cô và mẹ” - Cô giới thiệu tên bài hát “Cô và mẹ”. Bài thơ này được các nhạc sĩ phổ nhạc rất hay vậy cô con mình cùng đứng lên biểu diễn nhé! - Cô tổ chức cho trẻ vận động 1- 2 lần. 4. Củng cố- Giáo dục - Các con vừa được học bài thơ nào? - Giáo dục trẻ thích đến trường, yêu quý mẹ và cô giáo, chăm chỉ học tập, giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch sẽ. 5. Nhận xét- tuyên dương. - Khen lớp, tổ, cá nhân. - Trẻ ngồi học - Trẻ lắng nghe - Bài thơ Cô và mẹ - Tác giả Trần Quốc Toàn - Trẻ lắng nghe - Rất hay! - Trẻ lắng nghe - Lắng nghe - Trẻ đọc - Bài thơ Cô và mẹ - Tác giả Trần Quốc Toàn - Nói về em bé - Bé chào mẹ để đến với cô - Bé chào cô để về với mẹ - Chân trời -Yêu thương quí mến cô và mẹ, vâng lời cô và mẹ - Trẻ chú ý nghe - Trẻ đọc thơ - Tổ đọc - Nhóm đọc thơ - Cá nhân. - Tổ đọc - Lắng nghe - Trẻ vận động theo giai điệu bài hát. - Bài thơ Cô và mẹ - Lắng nghe * Đánh giá trẻ hàng ngày (Đánh giá những vấn đề nổi bật về: Tình trạng, sức khỏe, trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ; kiến thức; kĩ năng của trẻ) ..... ................. Thứ 5 ngày 13 tháng 9 năm 2018 Tên hoạt động:Tạo hình: Tô màu trường mầm non (ĐT) Hoạt động bổ trợ: Hát vận động: “Trường chúng cháu là trường mầm non” I. Mục đích- yêu cầu 1. Kiến thức: - Trẻ 3 tuổi: Trẻ biết tô màu về trường mầm non. - Trẻ 4 tuổi: Trẻ biết bố cục tranh, biết phối màu sắc để tạo thành bức tranh đẹp, phong phú và sáng tạo. 2. Kĩ năng: - Trẻ 3 tuổi: Rèn kỹ năng cầm bút, tô màu. Kỹ năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ đích - Trẻ 4 tuổi: Trẻ có kỹ năng sử dụng các loại màu thành thạo, tô màu gọn, đẹp, không chờm ra ngoài.Trẻ có kỹ năng cầm bút thành thạo. 3. Thái độ: - Trẻ có hứng thú tham gia các hoạt động, có óc sáng tạo và nhanh nhẹn hoàn thiện bài. - Trẻ thích tới trường, tới lớp với các bạn và cô giáo II. Chuẩn bị: 1. Đồ dùng của giáo viên và trẻ: * Đồ dùng của cô: - Clip trường mầm non. - Đĩa nhạc nhẹ không lời. - Nhạc bài “Trường chúng cháu là trường mầm non”. - Nhạc bài “ Vui đến trường”. - Tranh mẫu của cô với các chất liệu khác nhau: 3 tranh. - Bảng trưng bày sản phẩm. * Đồ cùng của trẻ:  - Các loại bút màu: bút màu sáp, bút màu nước, bút màu dạ. - Bàn ghế đủ cho trẻ ngồi. - Mỗi cháu 01 tranh tô. 2. Địa điểm tổ chức: - Tổ chức hoạt động trong lớp. III. Tổ chức hoạt động HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ 1. Ổn định tổ chức: - Cho trẻ ngồi chiếu hình chữ u. - Cô và trẻ cùng hát bài trường chúng cháu là trường mầm non. 2. Giới thiệu bài: - Chúng mình vừa hát bài hát gì? (3 tuổi) - Bây giờ cô và chúng mình cùng xem một đoạn clip xem đó là trường nào nhé. - Các con vừa xem hình ảnh ở trường gì? - Các con thấy trên sân trường có những gì? - Không những xem trên màn hình mà hôm nay cô còn tô mau trường mầm non đẹp lắm đấy! 3. Hướng dẫn: a.Hoạt động 1: Quan sát tranh mẫu + Trên bảng cô có gì? (3 tuổi) - Trên bức tranh có những gì?( 4 tuổi) - Các con xem cô tô màu bức tranh như thế nào? (3, 4 tuổi) - Cô tô màu bức tranh thế nào? (4 tuổi) - Cầu trượt cô tô màu gì?(3 tuổi) - Quần áo cô giáo cô tô màu gì?(3, 4 tuổi) - Cô có tô chườm ra ngoài không? (3, 4 tuổi) + Các con nhìn xem bức tranh thứ 2 được cô tô màu bằng chất liệu gì nhé! - Cô tô bức tranh thứ 2 như thế nào? (3, 4 tuổi) - Cầu trượt cô tô màu gì? Xích đu cô tô màu gì? (3 tuổi) - Bức tranh thứ 2 cô đã sử dụng chất liệu gì để tô ( 4 tuổi) + Cô đố các con biết bức tranh thứ 3 cô dùng chất liệu gì để tô? - Màu sắc của bức tranh như thế nào? (3, 4 tuổi) - Ở bức tranh thứ 3 cô đã dùng cả 3 chất liệu để tô màu bức tranh đấy. b. Hoạt động 2: Hỏi ý tưởng trẻ - Theo các con, các con sẽ tô bức tranh của mình như thế nào? ( 3, 4 tuổi) - Các con sẽ sử dụng chất liệu gì để tô màu bức tranh? ( 3, 4 tuổi) -Các con tô chiếc đu quay màu gì? Còn bập bênh chúng mình tô màu gì? ( 3, 4 tuổi) - Bây giờ chúng mình đã muốn tô màu chưa? * Hướng dẫn cách ngồi và cách cầm bút. - Trước khi tô màu chúng mình phải ngồi như thế nào? ( 3, 4 tuổi) - Các con phải ngồi ngay ngắn, cầm bút bằng tay phải và bằng 3 đầu ngón tay. Cúng mình phải di màu đều tay, tô trùng khít và không chườm ra ngoài. - Cô đã chuẩn bị rất nhiều chất liệu và chỗ ngồi khác nhau. Bạn nào thích tô màu thì tìm đến vị trí có màu đó nhé! - Cô mời các con nhẹ nhàng tìm chỗ ngồi của mình. c. Hoạt động 3: Trẻ thực hiện. -Cô cho trẻ làm bài trên nền nhạc không lời và gợi ý cho từng trẻ cách tô màu, các nét tô và phối hợp màu sắc bức tranh sao cho đẹp. - Cô khuyến khích động viên trẻ sáng tạo và nhắc trẻ tô màu gon, đẹp, nhanh hoàn thiện bài. d. Hoạt động 4: Trưng bày sản phẩm. - Cô cho trẻ lần lượt mang bài của mình lên trưng bày và ngồi quanh cô để nhận xét về bài của mình. - Bức tranh được tô màu bằng chất liệu gì? - Màu sắc của bức tranh như thế nào? - Tô màu có bị chườm ra ngoài không? => Cô nhận xét, khen trẻ. e. Hoạt động 4: Hoạt động bổ trợ: Hát vận động “trường chúng cháu là trường mầm non” - Cô giới thiệu tên bài hát “Trường chúng cháu là trường mầm non”. Sáng tác Phạm Tuyên. - Cô tổ chức cho trẻ hát vận động 1- 2 lần. 4. Củng cố- Giáo dục - Các con vừa được làm gì? - Giáo dục trẻ thích đến trường, yêu quý mẹ và cô giáo, chăm chỉ học tập. 5. Nhận xét- tuyên dương. - Khen lớp, tổ, cá nhân. - Trẻ ngồi học. - Trẻ hát. - Trẻ trả lời. - Trẻ quan sát. - Trẻ trả lời - Đồ chơi. - Trẻ lắng nghe. - Bức tranh. - Trẻ kể. - Trẻ trả lời - Đẹp ạ. - Màu xanh. - Màu đỏ. - Không ạ. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Bút màu dạ. - Đẹp ạ. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ nêu ý tưởng. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Rồi ạ. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ về chỗ ngồi. - Trẻ thực hiện. - Trẻ mang sản phẩm lên trưng bày. - Trẻ nhận xét - Lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ vận động theo giai điệu bài hát. - Lắng nghe * Đánh giá trẻ hàng ngày (Đánh giá những vấn đề nổi bật về: Tình trạng, sức khỏe, trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ; kiến thức; kĩ năng của trẻ) Thứ 6 ngày 14 tháng 9 năm 2017 Tên hoạt động: Tình cảm kỹ năng xã hội: Bé vui chơi bên bạn. Hoạt động bổ trợ: Hát bài “Giờ chơi” I. Mục đích- yêu cầu 1. Kiến thức: - Trẻ 3 tuổi: Trẻ biết cùng chơi với các bạn trong các trò chơi theo nhóm nhỏ, biết cùng bạn hoàn thành công việc đơn giản. - Trẻ 4 tuổi: Trẻ biết trao đổi, thỏa thuận với bạn để cùng thực hiện hoạt động chung, quan tâm giúp đỡ bạn. 2. Kĩ năng: - Trẻ 3 tuổi: Rèn kỹ năng đoàn kết, quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ đích. - Trẻ 4 tuổi: Rèn cho trẻ kỹ năng phối hợp, bày tỏ thái độ muốn hợp tác, kỹ năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ đích 3. Thái độ: - Trẻ có mong muốn hợp tác với bạn khi chơi, biết nhường nhịn nhau khi chơi. II. Chuẩn bị: 1. Đồ dùng của giáo viên và trẻ: - Đoạn phim “Sự hợp tác vui nhộn” - Dép đôi (Dư so với số trẻ 20 đôi) - 2 vòng tròn bằng nhựa dẻo chơi trò chơi “Bánh xe tình bạn”. - Vạch xuất phát, vạch đích - Bông hoa màu xanh và màu hồng (đủ với số trẻ) - Đĩa nhạc không lời 2. Địa điểm tổ chức: - Tổ chức hoạt động trong lớp. III. Tổ chức hoạt động HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ 1. Ổn định tổ chức: - Cho trẻ ngồi chiếu hình chữ u. Cô và trẻ cùng chơi trò chơi “Chúng ta là bạn tốt” - Nhận xét trẻ chơi. 2. Giới thiệu bài: - Hôm nay cô sẽ cùng các con tìm hiểu về “Bé vui chơi bên bạn” 3. Hướng dẫn: Hoạt động 1: Bé vui chơi bên bạn. * Sự hợp tác vui nhộn. - Cô cho trẻ xem đoạn phim “Sự hợp tác vui nhộn”, yêu cầu trẻ chú ý xem đoạn phim nói về điều gì? - Trò chuyện cùng trẻ: - Con có nhận xét gì về đoạn phim vừa xem? (4 tuổi) - Nhờ đâu những con vật nhỏ đã thoát khỏi nguy hiểm? => Giáo dục: Nhờ có sự hợp tác, phối hợp với nhau nên các con vật nhỏ đã chiến thắng những con vật lớn hơn. Liên hệ: Ở lớp các con đã từng làm việc cùng nhau chưa? Khi làm việc cùng nhau con thấy như thế nào? (3, 4 tuổi) - Cô thấy các con rất giỏi, vì vậy cô sẽ tặng cho các con một món quà, trẻ giúp cô mang món quà ra, cô cho trẻ đoán bên trong món quà là gì, cả lớp cùng mở quà. * Đôi dép yêu thương. - Trẻ lấy dép đôi ra và đi - Cô quan sát những trẻ đi giỏi và trẻ chưa đi được - Cô cho trẻ cất dép và trò chuyện: - Con đi chung dép với ai? (3 tuổi) - Vì sao con đi được? (4 tuổi) - Cô hỏi những trẻ chưa đi được và vì sao con không đi được? (3, 4 tuổi) - Cô mời 2 trẻ đi giỏi đi lại cho các bạn xem, cô giải thích để đi được đôi dép đôi thì các con cần phải có sự phối hợp cùng nhau. - Cô mời trẻ vào vạch xuất phát và cùng đi lại lần nữa. - Trò chơi chuyển tiếp: Đoàn tàu tí xíu, cô làm đầu tàu đi cùng trẻ, hướng trẻ đến nơi để đồ chơi “Bánh xe tình bạn”. Hoạt động 2: Luyện tập: - Cô cho trẻ lấy đồ chơi ra và hỏi: - Con sẽ chơi gì với đồ chơi này? (Cô cho vài trẻ kể tên trò chơi theo suy nghĩ của mình) - Cô giới thiệu tên trò chơi và giải thích cách chơi, luật chơi: Cách chơi: Các con chia làm 2 nhóm hoa xanh và hoa hồng, đứng vào trong bánh xe ngay vạch xuất phát, khi nghe hiệu lệnh “Bắt đầu”, các con sẽ phối hợp cùng nhau chân bước, tay di chuyển vành bánh xe trên đầu về phía trước sao cho bánh xe quay đều; đến vạch đích, các con sẽ quay lại, đi về phía vạch xuất phát. Luật chơi: Các con không được bước chân ra ngoài bánh xe, không xô đẩy nhau - Các con đã hiểu cách chơi và luật chơi chưa (nếu trẻ chưa hiểu, cô giải thích lại, trẻ hiểu cô bắt đầu tố chức chơi) - Cô mời trẻ kết nhóm và chơi - Cô quan sát, cổ vũ trẻ chơi => Giáo dục: muốn chơi tốt trò chơi “Bánh xe tình bạn” thì các con phải biết phối hợp, hợp tác cùng nhau. Hoạt động bổ trợ: Hát bài Giờ chơi - Cho trẻ cùng cô hát 1-2 lần 4. Củng cố, giáo dục - Hỏi trẻ tên bài học là gì? - Giáo dục Trẻ chơi đoàn kết, hợp tác cùng bạn. 5. Nhận xét- tuyên dương - Trẻ ngồi hình chữ u. - Trẻ chơi. - Trẻ lắng nghe - Trẻ quan sát. - Trẻ nhận xét - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Tẻ lắng nghe - Trẻ đoán. - Trẻ lấy dép ra đi. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời. - Trẻ giải thích. - Trẻ thực hiện. - Trẻ chơi. -Trẻ trả lời. - Trẻ chú ý nghe. - Trẻ chú ý nghe. - Trẻ lắng nghe - Trẻ tham gia chơi - Trẻ chú ý nghe. - Trẻ hát. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. * Đánh giá trẻ hàng ngày (Đánh giá những vấn đề nổi bật về: Tình trạng, sức khỏe, trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ; kiến thức; kĩ năng của trẻ) TÊN CHỦ ĐỀ LỚN: TRƯỜNG MẦM NON Tuần thứ: 3 Thời gian thực hiện: Số tuần: 3 tuần Tên chủ đề nhánh 3:Bé vui đón tết trung thu. Thời gian thực hiện: Số tuần: 1 tuần TỔ CHỨC CÁC Hoạt động Nội dung Mục đích- yêu cầu Chuẩn bị Đón trẻ - Chơi - Thể dục sáng 1. Đón trẻ: - Cô đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ chào cô, chào bố mẹ. - Hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân vào đúng nơi quy định. - Trò chuyện về ngày tết trung thu, mâm cỗ trong ngày trung thu. 2. Thể dục sáng: - Hô hấp: Thổi bóng bay. - Tay 2: Đưa hai tay ra phía trước và vỗ vào nhau. - Lưng - bụng 3: Đứng cúi người về trước - Chân 1: Đứng, một chân đưa lên trước, khuỵu gối. - Bật: Bật 2: Bật đưa chân sang ngang. 3. Điểm danh- dự báo thời tiết. 1. Kiến thức - Trẻ biết chào cô, chào ông bà, bố mẹ. - Trẻ biết cất đồ dùng cá nhân vào đúng nơi quy định. - Trẻ biết trò chuyện cùng cô về ngày tết trung thu, biết tết trung thu là ngày 15/8, trung thu được rước đèn, ngắm trăng, phá cỗ - Trẻ biết tập các động tác thể dục sáng theo hiệu lệnh của cô. - Trẻ biết dạ khi cô gọi đến tên, Biết nhận xét sự thay đổi của thời tiết trong ngày. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng chào hỏi và cất đồ dùng đúng nơi quy định cho trẻ. -Rèn kỹ năng trò chuyện và trả lời câu hỏi rõ ràng, đầy đủ câu cho trẻ. - Rèn luyện kỹ năng tập thể dục sáng cho trẻ. . Thái độ: - Trẻ thích đến lớp học, chơi đoàn kết với bạn, thích ngày tết trung thu. - Thích tập thể dục. - Lớp học sạch sẽ thông thoáng. - Tủ đựng đồ dùng cá nhân của trẻ. - Tranh ảnh về ngày tết trung thu, đèn ông sao, đèn lồng - Sân tập bằng phẳng, sạch sẽ an toàn - Các động tác thể dục sáng - Sổ theo dõi trẻ, bút, sắc xô Từ ngày 6/ 9/ 2017 đến ngày 28/ 9/ 2017 Từ ngày 24/ 9/ 2017 đến ngày 28/ 9/ 2017 HOẠT ĐỘNG Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ 1. Đón trẻ: - Trẻ đến lớp cô niềm nở đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ chào cô, chào bố mẹ. - Hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân vào ngăn tủ. - Cô cho trẻ quan sát tranh và trò chuyện cùng trẻ về ngày tết trung thu: tết trung thu vào ngày nào? ngày tết trung thu các con được làm gì? Có những hoạt động gì trong ngày tết trung thu? Các con được ăn bánh kẹo, vui múa hát đón ai?-> cô giáo dục trẻ 2. Thể dục sáng: Trẻ xép hàng, kiểm tra sức khỏe trẻ Khởi động: Cho trẻ đi vòng tròn, kết hợp các kiểu đi – chạy khác nhau. Trọng động: Bài tập phát triển chung - Hô hấp: Thổi bóng bay - Tay 2: Thực hiện: Nhịp 1 Hai tay đưa sang ngang cao bằng vai; Nhịp 2 Đưa hai tay về phía trước, vỗ 2 tay vào nhau, Nhịp 3 Đưa 2 tay sang ngang, Nhịp 4 Hạ 2 tay xuống, tay xuôi theo người - Bụng 3: Thực hiện: Nhịp 1 Giơ 2 tay lên cao Nhịp 2 Cúi xuống, 2 chân đứng thẳng, tay chạm đất. Nhịp 3 đứng lên, 2 tay giơ cao , Nhịp 4: Trở về tư thế ban đầu, - Chân 2: Thực hiện: Nhịp 1 Chân phải bước lên phía trước, khuỵu đầu gối, nhịp 2 co chân phải lại dứng thẳng, Nhịp 3 đưa chân trái lên phía trước, khuỵu đầu gối, nhịp 4 co chân trái lại dứng thẳng, - Bật: Bật đưa chân sang ngang. Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng về tổ Củng cố: Hỏi trẻ tên hoạt động Điểm danh- Dự báo thời tiết: - Cô gọi tên trẻ theo sổ, đánh dấu tên trẻ vắng mặt, cho trẻ dự báo thời tiết trong ngày. - Trẻ chào cô, chào bố mẹ và chào mọi người xung quanh. - Trẻ tự cất đồ dùng đúng nơi quy định. - Trẻ quan sát và trò chuyện cùng cô. - Tết trung thu vào ngày 15/8, tết trung thu được rước đèn, phá cỗ, đón chị hằng nga và chú cuội - Trẻ lắng nghe - Trẻ xếp hàng - Trẻ khởi động cùng cô. - Trẻ thực hiện các động tác thể dục theo hiệu lệnh. - Trẻ đi nhẹ nhàng thả lỏng cơ thể. - Trẻ dạ cô A. TỔ CHỨC CÁC Hoạt động Nội dung Mục đích- yêu cầu Chuẩn bị Hoạt động góc - Hoạt động chơi, tập 1. Góc phân vai: -Cửa hàng bán đèn lồng, đèn ông sao, bánh kẹo, gia đình đưa con đi chơi trung thu. 2. Góc xây dựng: - Xếp đèn ông sao bằng que, hột hạt. Xếp đường đến trường. 3. Góc âm nhạc: - Hát biểu diễn các bài hát về tết trung thu 4. Góc tạo hình: - Tô, vẽ màu đèn ông sao, đèn lồng 5. Góc sách truyện: - Xem tranh ảnh về ngày tết trung thu, các hoạt động của ngày trung thu, đèn ông sao, đèn lồng, mâm ngũ quả 1. Kiến thức: - Trẻ biết thể hiện vai chơi do mình đảm nhiệm. - Trẻ biết dùng que, hột hạt để xếp đèn ông sao, xếp đường đến trường. - Trẻ biết hát và biểu diễn các bài hát về trung thu. Biết cách ngồi và cầm bút đúng cách để tô, vẽ màu đèn ông sao, đèn lồng. - Trẻ biết cách xem tranh ảnh về ngày trung thu và các hoạt động ngày trung thu. 2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng phân vai chơi cho trẻ. - Rèn kỹ năng xếp theo thứ tự, xen kẽ để tạo ra sản phẩm. - Rèn kỹ năng hát, biểu diễn, tô, vẽ màu đúng cách. - Rèn lỹ năng xem tranh ảnh đúng cách, không xem ngược. 3. Thái độ. - Giáo dục trẻ tham gia tích cực vào hoạt động, chơi đoàn kết với bạn, không tranh giành đồ chơi và biết cất gọn đồ chơi vào đúng nơi quy định. - Đồ chơi cửa hàng bán đèn lồng, đèn ông sao, bánh kẹo, gia đình. - Que, hột hạt. - Các bài hát về tết trung thu, xắc xô, phách tre. Tranh đèn ông sao, đèn lồng, bàn ghế, bút màu. -Tranh ảnh về ngày trung thu, đèn ông sao, đèn lồng, mâm ngũ quả. mầm non. HOẠT ĐỘNG Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức. - Cô cùng trẻ hát bài “Rước đèn dưới trăng” trò chuyện cùng trẻ về nội dung bài hát và giờ hoạt động. 2. Giới thiệu bài. - Cô giới thiệu trực tiếp và giờ hoạt động. 3. Hướng dẫn. a. Thỏa thuận chơi. - Cô cho trẻ kể tên các góc chơi có trong lớp. - Cô khái quát lại và nêu nhiệm vụ của trừng góc chơi. + Góc phân vai: Ở góc phân vai các con sẽ chơi gì? Người bán hàng sẽ bán như thế nào? Người mua hàng phải làm sao? Gia đình có những ai, đi đâu?-> khái quát lại: chúng mình sẽ chơi bán đèn lồng, đèn ông sao, bánh kẹo, gia đình sẽ có bố mẹ đưa con đi chơi trung thu. + Góc xây dựng: Các con sẽ chơi gì? xếp đèn ông sao, đường đến trường như thế nào? -> khái quát: Các con sẽ dùng các hột hạt, que để xếp đèn ông sao, đường đến trường nhé. + Góc âm nhạc: Các con sẽ hát bài hát gì, hát kết hợp với dụng cụ nào?- khái quát: Các con sẽ hát và biểu diễn các bài hát về trung thu, + Góc tao hình: Các con sẽ tô, vẽ màu gì, tô như thế nào? -> khái quát: Các con sẽ cùng nhau tô, vẽ màu tranh đèn ông sao, đèn lồng. + Góc sách truyện: Các con sẽ xem gì? Khi xem tranh phải xem như thế nào?.-> khái quá các con sẽ cùng xem tranh ảnh về ngày tết trung thu, các hoạt động trong ngày tết trung b. Quá trình chơi: -Cô cho trẻ nhận vai và về góc chơi của mình và tổ chức cho trẻ chơi. - Cô bao quát và hướng dẫn trẻ chơi, cô nhập vai chơi cùng trẻ. - Cô cho trẻ liên kết các góc chơi với nhau và đổi vai chơi. c. Kết thúc: - Cô đến từng góc nhận xét sản phẩm của trẻ 4. Củng cố:- Cô củng cố giờ hoạt động. 5. Nhận xét – tuyên dương - Trẻ hát. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ nêu các góc chơi. - Chơi bán hàng - Trẻ lắng nghe. - Xếp đèn ông sao - Trẻ lắng nghe. - Hát các bài hát về tết trung thu - Trẻ trả lời. - Tô mầu đèn ông sao - Trẻ lắng nghe. - Trẻ chú ý lắng nghe

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLop 34 tuoi ghep_12429661.doc
Tài liệu liên quan