Giáo án mầm non lớp mầm - Chủ đề nhánh: Mùa xuân năm 2018

1/ Yêu cầu:

 Trẻ biết tên gọi, đặc điểm của các cây trong sân trường. Cháu biết lợi ích của các cây mang lại cho cuộc sống.

 Trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây xanh.

 Trẻ hứng thú khi tham gia các trò chơi.

2/ Chuẩn bị:

 Sân bãi sạch sẽ, tên gọi của các cây trong trường.

3/ Tiến hành:

 a/ Hoạt động 1: quan sát.

 - Cô cho trẻ ra sân hát “em yêu cây xanh”.

- Cô và trẻ cùng quan sát tranh cây(Con thấy có những gì ngoài sân? Các cây này có tên là gì? Đặc điểm của mỗi cây? Theo con cây xanh có lợi hay có hại? Vì sao?.)

- Giáo dục trẻ nên biết bảo vệ cây xanh. Cây xanh mang nhiều lợi ích cho ta như: lọc không khí, bảo vệ chống xói mòn đất, che bóng mát, cho hoa Vậy các con cần làm gì để bảo vệ cây? (Trồng cây, tưới nước, bắt sâu, không ngắt hoa bẻ cành ).

 

doc25 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 3539 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm - Chủ đề nhánh: Mùa xuân năm 2018, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uà nữa con chịu không? * Hoạt động 1: Khởi động. Trước khi đi thì Cô cháu ta cùng đi vòng tròn vừa đi vừa kết hợp các kiểu đi(kiểng chân,gót chân) sau tập động tác hô hấp rồi chuyển thành 4 hàng ngang. * Hoạt động 2: Trọng động. a/ Bài tập phát triển chung: - Tay vai 5: Luân phiên đưa tay lên cao. CB: Đứng thẳng 2 tay thả xuôi. TH: 2 lần 8 nhịp. + Nhịp 1: tay trái giơ lên cao. + Nhịp 2: tay phải giơ lên cao. + Nhịp 3: 2 tay dang ngang. + Nhịp 4: hạ 2 tay xuống. - Chân 2: Bật đưa chân sang ngang. CB: Đứng thẳng 2 tay thả xuôi. TH: 4 lần 8 nhịp. + Nhịp 1: Bật lên đưa 2 chân sang ngang,kết hợp đưa 2 tay dang ngang. + Nhịp 2: Bật lên thu 2 chân về,2 tay xuôi theo người. + Nhịp 3: Nhu nhịp 1. + Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị. - Bụng 1: Đứng cuối người về trước. CB: Đứng 2 chân rộng bằng vai,2 tay giơ cao quá đầu. TH: 2 lần 8 nhịp. + Nhịp 1: Đứng 2 chân dang rộng bằng vai, 2 tay giơ cao quá đầu. + Nhịp2: Cuối xuống,2 chân thẳng tay chạm đất. + Nhip3; Đứng thẳng 2 tay giơ cao. + Nhip 4: Đứng thẳng, 2 tay xuôi theo người. - Bật 1: Bật tiến về phía trước. b/ Vận động cơ bản. Các con ơi! Đây là món quà mà bạn cún đã tặng cho lớp mình nè! Bạn nào lên mở hộp quà này cho lớp xem bên trong là gì nhé!(cô mời một cháu lên mở). + Đây là gì vậy các con? + Chúng ta sẽ làm gì với quả bóng này? Các con nói đúng rồi chúng ta có rất là nhiều trò chơi từ quả bóng(đá bóng,tung bóng). Hôm nay cô sẽ cho các con “ tung bóng lên cao và bắt bóng”. Thế các con có biết chuyền như thế nào không? Cô mời một bạn lên làm mẫu cho cô và cả lớp xem nha! Cô làm mẫu lần 1. Cô làm mẫu lần 2 kết hợp giải thích: Khi lên con sẽ đứng ngay vạch chuẩn rồi lấy bóng. Nghe hiệu lệnh cô thì con tung bóng qua khỏi đầu và sau đó đợi bóng rơi xuống thì con bắt lấy bóng bằng hai tay. Chú ý khi tung lên thì con nên tung vừa qua đầu và thẳng lên đừng tung cao-xa quá như vậy con khó mà bắt được bóng. Cô gọi 1,2 cháu làm cho cả lớp xem. Cô lần lượt cho cả lớp lên thực hiện,cô chú ý sửa sai cho trẻ. Đến lần 2 cô cho các cháu thi đua,bạn nào thực hiện tốt lấy nhiều hoa,quả thì thắng sẽ được cô và các bạn vỗ tay thật to để khen các bạn. c/ Trò chơi: “bịt mắt nghe tiếng”. * Chuẩn bị: Hai thanh gỗ,hai khăn bịt mắt. * Luật chơi: Nghe một tiếng gõ là chuyển chổ. * Cách chơi: Hai trẻ bịt mắt đứng xoay lưng vào nhau,một trẻ gõ trống và di chuyển chổ,trẻ kia nghe tiếng gõ tìm đến bắt. Nếu bắt được coi như thắng cuộc. Sau đó đổi chổ cho bạn khác chơi. Cho trẻ chơi vài lần. * Hoạt động 3: Hồi tĩnh. Cho cháu hít thở nhẹ nhàng. Cô vừa cho các con thực hiện bài tập gì? *GDTT: Các con ơi! Mình phải thường xuyên tập thể dục để giữ sức khỏe tốt và con cũng nên khuyên mọi người cùng nhau tập nữa nhé! Nhận xét cắm hoa. HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI - Cả lớp hát các bài hát và đoc thơ chủ đề mùa xuân. - Đàm thoại về các lễ hội diễn ra vào mùa xuân. - Cho trẻ dạo chơi trong sân trường và chơi các trò chơi tự do. - Cô và cháu tiếp tục trang trí lớp cho hoàn thiện. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI (dự kiến) Nội dung: Quan sát “cây xanh”. Trò chơi “bốn mùa”. 1/ Yêu cầu: Trẻ biết tên gọi, đặc điểm của các cây trong sân trường. Cháu biết lợi ích của các cây mang lại cho cuộc sống. Trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây xanh. Trẻ hứng thú khi tham gia các trò chơi. 2/ Chuẩn bị: Sân bãi sạch sẽ, tên gọi của các cây trong trường. 3/ Tiến hành: a/ Hoạt động 1: quan sát. - Cô cho trẻ ra sân hát “em yêu cây xanh”. - Cô và trẻ cùng quan sát tranh cây(Con thấy có những gì ngoài sân? Các cây này có tên là gì? Đặc điểm của mỗi cây? Theo con cây xanh có lợi hay có hại? Vì sao?...) - Giáo dục trẻ nên biết bảo vệ cây xanh. Cây xanh mang nhiều lợi ích cho ta như: lọc không khí, bảo vệ chống xói mòn đất, che bóng mát, cho hoa Vậy các con cần làm gì để bảo vệ cây? (Trồng cây, tưới nước, bắt sâu, không ngắt hoa bẻ cành). b/ Hoạt động 2: trò chơi “bốn mùa”. - Luật chơi: Cháu phải tập trung chú ý nghe hiệu lệnh của cô, ai không làm đúng thì bị phạt nhảy lò cò. - Cách chơi: Cô nói mùa xuân, cháu nói hoa nở và làm động tác bướm bay. Cô nói mùa thu, cháu làm động tác lá rơi. Cô nói mùa đông, cháu làm động tác lạnh. Mùa hè cháu làm động tác nóng nực. HOẠT ĐỘNG CHIỀU ĐỀ TÀI: Dạy Kỹ Năng Đọc Thơ“Tết Đang Vào Nhà”. 1/ Yêu cầu: Trẻ thuộc, hiểu nội dung bài thơ. Biết đọc diễn cảm, thể hiện cảm xúc vui sướng, biết làm một số động tác đơn giản minh họa cho bài thơ. 2/ Chuẩn bị: Cô thuộc và đọc diễn cảm bài thơ. 3/ Tiến hành: * Ổn định giới thiệu: Cả lớp vận động “sắp đến tết rồi”. Cô trò chuyện với cháu về bài hát. Dẫn dắt vào đề tài. * Hoạt động 1: Cô đọc thơ cháu nghe. Cô đọc lần 1. Cô đọc lần 2 giảng nội dung. * Hoạt động 2: Cháu đọc thơ. Cô cho nhóm,tổ,cá nhân đọc. Nhận xét cắm hoa. HOẠT ĐỘNG CHƠI Trò chơi “mèo đuổi chuột”. 1/ Chuẩn bị: sân bãi sạch sẽ,rộng,thoáng. 2/ Luật chơi: một trẻ làm mèo một trẻ làm chuột ,ai thua là bị phạt. 3/ Cách chơi: Lớp đứng thành vòng tròn nắm tay lại với nhau. Chọn hai bạn chơi(1 bạn làm mèo,1 bạn làm chuột). Mèo đuổi chuột chạy quanh vòng tròn,méo cố gắng bắt được chuột, chuột sẽ bị phạt. Cho trẻ chơi 3-4 lần. NÊU GƯƠNG Cháu hát hoa bé ngoan. Cô tuyên dương những cháu ngoan, phát biểu. Động viên cháu chưa đạt. NHẬN XÉT CUỐI NGÀY 1/ Tên trẻ vắng và lý do: 2/ Ưu điểm: 3/ Hạn chế: ... 4/ Hướng khắc phục: ... ... ... ... Thứ ba, ngày 09 tháng 01 năm 2018 THỂ DỤC SÁNG ***** HOẠT ĐỘNG HỌC LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Đề tài : “Trò Chuyện Về Mùa Xuân”. 1/ Yêu cầu: Trẻ nhận biết những dấu hiệu đặc trưng của mùa xuân và quang cảnh, thời tiết, sinh hoạt của mùa xuân. Chơi được trò chơi. 2/ Chuẩn bị: Một số tranh ảnh về mùa xuân gắn ở xung quanh lớp (hoa,bánh mứt..). Bao lì xì và các câu vè,bài hátvề xuân. 3/ Tiến hành: * Ổn định giới thiệu: Cô cho cháu chơi trò chơi “úp lá khoai” “ Úp lá khoai Mười hai chong chóng Đứa mặc áo trắng Đứa mặc áo xanh Đứa xách lồng đèn Chạy ra chạy vô”. (cô mở tranh hoa mai,hoa đào lên). * Hoạt động 1: Trẻ nhận biết và khám phá đối tượng. Cô đố.. cô đố.. “Hoa mai và hoa đào nở vào mùa nào”? Thế mùa xuân có đặc điểm gì? Đặc biệt là hoa gì nở nhiều nhất vào mùa xuân? Hoa mai thì ở đâu và hoa đào thì ở đâu? Đúng rồi. Vì vậy mùa xuân là mùa đẹp nhất trong năm, mùa xuân cây cối đua nhau đâm chồi nẩy lộc, hoa cũng đua nhau nở, đặc biệt là hoa mai và hoa đào đó các con. Ngoài hoa mai,đào ra thì còn có một loài chim khi mùa xuân đến thì bay về làm tổ con có biết là loài chim nào không? Mùa xuân có những lễ hội nào và những trò chơi gì? Vậy bạn nào cho cô biết những món ăn đặc trưng cho ngày tết là gì? Vào ngày cuối cùng của một năm vào buổi tối lúc 12h mọi người cúng ông bà thì mình gọi là gì? Trong những ngày tết con thường làm gì? Con chúc tết ông bà,cô cậu..thế nào? * Hoạt động 2: Bé cùng tranh tài. @ Hái lộc xuân: Cô chia lớp thành hai đội(trai và gái) đọc đồng dao “dung dăng dung dẻ” về ngồi hai hàng. Cô gắn bao lì xì trên một cái cây. Bên trong bao lì xì là những câu hỏi,câu đố liên quan đến mùa xuân(bánh chưng,hoa mai,hoa đào). hai đội lên oẳn tù tì xem đội nào được đi trước lên bóc bất kỳ bao lì xì nào và trả lời câu hỏi đó. Nếu trả lời đúng thì được 1 điểm còn nếu không trả lời được thì nhường quyền cho đội bạn,nếu đội bạn cũng không trả lời được thì xem như câu hỏi đó không tính và tới lượt mình. Tương tự như vậy chơi đến hết các câu hỏi có trên cây. Ví dụ: +Một năm có bao nhiêu tháng? + Từ tháng nào tới tháng nào? @ Giọng hát vàng: Cô cũng chia cháu ra làm hai nhóm(trai,gái) thi nhau hát,đọc câu đố,câu chúc tếtmỗi lần thực hiện đúng thì được cô thưởng một hoa đội nào nhiều sẽ thắng. * GDTT: Để giữ gìn sức khỏe trong ngày tết các con phải làm gì? Khi khách đến nhà vui tết các con có được đòi hỏi gì không? Nhận xét cắm hoa. HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI - Cô và các cháu cùng làm đồ trang trí lớp. - Trò chuyện với trẻ về những việc trẻ làm. - Dạo chơi trong sân trường. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI (dự kiến) Nội dung: Quan sát “quả cam”. Trò chơi “thỏ đổi chuồng”. 1/ Yêu cầu: Trẻ biết gọi tên và nhận biết một số đặc điểm của quả cam. Trẻ biết được lợi ích của các loại quả đối với sức khỏe. 2/ Chuẩn bị: Sân bãi thoáng mát và một số quả cam thật cho cháu quan sát. 3/ Tiến hành: a/ Hoạt động 1: quan sát. Cô đưa quả cam ra giới thiệu với trẻ: + Đây là quả gì? + Nó có màu sắc thế nào? + Con quan sát xem quả cam có những bộ phận nào? + Thế vỏ của quả cam ra sao? Cô cho cháu sờ để cảm nhận. Các con có biết bên trong quả cam có gì không?(nói xong cô bóc vỏ cam ra và hỏi) + Đây là cái gì?(vỏ,múi,hạt),cho cháu nếm thử. b/ Hoạt động 2: trò chơi “thỏ đổi chuồng”. - Luật chơi:Trẻ nào không có chuồng để vào thì bị phạt. - Cách chơi: + Các em tham gia chơi chia làm nhiều nhóm 3 người. Hai người trong số 3 em nắm tay lại thành một vòng tròn, ở trên sân trường. Mỗi vòng tròn tượng trưng là môt chuồng thỏ. Em còn lại của mỗi nhóm sẽ làm "Thỏ". Chọn 1 - 2 em đứng ngoài làm "thỏ" không có chuồng. + Cô và trẻ cùng hát đi vòng tròn trong lớp khi nào cô hô mưa to rồi trẻ chạy nhanh về chuồng. + Mỗi trẻ chỉ vào một cái chuồng duy nhất. HOẠT ĐỘNG CHIỀU ĐỀ TÀI: Dạy Hát “Mùa Xuân”. 1/ Yêu cầu: Trẻ hát thuộc lời bài hát, thể hiện phong cách âm nhạc vui nhộn, rộn ràng và chơi được trò chơi. 2/ Chuẩn bị: Cô tập hát tốt bài hát mùa xuân,cây trúc xinh. Đàn,mão thỏ. 3/ Tiến hành: *Ổn định giới thiệu. Cô cùng trẻ hát “sắp đến tết rồi”. Các con vừa hát bài gì? Bài hát nói lên điều gì? À! Đúng rồi bài hát đang nói về mùa xuân,cô cũng có một bài hát khác cũng nói về mùa xuân,con có biết bài gì không? Đó là bài “mùa xuân” của chú Hoàng Văn Yến. Vậy hôm nay cô sẽ dạy cho các con bài hát này nhé. * Hoạt động 1: Cô hát cháu nghe. Cô hát cháu nghe lần 1. Cô hát cháu nghe lần 2 giảng nội dung. * Hoạt động 2: Cháu hát. Cô cho cháu hát(nhóm,tổ,cá nhân). * Hoạt động 3: Trò chơi “ai nhanh nhất”. Cô cho các cháu chơi trò chơi “ Con thỏ” rồi về ngồi đội hình chữ u. Thỏ ngoài ăn cỏ ra còn thích gì nữa nào? Các con giỏi lắm cô sẽ thưởng cho các con chơi một trò chơi đó là trò chơi“Ai nhanh nhất” nha! Cách chơi như sau: Ở giữa lớp cô có 5 cái chuồng thỏ ( cháu làm chuồng thỏ), cô sẽ mời 6 bạn lên đội mão các chú thỏ nhảy đi chơi .Khi nhảy các chú thỏ chú ý cô lắc trống chậm thì nhảy chậm, cô lắc trống nhanh thì nhảy nhanh, cô lắc 1 tiếng dứt khoát thì các chú thỏ phải nhảy nhanh vào chuồng của mình, chú thò nào không tìm được chuồng sẽ nhảy lò cò xung quanh các bạn. Nhận xét cắm hoa. HOẠT ĐỘNG CHƠI CHƠI TỰ DO 1/ Yêu cầu: Trẻ biết tự mình chọn lấy đồ chơi mà trẻ hoặc góc chơi nào trong lớp và dọn dẹp ngăn nắp đúng chỗ. 2/ Chuẩn bị: Các kệ đồ chơi trong cũng như ngoài trời. 3/ Tiến hành: * Ổn định giới thiệu: Các con ơi! Hôm nay cô sẽ cho các con tự làm chủ muốn chơi ở đâu thì chơi,muốn lấy đồ chơi nào tùy thích nhưng khi chơi xong con phải dẹp đúng chỗ là được rồi các con có thích không,cô mong con sẽ chơi tốt nhe! * Hoạt động 1: Cô hướng dẫn. Cô gợi ý cho cháu có thể chơi ở các góc hoặc ra sân chơi đồ chơi ngoài trời. * Hoạt động 2: Trẻ tiến hành chơi. Các cháu tự chia ra thành nhóm rồi chơi. Nhận xét cắm hoa. NÊU GƯƠNG Cháu hát hoa bé ngoan. Cô tuyên dương những cháu ngoan, phát biểu. Động viên cháu chưa đạt. NHẬN XÉT CUỐI NGÀY 1/ Tên trẻ vắng và lý do: 2/ Ưu điểm: 3/ Hạn chế: ... 4/ Hướng khắc phục: ... ... ... ... Thứ tư ,ngày 10 tháng 01 năm 2018 THỂ DỤC SÁNG ***** HOẠT ĐỘNG HỌC LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ. Đề tài : “Mùa Xuân”. TRỌNG TÂM: DẠY HÁT. NGHE HÁT: CÂY TRÚC XINH. TRÒ CHƠI : AI NHANH NHẤT 1/ Yêu cầu: Trẻ hát thuộc lời bài hát, thể hiện phong cách âm nhạc vui nhộn, rộn ràng và chơi được trò chơi. 2/ Chuẩn bị: Cô tập hát tốt bài hát mùa xuân,cây trúc xinh. Đàn,mão thỏ. 3/ Tiến hành: *Ổn định giới thiệu: Cô cùng trẻ hát “sắp đến tết rồi”. Các con vừa hát bài gì? Bài hát nói lên điều gì? À! Đúng rồi bài hát đang nói về mùa xuân,cô cũng có một bài hát khác cũng nói về mùa xuân,con có biết bài gì không? Đó là bài “mùa xuân” của chú Hoàng Văn Yến. Vậy hôm nay cô sẽ dạy cho các con bài hát này nhé. * Hoạt động 1: Dạy hát. Cô mở đàn hát cho cháu nghe lần 1 kết hợp tranh. Giảng nội dung: hoa mai và hoa đào sẽ nở rộ trong mùa xuân,quan cảnh khi vào xuân rất đẹp,mùa xuân là bước sang một năm mới và ai cũng được thêm một tuổi. @ Đàm thoại: + Con vừa hát bài gì vậy? + Bài hát do nhạc sĩ nào sáng tác? + Bài hát nói lên điều gì ? Các con giỏi lắm cô sẽ cho các con chơi trò nhé! * Hoạt động 2: Trò chơi “ai nhanh nhất”. Cô cho các cháu chơi trò chơi “ Con thỏ” rồi về ngồi đội hình chữ u. Thỏ ngoài ăn cỏ ra còn thích gì nữa nào? Các con giỏi lắm cô sẽ thưởng cho các con chơi một trò chơi đó là trò chơi“Ai nhanh nhất” nha! Cách chơi như sau: Ở giữa lớp cô có 5 cái chuồng thỏ ( cháu làm chuồng thỏ), cô sẽ mời 6 bạn lên đội mão các chú thỏ nhảy đi chơi .Khi nhảy các chú thỏ chú ý cô lắc trống chậm thì nhảy chậm, cô lắc trống nhanh thì nhảy nhanh, cô lắc 1 tiếng dứt khoát thì các chú thỏ phải nhảy nhanh vào chuồng của mình, chú thò nào không tìm được chuồng sẽ nhảy lò cò xung quanh các bạn. * Hoạt động 3: Nghe hát “cây trúc xinh”. Bây giờ cô sẽ hát tặng cho lớp mình một bài hát nữa đó là bài dân ca Bắc Ninh có tên là “cây trúc xinh” Cô hát cho cháu nghe 2 lần. * GDTT: Các con ơi! Nước rất quan trọng đối với đời sống chúng ta. Vì vậy chúng ta cần phải giữ gìn nguồn nước xung quanh mình sạch để sử dụng nhé! Con bảo vệ bằng cách nào? Nhận xét cắm hoa. HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI - Tiếp tục bán các gian hàng bánh kẹo. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI (dự kiến) Nội dung: Quan sát “sân trường”. Trò chơi “mưa to mưa nhỏ”. 1/ Yêu cầu: Trẻ biết được tên trường,lớp,địa chỉ các khu vực trong trường,tên một số đồ dùng đồ chơi. Giáo dục cháu biết yêu quý trường,lớp và mọi người xung quanh. 2/ Chuẩn bị: Tranh ảnh về trường mầm non. 3/ Tiến hành: a/ Hoạt động 1: quan sát. Cho trẻ ra sân quan sát trường,cây xanhvà một số tranh ảnh về trường mầm non. Trò chuyện với cháu về trường,lớp của mình. Lớp hát “trường chúng cháu là trường mầm non” - Các con học trường gì? - Cô giáo con tên gì? - Con học lớp lá mấy? - Trường mình có những ai? - Con nhìn xem trường mình có những đồ chơi nào? b/ Hoạt động 2: trò chơi “mưa to mưa nhỏ”. - Luật chơi: Bạn nào không có nơi trú mưa sẽ bị ướt và phải ra ngoài 1 lần chơi. - Cách chơi: Cô xếp các ghế xung quanh lớp, cháu vừa bò vừa hát “ trời nắng trời mưa” khi cô hô mưa nhỏ thì trẻ bó chậm, khi cô hô mưa to thì trẻ bò thật nhanh tìm nơi trú mưa, nếu bạn nào tìm được ghế thì ngồi vào ghế. HOẠT ĐỘNG CHIỀU ĐỀ TÀI:“Lao Động Trực Nhật”. 1/ Yêu cầu: Cháu biết làm một số việc giúp cô(lau,quét,dọn dẹp các kệ đồ chơi,dụng cụ,đồ dùng) cho sạch sẽ và ngăn nắp gọn gàng. 2/ Chuẩn bị: Một số đồ dùng đồ chơi trong lớp,các kệ,khăn lau,chậu nước,chổi cho cháu làm. 3/ Tiến hành: *Ổn định giới thiệu. Cả lớp hát “một sợi rơm vàng” sau đó cô trò chuyện và dẫn dắt vào đề tài. * Hoạt động 1: Hướng dẫn Cô hướng dẫn cháu cách làm vệ sinh giúp cô: con dùng chổi quét sạch các kệ, sau đó con dùng giẻ lau thắm nước rồi lau các đồ dùng đồ chơi và kệ. Khi lau xong con sắp xếp đúng như ban đầu. * Hoạt động 2: Cháu thực hiện. Cô cho cháu về bàn thực hiện. + Nhóm: lau góc xây dựng,nghệ thuật. + Nhóm: lau góc phân vai. + Nhóm: lau góc học tập. + Nhóm: lau góc vận động,thiên nhiên. Nhận xét cắm hoa. HOẠT ĐỘNG CHƠI Trò chơi “tung bóng”. 1/ Chuẩn bị: Sân bãi sạch sẽ và một số quả bóng. 2/ Cách chơi: Cô hướng dẫn cách chơi: cho trẻ xếp vòng tròn,sau đó bắt 1 trẻ cầm quả bóng đưa xuống dưới rồi tung lên cao,bạn nào chụp được thì tuyên dương lần lượt cho trẻ chơi vài lần. Sau đó cho cả lớp chơi vài lần. NÊU GƯƠNG Cháu hát hoa bé ngoan. Cô tuyên dương những cháu ngoan, phát biểu. Động viên cháu chưa đạt. NHẬN XÉT CUỐI NGÀY 1/ Tên trẻ vắng và lý do: 2/ Ưu điểm: 3/ Hạn chế: ... 4/ Hướng khắc phục: ... ... ... Thứ năm, ngày 11 tháng 01 năm 2018 THỂ DỤC SÁNG ***** HOẠT ĐỘNG HỌC LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM- KỸ NĂNG XÃ HỘI Đề tài : “Bé Vui Đón Xuân”. 1/ Yêu cầu: Trẻ biết kể các hoạt động cần chuẩn bị ngày tết,lựa chọn câu chúc phù hợp. Trẻ tự tin khi kể về các hoạt động ngày tết, nhanh nhẹn và sáng tạo trong hoạt động thực hành. 2/ Chuẩn bị: Các tranh A3 ngày tết(tết trên phố,ở nhà và chợ hoa). Mão thỏ,hoa mai,những câu chúc tết. Một số vật dụng để cho cháu làm bánh,kẹo,tấm liễng. 3/ Tiến hành: * Ổn định giới thiệu. Cô cho hai cháu lên đóng một tiểu phẩm nhỏ. Một cháu trong vai Thỏ con còn cháu kia vai Mùa Xuân(đội mũ hoa mai). + Thỏ (vừa đi vừa hát): đi chơi..đi chơi.. + Mùa xuân: Chào thỏ con! + Thỏ: Chào chị hoa mai mà chị đi đâu vậy? + Mùa xuân: Chị phải đi khắp nơi để báo cho mọi người. + Thỏ: Ủa mà tin gì vậy? + Mùa xuân: mùa xuân đã đến rồi đấy em quên à? + Thỏ: Mùa xuân đến rồi sao? + Mùa xuân: Thế em có chuẩn bị gì đón tết chưa? + Thỏ: Dạ chưa. + Mùa xuân: Vậy em mau về rồi cùng với mẹ đón tết đi. Chị phải đi đây. * Hoạt động 1: Tết ở nhà,tết ở mọi nơi. Các con ơi! Mọi người, mọi nhà và khắp nơi ai ai cũng tưng bừng háo hức đón tết. Vậy bây giờ cô cùng các con đi xem tết diễn ra như thế nào nhé!(cô phát tranh cho 3 nhóm về thảo luận). + Tranh tết trên phố. + Tranh tết ở nhà. + Tranh tết ở chợ hoa. + Tranh tết làng quê. Sau khi cháu thảo luận xong cô cho một cháu đại diện thuyết trình lại nội dung tranh của nhóm mình và cô tóm ý lại từng tranh cho cháu. Cô cùng cháu đọc thơ “tết đang vào nhà”. Các con ơi! Bài thơ “tết đang vào nhà” của chú Nguyễn Hồng Kiên đã thể hiện được khung cảnh ngày tết nào là hoa mai,đào đua nhau nở còn mọi người trong nhà thì đang tất bật chuẩn bị đón tết. * Hoạt động 2: Tết có gì vui? Các con ơi! Tết các con được gì nè? Để xem các bạn nói đúng không thì bây giờ các con hãy thể hiện lại xem nào.(cô cho cháu về 3 nhóm thảo luận về những câu chúc) + Nhóm: Chúc sức khỏe.(chúc ông bà sống lâu thật lâu,chúc ba mẹ có sức khỏe nhiều nhiều + Nhóm: Chúc làm ăn.(chúc cô,chú,dì,cậulàm ăn phát đạt, làm ăn tiền vô nước tiền ra như giọt cà phê). + Nhóm: Chúc các chú bộ đội.(chúc các chú bộ ở biên giới,hải đảo có một mùa xuân vui vẻ và an lành). + Nhóm: Chúc cô giáo. Cô mời một vài cháu lên nói lại câu chúc của nhóm mình. Nảy giờ cô nghe lời chúc nào cũng hay và dễ thương, nhưng cô thấy lời chúc của nhóm 3 là có ý nghĩa nhất, vì các chú bộ đội vừa vui tết mà còn phải canh giữ Quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa nữa. Đây là hai quần đảo thuộc chủ quyền lãnh thổ của nước Việt Nam mình đó. Các con vừa chúc tết cho ông,bà,cha,mẹThế theo con chúng ta đã quên chúc cho ai nè? Vậy bây giờ các con cùng chúc cho nhau đi. Tết đến chúng ta được vui chơi, ăn nhiều thức ăn ngon, được ngắm hoa đẹp và được mặc quần áo đẹp. Vậy bây giờ chúng ta cùng kể nhau nghe đi các con. Cô mời từng nhóm lên kể lại.(nhóm: nói về hoạt động vui chơi, nhóm: kể về một số món ăn ngày tết, nhóm: kể về một số loại hoa, nhóm: một số quần áo tết). * Hoạt động 3: Bé cùng tranh tài. Các con ơi! Không biết ở nhà các con chuẩn bị gì để đón tết chưa? Bây giờ cô cháu ta cùng nhau chuẫn bị đón tết nhé!(cô cháu về 3 nhóm thực hiện). + Nhóm: làm kẹo, mứt,làm liễng chúc xuân. + Nhóm: nứt bánh chưng,bánh tét,. + Nhóm: Cắm hoa,xếp mâm ngũ quả. + Nhóm: Dọn dẹp các kệ. Sau khi cháu thực hiện xong thì đem lên bàn trưng bài sản phẩm của mình. * GDTT: Để giữ gìn sức khỏe trong ngày tết các con phải làm gì? Khi khách đến nhà vui tết các con có được đòi hỏi gì không? Nhận xét cắm hoa. HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI - Cháu chia nhóm chơi tự do. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI (dự kiến) Nội dung: Quan sát “thời tiết”. Trò chơi “đong nước vào chai”. 1/ Yêu cầu: Trẻ biết tên gọi, đặc điểm các loại cây kiểng và rau ở góc thiên nhiên. Trẻ hứng thú khi tham gia các hoạt động cùng cô 2/ Chuẩn bị: Sân bãi sạch sẽ,các chai nước cho cháu trải nghiệm. 3/ Tiến hành: a/ Hoạt động 1: quan sát. Cô dẫn cháu ra sân cùng quan sát bầu trời và đàm thoại: + Các con thấy bầu trời hôm nay thế nào? + Trước khi mưa con nhìn thấy gì? + Khi trời mưa con phải làm sao? + .? Cô giáo dục cháu. b/ Hoạt động 2: trò chơi “đong nước vào chai”. Cách chơi: cô chọn 4 bạn cùng chơi, thời gian là 1 bài hát bạn nào đong nước nhiều vào chai là thắng cuộc. Cháu chơi 2- 3 lần. HOẠT ĐỘNG CHIỀU ĐỀ TÀI: Dạy Kỹ Năng“Nhận Biết Mục Đích Phép Đo Bằng Đơn Vị Đo”. 1/ Yêu cầu: Trẻ biết đo một đối tượng bằng các đơn vị đo khác nhau,biết được mục đích phép đo. 2/ Chuẩn bị: Mỗi cháu một băng giấy dài 20cm.Bút chì,thẻ số 2,3,4. Hai thước đo đơn vị: một thước dài 5cm và 4cm(xanh,đỏ). 3/ Tiến hành: * Ổn định giới thiệu. Cô cùng cháu đọc bài thơ cầu vồng,sau đó cô trò chuyện về bài thơ và dẫn dắt vào đề tài. * Hoạt động 1: Cô hướng dẫn. @ Luyện tập thao tác đo: Các con đã học thao tác đo vậy bây giờ bạn nào lên đo xem cây thước này dài bằng mấy nắm tay?(đo chiều đứng). Gọi hai cháu lên đo một đoạn trên sàn nhà xem dài bằng mấy bàn chân bằng cách đi nối gót(tiến tới)xong cả lớp nhận xét. Cho hai cháu lên cùng đo một đoạn trên sàn nhà(đi lùi). @ Đo một đối tượng bằng các đơn vị đo khác nhau: Cô có gì đây? Gồm những thước đo màu gì? Thước đo xanh và đỏ thước nào dài hơn? Bây giờ cô sẽ dung thước này đo chiều dài băng giấy. Cô dùng thước đo màu đỏ. Cô đặt một đầu thước đo sát với đầu mép băng giấy,dùng viết gạch đầu kia xong lại đặt tiếp thước sát với đường vừa gạch dùng viết chì gạch tiếp đầu kia. Cứ như thế cho đến hết băng giấy. Vậy băng giấy dài bằng mấy thước đo đỏ? Tìm chữ số mấy đặt vào cho tương ứng? Bây giờ cô sẽ dùng thước đo màu xanh dài hơn để đo chiều dài băng giấy (cách đo như trên). Vậy băng giấy dài bằng mấy thước đo màu xanh? Vậy cô đặt chữ số mấy cho tương ứng? Tại sao cùng đo một băng giấy mà kết quả đo lại khác nhau? Thước đo dài thì đo kết quả ra sao? Thước đo ngắn thì đo kết quả ra sao? * Hoạt động 2: Cháu thực hành. Cho trẻ dùng thước đo đo băng giấy của mình và nói kết quả (thực hiện như cách đo trên). Cô kiểm tra kết quả sau mỗi lần trẻ đo. Cho trẻ dùng thước đo đỏ,xanh của cô đo cùng một chiều dài bàn,bảng.và nói kết quả khi sử dụng hai thước đo. Gọi hai trẻ dùng một hình chữ nhật dài,ngắn cùng đo độ dài khoảng cách hai bạn ngồi. Nhận xét cắm hoa. HOẠT ĐỘNG CHƠI Trò chơi: “chiếc túi kỳ diệu”. - Chuẩn bị: sân bãi, 1túi vải đẹp 1 số đồ vật : hoa ,cây,cờ,1 cái xắc xô. - Luật chơi: ai đoán không được sẽ bị phạt. - Cách chơi: cô gọi 1 cháu lên sờ vào túi và gọi tên đồ vật trước khi giơ cho cả lớp cùng kiểm tra ,trẻ nói và đếm được đồ dùng mình lấy ra. nói không được sẽ bị phạt. Cho cháu chơi vài lần. NÊU GƯƠNG Cháu hát hoa bé ngoan. Cô tuyên dương những cháu ngoan, phát biểu. Động viên cháu chưa đạt. NHẬN XÉT CUỐI NGÀY 1/ Tên trẻ vắng và lý do: 2/ Ưu điểm: 3/ Hạn chế: ... 4/ Hướng khắc phục: ... ... ... ... Thứ sáu , ngày 05 tháng 01 năm 2018 THỂ DỤC SÁNG ***** HOẠT ĐỘNG HỌC LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Đề tài : Làm Quen Chữ Cái“B,D,Đ” 1/ Yêu cầu: Trẻ nhận biết b,d,đ. Nhận ra chữ b,d,đ trong tiếng và từ. Chơi được trò chơi và trả lời được câu đố. 2/ Chuẩn bị: Tranh có từ rời: Bánh chưng,hoa hướng dương,. bé đi dạo vườn đào. Mão bánh chưng và trò chơi ô cửa bí mật. Thẻ chữ b,d,đ đủ cho cô và trẻ. 3/ Tiến hành: * Ổn định giới thiệu. Cô cùng cháu đọc “tết đang vào nhà” sau đó cô trò chuyện với các cháu: + Các vừa đọc bài gì? + Trong bài nói về gì? Thế tết con thường thấy gì nè? Đúng rồi! Vậy hôm nay cô sẽ cùng các con học âm mới liên quan đến những gì mà con vừa kể. * Hoạt động 1: Cô cho cháu làm quen chữ cái b,d,đ. @ Cô giới thiệu b: Cô cho cháu chơi trò chơi "bắp cải xanh" sau đó cô cho một trẻ đi từ ngoài vào trên đầu đội mão “bánh chưng” có từ. Con nhìn xem trên đầu bạn A có gì? Đúng rồi! Tranh “bánh chưng” từ “bánh chưng”.(cô treo tranh lên bảng). Thế bạn nào cho cô biết trong từ “bánh chưng” chữ cái nào mình đã học rồi?(cô mời.cô mời). Bạn nào có thề lên ghép từ rời giống từ trong tranh của cô? Các con ơi! Hôm nay cô sẽ giới thiệu với các con âm mới đó là âm “b”. Cô phát âm ba lần: bờ,bờ,bờ. Cô phân tích chữ b: b có một nét thẳng đứng nối liền nét cong hở trái. Cô viết cho cháu xem b in thường và b viết thường và nói: b viết thường khi viết các con sẽ viết một nét khuyết trên nối liền với nét thắt. Cô gắn chữ g sang một góc bảng. @ Cô giới thiệu chữ cái d: Cô cho cháu chơi "ô cửa bí mật"(cô gắn tranh hoa hướng dương lên bảng trước). Sau đó: Lắng nghelắng nghe Nghe vẻ nghe ve nghe vè cô đố: “hoa gì hướng ánh mặt trời Nhiều cánh lấp lánh vàng tươi?” Đố con là hoa gì? Cháu lên mở ô cửa thứ nhất. Thế hoa này có màu gì? Cháu lên mở ô còn lại. Đúng rồi! Cô có tranh “hoa hướng dương” từ “hoa hướng dương”. Vậy bạn nào cho cô biết trong từ “hoa hướng dương” chữ cái nào mình đã học rồi?(cô mời.cô mời). Tiếp theo cô sẽ giới thiệu với các co

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGIAO AN TUAN 1_12437414.doc
Tài liệu liên quan