1/ Yêu cầu :
Trẻ biết công việc của từng vai chơi, biết liên kết nhóm chơi.
Biết các hoạt động vui chơi giải trí trong ngày tết.
2/ Chuẩn bị :
Bé khéo tay: giấy bìa màu cứng, hoa mai, hoa đào, giấy vẽ, màu, viết chì, kéo, gôm, keo hai mặt, bitis
Bán hàng: lon nước ngọt, bia, bộ đồ chơi nấu ăn, bánh kẹo ngày tết, mốt, giấy kiến, trái cây, hoa kiểng ngày tết
Gian hàng: quần áo, nón, giày dép, túi xách.
Chợ hoa xuân: hàng raò, cây xanh, hoa mai, hoa đào, các khối gỗ
3/Tiến hành:
*Ổn định giới thiệu.
Cô cùng cháu hát “tết đến rồi”.
Đến giờ gì rồi?
Lớp ta đang học chủ đề gì?
Tết ở quê chúng ta có những hoạt động nào?
Vậy hôm nay cô sẽ cho các con tổ chức lại chợ hoa xuân để cùng nhau thể hiện lại không khí ngày tết nhé!
24 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 2548 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm - Chủ đề nhánh: Tết nguyên đán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trò chơi “bịt mắt đá bóng”. Học có nề nếp.
2/ Chuẩn bị :
Sân bãi sạch sẽ,thoáng mát. Ghế thể dục và túi cát(10 cái).
* Sơ đồ khởi động: * *
* * * * * * * * *
* *
* * * * * * * *
* * *
* Sơ đồ trọng động:
* * * * * *
* * * * * *
* Sơ đồ bài tập vận động:
* * * * * * * * * * * *
* * * * * * * * * * * *
3/ Tiến hành:
*Ổn định giới thiệu.
Lắng nghelắng nghe
Các bạn nghe cô hỏi nhé! Nhà của các con có gần mặt đường không hay là ở xa?
Vậy từ nhà đến trường con đường của con có dễ đi không?
À! Các con ơi,con đường từ nhà đến trường của bạn cún con rất là khó đi,hằng ngày bạn ấy phải đi trong con đường hẹp để đến trường và nếu cún con đi không khéo thì bạn ấy sẽ đụng phải hàng hai bên đó các bạn.
Các bạn có muốn biết nhà cún con không? Nếu muốn thì lớp mình đến thăm nhà bạn nhé!
* Hoạt động 1: Khởi động.
Trước khi đi thì Cô cháu ta cùng đi vòng tròn vừa đi vừa kết hợp các kiểu đi(kiểng chân,gót chân) sau tập động tác hô hấp rồi chuyển thành 4 hàng ngang.
* Hoạt động 2: Trọng động.
a/ Bài tập phát triển chung:
- Tay vai 5: Luân phiên đưa tay lên cao.
CB: Đứng thẳng 2 tay thả xuôi.
TH: 2 lần 8 nhịp.
+ Nhịp 1: tay trái giơ lên cao.
+ Nhịp 2: tay phải giơ lên cao.
+ Nhịp 3: 2 tay dang ngang.
+ Nhịp 4: hạ 2 tay xuống.
- Chân 2: Bật đưa chân sang ngang.
CB: Đứng thẳng 2 tay thả xuôi.
TH: 4 lần 8 nhịp.
+ Nhịp 1: Bật lên đưa 2 chân sang ngang,kết hợp đưa 2 tay dang ngang.
+ Nhịp 2: Bật lên thu 2 chân về,2 tay xuôi theo người.
+ Nhịp 3: Nhu nhịp 1.
+ Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị.
- Bụng 1: Đứng cuối người về trước.
CB: Đứng 2 chân rộng bằng vai,2 tay giơ cao quá đầu.
TH: 2 lần 8 nhịp.
+ Nhịp 1: Đứng 2 chân dang rộng bằng vai, 2 tay giơ cao quá đầu.
+ Nhịp2: Cuối xuống,2 chân thẳng tay chạm đất.
+ Nhip3; Đứng thẳng 2 tay giơ cao.
+ Nhip 4: Đứng thẳng, 2 tay xuôi theo người.
- Bật 1: Bật tiến về phía trước.
b/ Vận động cơ bản.
Các con ơi! Đã đến nhà bạn cún con rồi. Vậy các con nhìn xem phía trước nhà bạn có gì nào?
Vậy mình sẽ làm gì bây giờ đây bạn nào đoán thử xem?
À! Chúng ta phải đi qua con đường này thì sẽ đến nhà bạn cún con,các con đi được không?
Với con đường này các con phải đi thật khéo để không bị đụng hàng rào nhé!
Nào các con hãy xem cô làm mẫu nhé!
Cô làm mẫu lần 1.
Cô làm mẫu lần 2 kết hợp giải thích: khi cô gọi lên con sẽ đứng ngay vạch chuẩn,hai tay chống hông đầu đội túi cát khi nghe hiệu lệnh cô con đi thẳng về phía trước và sau đó trở về cuối hàng mình đứng.
Cô gọi 1,2 cháu làm cho cả lớp xem.
Cô lần lượt cho cả lớp lên thực hiện,cô chú ý sửa sai cho trẻ.
Đến lần 2 cô cho các cháu thi đua,bạn nào thực hiện tốt lấy nhiều hoa,quả thì thắng sẽ được cô và các bạn vỗ tay thật to để khen các bạn.
c/ Trò chơi: “bịt mắt đá bóng”.
Hôm nay các con học rất ngoan cô sẽ thưởng cho lớp chơi trò chơi “bịt mắt đá bóng” các con chịu không?
Vậy con hãy nghe cô giới thiệu cách chơi nhé: lớp chia thành hai nhóm xếp thành hai hàng ngang ở hai bên lớp(gần vạch chuẩn). Cô mời hai bạn lên chơi,đứng đối diện với bóng. Trước khi bịt mắt cô cho bạn quan sát kĩ vị trí của quả bóng. Khi có hiệu lệnh “hai,ba”thì hai bạn tiến về quả bóng. Ai đá trúng,các bạn vỗ tay hoan hô. Ai chơi xong về cuối hàng đứng,các bạn khác tiếp tục chơi cho đến hết lượt.
Cho trẻ chơi vài lần.
Nảy giờ cô đã cho các con thực hiện bài tập gì ?
* Hoạt động 3: Hồi tĩnh.
Cho cháu hít thở nhẹ nhàng.
Cô vừa cho các con thực hiện bài tập gì?
*GDTT: Các con ơi! Mình phải thường xuyên tập thể dục để giữ sức khỏe tốt và con cũng nên khuyên mọi người cùng nhau tập nữa nhé!
Nhận xét cắm hoa.
HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI
1/ Yêu cầu :
Trẻ biết công việc của từng vai chơi, biết liên kết nhóm chơi.
Biết các hoạt động vui chơi giải trí trong ngày tết.
2/ Chuẩn bị :
Bé khéo tay: giấy bìa màu cứng, hoa mai, hoa đào, giấy vẽ, màu, viết chì, kéo, gôm, keo hai mặt, bitis
Bán hàng: lon nước ngọt, bia, bộ đồ chơi nấu ăn, bánh kẹo ngày tết, mốt, giấy kiến, trái cây, hoa kiểng ngày tết
Gian hàng: quần áo, nón, giày dép, túi xách.
Chợ hoa xuân: hàng raò, cây xanh, hoa mai, hoa đào, các khối gỗ
3/Tiến hành:
*Ổn định giới thiệu.
Cô cùng cháu hát “tết đến rồi”.
Đến giờ gì rồi?
Lớp ta đang học chủ đề gì?
Tết ở quê chúng ta có những hoạt động nào?
Vậy hôm nay cô sẽ cho các con tổ chức lại chợ hoa xuân để cùng nhau thể hiện lại không khí ngày tết nhé!
1/ Hoạt động 1: Hướng dẫn cách chơi.
Để chơi tốt các con nghe cô hướng dẫn cách chơi nhé!Các con chơi đi hội chợ xuân.
- Bé khéo tay: làm hoa, làm thiệp chúc xuân, trang trí cành đào cành mai, vẽ tranh mùa xuân.
- Bán hàng: bán bánh kẹo, bán nước ngọt, trái cây, bánh tét, cây kiểng, bán đồ ăn.
- Gian hàng: quần áo, nón, giày dép, túi xách.
- Chợ hoa xuân: xây dựng khu vực trồng hoa ngày tết.
2/ Hoạt động 2: Cháu chơi.
Cô mong các con sẽ chơi thật tốt đóng và thực hiện vai chơi của mình. Bạn nào thích góc nào về góc đó chơi.
Cô quan sát giúp cháu chơi tốt vai chơi.
Cô hướng dẫn gợi ý cháu đi tham quan các góc chơi khác.
Đến cuối giờ cô đến từng góc chơi nhận xét và cho trẻ cắm hoa.
Cô cùng trẻ hát bài hết giờ chơi.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI (dự kiến)
Nội dung: Quan sát “cây ngọc lan”.
Trò chơi “đuổi theo cặp”.
1/ Yêu cầu:
Trẻ gọi được tên cây,biết được những bộ của cây.
Giáo dục cháu phải biết chăm sóc cây,không ngắt lá bẻ cành
2/ Chuẩn bị:
Sân bãi sạch sẽ,cây thật,hoa thật cho cháu trải nghiệm.
3/ Tiến hành:
a/ Hoạt động 1: quan sát.
Cô dẫn cháu ra sân cùng quan sát cây và đàm thoại:
+ Các con có biết đây là cây gì không?
+ Thế thân cây thì thế nào?
+ Còn tán lá thì sao?
Cô giáo dục cháu.
b/ Hoạt động 2: trò chơi “đuổi theo cặp”.
- Cách chơi: Ba bạn sẽ nắm tay lại tạo thành bông hoa và một bạn ngồi giữa làm bướm và cómột chú bướm không có bông hoa, tất cả chú bướm bay đi chơi và hát khi cô nói trời mưa hay trời tối rồi thì các chú bướm phải tìm cho mình một bông hoa
- Luật chơi: nếu chú bướm nào không tìm được bông hoa thì sẽ bị thỏ bắt và bị phạt ra ngoài một lần chơi.
- Cô cho cháu chơi vài lần
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
ĐỀ TÀI: Ôn“Tung Bóng Lên Cao
Và Bắt Bóng Bằng Hai Tay”.
1/ Yêu cầu:
Trẻ thực hiện được bài tập “tung bóng lên cao và bắt bóng bằng hai tay”. Tập được bài tập phát triển chung. Học có nề nếp.
2/ Chuẩn bị:
Sân bãi sạch sẽ,thoáng mát,bóng.
3/ Tiến hành:
* Ổn định giới thiệu:
Các con ơi! Hôm qua cô về nhà ngoại cô chơi. Nhà ngoại cô có một mảnh vườn trồng các rất là nhiều loại loại hoa và đặc biệt là có nuôi bạn cún con rất dễ thương.
Khi về thì bạn cún có tặng cho lớp mình một món quà,các con có muốn biết món quà đó là gì không? Nếu vậy thì hôm nay các con phải học thật giỏi thật ngoan để lần sau về cô khoe với ngoại cô thì lớp mình sẽ có quà nữa con chịu không?
* Hoạt động 1: Cô hướng dẫn.
Cô làm mẫu lần 1.
Cô làm mẫu lần 2 kết hợp giải thích: Khi lên con sẽ đứng ngay vạch chuẩn rồi lấy bóng. Nghe hiệu lệnh cô thì con tung bóng qua khỏi đầu và sau đó đợi bóng rơi xuống thì con bắt lấy bóng bằng hai tay. Chú ý khi tung lên thì con nên tung vừa qua đầu và thẳng lên đừng tung cao-xa quá như vậy con khó mà bắt được bóng. .
* Hoạt động 2: Cháu thực hiện.
Cô cho nhóm,tổ,cá nhân thực hiện.
Cô chú ý sửa sai cho cháu
Nhận xét cắm hoa.
HOẠT ĐỘNG CHƠI
Trò chơi “cắp cua”.
- Luật chơi: Nếu người chơi khi đang cắp sỏi mà chạm vào viên khác thì phải nhường cho người kế tiếp đi. Sau khi cắp hết 10 viên, đếm xem ai cắp được nhiều nhất thì người đó thắng.
- Cách chơi: Dùng trò chơi “oản tù tì” để xác định người đi trước. Người đi trước bốc 10 viên sỏi lên và thả xuống đất(số lượng viên sỏi có thể chọn tùy thích), sau đó đan 10 ngón tay vào nhau nắm lại,chỉ để 2 ngón duỗi thẳng ra làm càng cua.
Người chơi dùng hai ngón tay lần lượt cắp từng viên sỏi nhưng không được chạm viên sỏi khác bỏ qua một bên. Lượt 1 cắp 1 viên,lượt 2 cắp 2 viên.lượt 10 cắp 10 viên.
NÊU GƯƠNG
Cháu hát hoa bé ngoan.
Cô tuyên dương những cháu ngoan, phát biểu.
Động viên cháu chưa đạt.
NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
1/ Tên trẻ vắng và lý do:
2/ Ưu điểm:
3/ Hạn chế:
...
4/ Hướng khắc phục: ...
...
...
...
Thứ ba, ngày 16 tháng 01 năm 2018
THỂ DỤC SÁNG
*****
HOẠT ĐỘNG HỌC
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Đề tài : “Nhận Biết Phải-Trái,Trên-Dưới,Trước-Sau”.
1/ Yêu cầu:
Trẻ xác định chính xác phía phải- trái, phía trên-dưới,phía trước-sau của bản thân và của các đối tượng khác.
2/ Chuẩn bị:
Một số đồ chơi: con vịt,cún con,búp bê,chậu hoa,cây xanh,quả bóng,hình học
3/ Tiến hành:
* Ổn định giới thiệu:
Cô và các cháu đọc bài đồng dao “con vỏi con voi”
Các con vừa đọc bài gì?
Trong bài nói về con gì?
Thế bạn nào cho cô biết con voi gồm có những bộ phận nào?
+ Cái vòi của con voi thì ở phía nào?
+ Còn cái gì ở phía trước nữa?
+ Vậy cái gì ở phía sau?
Ồ! Các con giỏi lắm. Hôm nay cô sẽ cho các con biết phía phải- trái, phía trên-dưới,phía trước-sau của bản thân và của các đối tượng khác.
nhé!
* Hoạt động 1: Bé tìm hiểu vị trí của bạn khác.
a/ Ôn tập phần xác định phía phải-trái,phía trên-dưới,phía trước-sau của bản thân trẻ.
Cô cho cháu làm theo hiệu lệnh của cô:
+ Bên trái quay.
+ Bên phải quay.
+ Tổ 3 con bước lên phía trước 2 bước.
+ Tổ2 con bước lùi ra phía sau 1 bước.
+ Tổ 1 con bước lên phía trước 2 bước.
+ Các con giỏi lắm, bay giờ cô mời con cùng tập bài thể dục buổi sáng cùng với cô nha!
Cô cho cháu vừa hát vừa làm động tác bài hát
“ nào cùng tập thể dục”.
Cô cho cháu đọc bài thơ “tết đang vào nhà” lấy rỗ ngồi đội hình hàng ngang.
+ Con xem trong rỗ con có những đồ chơi gì nào?
+ Con hãy đặt hìn vuông phía trước mặt cho cô xem nào.
+ Con hãy đặt hình chữ nhật phía sau lưng của con?
Cô lần lượt cho cháu đặt đồ dùng theo các hướng mà cô yêu cầu.
+ Bạn Hoa trước mặt của con có những đồ chơi gì?
+ Bạn Kim Oanh cho cô biết bạn Tâm ngồi phía bên nào của con?
Các con nhìn xem phía trên con có gì?
Thế dưới chân con thì sao?
Cô tiếp tục hỏi con còn lại về vị trí chỗ ngồi của bạn so với vị trí của bản thân trẻ.
b/ Nhận biết phía phải-trái,phía trên-dưới,phía trước-sau của đối tượng khác.
Các con nhìn xem hôm nay có ai đến lớp chúng ta học nè!
+ Xin chào các bạn!
Hôm nay đến đây mình có rủ theo một số bạn và có rất nhiều quà cho các bạn nữa đó.
Tối rồi
+ Các con xem bạn thỏ đã dẫn ai đến và mang gì cho lớp chúng ta nhé!
Cô đặt vịt con,quả bóng phía trái còn búp bê,xích đu phía phải thỏ con và hỏi trẻ:
+ Phía phải bạn thỏ có gì?
+ Còn phía trái thỏ có gì?
+ Vậy còn phía trước? Và phía sau?
+ Thế còn phía phải vịt con thì sao? Và phía trái vịt con?
+ Còn phía trước? Và phía sau?
* Hoạt động 2: Trò chơi: “ tung bóng” theo yêu cầu cô.
Cô cho trẻ xếp vòng tròn và đưa trẻ một quả bóng. Khi nghe cô vỗ một tiếng trống hti2 trẻ cầm quả bóng chuyền qua phỉa,hai tiếng trống thì chuyền qua trái.
* GDTT: Để giữ gìn sức khỏe trong ngày tết các con phải làm gì? Khi khách đến nhà vui tết các con có được đòi hỏi gì không?
Nhận xét cắm hoa.
HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI
- Bán cửa hàng hoa ngày tết.
- Bán quần áo, giày dép.
- Bán thiệp chúc tết.
- Bán cửa hàng thức ăn.
- Bán bánh kẹo, mức tết, nước ngọt.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI (dự kiến)
Nội dung: Quan sát “ngôi nhà”.
Trò chơi “về đúng nhà”.
1/ Yêu cầu:
Trẻ biết một số kiểu nhà quen thuộc ở vùng quê,nói được các bộ phận của ngôi nhà.
2/ Chuẩn bị:
Sân bãi sạch sẽ thoáng mát và một ít ngôi nhà xung quanh cho trẻ quan sát.
3/ Tiến hành:
a/ Hoạt động 1: quan sát.
Các con nhìn xem trước mắt các con có gì?
Vậy ai có nhận xét gì về những ngôi nhà này?
Thế bạn nao có thể nói điểm giống và khác nhau giữa những ngôi nhà này?
Cô giáo dục cháu.
b/ Hoạt động 2: trò chơi “về đúng nhà”.
- Luật chơi: bạn nào không về đúng nhà thì sẽ bị thua.
- Cách chơi: cô cho lớp vừa đi vừa hát “nhà của tôi”. Sau đó cô nói về đúng nhà số 8 thì cháu sẽ tự động nắm tay nhau đủ 8 bạn, nếu thiếu hoặc thừa thì cả nhóm sẽ thua cuộc.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
ĐỀ TÀI: Dạy Vận Động Phách “Sắp Đến Tết Rồi”.
1/ Yêu cầu:
Cháu thuộc và biết vận động theo bài hát,nhanh nhẹn khi tham gia trò chơi.
2/ Chuẩn bị:
Cô tập tốt bài hát và cách vận động,một số nhạc cụ.
3/ Tiến hành:
*Ổn định giới thiệu.
Cô cùng trẻ hát “sắp đến tết rồi”.
Các con vừa hát bài gì?
Bài hát nói lên điều gì?
À! Đúng rồi bài hát đang nói về mùa xuân.
Hôm nay cô sẽ dạy cho các con vận động phách bài hát này nhé.
* Hoạt động 1: Cháu hát và vỗ tay theo phách bài hát.
Cô hát và vỗ cho cháu xem mẫu lần 1.
Cô thực hiện lần 2.
* Hoạt động 2: Cháu thực hiện.
Cô cho cháu vỗ(nhóm,tổ,cá nhân).
* Hoạt động 3: Trò chơi “tiếng hát ở đâu?”.
Trò chơi của cô có tên là “tiếng hát ở đâu?”. Trò chơi của chúng ta là như thế này: cô cho lớp mình ngồi theo tổ thành hình chữ U,sau đó cô sẽ mời một bạn bất kỳ nhắm mắt lại chú ý nghe và đón xem nơi mà tiếng hát phát ra ở đâu,nếu bạn tìm được thì bạn đó rất giỏi và sẽ được cả lớp vỗ tay khen.
Nhận xét cắm hoa.
HOẠT ĐỘNG CHƠI
CHƠI TỰ DO
1/ Yêu cầu:
Trẻ biết tự mình chọn lấy đồ chơi mà trẻ hoặc góc chơi nào trong lớp và dọn dẹp ngăn nắp đúng chỗ.
2/ Chuẩn bị:
Các kệ đồ chơi trong cũng như ngoài trời.
3/ Tiến hành:
* Ổn định giới thiệu:
Các con ơi! Hôm nay cô sẽ cho các con tự làm chủ muốn chơi ở đâu thì chơi,muốn lấy đồ chơi nào tùy thích nhưng khi chơi xong con phải dẹp đúng chỗ là được rồi các con có thích không,cô mong con sẽ chơi tốt nhe!
* Hoạt động 1: Cô hướng dẫn.
Cô gợi ý cho cháu có thể chơi ở các góc hoặc ra sân chơi đồ chơi ngoài trời.
* Hoạt động 2: Trẻ tiến hành chơi.
Các cháu tự chia ra thành nhóm rồi chơi.
Nhận xét cắm hoa.
NÊU GƯƠNG
Cháu hát hoa bé ngoan.
Cô tuyên dương những cháu ngoan, phát biểu.
Động viên cháu chưa đạt.
NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
1/ Tên trẻ vắng và lý do:
2/ Ưu điểm:
3/ Hạn chế:
...
4/ Hướng khắc phục: ...
...
...
...
Thứ tư ,ngày 17 tháng 01 năm 2018
THỂ DỤC SÁNG
*****
HOẠT ĐỘNG HỌC
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ.
Đề tài : “Sắp Đến Tết Rồi”.
TRỌNG TÂM: DẠY VẬN ĐỘNG.
NGHE HÁT: LÝ CÂY BÔNG.
TRÒ CHƠI : TIẾNG HÁT Ở ĐÂU?
1/ Yêu cầu:
Cháu thuộc và biết vận động theo bài hát,nhanh nhẹn khi tham gia trò chơi.
2/ Chuẩn bị:
Cô tập tốt bài hát và cách vận động,một số nhạc cụ.
3/ Tiến hành:
*Ổn định giới thiệu:
Cô cùng cháu chơi trò chơi “bốn mùa” sau đó cô trò chuyện cùng cháu:
+ Các con ơi! Thời tiết dạo này con thấy thế nào?
+ Vậy thời tiết lạnh là vào mùa nào?
+ Thế mùa đông qua sẽ đến mùa gì nè?
Mùa xuân còn gọi là gì nữa?
À! Đúng rồi, sắp đến tết rồi đó các con, vậy các con có chuẩn bị gì cho ngày tết chưa?
Hôm nay,cô có một bài hát nói đến tết các con cùng nghe nhé!
* Hoạt động 1: Cháu hát và vỗ tay theo phách bài hát.
Cô hát cháu nghe lần một.
Các con ơi bài hát của chúng ta rất hay nhưng nếu chúng ta muốn nó hay hơn nửa thì chúng ta kết hợp vỗ theo phách cho bài hát của chúng ta càng hay hơn nhe!
Cô gõ cho trẻ xem.
Cô cho tổ,nhóm,cá nhân, lớp thực hiện.
* Hoạt động 2: Trò chơi “tiếng hát ở đâu?”.
Trò chơi của cô có tên là “tiếng hát ở đâu?”. Trò chơi của chúng ta là như thế này: cô cho lớp mình ngồi theo tổ thành hình chữ U,sau đó cô sẽ mời một bạn bất kỳ nhắm mắt lại chú ý nghe và đón xem nơi mà tiếng hát phát ra ở đâu,nếu bạn tìm được thì bạn đó rất giỏi và sẽ được cả lớp vỗ tay khen.
* Hoạt động 3: Nghe hát “lý cây bông ”.
Bây giờ cô sẽ hát tặng cho lớp mình một bài hát nữa đó là bài dân ca Nam Bộ có tên là “lý cây bông”
Cô hát cho cháu nghe 2 lần.
Nhận xét cắm hoa.
HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI
- Bán cửa hàng hoa ngày tết.
- Bán quần áo, giày dép.
- Bán thiệp chúc tết.
- Bán cửa hàng thức ăn.
- Bán bánh kẹo, mức tết, nước ngọt.
- Chơi các trò chơi dân gian.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI (dự kiến)
Nội dung: Quan sát “cơ thể của bé”.
Trò chơi “gia đình ngón tay”.
1/ Yêu cầu:
Trẻ biết tên gọi, đặc điểm của từng bộ phận trên cơ thể của bé.
Trẻ biết được chức năng của từng bộ phận và biết cách giữ gìn vệ sinh cho hợp lí.
2/ Chuẩn bị:
Sân bãi thoáng mát.
3/ Tiến hành:
a/ Hoạt động 1: quan sát.
Cô cho trẻ ở trong lớp hát bài “Bé khỏe bé ngoan”
Cô và trẻ cùng quan sát cơ thể của bé:
- (Các con nhìn xem cơ thể của chúng ta có mấy phần?
- Phần đầu có những gì?
- Chức năng của từng bộ phận đó như thế nào?
- Phần thân có những gì?
- Chúng ta cần làm gì để bảo vệ cơ thể luôn khỏe mạnh?
- Bằng những cách gì?
Giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh sạch sẽ. Để cơ thể luôn khỏe mạnh các con cần làm gì? (tắm rửa thường xuyên với xà phòng, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn cơm và sau khi đi vệ sinh, móng tay nên được cắt ngắn gọn để không có vi khuẩn).
b/ Hoạt động 2: trò chơi “gia đình ngón tay”.
- Luật chơi: bạn nào không giơ đúng ngón tay sẽ thua.
- Cách chơi: cô và cả lớp cùng hát “gia đình ngón tay”, vừa hát vừa giơ từng ngón tay lên.
* Ví dụ: khi hát “ngón tay cha,ngón tay cha bạn ở đâu? Tôi ở đây,tôi ở đây. Bạn có khỏe không? Thì cô và trẻ cùng giơ ngón tay cái lên. Tương tự đến các ngón tay còn lại.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
ĐỀ TÀI:“Lao Động Trực Nhật”.
1/ Yêu cầu:
Cháu biết làm một số việc giúp cô(lau,quét,dọn dẹp các kệ đồ chơi,dụng cụ,đồ dùng) cho sạch sẽ và ngăn nắp gọn gàng.
2/ Chuẩn bị:
Một số đồ dùng đồ chơi trong lớp,các kệ,khăn lau,chậu nước,chổi cho cháu làm.
3/ Tiến hành:
*Ổn định giới thiệu.
Cả lớp hát “một sợi rơm vàng” sau đó cô trò chuyện và dẫn dắt vào đề tài.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn
Cô hướng dẫn cháu cách làm vệ sinh giúp cô: con dùng chổi quét sạch các kệ, sau đó con dùng giẻ lau thắm nước rồi lau các đồ dùng đồ chơi và kệ. Khi lau xong con sắp xếp đúng như ban đầu.
* Hoạt động 2: Cháu thực hiện.
Cô cho cháu về bàn thực hiện.
+ Nhóm: lau góc xây dựng,nghệ thuật.
+ Nhóm: lau góc phân vai.
+ Nhóm: lau góc học tập.
+ Nhóm: lau góc vận động,thiên nhiên.
Nhận xét cắm hoa.
HOẠT ĐỘNG CHƠI
Trò chơi “đồng hồ”.
1/ Chuẩn bị:
Một cái đồng hồ bằng bìa ghi số giờ(không cần gạch phút).
2/ Luật chơi:
Chỉ quay kim ngắn và đọc số mà kim ngắn chỉ vào.
3/ Cách chơi:
Cho trẻ ngồi hình U. Cô(hoặc chọn 1 trẻ) lên quay kim đồng hồ. Kim dài để cố định ở số 12, chỉ quay kim ngắn, quay đến số nào cho trẻ trả lời xem mấy giờ rồi.
* Ví dụ: Cô quay đến số 2 và hỏi: "Mấy giờ rồi?". Trẻ trả lời: "2 giờ rồi". Lúc đầu cho cả lớp trả lời chung. Sau đó gọi từng trẻ, cho trẻ tự nói xem là mấy giờ.
NÊU GƯƠNG
Cháu hát hoa bé ngoan.
Cô tuyên dương những cháu ngoan, phát biểu.
Động viên cháu chưa đạt.
NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
1/ Tên trẻ vắng và lý do:
2/ Ưu điểm:
3/ Hạn chế:
...
4/ Hướng khắc phục: ...
...
...
Thứ năm, ngày 18 tháng 01 năm 2018
THỂ DỤC SÁNG
*****
HOẠT ĐỘNG HỌC
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM- KỸ NĂNG XÃ HỘI
Đề tài : “Lễ Hội Mừng Xuân”.
1/ Yêu cầu:
Trẻ biết ý nghĩa của ngày tết cổ truyền dân tộc, biết sắp xếp, trang trí cảnh vật để chuẩn bị đón tết.
Biết thảo luận và nói được nội dung trong tranh.
2/ Chuẩn bị:
Một số châu hoa,cây xanh,bao lì xì...cho trẻ tổ chức lễ hội hoa xuân. Tranh A3(văn nghệ ngày tết, bắn pháo hoa tết,tết ở chợ hoa.
Giấy màu,kéo,keo hồđể trẻ cắt dán trang trí sân khấu tổ chức văn nghệ mừng xuân.
Đàn,mũ gà,thỏ và một số bài hát về mùa xuân cho cháu.
3/ Tiến hành:
* Ổn định giới thiệu.
Cô cùng trẻ hát bài “mùa xuân”
Các con vừa hát bài gì?
Bạn nào biết gì về mùa xuân nói cô nghe nào?
Tết đến các con thường làm gì?
À các con ơi! Tết đến mọi người được mặc quần áo mới để đi chơi..Vậy ai nói cô nghe tết đến con sẽ đi đâu chơi?
Nảy giờ các con kể rất là nhiều nơi đi chơi nhưng có bạn nào đi lễ hội hoa xuân chưa?
Cô biết trong lớp mình có một số bạn chưa được đi nơi này. Vậy hôm nay cô sẽ cho các con thể hiện lại khung cảnh của lễ hội này nhé!
* Hoạt động 1: Khám phá tranh.
Các con ơi! Mọi người, mọi nhà và khắp nơi ai ai cũng tưng bừng háo hức đón tết. Vậy bây giờ cô cùng các con đi xem tết diễn ra như thế nào nhé!(cô phát tranh cho 3 nhóm về thảo luận).
+ Tranh văn nghệ ngày tết.
+ Tranh bắn pháo hoa tết.
+ Tranh tết ở chợ hoa.
+ Tranh chuẩn bị tết.
Sau khi cháu thảo luận xong cô cho một cháu đại diện thuyết trình lại nội dung tranh của nhóm mình và cô tóm ý lại từng tranh cho cháu.
Cô cùng cháu hát “mùa xuân ơi”.
* Hoạt động 2: Bé cùng tổ chức lễ hội hoa xuân.
Bây giờ lớp mình sẽ tổ chức buổi lễ hội hoa xuân các con hãy chia nhau công việc để cùng làm nhé! Cô sẽ phân công cho mỗi tổ làm những công việc khác nhau.
+ Tổ: trang trí sân khấu để mừng đón lễ hội.
+ Tổ: tổ chức lễ hội với nhiều hoa khác nhau cho các bạn đến tham quan.
+ Tổ: sẽ làm ca sĩ,các con sẽ hát những bài hát liên quan đến tết để góp vui cho buổi lễ.
+ Tổ: bán thức ăn ngày tết cho cháu ăn.
* Hoạt động 3: Thử tài của bé.
@ Hái lộc xuân:
Cô chia lớp thành hai đội(trai và gái) đọc đồng dao “dung dăng dung dẻ” về ngồi hai hàng. Cô gắn bao lì xì trên một cái cây. Bên trong bao lì xì là những câu hỏi,câu đố liên quan đến mùa xuân(bánh chưng,hoa mai,hoa đào). hai đội lên oẳn tù tì xem đội nào được đi trước lên bóc bất kỳ bao lì xì nào và trả lời câu hỏi đó. Nếu trả lời đúng thì được 1 điểm còn nếu không trả lời được thì nhường quyền cho đội bạn,nếu đội bạn cũng không trả lời được thì xem như câu hỏi đó không tính và tới lượt mình. Tương tự như vậy chơi đến hết các câu hỏi có trên cây.
@ GDTT: Để giữ gìn sức khỏe trong ngày tết các con phải làm gì? Khi khách đến nhà vui tết các con có được đòi hỏi gì không?
Nhận xét cắm hoa.
HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI
- Bán cửa hàng hoa ngày tết.
- Bán quần áo, giày dép.
- Bán thiệp chúc tết.
- Bán cửa hàng thức ăn.
- Bán bánh kẹo, mức tết, nước ngọt.
- Bán bánh Việt (bánh tét, bánh trưng, bánh ú).
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI (dự kiến)
Nội dung: Quan sát “bé yêu lao động”.
Trò chơi “cảm xúc của bé”.
1/ Yêu cầu:
Dạy trẻ cách lao dọn các kệ để đồ dùng học.
Dạy trẻ cách sắp xếp các đồ dùng ngăn nắp đúng nới quy định.
2/ Chuẩn bị:
Khăn lau cho trẻ. Nước cho trẻ rửa tay, khăn lau tay.
3/ Tiến hành:
a/ Hoạt động 1: quan sát.
1/ Ổn định giới thiệu.
Cả lớp hát “một sợi rơm vàng” sau đó cô trò chuyện và dẫn dắt vào đề tài.
2/ Hướng dẫn:
Cô hướng dẫn cháu cách làm vệ sinh giúp cô: con dùng chổi quét sạch các kệ, sau đó con dùng giẻ lau thắm nước rồi lau các đồ dùng đồ chơi và kệ. Khi lau xong con sắp xếp đúng như ban đầu.
3/ Cháu thực hiện:
Cô cho cháu về bàn thực hiện.
+ Nhóm: lau góc xây dựng,nghệ thuật.
+ Nhóm: lau góc phân vai.
+ Nhóm: lau góc học tập.
+ Nhóm: lau góc vận động,thiên nhiên.
b/ Hoạt động 2: trò chơi “cảm xúc của bé”.
- Luật chơi: Trẻ nào không về kịp phải đứng ngoài vòng tròn hoặc đứng sai chỗ thì phải nhảy lò cò một vòng.
- Cách chơi:
+ Để úp các bức tranh. Cho trẻ lên rút bức tranh. Trẻ phải thể hiện trạng thái của bức tranh. Các trẻ khác quan sát xem bạn mình thể hiện trạng thái cảm xúc gì và thể hiện có đúng không.
+ Vẽ 3,4 vòng tròn, mỗi vòng tròn để một khuôn mặt thể hiện trạng thái cảm xúc (buồn, vui, tức giận, bình thản ...).
+ Cô cùng trẻ tự do làm các động tác vận động của thỏ hoặc cầm tay nhau cùng hát: "Trên bãi cỏ, các chú thỏ, tìm rau ăn, thỏ ngoan, vâng lời mẹ, mẹ thỏ khen, thỏ rất vui". Khi cô dừng lại và hỏi: "Thỏ con cảm thấy thế nào nhỉ?" thì tất cả trẻ phải tìm thấy vòng tròn có khuôn mặt biểu tượng cho cảm xúc của thỏ con. Tương tự như vậy với cảm xúc "buồn", "tức giận", "bình thản".
+ Cô có thể cho trẻ thể hiện cùng lúc các trạng thái cảm xúc khác nhau bằng cách hỏi trẻ thích thể hiện trạng thái cảm xúc nào. Sau đó bật nhạc cho trẻ vận động theo ý thích. Khi bản nhạc kết thúc, trẻ phải chạy nhanh về vòng tròn có khuôn mặt thể hiện trạng thái cảm xúc mà trẻ đã chọn.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
ĐỀ TÀI: Dạy “Vẽ Hoa Mùa Xuân”.
1/ Yêu cầu:
Cháu vẽ được những loại hoa đặc trưng ngày tết(mai,đào).
2/ Chuẩn bị:
Tranh mẫu cô(mai,đào,cúc).
Giấy,bút màu và các nguyên vật liệu khác đủ cho cháu.
3/ Tiến hành:
* Ổn định giới thiệu.
Cô và cháu cùng hát “mùa xuân” trò chuyện về bài hát sau đó cô dẫn dắt vào đề tài.
* Hoạt động 1: Cô cho cháu xem tranh mẫu.
Cô lần lượt cho cháu xem và đàm thoại từng tranh một(hoa mai,hoa đào,hoa cúc).
* Hoạt động 2: Cháu thực hành.
Cô cho cháu về bàn vẽ.
Cô quan sát và giúp cháu hoàn thành bức tranh.
Nhận xét cắm hoa.
HOẠT ĐỘNG CHƠI
Trò chơi: “mẹ và con”.
1/ Chuẩn bị:
Sân bãi sạch sẽ,thoáng mát.
Tranh lô tô vẽ các con vật mẹ(gà,vịt,trâu,bò) và các con của nó.
2/ Luật chơi: Ai không tìm thấy mẹ thì lần chơi sau sẽ đóng làm mẹ.
3/ Cách chơi:
Phát cho mỗi trẻ 1 lô tô mẹ hoặc con. Khi cô nói “trời sáng” thì tất cả đi kiếm ăn. Khi cô nói “trời tối” thì mẹ đứng 1 chỗ gọi các con về: “bò,bò”,”cục,cục”, “nghé ọ” còn các con thì tìm về với mẹ,miệng kêu “chiếp chiếp”, “ò,ò”.không tìm thấy mẹ thì lần chơi sau phải làm mẹ. Cho cháu chơi vài lần.
NÊU GƯƠNG
Cháu hát hoa bé ngoan.
Cô tuyên dương những cháu ngoan, phát biểu.
Động viên cháu chưa đạt.
NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
1/ Tên trẻ vắng và lý do:
2/ Ưu điểm:
3/ Hạn chế:
...
4/ Hướng khắc phục: ...
...
...
...
Thứ sáu , ngày 19 tháng 01 năm 2018
THỂ DỤC SÁNG
*****
HOẠT ĐỘNG HỌC
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Đề tài : Làm Quen Chữ Cái“B,D,Đ”(Tiết 2).
1/ Yêu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUAN 2_12437424.doc