Giáo án mầm non lớp mầm - Chủ đề: Nước và các hiện tượng tự nhiên

Nhận ra một vài mối quan hệ đơn giản của sự vật, hiện tượng quen thuộc khi được hỏi. - Một số nguồn nước trong sinh hoạt hàng ngày. - Hoạt động mọi lúc mọi nơi - Nước sạch

- Nước ô nhiễm

- Nắng

- Mưa

- Lũ lụt

 

doc48 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 6943 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm - Chủ đề: Nước và các hiện tượng tự nhiên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
goài trời (ngoài sân) - Sân sạch rộng, bằng phẳng. - Quần áo cô cháu gọn gàng. - 6 vòng thể dục. III. Phương pháp: - Làm mẫu, luyện tập. IV. Tiến hành hoạt động: * Ổn định gây hứng thú: - Cô tập trung trẻ lại gần cô. Trò chuyện với trẻ về một số loại cây - Cô củng cố dẫn dắt giới thiệu bài thể dục “bước lên bước xuống bục cao”  *Khởi động  - Cô cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp các kiểu đi chạy khác nhau xen kẽ sau đó đứng dãn rộng vòng tròn.  *Trọng động  * Bài tập phát triển chung: - Tay: 2 tay đưa sang ngang, lên cao (3 lần + 4 nhịp). - Bụng: Đứng cúi về trước (3 lần + 4 nhịp) - Chân: Đứng nâng cao chân, gập gối. (4 lần + 4 nhịp) - Bật: Bật tại chỗ (3 lần + 4 nhịp) * Vận động cơ bản: Bước lên xuống bục cao + Đội hình: Cho trẻ đứng thành 2 hàng dọc, kẻ vạch chuẩn và hai hàng ngang cách nhau 2m theo đội hình sau: * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * Cô làm mẫu: - Lần 1: Cô làm mẫu không phân tích động tác (Trẻ chú ý và quan sát cô làm mẫu.) - Lần 2: Cô làm mẫu và kết hợp phân tích từng động tác, giải thích trình tự thực hiện, kĩ thuật vận động như sau: - Cô làm mẫu động tác “bước lên xuống bục cao”: + TTCB:cô đứng tự nhiên, khi có hiệu lệnh bắt đầu thì cô bước từng chân lên bục, đứng thẳng trên bục sau đó cô khụy gối xuống, 2 tay đánh tự nhiên rồi bật xuống bằng 2 chân, 2 tay đưa về phía trước để giữ thăng bằng TCTV:Khụy gối, duỗi chân, bục cao, bật xuống, bước từng chân * Trẻ thực hiện: - Cho một trẻ lên làm mẫu cô chú ý sửa sai cho trẻ từng kĩ thuật động tác, sau khi thực hiện xong cho trẻ đi xuống cuối hàng. - Lần lượt cho 2 trẻ lên thực hiện vận động, tăng cường cho những trẻ thực hiện chưa được được thực hiện nhiều lần. Sau đó lần lượt cho từng nhóm và cá nhân trẻ thực hiện, cô theo dõi sửa sai cho trẻ. - Cô chú ý sửa sai và nhắc rõ tư thế cũng như cách thực hiện vận động. - Trẻ nhắc lại tên vận động của tiết học. * Trò chơi: Tung và bắt bóng  - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi.(Trẻ chú ý lắng nghe) - Tổ chức cho trẻ chơi 3 – 4 lần. Cô bao quát, động viên trẻ.(Trẻ chơi) * Hoạt động 4 : Hồi tĩnh  ĐÁNH GIÁ HÀNG NGÀY -Đánh giá tình trạng sức khỏe của trẻ : . - Đánh giá trạng thái cảm xúc thái độ hành vi của trẻ: ....... - Đánh giá kiến thức và kỹ năng của trẻ: .... ************************* Thứ ba ngày 03 Tháng 04 năm 2018 Lĩnh vực phát triển nhận thức Đề tài: Sự kì diệu của Nước MT: 27 I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: -Trẻ hiểu được nước rất cần thiết đối với con người trong cuộc sống, thực vật động vật , trong sản xuất. 2. Kỹ năng: -trẻ nhanh nhẹn, chú ý quan sát tranh và trả lời tốt các câu hỏi. 3. Giáo dục: -Trẻ biết tiết kiệm nước, tác hại khi con người, động vật, thực vật, trong sản xuất khi thiếu nước, trẻ biết giữ gìn và bảo vệ nguồn nước trong sạch. 4. Phương pháp: - Quan sát, đàm thoại kết hợp với thực hành, luyện tập. II. Chuẩn bị: - Không gian tổ chức ở lớp học. - Cho trẻ xem tranh, phim của con người sử dụng nước. - Màu thực phẩm, hoa huệ hoặc hoa cúc trắng. - Ly đựng nước. -Hình thức tổ chức: Cả lớp, nhóm nhỏ, cá nhân - Loại tiết: Tổng hợp III. Tiến trình hoạt động: * Hoạt động mở đầu: Hát :” cho tôi đi làm mưa với” của Hoàng Hà Đàm thoại: - Các bạn vừa hát bài hát gì? - Trong bài hát bạn nhỏ muốn làm gì? - Các bạn có biết vì sao có mưa không ? - Nước dùng để làm gì ? - Không có nứớc điều gị sẽ xảy ra? - Để biết nứơc quan trọng như thế nào hôm nay lớp mình sẽ tìm hiểu sự kì diệu của nước nhe! * Hoạt động chủ đích: Quan sát sự kì diệu của nuớc * Sự kì diệu của nước đối với con người: - Khi nào các con mới uống nước? - Không có nước con người sẽ như thế nào?(xem tranh bạn nhỏ đang uống nước) - Bạn nhỏ đang làm gì ? Nếu không có nước thì chúng ta sẽ như thế nào? - Hằng ngày các con dùng nước để làm gì? - Buổi trưa các con thường dùng nước để làm gì cho cơ thể chúng ta mát mẻ? - Các con còn biết nước còn dùng để làm gì nữa (nấu cơm, rửa tay, rửa rau, lau nhà .. cho xem hình ảnh rửa tay, bơi lội, rửa rau,tắm..) - Nếu không có nước con người sẽ như thế nào ? - Cô nhấn mạnh: Thiếu nước con ngưòi sẽ không sống nổi, sẽ chết vì khát và không có nước dùng trong sinh hoạt hằng ngày (tắm gôi, vệ sinh, nấu cơm) * Sự kì diệu của nứơc đối với động vật: + Quan sát chậu cá: - Cá sống trong môi trường nào? - Cô vớt cá ra ngoài - Không có nước thì cá sẽ như thế nào ? - Cho trẻ xem tranh con vịt, con gấu , đang uống nước, cho trẻ tự quan sát và trả lời câu hỏi. - Những con vật này đang làm gì ? khi nào chúng mới uống nước ? - Không có nước chúng sẽ như thế nào? - Cô nhấn mạnh: Động vật cũng như chúng ta cũng rát cần nước, không có nước chúng sẽ không sống nổi và không có nước các loài cá sẽ không có nước để bơi được. - Nước có thể làm cho động vật sống và không chết khát, vì vậy động vật cũng như chúng ta rất cần nước * Sự kì diệu của nước đối với thực vật: - Cây xanh cũng như động vật cũng rất cần nước. - Cho trẻ quan sát tranh hai chậu cây: 1 chậu cây tươi tốt, 1 chậu cây héo. - Vì sao cây này lại héo vậy các bạn? - Muốn cây được tươi tốt thì chúng ta phải làm gì ? - Cho trẻ xem tranh ruộng lúa khô cháy và ruộng lúa tươi tốt . - Cho trẻ so sánh hai bức tranh. - Muốn cây được tốt tươi thì chúng ta phải làm gì? - Cô nhấn mạnh cây xanh cũng như động vật khác rất cần nước, không có nước cây sẽ khô héo, không nảy mầm được cây sẽ không lớn. * Sự kì diệu của nước trong sản xuất: - Nuớc rất cần thiết trong cuộc sống hằng chúng ta, nước giúp cho bác nông dân tăng sản xuât (trồng lúa, trồng cây, trồng rau, trồng hoa, cày ruộng) - Cho trẻ xem tranh người dân đang cày ruộng. - Nếu không có nước thì bác nông dân có cày ruộng được không?(xem tranh ruộng khô đất nứt nẻ). - Cho trẻ xem tranh người dân tưới hoa. - Nếu không có nước tưới thì hoa sẽ như thế nào? - Bác nông dân có bán được hoa không? - Cô nhấn mạnh: không có nước thì hoa màu sẽ khô héo không được mùa, thiếu nước đất đai sẽ nứt nẻ không trồng rau được, thu hoạch sẽ không cao. - So sánh giống và khác nhau: + Tóm lại: Nước rất cần thiết đối với cuộc sống chúng ta, nếu không có nước thì mọi thứ sẽ chết, con người sẽ chết vì khát. Các con có biết ở ngoài trường sa các chú cũng dùng nước gì không? Và các chú cũng phải tiết kiệm nguồn nước, bảo vệ nguồn nước nữa đấy, ngoài ra chú còn bảo vệ biển đảo đấy các con ạ. + Giáo dục: Các bạn phải biết tiết kiệm nước, khi rửa tay phải đóng vòi nước, không được đổ nước khi chưa sử dụng. *TCTV: khô héo, kì diệu, chết khát, nứt nẻ, bảo vệ * Kết thúc: Cô cho trẻ hát bài trời nắng – trời mưa và đi ra ngoài. ĐÁNH GIÁ HÀNG NGÀY -Đánh giá tình trạng sức khỏe của trẻ : . - Đánh giá trạng thái cảm xúc thái độ hành vi của trẻ: ....... - Đánh giá kiến thức và kỹ năng của trẻ: .... *************************** Thứ 4 ngày 04 tháng 04 năm 2018 Lĩnh vực phát triển tình cảm xã hội Đề tài: Bé biết giữ gìn vệ sinh môi trường MT73 I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1. Kiến thức: -Trẻ biết bỏ rác đúng nơi quy định, cất đồ chơi đúng nơi ngăn nắp sau khi chơi. 2. Kỹ năng: - Rèn cho trẻ một số kĩ năng sống (chăm sóc cây, biết nhặt rác vào thùng, biết giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ.) trong việc bảo vệ môi trường 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ ý thức giữ vệ sinh môi trường: biết nhặt rác bỏ vào giỏ. - Tích cực học tập và giữ vệ sinh chung. 4. Phương pháp: - Tạo tình huống, quan sát, thực hành. II. CHUẨN BỊ: - Các tranh, ảnh về: + Hành vi vứt rác + Người mắc bệnh ô nhiễm + Hình ảnh những người dân thu gom, nhặt rác + Hành vi bỏ rác vào thùng đúng nơi qui định - Các lô tô về hình ảnh đúng sai về môi trường. III.TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG. 1. Hoạt động 1: Giới thiệu Ổn định và gây hứng thú - Cô và cả lớp cùng hát bài “cho tôi đi làm mưa với” + Các con vừa hát bài gì? + bài hát nói về điều gì? + khi trời mưa con nhìn thấy gì? + nước có lợi ích gì? - À đúng rồi đấy! Nước là nguồn tài nguyên không thể thiếu cho cuộc sống của con người, cây cối và cả động vật Cho nên khi sử dụng nước trong sinh hoạt hàng ngày chúng ta cần sử dụng tiết kiệm nước sạch, không xả rác xuống ao hồ, sông suối để giữ cho nguồn nước không bị ô nhiễm nhé! 2. Hoạt động 2: Nhận xét hành vi đúng – sai và cách giữ gìn, bảo vệ môi trường - Các con nhìn lên xem đây là môi trường ở đâu nha.( cho trẻ xem tranh lớp đang hoạt động góc). - Vậy để giữ gìn môi trường trong lớp sạch đẹp thì các con phải làm gì? - Ngoài giữ gìn vệ sinh trong lớp ra các con xem mình phải giữ gìn vệ sinh ở đau nữa nha. (cho xem tranh các cô lao công đang quét dọn). - Chúng mình vừa xem tranh về cái gì? Vậy nếu chúng ta không giữ gìn môi trường sạch sẽ thì sẽ thế nào? Cho xem tranh nguồn nước bị ô nhiễm con người ăn vào bị mắc bệnh. - Vậy khi chúng ta chơi xong không cất đồ chơi sẽ thế nào mời các con cùng xem tranh về một bạn nhỏ nhé. (cho xem tranh bạn nhỏ chơi không cất đồ chơi khi bà tới nhà đã bị vấp vào đồ chơi và bị té). + À bức tranh vừa rồi nói về gì? Bạn nhỏ khi chơi xong không cất đồ chơi vào rổ đã làm bà té đấy. Không những trên lớp khi chơi xong phải cất đồ chơi mà ở nhà và tới nhà bạn chơi chúng mình chơi xong phải cất đúng nơi quy định nhé. - Tiếp theo mời các con cùng nhìn xem tiếp xem tiếp nào (khi ăn chuối xong không vứt rác vào xọt làm nười khác bị té). + Bức tranh vừa rồi nói gì vậy các con.? Bức tranh vừa rồi nói về bạn nhỏ ăn xong không vứt rác vào xọt mà vứt ngay vỏ chuối làm người khác dẫm lên trơn và té; khi các con ăn bất cứ thứ gì ở đâu nhớ phải tìm thùng rác để bỏ vào không làm ảnh hưởng tới người khác và làm ô nhiễm môi trường nhé. - Vậy chúng mình nhìn lên đây xem bạn nhỏ này làm đúng chưa nhé (cho trẻ xem tranh bạn nhỏ rửa tay xong không tắt nước và học bài không tắt ti vi) + Bạn nhỏ làm gì cả lớp, bạn làm đúng hay sai? Vì sao các con biết bạn làm sai? Bạn nhỏ đã không tắt nước và tắt điện khi không sử dụng nếu chẳng may mất điện là không có nước dùng đúng không các con vì thế ở nhà các con nhớ phải sử dụng tiết kiệm nước và nhắc bố mẹ tắt điện khi không sử dụng nhé! *TCTV: hành vi, ô nhiễm, môi trường, ảnh hưởng, vứt rác * HOẠT ĐỘNG 3 : Thi lấy nước - Luật chơi : Đội nào thua sẽ làm các chú ếch ộp - Cách chơi : Cô chia trẻ làm 2 đội đứng xếp hàng khi có hiệu lệnh một bạn chạy lên lấy chai nước và về cuối hàng đứng các bạn khác thực hiện tương tự - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2- 3 lần tùy hứng thú ở trẻ - Sau mỗi lần chơi cô nhận xét tuyên dương trẻ * KẾT THÚC : Hát trời nắng trời mưa ĐÁNH GIÁ HÀNG NGÀY * Tình trạng sức khỏe của trẻ: * Kiến thức, kỹ năng * Trạng thái, cảm xúc,thái độ,hành vi của trẻ. .... Thứ 5 ngày 05 tháng 04 năm 2018 LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Đề tài : thơ “Mưa rơi” MT52 I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ thuộc được bài thơ hiểu nội dung bài thơ nói về mưa 2. Kĩ năng - Trẻ biết ích lợi và tác hại của mưa đối với con người, thực vật 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ biết giữ gìn sức khoẻ, mặc áo mưa khi đi ra ngoài đường. II. Chuẩn bị: - Không gian trong lớp. - Hình ảnh về bài thơ, tranh trò chơi - Tranh minh họa bài thơ: “Mưa rơi”. III. Phương pháp: - Đàm thoại. IV. Tiến hành hoạt động: 1.ổn định tổ chức Trẻ hát bài “trời nắng –trời mưa” + Các con vừa hát bài gì? + Bài hát có nhắc đến trời như thế nào? Mưa thì tốt cho cây thế nào? Khi trời mưa thì các con phải thế nào khi ra đường? Để xem mưa tốt như thế nào chúng ta cùng nghe cô đọc bài thơ “Mưa rơi” của tác giả Trương Thị Minh Huệ nhé 2.Nội dung chính * Hoạt động trọng tâm: - Dạy trẻ đọc thơ + Cô đọc lần 1: Đọc diễn cảm Giảng nội dung: Bài thơ nói về mưa cho cây xanh tươi tốt Giáo dục: Các con nhớ khi trời nắng thì chúng ta mặc đồ mát mẻ,trời mưa chúng ta mặc ấm.. + Cô đọc lần 2 : Đọc qua tranh+ trích giảng từ khó. *TCTV: Mưa rơi, cánh đồng, nẩy lộc, đâm chồi, tí tách + Dạy trẻ đọc thơ: : “mưa rơi” - Cho cháu đọc từng câu cho thuộc . Cả lớp đọc: Lần 1: đọc diễn cảm Lần 2: đọc thơ cùng trẻ Lần 3: đọc bằng tranh . Tổ đọc . Nhóm đọc . Cá nhân đọc - Cho trẻ đọc vài lần, cô động viên khen trẻ. + Đàm thoại: - Trò chơi: Bé thông minh: (Cô có rất nhiều bông hoa bên trong chứa những điều bí ẩn trẻ chọn bông hoa và trả lời, thực hiện chính xác theo điều bí ẩn đó) Bài thơ có tựa đề là gì? + Bài thơ do ai sáng tác? * Trò chơi : - Trò chơi 1: Nhìn nhanh đoán đúng (Cô có 4 ô số mỗi ô số có một hình ảnh liên quan đến bài thơ trẻ sẽ chọn ô số và đọc đúng nững câu thơ có liên quan đến hình ảnh đó). - Trò chơi 2: Ghép tranh Luật chơi: mỗi làn chỉ được lấy một tranh Cách chơi:Cô chia làm 2 đội chơi,hiệu lệnh bắt đầu các con nhảy qua suối nhỏ và mang những bức tranh gắn lên bảng theo tranh mẫu của cô,một đội tranh mùa hè,một đội tranh mùa đông,đội nào gắn đúng và đẹp sẽ chiến thắng * Kết thúc: - Cho lớp đọc bài thơ: “Mưa rơi”. ĐÁNH GIÁ HÀNG NGÀY * Tình trạng sức khỏe của trẻ: * Kiến thức, kỹ năng * Trạng thái, cảm xúc,thái độ,hành vi của trẻ. ******************************** Thứ 6 ngày 06 tháng 04 năm 2018 LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ ĐỀ TÀI: Dạy hát: Cho tôi đi làm mưa với MT77 I. Mục đích yêu cầu : - Trẻ hứng thú hát, hiểu nội dung bài hát, biết mưa giúp cho cây cối tốt tươi và cho khí hậu mát mẻ. - Trẻ biết hát đúng lời, đúng giai điệu, vân động nhịp nhàng theo bài hát. - Rèn kĩ năng vận động theo tiết tấu nhanh, rèn tai nghe cho trẻ. - Trẻ tham gia hoạt động tích cực, vui vẻ, biết phối hợp hoạt động cùng bạn. - Trẻ thuộc những bài hát, tự tin mạnh dạn thể hiện,vận động theo ý thích của trẻ, múa minh họa theo lời bài hát. II. Chuẩn bị : - Dụng cụ âm nhạc: sắc xô - Tranh ảnh có nội dung về bài hát - Trang phục đẹp, gọn gàng. III. Tiến hành hoạt động : 1. ổn định tổ chức Cả lớp hát “rửa mặt như mèo” Lớp vừa hát xong bài hát gì? Bài hát nói về chú mèo bị làm sao nhỉ? À đúng rồi bài hát nói về chú mèo lười đáng răng rửa mặt nên bị đau mắt đấy,các con có giống bạn mèo không? Vậy hằng ngày chúng mình dùng gì để rửa mặt đánh răng nhỉ? Ngoài ra các con dùng nước để làm gì nhỉ? Vậy những nguồn nước đó lấy ở đâu nhỉ? Các con phải làm gì để bảo vệ các nguồn nước đó nhỉ? Các con biết không ngoài ra nước mưa cũng nguồn nước rất là có ích cho mọi ngừoi và động vật đấy vì thế mà chú “Hoàng Hà”đã sáng tác ra bài hát “cho tôi đi làm mưa với”cả lớp cùng lắng nghe và hát cùng cô nhé! 2.Nội dung chính * Hoạt động trọng tâm: + Dạy trẻ hát: “ Cho tôi đi làm mưa với” ( Tác giả Hoàng Hà)bạn nào đã thuộc mời lên hát thử trước - Cô hát lần 1 và giảng nội dung: Trong bài hát bạn nhỏ muốn xin chị gió được làm mưa để đem những hạt mưa giúp ích cho mọi người và cho cuộc đời - GD: Trẻ biết tiết kiệm nguồn nước,khi đi mưa phải che dù,mặc áo mưa + Vậy bây giờ các con có muốn xem cô vừa hát và múa theo nhạc bài hát này không? - Lần 2:Cô hát và kết hợp vận động theo nhạc Các con đã được nghe cô hát và xem cô múa rồi vậy bây giờ cô muốn lớp mình cùng hát bài hát này. Cho lớp hát trọn vẹn bài hát và kết hợp vỗ tay. - Vậy bây giờ cô muốn xem lớp mình múa theo nhạc bài hát này. Cô lần lượt cho trẻ vận động theo các hình thức cả lớp hát Nhóm - tổ - cá nhân lần lượt hát * Đàm thoại: Lớp mình vừa hát xong bài hát gì? Do ai sáng tác? Bài hát nói về em bé xin chị gió điều gì? Mưa mang lại lợi ích gì? *TCTV: làm mưa, chị gió, tốt tươi, rong chơi, giúp cho đời 3. Trò chơi :Vẽ mưa Cô phát cho 3 tổ các bức tranh yêu cầu trẻ vẽ mưa thêm * Kết thúc: - Cho trẻ hát bài: “Trời nắng-trời mưa”. ĐÁNH GIÁ HÀNG NGÀY * Tình trạng sức khỏe của trẻ: * Kiến thức, kỹ năng * Trạng thái, cảm xúc,thái độ,hành vi của trẻ. ************************ KẾ HOẠCH TUẦN II CHỦ ĐỀ : CÁC HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN Thôøi gian thöïc hieän: 1 Tuaàn ( Töø ngaøy 09/04 ñeán ngaøy 13/04/2018 ) Các hoạt động Thứ hai Thứ ba Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Đón trẻ MT26 - Ñoùn treû vaøo lôùp, nhắc nhở trẻ chào cô, chào bố mẹ và người thân - Troø chuyeän vôùi phuï huynh ñeå naém ñaëc ñieåm taâm sinh lyù treû, nhöõng thoùi quen cuûa treû ôû nhaø. - Cho trẻ xem băng hình, tranh ảnh và trò chuyện về một số cây xanh quen thuộc và gần gũi với trẻ. - Trẻ nhận xét gì về những bức tranh về chủ đề mà cô trang trí xung quanh lớp. - Hướng trẻ tới chủ đề mới, cùng trẻ trò chuyện về nội dung của chủ đề. MT24: Nhận ra một vài mối quan hệ đơn giản của sự vật, hiện tượng quen thuộc khi được hỏi TCTV: "nước sạch, nước ô nhiễm, nắng, mưa" Thể dục sáng MT1 Địa điểm: Ngoài sân trường - Thiết bị sử dụng: Bông tua - Hình thức: Tổ chức cả lớp * Khởi động: Cô tập trung trẻ, cho trẻ khởi động các khớp tay, cổ, chạy nhanh, chạy chậm. * Trọng động: Tập theo nhạc bài “cháu vẽ ông mặt trời” + Cơ hô hấp: Gà gáy sáng. + Động tác tay: Hai tay sang ngang, gập trước ngực. + Động tác chân: Đá từng chân ra trước. + Động tác bụng: Hai tay sang ngang, vặn người sang trái - phải. + Động tác bật: Bật chân sáo. * Hồi tĩnh: Cô cùng trẻ làm động tác điều hòa sau đó thu dọn đồ dung dụng cụ và đi vào lớp. MT1: Thực hiện đủ các động tác trong bài tập thể dục theo hướng dẫn *TCTV: khởi động, khớp tay, chạy nhanh, chạy chậm hoạt động ngoài trời MT21 MT72 MT6 - HĐCCĐ: Quan sát thiên nhiên; thời tiết: Hiện tượng nắng mưa. - Lắng nghe các âm thanh khác nhau ở sân chơi. - Chơi trò chơi VĐ: Cánh cửa kì diệu - Chơi trò chơi DG: Trỉa hột trỉa hạt - Chơi với đồ chơi, thiết bị ngoài trời: Cầu trượt, xích đu..một cách hào hứng. - Chơi tự do: Trẻ chơi với bóng, cát, nhặt lá vàng, vẽ tự do trên sânCô quan sát và nhắc nhở trẻ khi chơi. + Kết thúc: Nhận xét, thu dọn đồ dùng đồ chơi, vệ sinh và nhẹ nhàng đi vào lớp. MT21: Quan tâm hứng thú với các sự vật, hiện tượng gần gũi, như chăm chú quan sát sự vật, hiện tượng; hay đặt câu hỏi về đối tượng MT72: thích quan sát cảnh vật thiên nhiên và chăm sóc cây MT6: thực hiện được các loại vận động * TCTV: hiện tượng, lắng nghe, âm thanh, vào bến, nhặt lá Phát triển vận động Trẻ chơi với các dụng cụ có trong góc như:túi cát,vòng thể dục,bóng.. Khu phát triển vận dộng:tăng cường cho trẻ chơi thêm 15 phút sau hoạt động ngoài trời Hoạt động học PTTC Bước lên xuống bục cao MT16 TCTV: Vận động Bước lên Xuống bục Khéo léo Nhịp nhàng PTNT Trò chuyện tìm hiểu về sự lớn lên của cây MT21 TCTV: Trò chuyện Tìm hiểu Sự lớn lên Giai đoạn Phát triển PTTC XH Trẻ biết bảo vệ, chăm sóc cây cối MT72 TCTV: bảo vệ, chăm sóc, phá rừng, lợi ích, chặt cây PTNN Thơ: cây dây leo MT52 TCTV: Bé tí teo Ở trong nhà Lại bò ra Và nghển cổ Lên trời cao PTTM Dạy hát:em yêu cây xanh MT75 TCTV: Trồng nhiều Cây xanh Chim trên cành Đùa vui Líu lo Hoạt động góc MT28, MT57, MT72, MT75, MT76 1. Góc phân vai: Trò chơi “Bác sĩ, mẹ-con,nấu ăn ,Cửa hàng bán cây xanh””.MT 28 2. Góc xây dựng: “Xây dựng hồ bơi”MT76 3. Góc học tập và sách: Xem sách tranh; đọc thơ, truyện về nước và các hiện tượng tự nhiên”.MT57 4. Góc nghệ thuật : Hát múa về các bài hát về chủ đề “nước và hiện tượng tự nhiên”MT75 5. Góc thiên nhiên: “Chăm sóc,tưới nước cho cây ”.MT72 MT28: chơi đóng vai (bắt chước các hành động, của những người gần gũi như chuẩn bị bữa ăn của mẹ, bác sĩ khám bệnh, MT57:đề nghị người khác đọc sách cho nghe, tự giở sách xem tranh MT 72.thích quan sát cảnh vật thiên nhiên và chăm sóc cây MT75: Nghe các bài hát, bản nhạc MT76: Sử dụng một số kĩ năng vẽ, nặn, cắt, xé dán, xếp hình để tạo ra sản phẩm đơn giản TCTV: Tham quan, xung quanh , giấu tay, sau lưng, dậm chân Vệ sinh ăn trưa, ngủ trưa MT9, MT12 -Dạy trẻ rửa tay cho trẻ trước khi ăn Trước khi ăn phải "mời cô,và các bạn" Động viên trẻ ăn hết xuất Khi trẻ ngủ đọc thơ"giờ đi ngủ" cô mở cửa cho thoáng mát, ánh sáng vừa đủ Giữ cho trẻ đủ ấm về mùa đông MT9: Nhận biết các bữa ăn trong ngày MT12: Sử dụng bát, thìa, cốc đúng cách TCTV: rửa tay, mời cô, mời các bạn, canh rau, thịt, trứng, Hoạt động theo ý thích MT71 - Cho trẻ hoạt động tự do theo ý thích: - Chơi với các đồ chơi, ghép, xếp hình, tô, vẽ, nặn - Ôn lại bài cũ- làm quen bài mới - Tập kể lại chuyện, tập đóng kịch. - Chơi trò chơi tập thể. - Luyện tập rửa tay đúng cách, xếp đồ chơi gọn gàng. - Biểu diễn văn nghệ. - Nhận xét, nêu gương bé ngoan cuối tuần: Động viên những trẻ chưa ngoan, tuyên dương những trẻ ngoan và biết vâng lời cô. MT71: Chơi hoà thuận với bạn. TCTV: xếp hình, kể chuyện, ghép Vệ sinh Trả trẻ - Trẻ biết cách rửa mặt mũi chân tay, đầu tóc gọn gàng, sắp xếp đồ dùng cá nhân chuẩn bị ra về. Cho trẻ tự tham gia vào các hoạt động mà trẻ yêu thích. - Không nên để trẻ chạy nhảy nhiều, nhắc trẻ chào bố mẹ, chào cô khi đến lớp và khi ra về. - Trao đổi với phụ huynh về một ngày hoạt động trong ngày của trẻ. ********************* HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI (MT21, MT72, MT6) I. Mục đích yêu cầu: + Kiến thức: Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với các loại cây xanh, giúp trẻ biết được lợi ích của các loại cây. Trẻ chơi đúng luật và hứng thú trong khi chơi. + Kĩ năng: Trau dồi óc quan sát, khả năng dự đoán và đưa ra kết luận. + Thái độ: Giúp trẻ nhận biết về các loại cây xanh. Giáo dục trẻ yêu quý và bảo vệ cây xanh.Trẻ chơi thoải mái, cô cần đảm bảo an toàn cho trẻ trong khi chơi. + Phương pháp: II. Chuẩn bị: Địa điểm: Sân bằng phẳng, rộng rãi, sạch sẽ, an toàn cho trẻ. Trang phục: Cô và trẻ ăn mặt gọn gàng dễ vận động. III. Tiến hành hoạt động: 1. Ổn định gây hứng thú: - Trước khi ra ngoài trời, cô nói rõ địa điểm, mục đích buổi đi dạo - Cô cho trẻ ăn mặc gọn gàng phù hợp với thời tiết, đi giầy dép và xếp thành 2 hàng dọc. +Trò chuyện về chủ đề các loại cây: Cho trẻ đứng thành vòng tròn dưới sân trường. Cho trẻ kể tên các loại cây. Gợi cho trẻ kể nhiều loại cây khác nhau. + Dạo chơi tham quan vườn rau. Cô đặt cá câu hỏi gợi cho trẻ trả lơi, tự nêu lên các đặc điểm của các loại cây xanh. + Trò chơi vận động: Cánh cửa kỳ diệu. Chuẩn bị: Sân rộng. Luật chơi:Chỉ được qua cửa khi nói đúng yêu cầu Cách chơi: Cả lớp đứng theo hai hàng dọc ,chọn hai cháu nhanh nhẹn đứng giữa ,cầm tay nhau làm cánh cửa. Khi nào có người nói đúng thì cánh cửa mở ra bằng cách giơ tay cao đầu cho các bạn chui qua. Cô hướng dẫn yêu cầu khi qua được cổng. Ví dụ: Cô nói: hãy kể tên một loại cây,theo mô tả của cửa thân. Bạn nào nghĩ ra rồi thì lên phía cửa thần gọi: “Cửa thần ơi!Hãy mở cửa ra” Ai nói đúng được đi qua cửa,nếu không đúng phải quay trở lại.có thể 2-3 bạn chơi một lúc +Trò chơi dân gian: trỉa hột trỉa hạt. - Luật chơi: ai không làm đúng sẽ bị phạt - Cách chơi: Hai trẻ chơi thành 3 nhóm chơi vừa đọc bài đồng dao “trỉa hột trỉa hạt” Trỉa hột trỉa hạt Mai mốt động trời Ai có hột hạt không phơi được nữa Mang ra mà phơi đọc xong bài đồng dao đến chân bạn nào thì bạn đó co một chân lên, tiếp tục đọc bài thơ và chơi như trên ai co được 2 chân thì ra làm chó, người cuối cùng làm người đi rau. + Chơi tự do - Cô có rất nhiều trò chơi nữa lớp có muốn chơi không? Cô thấy trên sân trường mình có lá cây nè bạn nào thích chơi với lá? Cô còn có phấn nữa bạn nào thích vẽ các loại rau - Khi trẻ chơi cô quan sát, theo dõi để đảm bảo an toàn cho trẻ. + Kết thúc:Trước khi về lớp, cô tập trung trẻ lại, cho trẻ đi rửa tay, xếp hàng, điểm lại sĩ số và dắt trẻ về lớp.. ****************** HOẠT ĐỘNG GÓC MT28, MT57, MT72,MT75, MT76 I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1, Kiến thức: - Trẻ biết chơi các góc chơi. 2, Kĩ năng: - Trẻ biết thể hiện vai chơi. 3, Thái độ: - Giáo dục trẻ bảo quản đồ dùng đồ chơi, nhường nhau khi chơi. 4, Phương pháp: - Thực hành. II.CHUẨN BỊ + Một số đồ dùng, đồ chơi cho nhóm chơi bác sĩ: Đồ chơi bác sĩ, thuốc, ống tiêm, bao tay + Một số đồ dùng, đồ chơi cho nhóm chơi gia đình: Bàn ghế, xoong nồi, quần áo. + Một số đồ dùng, đồ chơi cho nhóm chơi xây dựng : gach, thảm cỏ, hoa,cây xanh,cây ăn quả.... + Một số đồ dùng, đồ chơi cho nhóm chơi thiên nhiên : cây xanh, cây cảnh + Một số đồ dùng, đồ chơi cho nhóm chơi học tâp : kéo,bút chì, bút màu.... III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG *Gây hứng thú: - Cho trẻ hát “ Lại đây với cô” - Trò chuyện về một số loại cây xanh mà trẻ biết - Vậy bạn nào nói cho cô biết lớp mình có những góc chơi nào? * Thỏa thuận chơi: - Bạn nào thích chơi ở góc thư viện (góc xây dựng, góc tạo hình, góc phân vai, góc nghệ thuật)? - Hôm nay các bác xây dựng định xây gì? Xây hồ bơi để bơi thỏa thích thì sẽ xây như thế nào? các bác định cho nước gì vào hồ? Xây hồ bơi để làm gì? Bây giờ mình cùng về góc chơi thoả thuận vai chơi nhé.(trẻ nhỏ cô có thể cùng trẻ thoả thuân vai chơi) - Bây giờ bạn nào thích chơi ở góc âm nhạc (góc phân vai, góc tạo hình, góc thư viện ) thì các con về nhóm chơi. Cô thoả thuận vai chơi từng góc với trẻ. * Quá trình chơi: - Trong quá trính chơi cô bao quát chung, xử lý các tình huống (nếu có), cô có thể tạo tình huống cho trẻ xử lý. - Khen, động viên trẻ kịp thời khi trẻ có những hành vi tốt, thể hiện vai chơi giống thật. *Nhận xét - Cô đi đến các nhóm chơi và nhận xét từng nhóm chơi.Sau đó tập chung chơi nhóm chính,cô là người hướng dẫn - Khen, động viên trẻ. Có thể hỏi trẻ lần sau con sẽ chơi như thế nào? ĐÁNG GIÁ HÀNG NGÀY: -Đánh giá tình trạng sức khỏe của trẻ : ... - Đánh giá trạng thái cảm xúc thái độ hành vi của trẻ: ........ - Đánh giá kiến thức v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNƯỚC VÀ HIỆN TƯỢNG MẦM 2018.doc
Tài liệu liên quan