Giáo án mầm non lớp mầm - Kế hoạch chủ đề: Gia đình năm 2017

I. Mục đích – yêu cầu:

- Phát triển ghi nhớ, khả năng chú ý cho trẻ. Củng cố khả năng cảm thụ văn học cho trẻ. Trẻ hiểu được nội dung bài thơ, nhớ tên bài thơ, tên tác giả.Trẻ cảm nhận được nhịp điệu giá trị nghệ thuật của bài thơ.

- Rèn kĩ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ

- Trẻ thể hiện được cảm xúc khi đọc thơ, biết hứng thú đọc thơ cùng cô

II. Chuẩn bị:

+ Của cô: - Tranh minh họa thơ: “Thăm nhà bà”

+ Của trẻ: - Trẻ thuộc bài hát.

III. Hình thức tổ chức:

* Hoạt động 1:Trò chuyện chủ đề “Gia đình”

- Cô cho trẻ hát bài hát “Cháu yêu bà”

- Cô cùng trẻ trò chuyện về chủ đề.

- Giáo dục trẻ biết yêu quý, tôn trọng ông bà, biết giúp đỡ bà.

* Giới thiệu bài thơ “Thăm nhà bà” Tác giả Như Mao.

 

 

docx31 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 938 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm - Kế hoạch chủ đề: Gia đình năm 2017, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n. - Giới thiệu sách của chủ đề, nhắc nhở trẻ cách cầm và giở sách, đọc từ trái qua phải, từ trên xuống dưới; Hỏi trẻ để trẻ phỏng đoán nội dung tranh vẽ. - Nhắc nhở trẻ biết yêu quý sách báo. - Góc học tập: - Trẻ biết xếp số lượng đồ dùng tương ứng với các thành viên trong gia đình. -Tranh lô tô đồ dùng sinh hoạt trong gia đình. - Trẻ biết xếp tương ứng theo yêu cầu của cô. 5 Hoạt động ngoài trời - Hoạt động mục đích: Xem tranh ảnh về gia đình. - TCVĐ: Chuyền bóng, mèo đuổi chuột, mèo và chim sẻ, lộn cầu vồng. - Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ở ngoài trời và đồ chơi mang theo như: Bóng rổ, chong chóng, vòng, phấn. 6 Hoạt động chiều Hoạt động góc Ôn bài Ôn bài Hoạt động góc GDVSRM Văn nghệ Bình bé ngoan 7 Rèn nền nếp thói quen và chăm sóc sức khoẻ - Thói quen lễ phép chào hỏi khi khách đến thăm , cách xưng hô với bạn bè người lớn - Lau mặt , rửa tay vệ sinh sạch sẽ - Sắp xếp đồ chơi vào đúng góc quy định , biết phối hợp với bạn bè cung cấp đồ dùng ,đồ chơi (kỹ năng phối hợp). - Trẻ biết hoạt động của trường mầm non Thứ 2 ngày 23 tháng 10 năm 2017 Hoạt động có mục đích học tập Lĩnh vực giáo dục phát triển thể chất: ĐI THEO ĐƯỜNG HẸP, BÒ THẤP. I. Mục đích - yêu cầu: - Trẻ biết đi đúng trong đường hẹp, đi thẳng người, không cúi đầu. Biết bò liên tục bằng bàn tay và cẳng chân. - Phát triển giác quan, khả năng chú ý và vận động cho trẻ - Trẻ biết phối hợp chân, tay, đi tự nhiên không dẫm vạch. Biết bò đúng hướng, cẳng chân sát xuống sàn. - Giáo dục trẻ chăm tập thể dục cho cơ thể khoẻ mạnh. II. Chuẩn bị: + Của cô: - Sân tập bằng phẳng rộng rãi. Đường có chiều rộng 0,2m dài 4m. Cổng thể dục + Của trẻ - Trang phục gọn gàng, sạch sẽ. - Trẻ thuộc bài hát. III. Hình thức tổ chức: * Hoạt động 1:Trò chuyện chủ đề: - Cô cùng trẻ trò chuyện về chủ đề Gia đình sống chung một ngôi nhà. 1. Khởi động: - Cho trẻ khởi động: - Trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi nhanh, chậm, kiễng gót sau đó xếp thành hai hàng ngang. 2. Trọng động: a. Bài tập phát triển chung: - Tay: Xoay cổ tay. - Chân: Dậm chân tại chỗ. - Lườn: Gió thổi cây nghiêng. - Bật: Bật tiến về phía trước. b. Vận động cơ bản: Bài: Đi theo đường hẹp, bò thấp. - Cô tập mẫu lần 1. - Cô tập mẫu lần 2: Kết hợp phân tích động tác. - Gọi 1 trẻ lên tập mẫu. - Gọi từng trẻ lên tập. - Tập thi đua theo tổ (Chú ý sửa sai, động viên trẻ). - Củng cố bài học. - Cô tập mẫu 1 lần củng cố bài. - Giáo dục: Trẻ chăm tập thể dục cho cơ thể khoẻ mạnh. 3. Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng quanh sân tập Thứ 3 ngày 24 tháng 10 năm 2017 Lĩnh vực giáo dục phát triển nhận thức. Hoạt động khám phá xã hội :TRÒ CHUYỆN VỀ CÁC THÀNH VIÊN TRONG GIA ĐÌNH. I. Mục đích – yêu cầu: - Phát triển giác quan, chú ý, tư duy và ngôn ngữ cho trẻ. Luyện kỹ năng nhận biết, phân biệt cho trẻ. - Trẻ biết gia đình mình có những ai, kể tên được những người đó. Công việc của mỗi người trong gia đình bé. Biết yêu thương những người thân của mình. Biết gia đình đông con, ít con, nhiều thế hệ hoặc ít thế hệ. - Giáo dục trẻ yêu quý gia đình mình, biết các thành viên trong gia đình phải yêu quý nhau. II. Chuẩn bị: + Của cô: - Tranh, ảnh về gia đình đông con, ít con, nhiều thế hệ, ít thế hệ. + Của trẻ: - Ảnh gia đình của trẻ. 2 bảng, các thành viên: ông, bà, bố, mẹ, con. - Tranh vẽ chưa tô màu, sáp màu. Trẻ thuộc bài hát. III. Hình thức tổ chức: *Hoạt đông 1: Trò chuyện chủ đề: “Gia đình”. - Cô cùng trẻ hát bài :Cả nhà thương nhau”. - Hỏi trẻ: + Chúng mình vừa hát bài gì?Bài hát nói về ai? + Ba mẹ là người như thế nào? Các con phải làm gì để giúp đỡ bố mẹ? - Giáo dục trẻ yêu quý, vâng lời bố mẹ, ông bà. *Hoạt động 2: Cô cho trẻ quan sát một số tranh ảnh về gia đình. - Cô cùng trẻ đàm thoại một số câu hỏi: + Gia đình này có những ai? - Cô chỉ cho trẻ biết về những người trong ảnh: Ông, bà, bố, mẹ, các con * Cho trẻ giới thiệu ảnh của gia đình mình. - Gọi vài trẻ kể về gia đình mình.(Động viên khen trẻ). * Cho trẻ xem tranh về 2 gia đình: + Tranh 1: Gia đình có bố mẹ, các con. + Tranh 2: Gia đình có ông bà, bố mẹ, các con. - Hỏi trẻ: Gia đình có những ai? - Cô hỏi trẻ: Gia đình con là gia đình lớn hay gia đình nhỏ? - Ngoài ông bà, bố mẹ còn có những ai là người thân? Cô mở rộng cho trẻ. - Giáo dục trẻ biết những người thân trong gia đình phải biết yêu thương nhau. Các con phải ngoan vâng lời ông bà, bố mẹ, biết giúp những công việc nhỏ vừa với sức mình. * Chơi trò chơi: Thi xem đội nào nhanh: Cô yêu cầu trẻ xếp gia đình lần lượt các thành viên: ông, bà, bố, mẹ, các con. Cô chia lớp thành 2 đội chơi thi đua. - Nhận xét khen trẻ. Cho cả lớp đọc thơ “Yêu mẹ” và đi về các góc Thứ 4 ngày 25 tháng10 năm 2017 Lĩnh vực giáo dục phát triển ngôn ngữ:Thơ: THĂM NHÀ BÀ I. Mục đích – yêu cầu: - Phát triển ghi nhớ, khả năng chú ý cho trẻ. Củng cố khả năng cảm thụ văn học cho trẻ. Trẻ hiểu được nội dung bài thơ, nhớ tên bài thơ, tên tác giả.Trẻ cảm nhận được nhịp điệu giá trị nghệ thuật của bài thơ. - Rèn kĩ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ - Trẻ thể hiện được cảm xúc khi đọc thơ, biết hứng thú đọc thơ cùng cô II. Chuẩn bị: + Của cô: - Tranh minh họa thơ: “Thăm nhà bà” + Của trẻ: - Trẻ thuộc bài hát. III. Hình thức tổ chức: * Hoạt động 1:Trò chuyện chủ đề “Gia đình” - Cô cho trẻ hát bài hát “Cháu yêu bà” - Cô cùng trẻ trò chuyện về chủ đề. - Giáo dục trẻ biết yêu quý, tôn trọng ông bà, biết giúp đỡ bà. * Giới thiệu bài thơ “Thăm nhà bà” Tác giả Như Mao. - Cô đọc diễn cảm lần 1 + Cô vừa đọc bài thơ gì? + Sáng tác của ai? - Cô đọc bài thơ lần 2 qua tranh. - Cô giảng nội dung bài thơ qua tranh. - Trích dẫn làm rõ ý từng đoạn thơ. * Hoạt động 2: Dạy trẻ đọc thơ. - Cô cho cả lớp đọc 2 lần. - Cô cho trẻ đọc theo tổ, nhóm, cá nhâ. - Cho cả lớp đọc lại 1 lần. - Đàm thoại: + Cô vừa đọc bài thơ gì? + Em bé đến thăm nhà ai? + Em bé thấy gì? + Em bé đã làm gì để giúp bà? + Các con có yêu quý bà của mình không? - Giáo dục trẻ biết yêu quý bà, biết giúp đỡ bà những việc nhỏ vừa sức. - Cho cả lớp đọc lại bài thơ 1 lần. - Củng cố - giáo dục bài. - Kết thúc: Cho trẻ ra chơi. Thứ 5 ngày 26 tháng 10 năm 2017 Hoạt động tạo hình:TÔ MÀU TRANH VỀ GIA ĐÌNH. I. Mục đích - yêu cầu: - Phát triển kỹ năng quan sát, trí tưởng tượng và năng khiếu cho trẻ. Củng cố các kỹ năng tô màu cho trẻ. - Trẻ biết sử dụng sáp màu để tô màu bức tranh theo ý thích. - Trẻ chú ý học tập, biết giữ gìn sản phẩm đẹp. II. Chuẩn bị: + Của cô: - 2 - 3 tranh về gia đình đã tô màu. Giá treo tranh. + Của trẻ: - Tranh về gia đình chưa tô màu, sáp màu, bàn, ghế đủ cho trẻ. - Trẻ thuộc, bài hát. III. Hình thức tổ chức: *Hoạt động 1: Trò chuyện chủ đề: “Gia đình”. - Cô trò chuyện cùng trẻ về gia đình. - Giáo dục trẻ biết yêu quý, tôn trọng các thành viên trong gia đình. - Giới thiệu bài: “Tô màu tranh gia đình”. * Hoạt động 2:Quan sát mẫu: Cô đưa lần lượt 2 - 3 tranh về gia đình, có các thành viên trong gia đình cho trẻ quan sát về màu sắc cô đã tô. - Cô nhắc trẻ về kĩ năng tô màu; tô trùng khít bức tranh, tô đều tay, mịn màu, không chờm ra ngoài. - Cho trẻ thực hiện động tác di màu trên không. 2. Cho trẻ thực hiện: Khi trẻ thực hiện, cô chú ý quan sát, hướng dẫn trẻ. Hỏi trẻ đang tô gì ? Tô như thế nào. Động viên trẻ hoàn thành sản phẩm. - Cho trẻ hát “Cả nhà thương nhau”. 3. Nhận xét sản phẩm: - Cho trẻ trưng bày sản phẩm. - Cô nhận xét sản phẩm động viên trẻ kịp thời. - Củng cố - giáo dục bài. - Kết thúc: Thứ 6 ngày 27 tháng 10 năm 2017 Hoạt động âm nhạc:Hát và vận động : Cả nhà thương nhau Nghe hát: Niềm vui gia đình I. Mục đích – yêu cầu: - Phát triển kỹ năng ghi nhớ, chú ý, tư duy và năng khiếu âm nhạc cho trẻ. Luyện kỹ năng nghe, hát, vận động và chơi trò chơi cho trẻ. - Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả, hiểu nội dung bài hát. Biết hát đúng nhịp bài hát và biết vận động vỗ tay theo đúng nhịp bài hát và chơi trò chơi theo yêu cầu. - Trẻ yêu ca hát, đoàn kết, yêu thương gia đình. II. Chuẩn bị: + Của cô: - Cô thuộc bài hát , Một số dụng cụ âm nhạc: Xắc xô, mũ chóp, phách gỗ, đàn, đài. + Của trẻ: Ghế đủ cho trẻ ngồi. - Trẻ thuộc bài hát, bài thơ. III. Hình thức tổ chức: * Trò chuyện chủ đề: “Gia đình” Giáo dục trẻ yêu quý gia đình mình, vâng lời cha mẹ. - Giới thiệu bài hát “Cả nhà thương nhau” sáng tác Phan Huỳnh Điểu. * Hoạt động 1:Hát và vận động “ Cả nhà thương nhau”. - Cô hát mẫu 1 lần. - Cô cùng cả lớp hát 2 lần. * Dạy trẻ vỗ tay theo nhịp bài hát: - Cô cùng cả lớp hát và vỗ tay 2 lần. - Cho trẻ thực hiện theo tổ, nhóm, cá nhân. (Cô chú ý sửa sai cho trẻ, động viên trẻ kịp thời). - Cô cùng cả lớp thực hiện 2 lần có nhạc. - Củng cố - giáo dục: * Hoạt động 2: Nghe hát: “Niềm vui gia đình”. - Cô hát cho trẻ nghe lần 1. - Hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả. - Giảng nội dung bài hát. - Cô hát cho trẻ nghe lần 2 kết hợp vận động minh họa. 3. Trò chơi: “Tai ai tinh”. - Cô nói cách chơi và luật chơi. - Cho cả lớp chơi 2 – 3 lần. - Nhận xét khen trẻ - Củng cố giáo dục bài. - Kết thúc KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐỀ NHÁNH : NGÔI NHÀ VÀ GIA ĐÌNH TÔI (Từ ngày 30 /10 đến ngày 3/10/2017) STT Hoạt động Nội dung 1 Đón trả trẻ - Đón trẻ : Nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân, chào cô giáo, chào bố mẹ. - Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ trẻ hàng ngày, tuyên truyền với phụ huynh về chăm sóc sức khoẻ trẻ và tình hình học tập của trẻ. - Trẻ chơi tự chọn các nhóm chơi, xem tranh ảnh về gia đình, các thành viên trong gia đình. - Trò chuyện với trẻ về chủ đề : Gia đình sống chung một ngôi nhà. 2 Thể dục sáng Tập theo băng nhạc ngoài sân trường : - Hô hấp: Đưa hai tay lên miệng giả làm gà gáy. - Tay: Hai tay đưa ra trước, lên cao. - Chân: Hai chân khuỵu gối. - Bụng: Nghiêng người sang hai bên. - Bật: Bật tách, khép chân 3 Hoạt động học Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Phát triển thể chất Tung bóng Phát triển nhận thức Trò chuyện về ngôi nhà của bé Làm quen với toán Nhận biết hình tròn, hình vuông Phát triển ngôn ngữ . Truyện :Cô bé quàng khan đỏ Phát triển thẩm mỹ Dán trang phục bé 4 Hoạt động góc Hoạt động Mục đích Chuẩn bị Cách tiến hành Góc phân vai : - Gia đình. - Bán hàng. - Trẻ tự chọn nhóm chơi, về nhóm chơi. - Biết thể hiện một vài hành động chơi phù hợp với vai mình đóng Búp bê, quần áo, giày túi để đóng vai. Bộ đồ chơi bán hàng: lương thực, thực phẩm - Trẻ nhắc tên các góc chơi. - Thảo luận: - Ai đóng vai bố,mẹ, con ? Ai sẽ làm người bán hàng? . Góc xây dựng: - Xếp nhà. - Trẻ biết đặt ngôi nhà vào khu vực xây dựng và dùng sỏi xếp bao quanh các chi tiết xung quanh ngôi nhà. - Các khối gỗ, hột hạt, sỏi. - Mẫu nhà lắp sẵn. - Trẻ biết cách lắp ráp theo hướng dẫn của cô. - Góc nghệ thuật : - Hát một số bài hát theo chủ đề. - Tô màu tranh các thành viên trong gia đình. - Hứng thú tham gia các hoạt động. - Bước đầu có một số kĩ năng vẽ, to màu đơn giản, tạo ra sản phẩm. - Thích thú biểu diễn một số bài hát và vỗ đệm bằng các nhạc cụ. - Tranh về các thành viên trong gia đình. - Sáp màu, tranh chưa tô màu. -Băng nhạc theo chủ đề. - Mũ, nhạc cụ... - Cô giới thiệu một số sản phẩm tạo hình để gây hứng thú cho trẻ. - Hướng dẫn trẻ tạo sản phẩm từ nhiều loại nguyên liệu. - Lựa chọn một vài bài hát có tiết tấu và lời ca đơn giản đẻ trẻ tập biểu diễn. - Dạy trẻ cách sử dụng đúng các nhạc cụ, tập đứng theo đội hình dể biểu diễn, khuyến khích trẻ sáng tạo động tác minh họa đơn giản. - Góc sách chuyện: - Trẻ biết về nhóm chơi, biết cầm và giở sách đúng cách. - Chuẩn bị thêm sách, truyện theo chủ đề. - Báo, tạp chí cũ để trẻ tập làm quen với việc tự giở sách. - Nhắc trẻ quy tắc khi về nhóm chơi: Lấy ghế, bàn. - Giới thiệu sách của chủ đề, nhắc nhở trẻ cách cầm và giở sách, đọc từ trái qua phải, từ trên xuống dưới; Hỏi trẻ để trẻ phỏng đoán nội dung tranh vẽ. - Nhắc nhở trẻ biết yêu quý sách báo. - Góc học tập: - Trẻ biết xếp số lượng đồ dùng tương ứng với các thành viên trong gia đình. -Tranh lô tô đồ dùng sinh hoạt trong gia đình. - Trẻ biết xếp tương ứng theo yêu cầu của cô. 5 Hoạt động ngoài trời - Hoạt động mục đích: Xem tranh ảnh về gia đình. - TCVĐ: Chuyền bóng, mèo đuổi chuột, mèo và chim sẻ, lộn cầu vồng. - Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ở ngoài trời và đồ chơi mang theo như: Bóng rổ, chong chóng, vòng, phấn. 6 Hoạt động chiều Hoạt động góc Ôn bài Ôn bài Hoạt động góc GDVSRM Văn nghệ Bình bé ngoan 7 Rèn nền nếp thói quen và chăm sóc sức khoẻ - Thói quen lễ phép chào hỏi khi khách đến thăm , cách xưng hô với bạn bè người lớn - Lau mặt , rửa tay vệ sinh sạch sẽ - Sắp xếp đồ chơi vào đúng góc quy định , biết phối hợp với bạn bè cung cấp đồ dùng ,đồ chơi (kỹ năng phối hợp). - Trẻ biết hoạt động của trường mầm non Thứ 2 ngày 30 tháng 10 năm 2017 THỂ DỤC: Tung bóng I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ Trẻ hiểu kỹ thuật thực hiện các động tác, biết phối hợp các bộ phận của cơ thể để thực hiện tung bong. II. Chuẩn bị: - Không gian tổ chức ở ngoài trời (ngoài sân) - Sân sạch rộng, bằng phẳng. - Quần áo cô cháu gọn gàng. - Bóng 6 -7 quả. III. Hướng dẫn: 1. Khởi động: - Cô và trẻ vừa đi vừa hát, đi thành vòng tròn, kết hợp các kiểu đi (Đi bằng gót chân, mũi bàn chân, đi thường) và chuyển đội hình về 3 hàng. - Sau đó xếp thành 3 hàng ngang tập bài tập phát triển chung. 2. Trọng động: a. Bài tập phát triển chung: 2lần x 8 nhịp + Cơ hô hấp: Thổi bong bóng. + Động tác tay: Hai tay sang ngang – lên cao. (4lx8n) + Động tác chân: Đứng kiễng chân. + Động tác bụng: Hai tây chống hông, quay sang phải kết hợp giang hai tay sang ngang và tương tự đổi bên. + Động tác bật: Bật chụm tách chân b.Vận động cơ bản: Tung bóng. - Cô giới thiệu vận động cơ bản.Cô làm mẫu toàn phần một lần. - Cô làm mẫu và kết hợp phân tích từng động tác, giải thích trình tự thực hiện, kĩ thuật vận động như sau: - Cô làm mẫu động tác “Tung bóng”: + TTCB: Trẻ đứng tự nhiên, cô đứng đối diện với trẻ, hai chân rộng bằng vai, hai tay trẻ cầm bóng tung lên cao và đón bắt bóng, rồi đặt bóng xuống sàn lăn lại cho trẻ, trẻ đón bóng nhặt lên rồi tung bóng lên cao. - Cho một vài trẻ lên làm mẫu cô chú ý sửa sai cho trẻ từng kĩ thuật động tác. - Lần lượt cho 2 trẻ lên thực hiện vận động, tăng cường cho những trẻ thực hiện chưa được được thực hiện nhiều lần. Sau đó lần lượt cho từng nhóm và cá nhân trẻ thực hiện, cô theo dõi sửa sai cho trẻ. - Trẻ nhắc lại tên vận động của tiết học. c. Trò chơi vận đông: Bắt bướm - Cô nêu luật chơi và cách chơi. 3. Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1 – 2 vòng Thứ 3 ngày 31 tháng 10 năm 2017 LQMTXQ:Đề tài: Trò truyện về ngôi nhà của bé I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết trò chuyện và mô tả về ngôi nhà của mình. II. Chuẩn bị: - Không gian tổ chức ở lớp học. - 02 bức tranh về ngôi nhà, mô hình ngôi nhà. - Giấy, bút cho trẻ vẽ. Một số bài hát, bài thơ về gia đình. III. Hướng dẫn: 1.Mở đầu hoạt động: - Cho trẻ đọc bài thơ “Thăm nhà bà” và hỏi trẻ: + Các con vừa bài thơ nói về gì? (Trẻ trả lời về ngôi nhà). + Ngôi nhà của ai?Các con ạ! ngôi nhà là nơi sum họp cả gia đình đúng không nào? mọi người trong gia đình phải yêu thương lẫn nhau. 2. Hoạt động trọng tâm: a. Hoạt động 1: Trò chuyện về ngôi nhà của bé - Cô cho trẻ kể về ngôi nhà của mình đang ở, cũng như đặc điểm của ngôi nhà. * Cô đưa tranh ngôi nhà và đàm thoại: + Ngôi nhà này là ngôi nhà tầng hay nhà ngói? Có mấy tầng? + Ngôi nhà này được xây bằng những chất liệu gì? + Để xây dựng ngôi nhà này phải nhờ vào ai? - Tương tự cho trẻ xem tranh khác, để trẻ so sánh được các ngôi nhà với nhau. + Các con được xem bức tranh về các ngôi nhà khác nhau. Vậy ai kể về ngôi nhà của mình nào? - Cô cho trẻ kể về ngôi nhà của mình đang ở, cũng như đặc điểm của ngôi nhà. - Tương tự gọi 3 - 4 trẻ kể về ngôi nhà của gia đình mình. b. Hoạt động 2: So sánh - Cho trẻ so sánh 2 ngôi nhà: Kiểu nhà tầng và nhà ngói, nhà một tầng và nhà nhiều tầng + Nhà tầng khác nhà ngói những điểm gì? + Nhà lợp bằng ngói gọi là nhà gì? + Nhà một tầng có mấy tầng? + Nhà một tầng và nhà nhiều tầng có khác nhau không? c. Hoạt động 3: Luyện tập – Trò chơi - Cho trẻ chơi trò chơi: “ Về đúng nhà” theo yêu cầu của cô. - Trẻ xây dựng ngôi nhà theo ý thích. 3. Kết thúc hoạt động: - Cô chotrẻ nghe hát bài “Ngôi nhà của tôi” Thứ 4 ngày 1 tháng 11 năm 2017 LQVT:Nhận biết gọi tên hình tròn hình vuông I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ nhận biết và gọi đúng tên hình vuông, hình tròn. II. Chuẩn bị: - Không gian tổ chức ở trong lớp. - 1 ngôi nhà to, mỗi trẻ một đồ chơi III. Hướng dẫn: 1. Mở đầu hoạt động: - Cả lớp cùng hát “Cả nhà thương nhau”. Mỗi người trong chúng ta ai cũng có một gia đình. Gia đình vốn là 2 tiếng thân thương đối với mỗi người, là nơi chúng ta được mở rộng vòng tay đón nhận tình yêu thương của ba mẹ. Ba mẹ là người sinh ra và nuôi dưỡng chúng ta khôn lớn, đã nói đến gia đình là nói đến tình yêu thương của những người thân dành cho nhau, đặc biệt là tình yêu của ba mẹ dành cho con cái của mình, vì vậy các con phải yêu thương ba mẹ của mình nhé. 2. Hoạt động trọng tâm: a. Hoạt đông 1: Dạy trẻ chọn hình theo mẫu – gọi tên – chọ hình theo tên gọi. - Phát cho mỗi trẻ một rổ có chứa hình vuông – hình tròn và hỏi trẻ: + Các cháu chọn hình giống hình của cô. Cô giơ hình vuông cháu nhìn xem hình của cô rồi chọn hình thật giống nhé! - Cả lớp giơ hình vuông. Cô hỏi: + Đây là hình gì? (Hình vuông). Cô cho trẻ đọc tên hình. + Cô đưa hình tròn ra và hỏi: Cô có hình nào nữa đây? + Các con chọn hình giống hình của cô và giơ lên. Trẻ chọn hình tròn và đọc tên hình. - Cô giơ hình trẻ chọn hình giống hình của cô giơ hình lên và nói tên hình. - Bây giờ cô nói tên hình cho trẻ chọn hình giơ lên và nói đó là hình gì? - Cho trẻ chọn hình nhanh và cho trẻ lăn hình vuông và hình tròn. Và cho trẻ sờ xung quanh các hình và nhận xét vì sao hình tròn lăn được còn hình vuông không lăn được. c.Hoạt động 2: Luyện tập - Cho trẻ tìm xung quanh lớp đồ dùng, đồ chơi nào có dạng hình vuông và hình tròn. - Cho trẻ tô màu hình vuông, hình tròn. 3. Kết thúc hoạt động: - Lớp đọc : Cái miệng Thứ 5 ngày 2 tháng 11 năm 2017 Đề tài : Truyện ” Cô bé quàng khăn đỏ” I. Mục đích yêu cầu : - Trẻ nhớ tên chuyện “Cô bé quàng khăn đỏ” là câu chuyện cổ tích. Hiểu nội dung câu chuyện nói về một cô bé quàng khăn đỏ mang bánh cho bà bị ốm, và trước khi đi mẹ của cô bé dặn dò rất kĩ nhưng cô bé không vâng lời mẹ dặn và suýt nữa đã bị chó sói ăn thịt nếu không bác thợ săn. II. Chuẩn bị: - Tranh vẽ nội dung câu chuyện “Cô bé quàng khăn đỏ”. III. Hướng dẫn: 1. Mở đầu hoạt động: - Cho trẻ nghe hát bài “Cháu yêu bà”. + Bài hát nói về tình cảm của ai? Vậy nhà các con có ông bà không? + Các con có yêu bà của mình không? Vậy yêu bà của mình các con phải làm gì? 2. Hoạt động trọng tâm: a. Hoạt động 1: Cô kể lần 1 và giảng nội dung: Câu chuyện nói về một cô bé không biết vâng lời dặn của mẹ, khi mẹ nói cô bé mang bánh sang biếu bà, và dặn cô là phải đi đường thẳng, không được đi đường rừng vì nếu đi đường rừng chó sói ăn thịt, nhưng cô không hề nghe theo lời của mẹ mà vẫn đi đường rừng và sau đó cô bị chó sói lừa và suýt nữa cô và bà ngoại của mình bị mất mạng nếu không có bác thợ săn. b. Hoạt động 2: Đàm thoại + Cô vừa kể con nghe câu chuyện gì? Trong chuyện gồm có nhân vật nào? + Mệ cô bé nhờ cô bé mang bánh đi đâu? + Mẹ cô bé dặn cô bé như thế nào trước khi đi? + Nhưng cô bé có nghe lời không? Vì sao? + Điều gì đã xảy ra với hai bà cháu? - Mở nhạc bài hát " Em biết vâng lời mẹ dặn ". - Giáo dục: Phải biết vâng lời bố mẹ và người lớn. c. Hoạt động 3: Trò chơi “Xếp tranh” - Cô để nhiều nhân vật của các câu chuyện khác nhau và cô cho trẻ xếp tranh theo đúng nhân vật trong chuyện. 3. Kết thúc hoạt động: - Cho lớp đọc lại bài thơ: “Đến thăm bà” Thứ 6 ngày 3 tháng 11 năm 2017 TẠO HÌNH: Dán ngôi nhà I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết dán ngôi nhà theo mẫu của cô: Biết cách phết hồ và dán vào mặt trái của hình. - Rèn cho trẻ kỹ năng khéo léo, thẩm mỹ - Trẻ thích thú với sản phẩm mình tạo ra, dọn dẹp đồ dùng ngăn nắp. - Giáo dục trẻ yêu cái đẹp, thích tạo ra cái đẹp II. Chuẩn bị: - Không gian tổ chức trong lớp. - Tranh mẫu của cô, vở, bút màu, hồ dán, giấy màu. III. Phương pháp: - Quan sát, làm mẫu. III. Tiến hành hoạt động có chủ đích: 1. Mở đầu hoạt động: - Cho trẻ đọc bài thơ “Thăm nhà bà” và hỏi trẻ: + Các con vừa bài thơ nói về gì? (Trẻ trả lời về ngôi nhà). + Ngôi nhà của ai? - Hôm nay cô và các con sẽ dán tặng các bạn những ngôi nhà thật đẹp nhé! 2. Hoạt động trọng tâm: a. Hoạt động 1: Quan sát tranh và đàm thoại - Cô cho trẻ quan sát một số tranh ảnh về những ngôi nhà khác nhau và hỏi trẻ: + Những ngôi nhà này như thế nào? Màu sắc như thế nào? - Cô đưa tranh mẫu ra để đàm thoại cách dán các phần của ngôi nhà. - Cô làm mẫu b. Hoạt động 2: Trẻ thực hiện - Cô phát vở tạo hình và hướng dẫn trẻ phết hồ để dán sau đó dán từng phần của ngôi nhà theo thứ tự từ tổng quát đến chi tiết. - Cho trẻ thực hiện dán và kết hợp nghe nhạc, cô đi đến từng bàn gợi ý và hướng dẫn thêm cho những trẻ dán chưa được. c. Hoạt động 3: Trưng bài sản phẩm - Cô nhận xét chung các bức tranh. Cô hỏi trẻ: + Con thích tranh nào nhất ? Tại sao con thích tranh đó nhất ? + Cô nhận xét thêm các bức tranh, màu sắc, kỹ năng dán xem coi trẻ làm đúng không cho cả lớp nghe. 3. Kết thúc hoạt động: - Cho trẻ cùng đi và hát bài “ Cả nhà thương nhau”. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐỀ NHÁNH: NHU CẦU GIA ĐÌNH (Từ ngày 6/11 đến ngày 10/11/2017) STT Hoạt động Nội dung 1 Đón trả trẻ - Đón trẻ : Nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân, chào cô giáo, chào bố mẹ. - Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ trẻ hàng ngày, tuyên truyền với phụ huynh về chăm sóc sức khoẻ trẻ và tình hình học tập của trẻ. - Trẻ chơi tự chọn các nhóm chơi, xem tranh ảnh về gia đình, các thành viên trong gia đình. - Trò chuyện với trẻ về chủ đề : Gia đình sống chung một ngôi nhà. 2 Thể dục sáng Tập theo băng nhạc ngoài sân trường : - Hô hấp: Đưa hai tay lên miệng giả làm gà gáy. - Tay: Hai tay đưa ra trước, lên cao. - Chân: Hai chân khuỵu gối. - Bụng: Nghiêng người sang hai bên. - Bật: Bật tách, khép chân 3 Hoạt động học Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Phát triển thể chất Lăn bóng Phát triển nhận thức Trò chuyện về một số đồ dùng gia đình Phát triển ngôn ngữ Thơ : Chiếc quạt nan Tạo hình Nặn đôi đũa. Phát triển thẩm mỹ Dạyhát: CHIẾC KHĂN TAY. Nghe hát: Niềm vui gia đình Trò chơi: Tai ai tinh. 4 Hoạt động góc Hoạt động Mục đích Chuẩn bị Cách tiến hành Góc phân vai : - Gia đình. - Bán hàng. - Trẻ tự chọn nhóm chơi, về nhóm chơi. - Biết thể hiện một vài hành động chơi phù hợp với vai mình đóng Búp bê, quần áo, giày túi để đóng vai. Bộ đồ chơi bán hàng: lương thực, thực phẩm - Trẻ nhắc tên các góc chơi. - Thảo luận: - Ai đóng vai bố,mẹ, con ? Ai sẽ làm người bán hàng? . Góc xây dựng: - Xếp nhà. - Trẻ biết đặt ngôi nhà vào khu vực xây dựng và dùng sỏi xếp bao quanh các chi tiết xung quanh ngôi nhà. - Các khối gỗ, hột hạt, sỏi. - Mẫu nhà lắp sẵn. - Trẻ biết cách lắp ráp theo hướng dẫn của cô. - Góc nghệ thuật : - Hát một số bài hát theo chủ đề. - Tô màu tranh các thành viên trong gia đình. - Hứng thú tham gia các hoạt động. - Bước đầu có một số kĩ năng vẽ, to màu đơn giản, tạo ra sản phẩm. - Thích thú biểu diễn một số bài hát và vỗ đệm bằng các nhạc cụ. - Tranh về các thành viên trong gia đình. - Sáp màu, tranh chưa tô màu. -Băng nhạc theo chủ đề. - Mũ, nhạc cụ... - Cô giới thiệu một số sản phẩm tạo hình để gây hứng thú cho trẻ. - Hướng dẫn trẻ tạo sản phẩm từ nhiều loại nguyên liệu. - Lựa chọn một vài bài hát có tiết tấu và lời ca đơn giản đẻ trẻ tập biểu diễn. - Dạy trẻ cách sử dụng đúng các nhạc cụ, tập đứng theo đội hình dể biểu diễn, khuyến khích trẻ sáng tạo động tác minh họa đơn giản. - Góc sách chuyện: - Trẻ biết về nhóm chơi, biết cầm và giở sách đúng cách. - Chuẩn bị thêm sách, truyện theo chủ đề. - Báo, tạp chí cũ để trẻ tập làm quen với việc tự giở sách. - Nhắc trẻ quy tắc khi về nhóm chơi: Lấy ghế, bàn. - Giới thiệu sách của chủ đề, nhắc nhở trẻ cách cầm và giở sách, đọc từ trái qua phải, từ trên xuống dưới; Hỏi trẻ để trẻ phỏng đoán nội dung tranh vẽ. - Nhắc nhở trẻ biết yêu quý sách báo. - Góc học tập: - Trẻ biết xếp số lượng đồ dùng tương ứng với các thành viên trong gia đình. -Tranh lô tô đồ dùng sinh hoạt trong gia đình. - Trẻ biết xếp tương ứng theo yêu cầu của cô. 5 Hoạt động ngoài trời - Hoạt động mục đích:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxchu de gia dinh lop 3 tuoi_12323450.docx
Tài liệu liên quan