Ngoài ra việc phối kết hợp với phụ huynh trong việc giáo dục kiến thức chủ đề cho trẻ là yếu tố rất quan trọng. Giáo viên phải làm tốt công tác tuyên truyền kiến thức chủ đề và phối hợp với phụ huynh, sưu tầm tranh ảnh, đồ dùng học liệu cho quá trình dạy trẻ được tốt hơn.
- Yêu cầu cha mẹ trẻ chuẩn bị cho trẻ để mang đến lớp ảnh của gia đình, ảnh các hoạt động của gia đình,(ảnh đi nghỉ mát, ảnh đi sinh hoạt,.)
- Trò chuyện với trẻ về gia đình của trẻ.
- Cùng cô làm tranh về gia đình của các bé
- Dán hoặc dính ảnh của các gia đình lên một cái bảng
- Treo bảng vào một góc để quan sát và trao đổi với nhau.
- Hằng ngày vào những thời điểm khác nhau hướng dẫn trẻ xem ảnh và cho trẻ tự kể với nhau về gia đình mình và gia đình bạn. Kể về sự giúp đỡ lẫn nhau giữ các thành viên trong gia đình.
205 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 17875 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm - Kế hoạch chủ đề: Gia đình - Nhánh: Gia đình bé, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ữ cái đã học, màu, bút.
* Góc phân vai: Vai bác sĩ
* Yêu cầu: Trẻ thể hiện được vai chơi của mình qua trò chơi trẻ biết đóng vai bác sĩ
* Chuẩn bị: Đồ dùng đồ chơi.
* Góc xây dựng: Lắp ghép các kiểu nhà.
* Yêu cầu: Trẻ biết lắp ghép các kiểu nhà, có vườn, cây xanh, có mọi thứ sinh hoạt trong gia đình
* Chuẩn bị: Chuẩn bị một số khối gỗ để xây một số cây xanh. Bộ đồ lắp ghép
* Tiến hành các góc: Cô đàm thoại với trẻ về chủ đề gia đình
- Giới thiệu các góc chơi.
- Cô gợi ý cho trẻ các góc chơi, trò chơi. Trẻ về góc chơi thỏa thuận nhận vai chơi của mình
- Cô hướng dẫn trẻ chơi có thể tham gia chơi với trẻ.
- Nhận xét quá trình trẻ chơi.
- Kết thúc thu dọn dụng cụ.
6. Vệ sinh ăn trưa – ngủ trưa
- Cho trẻ rửa tay dưới vòi nước bằng xà phòng.
- Hướng dẫn trẻ kê bàn ghế chuẩn bị giờ ăn.
- Khuyến khích trẻ ăn hết xuất, không rơi vãi.
- Ăn xong đánh răng, thu dọn sắp xếp bàn ghế.
- Ngủ đúng giờ đủ giấc. Chỉnh tư thế ngủ cho trẻ.
7. Hoạt động chiều
Cho trẻ hoạt động tạo không khí thoải mái sau một giấc ngủ
Dạy phát âm các cụm từ: Nhà bếp, phòng khách.
Mục đích yêu cầu:
- Trẻ hiểu biết tiếng việt, biết phát âm và nói được câu với các từ : Nhà bếp, phòng khách.
Chuẩn bị:
Tranh ảnh về nhà bếp, phòng khách.
Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
Hoạt động 1:Ổn định – trò chuyện
Cô cùng trẻ hát bài hát “Cháu yêu bà”
Trò chuyện về nội dung bài hát
Bài hát có tên là gì?
Trong bài hát có nhắc đến ai?
Ngoài bà ra trong gia đình con còn có những ai nữa?trẻ kể có mẹ, anh, chi, em
Vậy thường ngày các con thường hay thấy mẹ làm gì cho gia đình nào?Thưa cô: nấu ăn.
Nơi mẹ nấu ăn người ta hay gọi là phòng gì nào?
Hoạt động 2: Dạy trẻ phát âm và nói câu với các từ : nhà bếp, phòng khách.
Cô treo tranh nhà bếp ra cho trẻ quan sát , vừa chỉ vừa phát âm cụm từ : nhà bếp.
Sau đó cho trẻ phát âm lại.
Cho từng tổ, nhóm ,cá nhân trẻ phát âm lại lần nữa.
Giáo dục trẻ: trong lúc mẹ nấu ăn các con có được lại gần không?(cô giáo dục trẻ không nên lại gần nhà bếp vì sẽ rất nguy hiểm cho trẻ vì lúc mẹ nấu có thể dễ xảy ra tai nạn thương tích)
Cô đặt câu hỏi tương tự với cụm từ : phòng khách.
Gợi ý cho trẻ lần lượt nói cả câu với các từ: nhà bếp, phòng khách.
Ví dụ cô nói mẫu:
Bố đang xem phim ở phòng khách
Mẹ nấu ăn ở nhà bếp...
Cô động viên, khuyến khích trẻ tập nói các câu với các từ theo hiểu biết của trẻ.
Hoạt động 3: Trò chơi
“Đóng vai gia đình”.
Cô cho trẻ tự chon nhóm chơi, bạn chơi(nếu trẻ không chon được thì cô gợi ý cho trẻ), khi trẻ chơi, cô đến từng nhóm gia đình trò chuyện để trẻ tích cực tham gia giao tiếp với nhau. Trẻ nhập vai theo sự phân vai của trẻ.
Kết thúc giờ chơi: Cô cung trẻ hát “ Bé quét nhà”.
Trẻ cùng hát với cô.
Trẻ trả lời câu hỏi.
Trẻ lắng nghe cô nói.
Trẻ chú ý lắng nghe.
Trẻ phát âm.
Trẻ nói.
Trẻ chơi.
- Cho trẻ làm quen với bài học ngày hôm sau
- Làm quen với các bài thơ bài hát mới có trong chủ đề.
- Trẻ chơi tự do ở các góc chơi.
- Nêu gương bé ngoan và cắm cờ
- Cô cho cả lớp hát bài “ Cả tuần đều ngoan”
- Hỏi trẻ tuần này lớp mình bạn nào ngoan bạn nào chưa ngoan
- Cô nhận xét chung và phát bé ngoan cho trẻ.
8. Trả trẻ
- Vệ sinh trẻ: Chải lại đầu, lau mặt cho sạch sẽ
- Trao đổi với phụ huynh tình hình trong ngày của trẻ ở trường.
* Đánh giá cuối ngày:
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRONG MỘT NGÀY
Thứ 5 ngày 03 tháng 11 năm 2016
CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH
Chủ đề nhánh: NGÔI NHÀ GIA ĐÌNH BÉ Ở
Lớp: 3- 4 tuổi
Lĩnh vực giáo dục phát triển ngôn ngữ
Làm quen tác phẩm văn học
Thơ : Tập quét nhà
Tác giả: Vân Hải
I. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY
1. Đón trẻ:
- Chuẩn bị sắp xếp đồ dùng để trò chuyện về chủ đề nhánh “Gia đình tôi”.
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình trẻ ở gia đình và ở lớp
2. Thể dục sáng:
- Chuẩn bị băng đài, quả bông cho bài thể dục.
* Tiến hành :
Trẻ tập theo nhạc.
* Hô hấp: “Thổi bóng bay”
Hai tay khum trước miệng và thổi mạnh,đồng thời đưa 2 tay ra ngang
* Động tác tay:
- TTCB: đứng khép chân, 2 tay cầm vòng để xuôi dưới chân, đầu không cúi.
- Nhịp 1: bước chân trái sang trái 1 bước đồng thời 2 tay cầm bóng và đưa thẳng ra trước.
- Nhịp 2: đưa 2 tay cầm vòng lên cao.
- Nhịp 3: Như nhịp 1 (bước chân phải).
- Nhịp 4: Về TTCB.
* Động tác chân:
- TTCB: đứng khép chân, 2 tay cầm vòng để xuôi dưới gối, đầu không cúi.
- Nhịp 1: Nhón gót 2 tay cầm vòng đưa thẳng lên cao.
- Nhịp 2: Khuỵu gối, hai tay cầm vòng đưa thẳng ra trước.
- Nhịp 3: Như nhịp 1.
- Nhịp 4: Về TTCB.
* Động tác bụng:
- TTCB: đứng khép chân, 2 tay cầm vòng để xuôi dưới gối, đầu không cúi.
- Nhịp 1: bước chân trái sang trái 1 bước đồng thời 2 tay cầm bóng và đưa thẳng ra trước.
- Nhịp 2: Xoay người sang trái đồng thời 2 tay cầm vòng xoay sang trái.
- Nhịp 3: Như nhịp 1 (sang phải).
- Nhịp 4: Về TTCB.
* Động tác bật:
- TTCB: đứng khép chân, 2 tay cầm vòng để xuôi dưới gối, đầu không cúi.
- Nhịp 1: Trẻ bật tách chân ra 2 bên, 2 tay cầm vòng đưa ra trước.
- Nhịp 2: Bật khép chân lại 2 tay cầm vòng để xuôi dưới gối về TTCB.
- Nhịp 3: Như nhịp 1.
- Nhịp 4: Về TTCB.
3. Hoạt động ngoài trời:
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Quan sát môi trường thiên nhiên
Cô cho trẻ cùng hát bài hát : cả nhà thương nhau, dẫn trẻ đến một điểm nhát định để quan sát hiện tượng thời tiết
- Hôm nay các con thấy thời tiết như thế nào?
- Thời tiết hôm nay so với ngày hôm qua có gì khác không?
- Các con phải ăn mặc như thế nào cho phù hợp với thời tiết?
Cô tóm lại: sáng sớm đi học nếu các con thấy thời tiết âm u , hơi lạnh thì các con phải nhớ là nói ba mẹ cho mặc áo khoác, đội mũ và mang tất cho đỡ lạnh . Con khi các con cảm thấy trời nóng thì các con phải bỏ áo khoác ra để cho cơ thể được thoáng mát, phải đội mũ khi ra nắng
- Các con thấy cảnh vật xung quanh trường mình ngày hôm nay nư thế nào?
- Cây cối trường minh như thế nào?
- Các con phải làm gì để cây và hoa trường mình luôn được tươi đẹp nào?
Cô giáo dục trẻ: không ngắt cành cây, không hái hoa, chăm sóc cây và tưới nước cho hoa luôn được đẹp.
Hoạt động 2: Trò chuyện về chủ đề
Cho trẻ quan sát hình ảnh các kiểu nhà, hỏi trẻ: đây là tranh gì đây các con?
Các con thấy những ngôi nhà này như thế nào?
Ngoài các kiểu nhà mà cô đã cho các con xem cac con thấy có những kiểu nhà nào nữa? trẻ kể.
Để cho ngôi nhà của chúng ta luôn được sạch đẹp thì các con làm gì nào?
Hoạt động 3: Trò chơi
Luật chơi
Phải cầm được cờ và chạy vòng quanh ghế.
Cách chơi:
Chia trẻ làm 2 nhóm bằng nhau.
- Trẻ xếp thành hàng dọc. Hai cháu ở đầu hàng cầm cờ. Đặt ghế cách chỗ các cháu đứng 2m. Khi cô hô: "Hai, ba", trẻ phải chạy nhanh về phía ghế, vòng qua ghế rồi chạy về chuyền cờ cho bạn thứ hai và đứng vào cuối hàng. Khi nhận được cờ, cháu thứ hai phải chạy ngay lên và phải vòng qua ghế, rồi về chỗ đưa cờ cho bạn thứ ba. Cứ như vậy, nhóm nào hết lượt trước là thắng cuộc. Ai không chạy vòng qua ghế hoặc chưa có cờ đã chạy thì phải quay trở lại chạy từ đầu.
Cách chơi:
Có thể tổ chức cho trẻ chơi ngoài trời. Cô vẽ trên sân những ngôi nhà hình tam giác, hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, trong đó có ghi số nhà. Phát cho mỗi trẻ một “số nhà”. Một trẻ làm “cáo”, những trẻ khác làm “thỏ”.
- Lần 1: Chơi như trò chơi “Chó sói xấu tính”. Khi “cáo” đuổi, "thỏ" phải chạy về đúng số nhà của mình.
- Lần 2: Các "chú thỏ" đổi số nhà cho nhau.
Luật chơi: Lời đồng dao kết thức ở trẻ nào thì bàn cưa sẽ chúc về bạn đó.
Cách chơi: cô cùng trẻ đọc thuộc bài đồng dao “kéo cưa lừa xẻ”
Kéo cưa lừa xẻ
Ông thợ nào khỏe
Về ăn cơm vua
Ông thợ nào thua
Về bú tí mẹ
Hoặc:
Kéo cưa lừa kít
Làm ít ăn nhiều
Nằm đau ngủ đấy
Nó lấy mất cưa
Lấy gì mà kéo
Trẻ ngồi từng đôi đối diện nhau, cả hai đề cùng duỗi chân ra phia trước, hai bàn tay chạm vào nhau, hai bàn tay mắm lấy nhau, cùng đây qua đây lại như người đang cưa gỗ theo nhịp ,miệng đọc bài đồng dao.Lời đồng dao kết thúc ở trẻ nào thì bàn cưa sẽ chúc về bạn đó!
- Cho trẻ chơi theo các góc mà trẻ thích.
- Cô bao quát trẻ chơi
Khuyến khích động viên một số trẻ còn nhút nhát.
Trẻ hát cùng cô.
Trẻ trả lời câu hỏi.
Trẻ trả lời cau hỏi của cô.
Trẻ kể.
Trẻ trả lời.
Trẻ chơi trò chơi./.
4. Hoạt động chủ đích:
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
Làm quen tác phẩm văn học
Thơ : Bé tập quét nhà
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả.
- Đọc thuộc thơ và trả lời một số câu hỏi của cô.
- Trẻ hứng thú, tích cực hưởng ứng tiết học
II. Chuẩn bị:
- Đồ dùng của cô, cháu: Băng nhạc
- Tranh thơ
III. Tiến Hành:
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Ổn định- trò chuyện
Cây chổi rơm
Cô cho trẻ quan sát một số hình ảnh cây chổi rơm. Trò chuyện với trẻ về hình dáng và công dụng của cây chổi.
Múa hát: “Sợi rơm vàng”
Các con hát bài hát gì?
Sợi rơm vàng dùng để làm gì (Dệt chổi)
Dệt chổi rơn để làm gì? (quét nhà)
Có chổi rơm quét nhà thì nhà cửa các con mới sạch sẽ được
Giới thiệu bà thơ: Bé tập quét nhà
Hoạt động 2: Nội dung
Thơ: Tập quét nhà
Cô cháu mình cùng đọc bài thơ “Tập quét nhà” nhé
Cô đọc lần 1: Diễn giãi thể hiện nội dung bài thơ
Cô đọc lần 2: Cô kết hợp dùng tranh ảnh minh hoạ
* Trích dẫn đàm thoại:
Các con ạ bé tập quét nhà giúp cho mẹ đây
Và các con nghe cô đọc bài thơ gì, do ai sưu tầm ?
Em bé trong bài thơ tập làm gì?
Bé quét nhà NTN?
* Dạy trẻ đọc thơ
- Cả lớp đọc 1- 2 lần
- Thi đua giữa các nhóm tổ cá nhân
- Cô sửa sai cho trẻ
- Động viên trẻ đọc
- Cả lớp đọc lại lần nữa
Hoạt động 3: Trò chơi
Tìm đúng yêu cầu của cô
- Cả lớp hát và vận động “Sợi rơm vàng”
- Giáo dục trẻ chăm chỉ, biết yêu quý và bảo vệ các đồ dùng
Kết thúc: Trẻ cùng cô hát “ nhà của tôi”.
Trẻ cùng quan sát với cô.
Trẻ cùng múa hát.
Trẻ trả lời câu hỏi.
Trẻ chú ý lắng nghe.
Trẻ trả lời câu hỏi của cô.
Trẻ đọc thơ.
Trẻ chơi trò chơi./.
5/ Hoạt động góc:
* Góc phân vai: Vai bác sĩ
* Yêu cầu: Trẻ thể hiện được vai chơi của mình qua trò chơi trẻ biết đóng vai bác sĩ
* Chuẩn bị: Đồ dùng đồ chơi.
* Góc xây dựng: Lắp ghép các kiểu nhà.
* Yêu cầu: Trẻ biết lắp ghép các kiểu nhà, có vườn, cây xanh, có mọi thứ sinh hoạt trong gia đình
* Chuẩn bị: Chuẩn bị một số khối gỗ để xây một số cây xanh. Bộ đồ lắp ghép
* Góc nghệ thuật: Hát, vẽ, cắt, dán tô màu, nặn tạo ra sản phẩm về chủ đề.
* Yêu cầu: Trẻ hát vận động các bài hát trong chủ đề. Luyện các kỹ năng vẽ, nặn, xé dán, tô màu để tạo ra sản phẩm
* Chuẩn bị: Dụng cụ âm nhạc. Màu tô, bút, giấy, đất nặn, kéo, hồ dán
* Tiến hành các góc: Cô đàm thoại với trẻ về chủ đề gia đình
- Giới thiệu các góc chơi.
- Cô gợi ý cho trẻ các góc chơi, trò chơi. Trẻ về góc chơi thỏa thuận nhận vai chơi của mình
- Cô hướng dẫn trẻ chơi có thể tham gia chơi với trẻ.
- Nhận xét quá trình trẻ chơi.
- Kết thúc thu dọn dụng cụ.
6. Vệ sinh ăn trưa – ngủ trưa
- Cho trẻ rửa tay dưới vòi nước bằng xà phòng.
- Hướng dẫn trẻ kê bàn ghế chuẩn bị giờ ăn.
- Khuyến khích trẻ ăn hết xuất, không rơi vãi.
- Ăn xong đánh răng, thu dọn sắp xếp bàn ghế.
- Ngủ đúng giờ đủ giấc. Chỉnh tư thế ngủ cho trẻ.
7. Hoạt động chiều
Cho trẻ hoạt động tạo không khí thoải mái sau một giấc ngủ
Dạy phát âm các cụm từ: lau nhà, quét nhà
Mục đích yêu cầu:
- Trẻ hiểu biết tiếng việt, biết phát âm và nói được câu với các từ : lau nhà, quét nhà .
Chuẩn bị:
Tranh ảnh lau nhà, quét nhà.
Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Ổn định – trò chuyện
Cô cùng trẻ trò chuyện về chủ đề
Các biết những kiểu nhà gì? Cho trẻ kể
Để cho ngôi nhà luôn được sạch sẽ thì các con thấy mẹ thường làm gì nào?
Hoạt động 2: Dạy trẻ phát âm và nói câu với các từ : lau nhà, quét nhà.
Cô treo tranh mẹ lau nhà, quét nhà cho trẻ quan sát vừa phát âm các từ: lau nhà, quét nhà.
Sau đó cho trẻ phát âm lại.
Cho từng tổ, nhóm ,cá nhân trẻ phát âm lại lần nữa.
Gợi ý cho trẻ lần lượt nói cả câu với các từ: lau nhà, quét nhà.
Ví dụ cô nói mẫu:
Bé quét nhà
Chị đang lau nhà..
Cô động viên, khuyến khích trẻ tập nói các câu với các từ theo hiểu biết của trẻ.
Hoạt động 3: Trò chơi
“Gia đình ngăn nắp”.
Cô cho trẻ tự chọn nhóm chơi, bạn chơi(nếu trẻ không chon được thì cô gợi ý cho trẻ), mỗi nhóm có các đồ chơi riêng biệt. Yêu cầu trẻ xếp các đồ dùng đồ chơi thật gọn gàng, đội nào xếp xong trước là đội đó giành phần thắng cuộc.
Kết thúc giờ chơi: Cô cung trẻ hát “ Cả nhà thương nhau”.
Trẻ cùng hát với cô.
Trẻ trả lời câu hỏi.
Trẻ lắng nghe cô nói.
Trẻ chú ý lắng nghe.
Trẻ phát âm.
Trẻ nói.
Trẻ chơi.
- Làm quen với các bài thơ bài hát mới có trong chủ đề.
- Trẻ chơi tự do ở các góc chơi.
- Nêu gương bé ngoan và cắm cờ
- Cô cho cả lớp hát bài “ Cả tuần đều ngoan”
- Hỏi trẻ tuần này lớp mình bạn nào ngoan bạn nào chưa ngoan
- Cô nhận xét chung và phát bé ngoan cho trẻ.
8. Trả trẻ
- Vệ sinh trẻ: Chải lại đầu, lau mặt cho sạch sẽ
- Trao đổi với phụ huynh tình hình trong ngày của trẻ ở trường.
* Đánh giá cuối ngày:
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRONG MỘT NGÀY
Thứ 6 ngày 04 tháng 11 năm 2016
CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH
Chủ đề nhánh: NGÔI NHÀ GIA ĐÌNH BÉ Ở
Lớp: 3- 4 tuổi
Lĩnh vực phát triển thẫm mỹ.
Đề tài: Bé quét nhà
I. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY
1. Đón trẻ:
- Chuẩn bị sắp xếp đồ dùng để trò chuyện về chủ đề nhánh “Gia đình tôi”.
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình trẻ ở gia đình và ở lớp
2. Thể dục sáng:
- Chuẩn bị băng đài, quả bông cho bài thể dục.
* Tiến hành :
Trẻ tập theo nhạc.
* Hô hấp: “Thổi bóng bay”
Hai tay khum trước miệng và thổi mạnh,đồng thời đưa 2 tay ra ngang
* Động tác tay:
- TTCB: đứng khép chân, 2 tay cầm vòng để xuôi dưới chân, đầu không cúi.
- Nhịp 1: bước chân trái sang trái 1 bước đồng thời 2 tay cầm bóng và đưa thẳng ra trước.
- Nhịp 2: đưa 2 tay cầm vòng lên cao.
- Nhịp 3: Như nhịp 1 (bước chân phải).
- Nhịp 4: Về TTCB.
* Động tác chân:
- TTCB: đứng khép chân, 2 tay cầm vòng để xuôi dưới gối, đầu không cúi.
- Nhịp 1: Nhón gót 2 tay cầm vòng đưa thẳng lên cao.
- Nhịp 2: Khuỵu gối, hai tay cầm vòng đưa thẳng ra trước.
- Nhịp 3: Như nhịp 1.
- Nhịp 4: Về TTCB.
* Động tác bụng:
- TTCB: đứng khép chân, 2 tay cầm vòng để xuôi dưới gối, đầu không cúi.
- Nhịp 1: bước chân trái sang trái 1 bước đồng thời 2 tay cầm bóng và đưa thẳng ra trước.
- Nhịp 2: Xoay người sang trái đồng thời 2 tay cầm vòng xoay sang trái.
- Nhịp 3: Như nhịp 1 (sang phải).
- Nhịp 4: Về TTCB.
* Động tác bật:
- TTCB: đứng khép chân, 2 tay cầm vòng để xuôi dưới gối, đầu không cúi.
- Nhịp 1: Trẻ bật tách chân ra 2 bên, 2 tay cầm vòng đưa ra trước.
- Nhịp 2: Bật khép chân lại 2 tay cầm vòng để xuôi dưới gối về TTCB.
- Nhịp 3: Như nhịp 1.
- Nhịp 4: Về TTCB.
3. Hoạt động ngoài trời:
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Quan sát môi trường thiên nhiên
Cô cho trẻ cùng hát bài hát : cả nhà thương nhau, dẫn trẻ đến một điểm nhát định để quan sát hiện tượng thời tiết
- Hôm nay các con thấy thời tiết như thế nào?
- Thời tiết hôm nay so với ngày hôm qua có gì khác không?
- Các con phải ăn mặc như thế nào cho phù hợp với thời tiết?
Cô tóm lại: sáng sớm đi học nếu các con thấy thời tiết âm u , hơi lạnh thì các con phải nhớ là nói ba mẹ cho mặc áo khoác, đội mũ và mang tất cho đỡ lạnh . Con khi các con cảm thấy trời nóng thì các con phải bỏ áo khoác ra để cho cơ thể được thoáng mát, phải đội mũ khi ra nắng
- Các con thấy cảnh vật xung quanh trường mình ngày hôm nay nư thế nào?
- Cây cối trường minh như thế nào?
- Các con phải làm gì để cây và hoa trường mình luôn được tươi đẹp nào?
Cô giáo dục trẻ: không ngắt cành cây, không hái hoa, chăm sóc cây và tưới nước cho hoa luôn được đẹp.
Hoạt động 2: Trò chuyện về chủ đề
Cho trẻ quan sát hình ảnh các kiểu nhà, hỏi trẻ: đây là tranh gì đây các con?
Các con thấy những ngôi nhà này như thế nào?
Ngoài các kiểu nhà mà cô đã cho các con xem cac con thấy có những kiểu nhà nào nữa? trẻ kể.
Để cho ngôi nhà của chúng ta luôn được sạch đẹp thì các con làm gì nào?
Hoạt động 3: Trò chơi
Luật chơi
Phải cầm được cờ và chạy vòng quanh ghế.
Cách chơi:
Chia trẻ làm 2 nhóm bằng nhau.
- Trẻ xếp thành hàng dọc. Hai cháu ở đầu hàng cầm cờ. Đặt ghế cách chỗ các cháu đứng 2m. Khi cô hô: "Hai, ba", trẻ phải chạy nhanh về phía ghế, vòng qua ghế rồi chạy về chuyền cờ cho bạn thứ hai và đứng vào cuối hàng. Khi nhận được cờ, cháu thứ hai phải chạy ngay lên và phải vòng qua ghế, rồi về chỗ đưa cờ cho bạn thứ ba. Cứ như vậy, nhóm nào hết lượt trước là thắng cuộc. Ai không chạy vòng qua ghế hoặc chưa có cờ đã chạy thì phải quay trở lại chạy từ đầu.
Cách chơi:
Có thể tổ chức cho trẻ chơi ngoài trời. Cô vẽ trên sân những ngôi nhà hình tam giác, hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, trong đó có ghi số nhà. Phát cho mỗi trẻ một “số nhà”. Một trẻ làm “cáo”, những trẻ khác làm “thỏ”.
- Lần 1: Chơi như trò chơi “Chó sói xấu tính”. Khi “cáo” đuổi, "thỏ" phải chạy về đúng số nhà của mình.
- Lần 2: Các "chú thỏ" đổi số nhà cho nhau.
Luật chơi: Lời đồng dao kết thức ở trẻ nào thì bàn cưa sẽ chúc về bạn đó.
Cách chơi: cô cùng trẻ đọc thuộc bài đồng dao “kéo cưa lừa xẻ”
Kéo cưa lừa xẻ
Ông thợ nào khỏe
Về ăn cơm vua
Ông thợ nào thua
Về bú tí mẹ
Hoặc:
Kéo cưa lừa kít
Làm ít ăn nhiều
Nằm đau ngủ đấy
Nó lấy mất cưa
Lấy gì mà kéo
Trẻ ngồi từng đôi đối diện nhau, cả hai đề cùng duỗi chân ra phia trước, hai bàn tay chạm vào nhau, hai bàn tay mắm lấy nhau, cùng đây qua đây lại như người đang cưa gỗ theo nhịp ,miệng đọc bài đồng dao.Lời đồng dao kết thúc ở trẻ nào thì bàn cưa sẽ chúc về bạn đó!
- Cho trẻ chơi theo các góc mà trẻ thích.
- Cô bao quát trẻ chơi
Khuyến khích động viên một số trẻ còn nhút nhát.
Trẻ hát cùng cô.
Trẻ trả lời câu hỏi.
Trẻ trả lời cau hỏi của cô.
Trẻ kể.
Trẻ trả lời.
Trẻ chơi trò chơi./.
4. Hoạt động chủ đích:
Lĩnh vực phát triển thẫm mỹ.
Đề tài: Bé quét nhà
Nội dung kết hợp: - Nghe hát: “Em là bông hồng nhỏ” .
Trò chơi: Nghe tiếng hát tìm đồ vật.
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Trẻ hát thuộc và cảm nhận nội dung bài hát “Bé quét nhà”.
- Biết chú ý nghe cô hát bài “Em là bông hồng nhỏ”.
Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng ca hát cho trẻ.
Thái độ:
- Giáo dục trẻ yêu thích ca hát.
II. Chuẩn bị môi trường hoạt động có chủ đích
* Không gian tổ chức: Trong lớp học.
* Đồ dùng phương tiện: Nhạc cụ trống lắc, phách tre, xắc xô, mũ, trang phục, máy cát sét.
III. Phương pháp: Lời nói và luyện tập.
IV. Tiến hành hoạt động có chủ đích:
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: ổn định- trò chuyện
Cho cả lớp hát bài “cả nhà thương nhau”.
- Cô trò chuyện với trẻ về gia đình và đồ dùng trong gia đình của trẻ sau đó cô dẫn dắt vào hoạt động.
Hoạt động 2: Nội dung
Cả lớp hát cùng cô bài “bé quét nhà”.
- Cô hướng dẫn trẻ hát đúng lời, đúng nhạc chú ý chỗ cao luyến của bài.
- Mỗi tổ thi đua nhau hát
- Nhóm hát. Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
- Thi đua cá nhân hát.
- Lần cuối cô cho cả lớp hát và kết hợp võ tay theo nhịp.
Cùng lắng nghe:
Nghe hát: “em là bông hồng nhỏ”
- Lần 1: Cô hát diễn cảm, rõ ràng.
- Lần 2: Cô mở băng ca sĩ hát, cô và trẻ cùng minh họa.
Hoạt động 3: Trò chơi
Trò chơi: Nghe tiếng hát tìm đồ vật
- Cô nói luật chơi, cách chơi, tiến hành chơi.
- Nhận xét trẻ chơi.
Kết thúc. Cho trẻ đọc bài thơ “Tập quét nhà’.
Cả lớp hát
Trò chuyện cùng cô
Cả lớp hát
Tổ lên hát
Nhóm hát
Cá nhân hát
Lắng nghe cô hát
Trẻ minh hoạ cùng cô
Trẻ chơi
5/ Hoạt động góc:
* Góc nghệ thuật: Hát các bài hát về chủ đề
* Yêu cầu: Trẻ biết vẽ, nặn, xé ,dán tạo ra những sản phẩm đẹp
Trẻ biết hát vận động những bài trong chủ đề
* Chuẩn bị: Giấy màu, bút vẽ, đất nặn. Dụng cụ âm nhạc như phách tre
* Góc xây dựng: Lắp ghép các kiểu nhà
* Yêu cầu: Trẻ biết lắp ghép các kiểu nhà, có vườn, cây xanh, có mọi thứ sinh hoạt trong gia đình
* Chuẩn bị: Chuẩn bị một số khối gỗ để xây một số cây xanh. Bộ đồ lắp ghép.
* Góc thiên nhiên: Quan sát, chăm sóc tưới nước cho cây.
- Yêu cầu: Trẻ biết chăm sóc tưới nước cho cây, quan sát cây.
- Chuẩn bị: Nước, chai, lọ, phiểu. Cây xanh ở góc chơi.
* Tiến hành các góc: Cô đàm thoại với trẻ về chủ đề gia đình.
- Giới thiệu các góc chơi.
- Cô gợi ý cho trẻ các góc chơi, trò chơi. Trẻ về góc chơi thỏa thuận nhận vai chơi của mình.
- Cô hướng dẫn trẻ chơi có thể tham gia chơi với trẻ.
Nhận xét quá trình trẻ chơi.
Kết thúc thu dọn dụng cụ.
6. Vệ sinh ăn trưa – ngủ trưa
- Cho trẻ rửa tay dưới vòi nước bằng xà phòng.
- Hướng dẫn trẻ kê bàn ghế chuẩn bị giờ ăn.
- Khuyến khích trẻ ăn hết xuất, không rơi vãi.
- Ăn xong đánh răng, thu dọn sắp xếp bàn ghế.
- Ngủ đúng giờ đủ giấc. Chỉnh tư thế ngủ cho trẻ.
7. Hoạt động chiều
Cho trẻ hoạt động tạo không khí thoải mái sau một giấc ngủ
Tăng cường tiếng Việt
Ôn các từ đã học trong tuần: Nhà xây, nhà gỗ, nhà sàn, nhà lầu, nhà bếp, ...
Mục đích yêu cầu:
Trẻ phát âm các từ đã học trong tuần.
Chuẩn bị:
Các tranh ảnh mô phỏng.
Cách tiến hành
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Ổn định – trò chuyện
Cô cùng trẻ hát bài hát “Cháu yêu bà”
Trò chuyện về nội dung bài hát
Bài hát có tên là gì?
Trong bài hát có nhắc đến ai?
Ngoài bà ra trong gia đình con còn có những ai nữa?
Cô tóm lại: Bài hát “Cháu yêu bà nói về tình yêu thương của em bé đối với bà, ngoài bà ra trong nhà các con còn có bố, mẹ, anh, chị , em nữa.và các con cùng sống chung trong một ngôi nhà thì người ta gọi là gia đình.Các con phải làm gì để cho ngôi nhà của chúng ta ở luôn được sạch sẽ nào?
Hoạt động 2: ôn các từ đã học trong tuần
Cho trẻ đứng thành 2 hàng dọc, lần lượt giới thiệu về gia đình mình cho cả lớp nghe.
Cho trẻ chơi trò chơi gia đình.
Cô treo tranh về các kiểu nhà.
Hoạt động 3: Về đúng nhà của mình.
Cho trẻ nhắc lại cách chơi,chơi mẫu và cho trẻ cùng chơi(cho trẻ xung phong lên làm mẫu, cả lớp cùng quan sát và làm theo khẩu lệnh của cô)
Khi trẻ về đúng nhà của mình, cô hỏi trẻ nhà của cháu là nhà mầu gì? Vì sao chau về nhà này?nhà cháu là nhà kiểu gì?
Kết thúc giờ chơi cho trẻ hát bài hát “Cả nhà thương nhau”.
Trẻ hát và trả lời câu hỏi.
Trẻ tự giới thiệu tên mình.
Cả lớp vừa chơi vừa phát âm.
Trẻ quan sát bạn chơi và cùng chơi.
Lĩnh vực phát triển: Thẩm mỹ
Tạo hình: Tô màu “Ngôi nhà của bé”
I. Mục đích:
Kiến thức:
- Trẻ biết cách chọn màu và tô màu ngôi nhà theo mẫu.
Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng tô màu
Thái độ:
- Trẻ hứng thú học.
- Giáo dục yêu quý ngôi nhà
II. Chuẩn bị:
- Tranh mẫu tô màu ngôi nhà.
- Tranh vẽ ngôi nhà cho đủ cho cô và trẻ chưa tô màu.
- Sáp màu đủ cho cho cô và trẻ.
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức
Cô cùng trẻ hát bài “ Cả nhà thương nhau” trò chuyện dẫn dắt giới thiệu bài mới cho trẻ.
Hoạt động 2: Quan sát nhận xét mẫu
- Cô đưa ra bức tranh tô màu về ngôi nhà cho trẻ quan sát nhận xét: Các con có nhận xét gì về bức tranh này:
(Cô gợi hỏi: Nhà này là nhà gì? Ngôi nhà được tô bằng những màu gì? Mái nhà tô màu gì? Tường nhà tô màu gì? Cửa tô màu gì? Cách tô?
=) Cô nhấn mạnh: Đây là tranh tô màu về ngôi nhà cấp 4 (nhà ngói). Mái nhà cô tô màu đỏ, tường nhà tô màu vàng, cửa tô màu xanh. Cô tô từ trên xuống dưới, tô trùng khít các nét, không tô để màu chệch ra ngoài hình vẽ.
Các con có muốn tô được ngôi nhà giống ngôi nhà cô tô mẫu này không? Vậy bây giờ các con hãy chú ý quan sát cô tô mẫu nhé!
Cô tô mẫu kết hợp phân tích cách tô
(cô hỏi lại trẻ cách tô)
Hoạt động 3. Trẻ tô tranh
Cô nhắc nhở trẻ tư thế ngồi
Cô bao quát giúp đỡ trẻ khi cần thiết
Hoạt động 4. Nhận xét sản phẩm
Trẻ giơ sản phẩm tại chỗ
Cô cho 3-4 trẻ nhận xét: Con thích bài của ai? Vì sao con thích?
Cô nhận xét động viên khuyến khích trẻ.
Cô hỏi lại trẻ tên bài – Cô trốt kiến thức
* Kết thúc tiết học: cô cho trẻ hát bài “ Cả nhà thương nhau” chuyển hoạt động./.
Trẻ hát
Trẻ quan sát- nhận xét
Trẻ trả lời
Trẻ nghe
Trẻ quan sát, lắng nghe
Trẻ nghe
Trẻ tô
Trẻ giơ sản phẩm
Trẻ nhận xét
Trẻ trả lời
Trẻ nghe
Trẻ hát
- Cho trẻ làm quen với bài học ngày hôm sau
- Làm quen với các bài thơ bài hát mới có trong chủ đề.
- Trẻ chơi tự do ở các góc chơi.
- Nêu gương bé ngoan và cắm cờ
- Cô cho cả lớp hát bài “ Cả tuần đều ngoan”
- Hỏi trẻ tuần này lớp mình bạn nào ngoan bạn nào chưa ngoan
- Cô nhận xét chung và phát bé ngoan cho trẻ.
8. Trả trẻ
- Vệ sinh trẻ: Chải lại đầu, lau mặt cho sạch sẽ
- Trao đổi với phụ huynh tình hình trong ngày của trẻ ở trường.
* Đánh giá cuối ngày:
KẾ HOẠCH TUẦN 9
Từ ngày 7/11/2016 đến ngày 11/11/2016
CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH
Chủ đề nhánh 3: HỌ HÀNG NHÀ BÉ
YÊU CẦU
- Trẻ biết cách xưng hô với mọi người trong gia đình, họ hàng.
- Trẻ biết cách xưng hô, chào hỏi mọi người trong gia đình cho phù hợp.
- Trẻ có kỹ năng giao tiếp phù hợp với chuẩn mực văn hoá.
- Trẻ biết về các hoạt động cùng nhau mang lại hạnh phúc trong gia đình.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CHU DE GIA DINH 3 TUOI_12380096.doc