1. Ổn định tổ chức :(1-2p)
Cô giới thiệu chương trình tài năng nhí.
2. Phương pháp, hình thức tổ chức: ( 18 – 20 phút)
* HĐ1 Dạy vỗ tay theo phách bài hát Đường em đi
- Cô đánh đàn một đoạn nhạc trong bài hát Đường em đi
- Cô cho trẻ đoán tên bài hát và bắt nhịp cho trẻ hát lại 1-2 lần.(sửa sai nếu có).
- Để bài hát hay hơn, bạn nào có cách thể hiện nào không?
- Các con có rất nhiều ý tưởng hay, Trong chương trình Tài năng nhí ngày hôm nay chúng mình sẽ cùng vỗ tay theo phách bài Đường em đi
* Cô vỗ mẫu:
- Lần 1: Cô hát kết hợp vỗ tay theo phách
+ Cô vừa thể hiện bài hát bằng cách nào?
- Lần 2: Cô hát, vỗ tay theo phách ( kết hợp với nhạc)
- Để vỗ tay được theo phách bài hát này các bé vỗ tay liên tục theo giai điệu bài hát bắt đầu vỗ tay vào tiếng thứ nhất của bài hát đó là tiếng “ Đường”
48 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1107 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm - Kế hoạch giáo dục tháng 12 năm 2017, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
H – AN:
DH: Quả (Xanh Xanh)
NH: Lớn lên cháu lái mày cày (Kim Hữu)
TC: Hòa theo nhịp trống.
1. Kiến thức:
- Trẻ thuộc bài hát, biết tên bài : Quả ( Xanh Xanh) và hiểu ND bài hát.
- Trẻ biết chơi trò chơi: Hòa theo nhịp trống.
- Biết tên bài: Lớn lên cháu lái máy cày(Kim Hữu).
2.Kỹ năng:
- Hát đúng nhịp, đúng giai điệu.
- Luyện tai nghe nhạc.
- Biểu diễn theo cô.
- Biết cách chơi và hứng thú chơi trò chơi.
3. Thái độ:
- Trẻ có ý thức khi học bài.
- Trẻ phải biết yêu quý sản phẩm của nghề nông.
1. Đồ dùng của cô và trẻ:
- Đàn
- Một số dụng cụ âm nhạc, mũ chóp, trống.
1. Ổn định tổ chức: ( 1 – 3 p):
- Trò chuyện về nghề nông .
2. Phương pháp, hình thức tổ chức: ( ( 18 – 20 phút)
Hoạt động 1 Dạy hát: Quả ( Xanh Xanh).
- Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả.
- Cô hát lần 1 không nhạc kết hợp đàm thoại:
+ Các con vừa nghe cô hát bài gì?
+ Bài hát do ai sáng tác?
- Cô hát lần 2 kết hợp với nhạc và giới thiệu nội dung bài hát: Bài hát nói về quả khế. Đây là loại quả chứa rất nhiều vitamintốt cho sức khỏe.
- Cô giáo dục trẻ ăn nhiều hoa quả để cho cơ thể khỏe mạnh.
- Cô hát lần 3 cho trẻ hát cùng (3 – 4 lần) cô chú ý sửa sai cho trẻ.
* Cô dạy trẻ hát: Trẻ được hát dưới nhiều hình thức cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân. Cô chú ý nghe trẻ hát và sửa sai cho trẻ.
Hoạt động 2: Nghe hát Lớn lên cháu láy máy cày (Kim Hữu).
- Cô hát lần 1: Giới thiệu tên bài hát, tác giả.
- Lần 2: Tóm tắt nội dung bài hát: Vì yêu mến quê hương mình nên bạn nhỏ đã mơ ước được lái máy cày để giúp các bác nông dân cày ruộng nhanh hơn và cho những vụ mùa bội thu.
- Lần 3: Cho trẻ vận động cùng cô.
Hoạt động 3: Trò chơi Hòa theo nhịp trống
- Cô giới thiệu cách chơi. Khi có tiếng trống nhanh chúng mình vận động nhanh, khi có tiếng trống chậm chúng mình vận động chậm, trống dừng chúng mình giữ nguyên tư thế.
3. Kết thúc : (1-2p)
Cho nhận xét tiết học
Lưu ý
Chỉnh sửa năm
Hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Thứ 5 ngày
07/12/2017
HĐH LQVT:
Số 4 ( T1)
Đếm đến 4 nhận biết nhóm có số lượng là 4
1. Kiến thức:
- Trẻ biết đếm đến 4 , nhận biết nhóm có số lượng là 4.
- Hiểu được ý nghĩa của số 4.
- Tạo nhóm có số lượng trong phạm vi 4.
2 Kỹ năng:
- Trẻ đếm thành thạo trong phạm vi 4.
- Rèn kỹ năng xếp tương ứng 1-1.
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú học bài.
1. Đồ dùng của cô:
-Nhạc,4 lô tô hoa hồng, 4 lô tô hoa mai, đồ dùng xung quanh lớp có số lượng là 4.
2.Đồ dùng của trẻ:
Như đồ dùng của cô nhưng kích thước nhỏ hơn.
1. Ổn định tổ chức:( 1-3p)
- Cô cho trẻ hát bài hát: “ màu hoa”. Trò chuyện về nội dung bài hát.
2. Phương pháp, hình thức tổ chức: (18-20p)
* HĐ1: Ôn nhận bíêt nhóm có số lượng 3
- Cho trẻ đếm tiếng vỗ tay,dậm chân, lắc đầu của cô.
- Đếm số hoa trong vườn hoa.
*HĐ2: Đếm đến 4. Nhận biết nhóm có số lượng là số 4.
- Cho trẻ lấy tất cả số hao hồng ra.
- Lấy 3 hoa mai ra xếp tương ứng mỗi hoa hồng 1 hoa mai.
- Đếm xem có mấy hoa mai.
- Nhóm hoa hồng và hoa mai ntn với nhau?
- Số lượng nhóm nào nhiều hơn?nhiều hơn là mấy?
- Số lượng nhóm nào ít hơn?ít hơn là mấy?
-Làm thế nào để 2 nhóm bằng nhau?
-Đếm xem có mấy hoa mai?
-3 hoa mai thêm 1 hoa mai là mấy hoa?
-Có 3 thêm 1 là mấy?
-Vậy có 3 thêm 1 là 4.
-Đếm xem có mấy hoa hồng?
-Nhóm hoa hồng và nhóm hoa mai ntn với nhau?
-Cùng bằng mấy?
- Cho trẻ đếm 1 vài nhóm đồ chơi quanh lớp có số lượng là 4.
- Để chỉ nhóm số lượng là 4 người ta dùng số 4.
-Tương tự cho trẻ bớt 2 để hình thành mqh có 4 bớt 2 còn 2.
* HĐ 3: Luyện tập
- TC 1: Cho trẻ về nhà theo yêu cầu.
- TC 2: Nối nhóm có số lượng là 4 với nhau.
3. Kết thúc: (1 – 2p)
- Cô nhận xét động viên trẻ. Kết thúc hoạt động
Lưu ý
Chỉnh sửa năm
Hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Thứ 6 ngày 08/12/2017
HĐH PTVĐ:
Bò trong đường hẹp
TC: Gắp hạt bỏ giỏ
1:Kiến thức: -Trẻ biết tên vận động: Bò trong đường hẹp.
- Biết bò đúng kỹ năng.
2: Kỹ năng:
- Trẻ biết phối hợp chân nọ tay kia trong khi bò và không chạm vạch.
- Phát triển tố chất khéo léo.
3 Thái độ:
- Có ý thức hoạt động tập thể, biết nghe và thực hiện theo hiệu lệnh của cô.
- Trẻ biết đoàn kết với bạn trong khi chơi.
1. Đồ dùng của cô và trẻ:
- Vạch kẻ.
- Hạt và giỏ.
1. Ổn định tổ chức:( 1 - 3 phút)
- Trò chuyện về sở thích của bé.
2. Phương pháp, hình thức tổ chức: ( ( 18 – 20 phút)
HĐ1* Khởi động: Cho trẻ khởi động theo bài hát: Lớn lên cháu lái máy cày.
- Trẻ đi thành vòng tròn với các kiểu chân và về đội hình 4 hàng dọc.
HĐ2* Trọng động: ( Trọng tâm)
* BTPTC: Tay 3 :(6 lần x 4 nhịp )
Chân 2 : (6 lần x4 nhịp )
Bụng 3 : (4lần x4 nhịp)
Bật 1: (4 lần x 4 nhịp)
*VĐCB: Bò trong đường hẹp:
- Cô giới thiệu bài tập và làm mẫu
+ Lần 1: Không phân tích
+ Lần 2: Phân tích kỹ năng.
+ Chuẩn bị: Cô cúi thấp người, hai đầu gối sát đất, hai tay sát vạch, đầu ngẩng cao, mắt nhìn thẳng. Khi có hiệu lệnh bò, cô bò về phía trước, kết hợp chân nọ tay kia, cứ thế bò cho đến hết , khi bò tay và chân không chạm vạch. Bò đến đích cô dứng thẳng dậy và đi về cuối hàng.
- Gọi 2 trẻ giỏi lên tập thử cho cả lớp cùng quan sát và cho trẻ nhận xét.
- Trẻ lần lượt thực hành ( Cô sửa sai cho trẻ.)
- Cô hỏi lại trẻ tên bài tập cơ bản, 1 trẻ lên tập lại .
*HDD3 Trò chơi: Gắp hạt bỏ giỏ
- Cách chơi: 2 tay trẻ đan khít vào nhau gắt hạt bỏ vào giỏ
- Luật chơi: Chỉ được gắp hạt bằng 2 ngón trỏ
3. Kết thúc: (1 – 2 phút)
Hồi tĩnh: Đi nhẹ nhàng theo nhạc.
Lưu ý
Chỉnh sửa năm
KẾ HOẠCH NGÀY TUẦN II
Giáo viên soạn : Trần Thanh Huyền
GV thực hiện :
Hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Thứ 2 ngày 11/12/2017
HĐ – VH :
Truyện: Xe đạp trên đường phố (Thu Hạnh)
1. Kiến thức:
- Trẻ biết kể về một số PTGT gần gũi và biết công dụng của phương tiện giao thông đó.
- Trẻ biết tên truyện, tên tác giả, tác phẩm.
- Trẻ hiểu nội dung câu chuyện.
2. Kỹ năng:
- Trẻ trả lời được các câu hỏi của cô.
- Trẻ chú ý lắng nghe cô.
3. Thái độ:
- Biết chấp hành một số luật lệ giao thông đơn giản.
- Trẻ hứng thú học bài.
1. Đồ dùng của cô và trẻ:
- Tranh minh hoạ nội dung câu chuyện.
1. Ổn định tổ chức: ( 1 – 3 phút)
- Trò chuyện với trẻ về 1 số loại PTGT mà trẻ biết.
- Hướng trẻ vào câu chuyện.
2. Phương pháp, hình thức tổ chức: (18 - 20 phút):
HĐ1: Đọc kể cho trẻ nghe:
- Cô giới thiệu tên truyện, tên tác giả.
- Cô đọc lần 1: Hỏi tên TP, TG.
- Cô đọc lần 2( có tranh). Cô tóm tắt nội dung: Truyện kể về chiếc xe đạp con đi trên đường phố, khi đi trên đường chú mải nói chuyện nên không để ý đến phần đường của mình, chị Xe Hơi đã nhắc nhở nhưng chiếc xe đạp vẫn không sửa chữa và về đúng phần đường của mình. Cuối cùng xe đạp đã bị ngã kềnh ra đường vì đã đỗ sang phần đướng của những xe khác.
* Đàm thoại ND truyện:
- Câu chuyện cô vừa kể có tên là gì?
- Xe đạp đã nói chuyện với những ai?
- Ai đã nhắc nhở xe đạp khi đi sai đường?
- Xe đạp con có chịu sửa chữa không?
- Chuyện gì đã xảy ra với xe đạp con?
- Cuối cùng xe đạp có nhận lỗi của mình không?
* Giáo dục: Khi đi trên đường hay ngồi trên các PTGT thì phải chấp hành luật lệ giao thông và đi đúng phần đường của mình.
- Cô kể lần 3:( điệu bộ)
- Giáo dục trẻ chấp hành giao thông.
* Trò chơi: Tín hiệu:
- Cách chơi: Cô cầm 2 cờ ( 1 xanh, 1 đỏ), khi cô giơ cờ màu xanh thì trẻ giả làm phương tiện đi lại bình thường trên đường. Khi cô giơ cờ màu đỏ thì trẻ phải dừng lại.
- Luật chơi: Phương tiện nào không đi đúng phải nhảy lò cò.
3. Kết thúc: ( 1 – 2 phút)
Hát “ Đi xe đạp”.
Lưu ý
Chỉnh sửa năm
Hoạt động
Mục đích- yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Thứ 3 ngày 12/12/2017
HĐH KP:
Vì sao có mưa
1. kiến thức
-Trẻ biết 1 số hiện tượng tự nhiên( gió,mây, mua,sấm, chớp,sét, vòng tuần hoàn của nước,..) và sự thay đổi của cảnh vật sau cơn mưa.
- Biết lợi ích, tác hại của mưa.
2. kỹ năng
- Phát triển khả năng quan sát, phán đoán, suy luận.
3. Giáo dục
-Trẻ biết giữ gìn sức khỏe, không ra ngoài khi chời mưa.
-Hứng thú khi tham gia thí nghiệm.
1. Đồ dùng của cô và của trẻ
- C.bị quá trình tạo thành mưa: Bếp ga nhỏ, nồi thủy tinh có vung.
- Hình ảnh trời mưa.
- Hai bộ tranh về tuần hoàn của nước.
1. ổn định tổ chức: (1-3p)
- Hát bài: “ Cho tôi đi làm mưa với”
-Trò chuyện về nội dung bài hát.
2. Phương pháp, hình thức tổ chức: (18-20p)
* Hoạt động 1: Khám phá 1 số dấu hiệu của mưa, ích lợi và tác hại của mưa.
- Tró chuyện về cảnh vật và con người khi trời mưa: con biết gì về chời mưa, hãy kể lại.
- Cho trẻ xem băng cảnh chời mưa, gió thổi, mây đen và trò chuyện cùng trẻ.
+ Khi trời mưa có hiện tượng gì?
+ Làm thế nào để tránh bị sét đánh?
- Các con có nên chơi ngoài trời mưa không? Vì sao? Ichs lợi và tác hại của trời mưa?
=> Trời mưa giúp cây cối tươi tốt, con người có nước để dùng, thời tiết mát mẻnhưng mưa nhiều gây lũ lụt.
* Hoạt động 2: Khám phá nguyên nhân gây ra mưa.
- Thí nghiệm sự bốc hơi của nước.
- Tại sao trời có mưa?
- Trẻ và cô làm thí nghiệm: Đổ nước vào nồi bằng thủy tinh và đặt lên bếp đun. Trước khi đun cho trẻ quan sát vung nồi và hỏi:
-Con nhìn xem vung nồi khô hay ướt?
- Nước đã nóng lên chưa? Vì sao?
+ Trẻ quan sát. Trẻ phát hiện sự thay đổi khi nước bị đun nóng, khi nước sôi được 1 phút, cô mở vung nồi và hỏi:
- Các con thấy có gì bay lên?
-Vung nồi bây giờ như thế nào? Có gì khác trước?
-Nước này từ đâu mà có? ( Do hơi nước nóng bay lên, ngưng tụ lại thành các giọt nước bám vào vung nồi)
- Các con thấy những giọt nước này giống cái gì?
=> Khi trời nắng nóng nước ở ao hồ bốc lên ngưng tụ lại thành các đám mây. Từ các đám mây lớn, các giọt nước này rơi xuống. Đó chính là mưa.
* Hoạt động 3: Luyện tập
Trò chơi 1: Cho trẻ nghe tiếng nước chảy, tiếng mưa tiếng sấm và kết hợp làm theo yêu cầu: tiếng nước chảy nhảy 3 bước, tiếng mưa lùi 5 bước, tiếng sấm quay 1 vòng.
3. Kết thúc : (1-2p)
- Cô nhận xét tuyên dương trẻ.
Lưu ý
Chỉnh sửa năm
Hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Thứ 4 ngày 13/12/2017
HĐH – AN:
VĐ: Đường em đi ( Tường Văn)
NH: Em đi qua ngã tư đường phố ( Hoàng Văn Yến)
TC: Ai nhanh nhất
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên hình thức vận động vỗ tay theo phách bài Đường em đi
- Trẻ biết tên bài nghe hát Em đi qua ngã tư đường phố
- Trẻ biết tên và hiểu cách chơi trò chơi: Ai nhanh nhất.
2. Kỹ năng:
- Trẻ vỗ tay theo phách bài hát Đường em đi
- Trẻ chăm chú lắng nghe cô hát, nghe chọn vẹn cả bài hát, cảm nhận được giai điệu vui tươi, rộn ràng của bài nghe hát Em đi qua ngã tư đường phố.
- Trẻ nhảy được vào vòng khi có hiệu lệnh.
3. Thái độ:
- Trẻ mạnh dạn, tự tin và hào hứng tham gia hoạt động âm nhạc.
1. Đồ dùng của cô và trẻ:
- Đàn
- Mỗi trẻ một nhạc cụ âm nhạc: Sắc xô, lục lạc, mõ.để vào 3 bàn cho từng tổ đi lấy.
1. Ổn định tổ chức :(1-2p)
Cô giới thiệu chương trình tài năng nhí.
2. Phương pháp, hình thức tổ chức: ( 18 – 20 phút)
* HĐ1 Dạy vỗ tay theo phách bài hát Đường em đi
- Cô đánh đàn một đoạn nhạc trong bài hát Đường em đi
- Cô cho trẻ đoán tên bài hát và bắt nhịp cho trẻ hát lại 1-2 lần.(sửa sai nếu có).
- Để bài hát hay hơn, bạn nào có cách thể hiện nào không?
- Các con có rất nhiều ý tưởng hay, Trong chương trình Tài năng nhí ngày hôm nay chúng mình sẽ cùng vỗ tay theo phách bài Đường em đi
* Cô vỗ mẫu:
- Lần 1: Cô hát kết hợp vỗ tay theo phách
+ Cô vừa thể hiện bài hát bằng cách nào?
- Lần 2: Cô hát, vỗ tay theo phách ( kết hợp với nhạc)
- Để vỗ tay được theo phách bài hát này các bé vỗ tay liên tục theo giai điệu bài hát bắt đầu vỗ tay vào tiếng thứ nhất của bài hát đó là tiếng “ Đường”
* Trẻ thực hiện:
- Cả lớp vỗ tay theo phách cùng cô ( cô vỗ chậm ,to, rõ ràng) 2-3 lần ( nếu trẻ vỗ thành thạo cô cho trẻ vỗ tay kết hợp với nhạc tốc độ vừa phải). Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
* Cô cho trẻ tập vỗ tay đan xen các hình thức: Cho trẻ đi lấy dụng cụ âm nhạc về tổ.
- Thi đua hai đội
- Mời cá nhân trẻ thể hiện. ( Kết hợp với nhạc và dụng cụ)
- Ngoài cách vỗ tay theo phách, bạn nào có thể vận động theo phách bằng cách khác. Ai giỏi lên thể hiện nào!
+ Cô cho cả lớp vỗ tay theo phách kết hợp sử dụng dụng cụ âm nhạc. Cô động viên khen ngợi trẻ.
- Hỏi trẻ nhắc lại hình thức vận động bài Đường em đi.
HĐ2 Nghe hát Em đi qua ngã tư đường phố ( Hoàng Văn Yến)
- Đến với chương trình Tài năng nhí hôm nay cô cũng muốn góp vui với chương trình 1 bài hát đó là bài: Em đi qua ngã tư đường phố
Lần 1: Cô hát với nhạc kết hợp cở chỉ điệu bộ
+ Cô vừa hát bài gì?
+ Các con thấy giai điệu của bài hát này như thế nào?
- Bài hát nói về các bạn nhỏ đang chơi giao thông.
- Lần 2: Hát vận động cho trẻ nghe.
- Cô cho trẻ đứng thành vòng tròn cùng hưởng ứng với cô và các bạn.
HĐ3 Trò chơi Ai nhanh nhất
- Cô giới thiệu tên TC và cách chơi: Cô chia trẻ thành 3 nhóm, mỗi nhóm có 6 chiếc vòng. Các bé vừa đi vừa hát 1 bài hát khi có hiệu lệnh ai nhanh các bé nhanh chân nhảy vào vòng
- Luật chơi nếu bạn nào chậm chân phải nhảy lò cò.
3. Kết thúc: (1-2p)
Cho nhận xét tiết học
Lưu ý
Chỉnh sửa năm
Thời gian
Hoạt động
Mục đích – yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Thứ năm
(14/12/2017)
*HĐH: LQVT
Tách, gộp trong phạm vi 4
1. Kiến thức
- Trẻ biết tách 4 đối tượng thành 2 nhóm và so sánh số lượng các nhóm.
2. Kỹ năng:
- Trẻ biết cách chia khác nhau
2 - 2, 1-3,3-1
- Trẻ có kỹ năng diễn đạt kết quả sau mỗi cách chia.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng học tập.
- Trẻ hứng thú trong giờ học
1. Đồ dùng của trẻ:
- Lô tô có số lượng 4 quả.
- Chấm tròn 1 - 4
2. Đồ dùng của cô:
- Giống của trẻ nhưng kích thước to hơn
1. Ổn định tổ chức:(1-3p)
- Cô và trẻ cùng hát bài “Em yêu cây xanh”
- Trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát.
2. Phương pháp, hình thức tổ chức :(18-20p)
* HĐ1: Ôn số lượng trong phạm vi 4
- Cho trẻ đếm nhóm số lượng đồ dùng học tập có số lượng là 4.
*HĐ2: Dạy trẻ chia 4 đối tượng thành 2 phần
-Cô chia mẫu một vài cách , trẻ nhận xét cách chia của cô.
-Trẻ chia cô đoán , và trẻ diễn đạt cách chia của mình.
-Trẻ sử dụng đồ dùng của mình để chia tự do 1-2 lần.
-Cô hỏi trẻ cách chia của mình.rồi hỏi 1-2 trẻ cách chia giống của bạn , và bạn nào có cách chia khác .
-Trẻ chia theo yêu cầu của cô theo các cách khác nhau (1- 3; 2- 2; 3- 1) và tương ứng số,
*HĐ 3: Luyện tập
-TC1: Kết bạn
-Cô tổ chức trẻ chơi 1-2 lần.
-TC2: “Ai thông minh nhất”
+tô màu đỏ –xanh vào các loại hoa và quả tạo thành 2 nhóm ,và viết số tương ứng.
3. Kết thúc: (1 – 2p)
- Cô nhận xét động viên trẻ. Kết thúc hoạt động
Lưu ý
Chỉnh sửa năm 2017
Hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Thứ 6 ngày 15/12/2017
HĐH PTVĐ:
Ném trúng đích nằm ngang (xa 1,5 m)
TC: ô tô và chim sẻ
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên vận động: Ném trúng đích nằm ngang.
- Biết cách chơi trò chơi.
2. Kỹ năng
- Trẻ biết cách ném
- Biết cách chơi trò chơi.
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động.
- Biết đoàn kết với bạn trong khi chơi.
1. Đồ dùng của cô và trẻ:
- Túi cát.
- Vạch kẻ đích.
- Nhạc: đoàn tàu nhỏ xíu
1. Ổn định tổ chức:( 1 - 3 phút)
- Trò chuyện về nghề lái xe.
2. Phương pháp, hình thức tổ chức :( 18 – 20 phút)
HĐ1* Khởi động:
Cho trẻ khởi động theo bài hát: Đoàn tàu nhỏ xíu
Trẻ đi thành vòng tròn với các kiểu chân và về đội hình 4 hàng dọc.
HĐ2*Trọng động: ( Trọng tâm)* BTPTC:
+ Tay 1 (6 lần x 4 nhịp )
+ Chân 3 (4 lần x4 nhịp )
+ Bụng 2 (4lần x4 nhịp)
+ Bật 1 (4 lần x 4 nhịp)
*VĐCB: Ném trúng đích nằm ngang ( xa 1,5 m):
- Cô giới thiệu bài tập và làm mẫu
+ Lần 1: Không phân tích
+ Lần 2: Phân tích kỹ năng.
- Tư thế chuẩn bị: Cô đứng chân trước chân sau, tay cầm túi cát cùng phía với chân sau, khi có hiệu lệnh ném cô đưa từ trước xuống dưới ra sau lên cao và ném vào đích ở điểm cao nhất. Gọi 2 trẻ lên tập thử cho cả lớp cùng quan sát và cho trẻ nhận xét.
- Trẻ lần lượt thực hành ( Cô sửa sai cho trẻ.)
- Cô hỏi lại trẻ tên bài tập cơ bản, 1 trẻ lên tập lại
*Hđ 3 Trò chơi: Ô tô và chim sẻ:
- Cách chơi: 1 bạn đóng vai ô tô chạy trên làn đường, các bạn khác đóng vai những chú chim sẻ đi liếm ăn khi có còi Bim bim các chú chim sẻ phải chạy ngay ra làn đường
- Luật chơi: Chú chim sẻ nào không chạy về kịp sẽ phải nhảy lò cò.
3. Kết thúc: (1 – 2 phút)
Hồi tĩnh: Đi nhẹ nhàng theo nhạc.
Lưu ý
Chỉnh sửa năm
KẾ HOẠCH NGÀY TUẦN III
Giáo viên soạn: Nguyễn Thị Hồng Loan
GV thực hiện:
Hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Thứ 2ngày 18/12/2017
HĐ - TH
Dán các toa tàu hỏa
1. Kiến thức:
- Cung cấp biểu tượng về tàu hỏa
- Biết cách dán các toa tàu hỏa
2. Kỹ năng:
- Trẻ biết phết hồ và dán các toa theo đúng trình tự
3. Giáo dục:
- Ý thức giữ gìn sản phẩm
1. Đồ dùng của cô:
- vở tạo hình, hồ dán, tranh mẫu, khăn lau tay
1. Ổn định tổ chức: (1-3p)
- Cô cho trẻ chơi trò chơi nghe tiếng kêu đoán tên phương tiện
2. Phương pháp, hình thức tổ chức: ( 18 – 20 phút)
* Hoạt động 1: Quan sát và đàm thoại :
- Cho trẻ quan sát hình ảnh tàu hỏa và đàm thoại:
+ Đây là PTGT gì?
+ Nó có đặc điểm gì?
+ Tàu hỏa chạy ở đâu?
- Cô còn có 1 bức tranh rất đẹp về tàu hỏa đây
+ Đây là bức tranh gì?
+ Làm thế nào để cô có được bức tranh?
* Cô dán mẫu cho trẻ xem: Cô phết hồ mặt sau rồi dán đầu tàu sau đó dán tiếp các toa tàu
* Hoạt động 2: Trẻ thực hiện. (Trọng tâm)
- Cô bao quát hướng dẫn trẻ dán, sửa tư thế ngồi cho trẻ.
+ Với trẻ yếu: Cô hướng dẫn lại cách dán
* Hoạt động 3: Trẻ trưng bày sản phẩm
- Cho trẻ mang sản phẩm lên giá.
* Nhận xét sản phẩm: Cô treo bài của trẻ lên giá và cùng trẻ nhận xét: Cô khen những bài khá, nhắc nhở những trẻ yếu cố gắng hơn
.- Giáo dục trẻ biết yêu thích và giữ gìn sản phẩm làm ra.
3.Kết thúc: (1-2p)
Cô động viên khen ngợi trẻ.
Lưu ý
Chỉnh sửa năm
Hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Thứ 3 ngày
19/12/2017
HĐH – KP: Tìm hiểu về nghề bộ đội (CS22)
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên gọi, trang phục, vũ khí chiến đấu của chú bộ đội.
- Trẻ biết nơi làm việc và nhiệm vụ của chú bộ đội.
2.Kỹ năng:
- Ghi nhớ, Quan sát có chủ đích.
- Biết trả lời các câu hỏi của cô.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ có thái độ yêu quý, tôn trọng các cô chú bộ đội.
1.Đồ dùng của cô:
- Hinh ảnh về chú bộ đội bộ binh, chú bộ đội hải quân.
- HÌnh ảnh về công việc và dụng cụ của chú bộ đội.
- Nhạc bài hát: Cháu thương chú bộ đội, Làm chú bộ đội.
1. Ổn định tổ chức: (2 - 3 p)
- Hát bài: “Làm chú bộ đội”
- Trò truyện về nội dung BH.
2. Phương pháp, hình thức tổ chức: ( 18 – 20 phút)
HĐ1: Quan sát tranh về chú bộ đội bộ binh: (CS22)
- Các con xem cô có tranh gì đây?
- Chú bộ đội mặc trang phục như thế nào?
- Các chú đang làm gì?
- Trên lưng các chú đeo gì?
-> Đây là chú bộ đội bộ binh, các chú mặc trang phục màu xanh lá cây, mũ có ngôi sao vàng, vai đeo súng. Hàng ngày chú phải duyệt binh, tập luyện. Các chú phải làm công việc để bảo vệ Tổ Quốc.
HĐ 2: Quan sát tranh về chú bộ đội hải quân:
- Đây là chú bộ đội gì?
- Chú bộ đội hải quân làm việc ở đâu?
- Quần áo của chú có gì đặc biệt?
-> Các chú bộ đội mặc trang phục màu trắng có viền xanh nước biển trên vai có quân hàm, mũ có màu trắng. Chú bộ đội hải quân làm việc ngoài hải đảo xa xôi và canh giữu vùng biển của Tổ Quốc.
HĐ 3: Trò chơi Thi xem ai nhanh:
- Cô nói tên chú bộ đội, trẻ sẽ phải nói đặc điểm về quần áo, công việc của chú.
- Cho trẻ chơi 2-3 lần.
- Tuyên dương và khen trẻ.
3.Kết thúc: (1-2p)
Cô nhận xét giờ học.
Lưu ý
Chỉnh sửa năm
Hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Thứ 4 ngày 20/12/2017
HĐH – AN:
DH: Làm chú bộ đội ( Hoàng Long)
TC: Vận động theo tiết tấu.
NH: Cháu thương chú bộ đội ( Hoàng Văn Yến)
1. Kiến thức:
- Trẻ thuộc bài hát, biết tên bài : Làm chú bộ đội ( Hoàng Long)
- Trẻ hiểu ND bài hát.
- Trẻ biết chơi trò chơi: Vận động theo tiết tấu.
- Biết tên bài: Cháu thương chú bộ đội ( Hoàng Văn Yến).
2.Kỹ năng:
- Hát đúng nhịp, đúng giai điệu.
- Luyện tai nghe nhạc.
- Biểu diễn theo cô.
- Biết cách chơi và hứng thú chơi trò chơi.
3. Thái độ:
- Trẻ có ý thức khi học bài.
- Trẻ biết yêu quý chú bộ đội.
1. Đồ dùng của cô và trẻ:
- Đàn
- Một số dụng cụ âm nhạc, mũ chóp
1. Ổn định tổ chức: (1 - 3 p)
- Trò chuyện về chú bộ đội.
2. Phương pháp, hình thức tổ chức: ( 18 – 20 phút):
Hoạt động 1 Dạy hát: Làm chú bộ đội ( Hoàng Long)
- Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả.
- Cô hát lần 1 không nhạc kết hợp đàm thoại:
+ Các con vừa nghe cô hát bài gì?
+ Bài hát do ai sáng tác?
- Cô hát lần 2 kết hợp với nhạc và giới thiệu nội dung bài hát: Mơ ước của em bé sau này được trở thành chú bộ đội
- Cô hát lần 3 cho trẻ hát cùng (3 – 4 lần) cô chú ý sửa sai cho trẻ.
* Cô dạy trẻ hát: Trẻ được hát dưới nhiều hình thức cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân. Cô chú ý nghe trẻ hát và sửa sai cho trẻ.
Hoạt động 2 Trò chơi Vận động theo tiết tấu.
- Cô giới thiệu cách chơi: Khi có nhạc nhanh các bé vận động nhanh, khi có nhạc chậm các bé vận đông chậm, khi nhạc dừng các bé giũ nguyên tư thế.
- Trẻ chơi 3 lần
Hoạt động 3. Nghe hát: Cháu thương chú bộ đội ( Hoàng Văn Yến)
- Cô hát lần 1: Giới thiệu tên bài hát, tác giả.
- Lần 2: Tóm tắt nội dung bài hát: Bài hát này nói về các bạn nhỏ rất yêu thương các chú bộ đội nơi đảo xa vì các chú không ngại khó, ngại khổ đã canh giữ nơi rừng sâu, nơi biên giới.
Lần 3: Cho trẻ vận động cùng cô.
3.Kết thúc: (1-2p)
Cô nhận xét tiết học
Lưu ý
Chỉnh sửa năm
Hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Thứ 5 ngày
21/12/2017
HĐH LQVT:
Số 5 ( T1)
Đếm đến 5 nhận biết nhóm có số lượng là 5 (CS13)
1. Kiến thức:
- Trẻ biết đếm đến 5 , nhận biết nhóm có số lượng là 5
- Hiểu được ý nghĩa của số 5.
2 Kỹ năng:
- Rèn cho trẻ kỹ năng xếp tương ứng 1-1, kỹ năng đếm và nói đúng kết quả số đếm.
- Phát triển ngôn ngữ toán học chính xác, khả nằng chú ý và ghi nhớ có chủ đích.
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú học bài.
- Hợp tác với các bạn trong nhóm chơi.
1. Đồ dùng của cô:
- Hình ảnh 1 số loại hoa có số lượng là 5, ít hơn 5.
- 1 số nhóm hoa bằng đồ chơi có số lượng là 5, ít hơn 5 để xung qquanh lớp.
2.Đồ dùng của trẻ:
Mỗi trẻ 1 cái rổ đựng: 5 hoa xen, 5 hoa hồng.
1. Ổn định tổ chức:( 1-3p)
- Cô cho trẻ hát bài hát: “ màu hoa”. Trò chuyện về nội dung bài hát.
2. Phương pháp, hình thức tổ chức: (18-20p)
* HĐ1: Ôn nhận bíêt nhóm có số lượng 4
- Cho trẻ đếm số lượng hoa hồng, hoa cúc ở xung quanh lớp và tìm số lượng tương ứng.
*HĐ2: Đếm đến 5. Nhận biết nhóm có số lượng là số 5. (CS13)
- Cô cho trẻ xếp tất cả hoa sen và hoa hồng trong rổ ra trước mặt.
Xếp 4 hoa hồng tương ứng 1:1
- Cô hỏi trẻ nhóm hoa sen và hoa hồng như thế nào với nhau.
-Làm thế nào để 2 nhóm bằng nhau?
- Cho trẻ đếm lại nhóm hoa sen và hoa hồng.
- Cô giới thiệu số 5 và đặt tương ứng các nhóm. Cô giới thiệu 1 số nhóm có 5 đối tượng và cho trẻ lên đặt thẻ số 5.
- Cho trẻ cất dần hoa sen và thẻ số 5. Cất dần nhóm hoa hồng và đếm
* HĐ 3:Luyện tập
- TC 1: Tìm số lượng 5 quanh lớp và gắn thẻ số 5.
Cho trẻ đi quanh lớp theo 1 bản nhạc tìm nhóm số lượng 5 và gắn thẻ số.
- TC 2: Về đúng khu vườn.
Phát cho mỗi trẻ 1 thẻ số 3,4,5 và cô có 3 khu vườn đã gắn các thẻ số. Trẻ đi quanh lớp khi vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh sắc xô bạn nào có thẻ số mấy thì sẽ về có khu vườn có thẻ số tương ứng.
Luật chơi: Bạn nào về sai thì phải nhảy lò cò( cô cho trẻ đôi thẻ số cho nhau và chơi tiếp)
Cho trẻ chơi: Nhận xét trẻ chơi.
3. Kết thúc: (1 – 2p)
- Cô nhận xét động viên trẻ. Kết thúc hoạt động
Lưu ý
Chỉnh sửa năm
Hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Thứ 6 ngày 22/12/2017
HĐH - PTVĐ
Đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh
TC: Cáo và thỏ
1. Kiến thức
- Trẻ biết tên vận động Đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh
- Trẻ biết tên trò chơi Cáo và thỏ
2. Kỹ năng
- Trẻ biết phối hợp tay, mắt nhịp nhàng để di thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh.
- Phát triển các tố chất thể lực: khéo léo, nhanh nhẹn.
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú học bài.
- Chơi TC đoàn kết.
1.Đồ dựng của cô và trẻ
- Xắc xô.
- Đàn nhạc.
1. Ổn định tổ chức: (1-3p)
- Giới thiệu hội thi: Bé khỏe bé khéo
2. Phương pháp, hình thức tổ chức: ( ( 18 – 20 phút)
Hoạt động 1 : khởi động
- Trẻ đi theo giai điệu bài Cháu yêu cô chú ông nhân Đi thường, đi kiễng gót, đi thường, đi bằng mũi bàn chân, chạy chậm, chạy nhanh về đội hình 4 hàng dọc.
Hoạt động 2. Trọng động( Trọng tâm)
BTPTC: Tay 3 :(4 lần x 4 nhịp ) - Chân 2 : (6 lần x4 nhịp )
Bụng 3 : (4lần x4 nhịp) - Bật1 : (4 lần x 4 nhịp)
VĐCB: Đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh
- Trẻ về đội hình 2 hàng ngang đối diện nhau.
* Cô làm mẫu.
+ Lần 1: Không phân tích
+ Lần 2: Phân tích kỹ năng.
TTCB: 1 tiếng xx: Đứng chân chụm. Khi có hiệu lệnh 2 tiếng xắc xô phối hợp tay chân nhịp nhàng, chân nọ tay kia đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh của cô. Sau đó về cuối hàng.
* Cho trẻ thực hiện bài tập.
- Mời 2 trẻ lên tập trước, cô và cả lớp nhận xét.
- Cho lần lượt 2 trẻ của 2 tổ lên thực hành.
- Cô quan sát sửa sai cho trẻ.
- Hai tổ thi đua. Cô nhận xét.
- Hỏi lại trẻ tên BTVĐ, mời 2 trẻ lên tập lại bài tập .
HĐ 3 Trò chơi : Cáo và thỏ ( Trẻ đã biết)
- Trẻ nhắc lại tên trò chơi và cách chơi
- Cho trẻ chơi 2 -3 lần .
3. Kết thúc: (1 – 2 phút)
Hồi tĩnh: Đi nhẹ nhàng theo nhạc.
Lưu ý
Chỉnh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ke hoach thang 12_12295868.doc