Giáo án mầm non lớp mầm - Lĩnh vực phát triển nhận thức - Làm quen với toán - Đề tài: Nhận biết hình vuông, hình tròn

2.Phương pháp hình thức tổ chức (16 - 20 phút)

* Hoạt động 1: Nhận biết hình vuông, hình tròn

+ Nhận biết, gọi tên hình tròn:

- Các con ơi chúng mình vừa được gặp bạn nào nhỉ?

- Cô giơ hình lên và giới thiệu với trẻ về hình tròn.

+ Trên tay cô là hình tròn. Hình tròn có đường bao cong, hình tròn có màu gì đây các con?

- Các con ơi bạn nào có hình tròn giống cô thì giơ lên cho cô và cả lớp xem nào !

- Cô và các con đang cầm hình gì trên tay?

- Đúng rồi. Đây là hình tròn. Chúng mình cùng đọc to với cô “Hình tròn”

“Hình tròn”

“Hình tròn”

Cho trẻ phát âm từ “hình tròn” tập thể cá nhân, đọc nhiều lần cô chú ý gọi những trẻ còn ngọng, phát âm còn kém. Tác động để trẻ được nói nhiều hơn.

 

docx5 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1286 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm - Lĩnh vực phát triển nhận thức - Làm quen với toán - Đề tài: Nhận biết hình vuông, hình tròn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Giáo án: Làm quen với toán Đề tài: Nhận biết hình vuông, hình tròn Lứa tuổi: Mẫu giáo bé (3-4 tuổi) Thời gian: 20-25 phút Người dạy: Trần Thị Mai I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ nhận biết và gọi đúng tên hình vuông, hình tròn theo đặc điểm riêng của từng hình: Hình tròn đường bao cong lăn được. Hình vuông đường bao thẳng không lăn được. - Trẻ phát âm đúng các từ: Hình tròn, hình vuông. Hình tròn màu đỏ, hình vuông màu xanh. - Trẻ biết chọn hình theo mẫu và theo tên gọi. 2. Kỹ năng: - Phát triển các giác quan cho trẻ như cảm giác, tri giác và kĩ năng nhận biết, phân biệt hình dạng qua đường bao, màu sắc. - Phát triển vốn từ cho trẻ. 3. Thái độ: - Trẻ hứng thú học bài, biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi - Biết cất đồ dùng đồ chơi giúp cô II. Chuẩn bị:  1) Đồ dùng của cô: - Hình vuông - hình tròn kích thước lớn hơn đồ dùng của trẻ. - 1 mô hình xe lửa, - Nhạc bài “Hình tròn, hình vuông”.( Cái mũi) 2) Đồ dùng của trẻ: - Hình vuông màu xanh- hình tròn màu đỏ. - 2 ngôi nhà. - Các bài tập cho trẻ hoạt động nhóm 3) Địa điểm: - Trong lớp, trên sàn. 4) Đội hình - Chữ u, nhóm thay đổi theo từng hoạt động III.Cách tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức (1-3 phút) - Cô giới thiệu chương trình “Bé vui học toán” - Cô giới thiệu khách cho trẻ chào khách - Cô giới thiệu: Hôm nay còn có 1 vị khách nữa đến thăm lớp mình đó các bé hãy cùng chờ xem đó là ai nhé. - Cô chuẩn bị 1 mô hình 1 chiếc xe lửa nhỏ, trở hình tròn vào lớp. - Xin chào tất cả các bạn mình là xe lửa hôm nay mình được nhận 1 nhiệm vụ đó là chở 1 người bạn đến đây để chơi với các bạn đấy! Nhưng bạn ấy ngủ kỹ quá, các bạn có thể lại gần đây và gọi bạn ý dậy giúp mình không? - Trẻ xúm xít lại gọi bạn dậy - Cô cho hình tròn xuất hiện: Ai gọi tôi đấy tôi đang ngủ mà? - Ôi nhiều các bạn quá, ôi quên mất nay tớ đến thăm các bạn lớp C1 vậy mà tớ lại ngủ quên. Xin lỗi các bạn nhé. Các bạn ơi các bạn biết tớ là ai không?. Hôm nay tớ đến đây còn mang theo rất nhiều quà đấy và mời các bé mỗi bạn chọn một hình mà các bạn thích để mang về nhé. - Cô cho các bé mỗi bé chọn 1 hình mà mình thích rồi đem về chỗ ngồi. 2.Phương pháp hình thức tổ chức (16 - 20 phút) * Hoạt động 1: Nhận biết hình vuông, hình tròn + Nhận biết, gọi tên hình tròn: - Các con ơi chúng mình vừa được gặp bạn nào nhỉ? - Cô giơ hình lên và giới thiệu với trẻ về hình tròn. + Trên tay cô là hình tròn. Hình tròn có đường bao cong, hình tròn có màu gì đây các con? - Các con ơi bạn nào có hình tròn giống cô thì giơ lên cho cô và cả lớp xem nào ! - Cô và các con đang cầm hình gì trên tay? - Đúng rồi. Đây là hình tròn. Chúng mình cùng đọc to với cô “Hình tròn” “Hình tròn” “Hình tròn” Cho trẻ phát âm từ “hình tròn” tập thể cá nhân, đọc nhiều lần cô chú ý gọi những trẻ còn ngọng, phát âm còn kém. Tác động để trẻ được nói nhiều hơn. - Hình tròn có màu gì đây? Hình tròn màu đỏ (cho cả lớp nhắc lại) + Nhận biết, gọi tên hình vuông: - Các con ơi hôm nay đến đây còn có 1 người bạn nữa đấy các con hãy nhắm mắt lại khi nào cô đếm 1..2..3.. thì các bạn mới được mở mắt ra nhé! - 1..2..3 mở( Cô đưa hình vuông ra) - Xin chào các bạn! Các bạn biết tớ là ai không? - Các bạn ơi cô sẽ giúp các bạn tìm hiểu thêm về hình vuông nhé! - Cô giơ hình vuông lên và giới thiệu với trẻ về hình vuông. + Trên tay cô là hình vuông. Hình vuông có 4 cạnh và tất cả các cạnh đều dài bằng nhau.Cho trẻ đếm cùng cô các cạnh của hình vuông, - Các con ơi bạn nào có hình vuông giống cô thì giơ lên cho cô và cả lớp xem nào ! - Cô và các con đang cầm hình gì trên tay? - Đúng rồi. Đây là hình vuông. Chúng mình cùng đọc to với cô “Hình vuông” “Hình vuông” “Hình vuông” - Cô cho cả lớp , tổ nhóm cá nhân phát âm lại theo cô từ “hình vuồng” Cô chú ý quan sát và hỏi cá nhân trẻ đặc biệt là những trẻ yếu. - Cô thấy lớp mình rất là giỏi, đã biết chọn đúng hình giống cô và gọi tên được rồi đấy. Cô thưởng cho các con 1 trò chơi, các con có thích không? Cô giơ hình và các con gọi tên hình thật to nhé. Cả lớp gọi tên rất nhanh, rất chính xác không bạn nào bị nói nhầm đâu. Lần này cô sẽ cho chúng mình chơi khó hơn này. Cô nói tên hình còn chúng mình chọn sao cho đúng hình giơ lên và gọi tên hình đó thật to nhé. * Hoạt động 2: Dạy trẻ quan sát hình vuông, hình tròn qua 2 hoạt động. - Các con ơi bây giờ chúng mình hãy cùng chơi 1 trò chơi nhé. Trò chơi có tên là “Kết bạn”. Chúng mình sẽ chơi như sau: Cứ 1 bạn hình vuông tìm 1 bạn hình tròn chúng mình kết bạn với nhau và ngồi xuống chơi với hình. - Cho trẻ ngồi lăn hình 2 trẻ chơi với nhau ngồi khoảng 2-3 phút. - Sau thời gian chơi đó - Cô hỏi trẻ: - Các bạn ơi chúng mình vừa chơi với hình có thích không? - Chúng mình thấy hình tròn có lăn được không? Cô chú ý quan sát và hỏi cá nhân trẻ chú ý trẻ phát âm kém. -Vì sao hình tròn lăn được? => Kết luận: “Hình tròn có đường bao cong, lăn được”.( Cho trẻ nhắc lại) -Hình vuông có lăn được không? - Vì sao hình vuông không lăn được. => Kết luận: “Hình vuông có đường bao thẳng,không lăn được”.( Cho trẻ nhắc lại) - Cho trẻ hát bài “ Hình tròn hình vuông” *Hoạt động 3: Luyện tập: - Trò chơi 1: Ai tài ai khéo? - Trên đây là hai ngôi nhà của hai bạn hình vuông và hình tròn. Ngôi nhà của 2 bạn còn chưa có cửa sổ đâu các con ạ. Hai bạn nói với cô rằng bạn hình vuông thì thích các ô cửa hình vuông còn hình tròn thì thích ô cửa có hình tròn. Và nhiệm vụ của chúng mình như sau: - Cô chia lớp mình thành 2 đội - Cách chơi như sau: Đôi số 1 sẽ dán hình tròn làm cửa cho ngôi nhà bạn hình tròn. Đội số 2 sẽ dán hình vuông làm cửa ngôi nhà bạn hình vuông. Thời gian chơi là 1 bản nhạc kết thúc bản nhạc đội nào dán được nhiều hình hơn và đúng theo yêu cầu của cô đội đó dành chiến thắng. - Trò chơi 2: Ai thông minh hơn + Cô chia lớp ra làm 4 nhóm, cô cho trẻ tự lựa chọn nội dung chơi mà mình thích, trong khi trẻ chơi cô chú ý bao quát trẻ để trẻ thực hiện được bài tập. 3.Kết thúc (1 – 2 phút) - Cô nhận xét giờ học, khen động viên trẻ - Cho trẻ chào khách - Trẻ vỗ tay - Trẻ chào khách -Trẻ đứng xúm xít -Trẻ chọn hình và về chỗ - Trẻ trả lời - Trẻ quan sát - Trẻ giơ hình lên -Trẻ trả lời - Trẻ đọc -Trẻ trả lời -Trẻ trả lời -Trẻ chú ý quan sát -Trẻ trả lời -Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô -2 trẻ ngồi với nhau và cùng chơi -Trẻ trả lời -Trẻ trả lời -Trẻ trả lời -Trẻ trả lời -Trẻ trả lời -Trẻ hát và nhún nhảy cùng cô -Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi -Trẻ chơi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxgiao an nhan biet hinh vuong hinh tron_12465316.docx
Tài liệu liên quan