Giáo án mầm non lớp mầm - Tuần 10 - Chủ đề: Gia đình của bé - Chủ đề nhánh 3: Chủ nhật bé đi đâu

I. YÊU CẦU:

1.Kiến thức

-Trẻ biết được cuối tuần thường được Cha,Mẹ dẫn đi công viên

2. Kỹ năng

- Trẻ biết trả lời câu hỏi của cô.

- Rèn luyện quan sát làm giàu vốn từ cho trẻ

3. Thái độ

- Phát triển khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định

- Biết tránh xa những đồ dùng nguy hiểm.

- Giáo dục trẻ biết vâng lời, kính trọng ông bà, thương yêu cha mẹ, nhường nhịn em.

II. CHUẨN BỊ:

- Một số hình ảnh về ngày chủ nhật bé đi công viên.

- Máy vi tính.

 III. HƯỚNG DẪN:

 

docx18 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 9859 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm - Tuần 10 - Chủ đề: Gia đình của bé - Chủ đề nhánh 3: Chủ nhật bé đi đâu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Bé mạnh dạn hòa thuận với bạn bè. - Biết nhường nhịn bạn khi chơi. - Bé biết quan tâm, yêu thương,giúp đỡ mọi người trong gia đình. 5/ Phát triển thẩm mỹ: - Biêt thể hiện cảm xúc phù hợp với tác phẩm có liên quan đến gia đình, như “Vẽ bánh” cho gia đình cùng ăn. - Biết thể hiện cảm xúc phù hợp khi hát, múa, vận động theo nhạc bài hát “Mẹ yêu không nào”. - Trẻ biết yêu quý, giữ gìn cái đẹp, hợp tác với các thành viên trong gia đình, giữ gìn đồ dùng trong gia đình. KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY CHỦ ĐỀ 3: GIA ĐÌNH CỦA BÉ 4 TUẦN: Từ ngày 17/10 – 12/11/2016 NỘI DUNG TUẦN I Tuần 07 PPCT (Từ 17/10 đến 22/10) GIA ĐÌNH THÂN YÊU CỦA BÉ TUẦN II - III Tuần 08 – 09 PPCT (Từ 24/10 đến 05/11) NHU CẦU TRONG GIA ĐÌNH TUẦN III Tuần 10 PPCT (Từ 07/11 đến 12/11) CHỦ NHẬT BÉ ĐI ĐÂU PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ -Truyện: “Gấu con ngoan ”. -Truyện: “Chổi ngoan”. -Thơ: “Chiếc quạt nan”. -Thơ: “Giúp mẹ”. PHÁT TRIỂN THẨM MĨ ÂM NHẠC -Hát: “Cả nhà thương nhau”. -VĐ: Vỗ đệm theo phách. -NH: “Cho con”. -TC: “Ai đoán giỏi”. TẠO HÌNH - Tô màu bức tranh gia đình. ÂM NHẠC -Hát: “Bé quét nhà”. -VĐ: Vỗ đệm theo nhịp. -NH: “ Ba ngọn nến lung linh”. -TC: “Ai đoán giỏi”. TẠO HÌNH Tô màu ngôi nhà của bé ÂM NHẠC -Hát: “Cháu yêu bà”. -VĐ: Minh họa -NH: “Bố là tất cả”. -TC: “Bắt chước âm thanh”. TẠO HÌNH Nặn đôi đũa chiếc thìa ÂM NHẠC -Hát: “Mẹ yêu không nào”. -VĐ: Vỗ đệm theo phách. -NH: “Em là bông hồng nhỏ”. -TC: “Ai đoán giỏi”. TẠO HÌNH -Vẽ bánh PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC KHÁM PHÁ KHOA HỌC Gia đình bé có ai? LQVT - Bé nhận biết hình tròn, hình vuông, hình tam giác KHÁM PHÁ KHOA HỌC Bếp xinh của mẹ LQVT - Những đồ dùng có 1 và đồ dùng có đôi KHÁM PHÁ KHOA HỌC Bé tìm hiểu một số đồ dùng phòng ngủ và phòng khách. LQVT - Nhận biết số lượng trong phạm vi 2 KHÁM PHÁ KHOA HỌC - Chủ nhật bé đi công viên LQVT - Phân biệt to – nhỏ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT THỂ DỤC - VĐCB: Chạy nhanh 10-12m kết hợp tung bóng lên cao bằng 2 tay. THỂ DỤC - VĐCB: Bật tiến về phía trước 3-4 bước. -TC: “chơi với bóng”. THỂ DỤC - VĐCB: Chạy chậm 60-80m, bật tiến về phía trước. THỂ DỤC - VĐCB: Đập bóng xuống sàn bằng 2 tay -TC: “Nhảy qua suối”. PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XÃ HỘI -Kính trọng các thành viên trong gia đình. -Nhận biết cảm xúc của người khác. -Biểu lộ cảm xúc bản thân với các thành viên trong gia đình. -Hình thành kĩ năng ứng xử, tôn trọng lẫn nhau. KẾ HOẠCH TUẦN 10 CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH CỦA BÉ Chủ đề nhánh: Chủ nhật bé đi đâu? Từ ngày 07/11- 12/11/2016 Thứ 2 07/11/2016 Thứ 3 08/11/2016 Thứ 4 09/11/2016 Thứ 5 10/11/2016 Thứ 6 11/11/2016 ĐÓN TRẺ - Trò chuyện và trò chuyện với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ. - Cho trẻ chới búp bê, tranh loto về gia đình. - Cho trẻ ăn sang THỂ DỤC SÁNG * Khởi động: Cô cho cháu đi vòng tròn và đi các kiểu. * BTPTC - Tập với bài: “Mẹ ơi tại sao” + Động tác cổ + Tay vai: Đưa 2 tay ra sau lưng và nói dấu tay. + Chân 1:Cây cao Cỏ thấp. + Bụng lườn 1: Gà mỏ thóc. + Bật 1: Bật tách chân- khép chân. * Hồi tỉnh: Cho trẻ đi hít thơ nhẹ nhàng. HOẠT ĐỘNG NGÀI TRỜI Trò chuyện đầu tuần - Cô cùng cháu trò chuyện về công việc của cô và cháu trong ngày nghỉ. -Giáo dục các cháu ngoan biết giúp đỡ cha mẹ công việc vừa sức. * TCDG: Bịt mắt bắt dê Chủ nhật bé đi đâu? - Quan sát: Hình ảnh bé đi chơi công viên, đi thăm ông bà. - Chuẩn bị: Hình ảnh bé đi thăm ông bà, đi chơi. - YC: Trẻ nói được chủ nhật bé đi đâu? * TCVĐ : . Mèo đuổi chuột - Cho trẻ chơi tự do. Bé vui cùng bố mẹ - Quan sát tranh: Bé được bố mẹ dẫn đi công viên. - Chuẩn bị: Tranh bé đi chơi công viên. YC: Trẻ nói được bé đang làm gì trong tranh. * TCDG: Lộn cầu vòng - Cho trẻ chơi tự do Chủ nhật bé làm gì? - Cho trẻ xem tranh 1 em bé đang giúp mẹ quét nhà. - Chuẩn bị: Tranh bé quét nhà. YC: Trẻ biết giúp mẹ làm những công việc nhỏ trong gia đình. - Giáo dục trẻ biết giữ gìn cẩn thận, gọn gàng, sạch sẽ. *TCVD: - Trời nắng, trời mưa - Cho trẻ chơi tự do. Gia đình của bé. - Quan sát tranh : Bé cùng ông bà, cha, mẹ, anh chị của mình đang quay quầng bên nhau. - Chuẩn bị: Tranh gia đình bé đang quay quầng bên nhau. YC: Trẻ biết lễ phép với ông bà cha mẹ. * TCDG Chi chi chành chành - Cho trẻ chơi tự do. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH THỂ DỤC - Đập bóng xuống sàn bằng 2 tay. TC: Chuyền bóng KPKH - Chủ nhật bé đi đâu? TẠO HÌNH Vẽ bánh. LQVT Nhận biết to- nhỏ VĂN HỌC - Thơ “Giúp mẹ”. ÂM NHẠC Hát :Mẹ yêu không nào? VĐ:Vỗ đệm theo phách NH: Em là bông hồng nhỏ TC: Bé thi tài đoán giỏi. HOẠT ĐỘNG GÓC - Góc phân vai: Gia đình - Góc xây dựng: Xây nhà của bé - Góc nghệ thuật: Tô màu tranh gia đình, làm album ảnh gia đình. - Góc học tập: Tranh lô tô về gia đình. - Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây. SINH HOẠT CHIỀU Ôn thể dục: - Đập bóng xuống sàn bằng 2 tay Ôn bài ÂN “ Mẹ yêu không nào” - LQ:Chủ nhật bé đi đâu -Tuyên dương trẻ. -Cho trẻ cắm cờ. Ôn: Chủ nhật bé đi đâu - LQ: Phân biệt to-nhỏ -Tuyên dương trẻ. -Cho trẻ cắm cờ. Ôn: Phân biệt to-nhỏ - LQ: Thơ “Giúp mẹ” -Tuyên dương trẻ, cho trẻ cắm cờ. Ôn bài thơ “ Giúp mẹ”. - LQ: Vẽ chiếc bánh -Tuyên dương trẻ. cho trẻ cắm cờ. - Nhắc nhở các cháu ngày nghỉ ở nhà. -Tuyên dương trẻ, cho trẻ cắm cờ. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC Chủ đề nhánh: Chủ nhật bé đi đâu 1 Tuần: (Từ ngày 07/11 đến ngày 12/11/2016) I-YÊU CẦU: 1.Góc phân vai: Gia đình -Trẻ tham gia chơi và thể hiện được các hành động phù hợp với vai chơi mẹ con, bán hàng. - Vai mẹ : biết đúc cơm cho bé ăn. - Vai con: biết trông em cho mẹ nấu cơm. - Biết cách xưng hô với từng thành viên trong gia đình -Sử dụng được ngôn ngữ của trò chơi. - Giáo dục trẻ biết giữ gìn và bảo vệ đồ dùng, đồ chơi cẩn thận, khi chơi biết nhường nhịn bạn, không tranh giành đồ chơi, đồ dùng của bạn. 2.Góc xây dựng: Xây nhà của bé. - Trẻ biết sử dụng các nguyên vật lệu khác nhau để xây nhà. - Rèn kỹ năng xây đường cong, xắp xếp bố cục hợp lý, phát triển trí tưởng óc sáng tạo cho trẻ. -Bố trí cây xanh, ghế đá, - Giáo dục trẻ biết giúp đỡ bạn, phối hợp với bạn hoàn thành sản phẩm, biết lấy và cất đồ dùng, đồ chơi đúng nơi qui định. 3.Góc nghệ thuật: Tô màu tranh gia đình, làm album ảnh gia đình - Biết về nhóm chơi, biết cách cầm giở sách đúng cách. 4.Góc học tập: Tranh lô tô gia đình. II.CHUẨN BỊ: * Góc phân vai: - Một số đồ chơi, như: bàn ghế, tủ, cặp, sách * Góc xây dựng: - Khối gỗ, lon bia, lắp ráp, hộp thuốc. - Cây xanh, hàng rào, hoa các loại. * Góc nghệ thuật: -Tranh ảnh các loại đồ chơi, về gia đình. - Bút chì màu. - Chuẩn bị thêm sách, truyện theo chủ đề. * Góc nghệ thuật: - Báo tạp chí cũ để trẻ tập làm quen với việc tự làm sách. -Tranh lô tô, về gia đình, và một số tranh lô tô về đồ dùng, đồ chơi. - Bàn ghế. III. HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ - Cô và trẻ cùng đọc thơ “ Chổi ngoan” - Sau giờ học đến giờ gì? - Lớp chúng ta đang hoạt động ở chủ đề gì? -Theo các con chúng ta nên tổ chức bao nhiêu góc chơi ta sẽ chơi trò chơi gì ở các góc ? - Dự kiến tổ chức hoạt động góc cho trẻ: Thỏa thuận trước khi chơi: * Góc xây dựng: Xây nhà của bé. + Để thực hiện được công trình này thì cần có những ai? + Khi làm việc thì các chú công nhân phải như thế nào? + Nếu bạn là chủ công trình thì bạn sẽ xây gì cho ngôi nhà ? * Góc đóng vai: Gia đình - Góc phân vai con sẽ chơi gì? + Mẹ làm những công việc gì? + Của cha thì sau? + Con làm những công việc gì? * Góc nghệ thuật: Tô màu tranh gia đình, làm album về gia đình . + Góc nghệ thuật con sẽ chơi gì? + Mình sẽ tô màu như thế nào? * Góc học tập: Tranh lô tô về gia đình. + Các bạn chơi gì? - Con chơi như thế nào? Ngay bây giờ mời tất cả các bạn hãy về nhóm bầu nhóm trưởng và thể hiện những vai chơi của mình đi nào! * Cô cho trẻ về nhóm thảo luận và phân công vai chơi cụ thể của từng thành viên trong từng góc chơi. 2. Quá trình chơi: - Cho trẻ chơi, trẻ tự nhận vai chơi và thỏa thuận cách chơi với nhau trong nhóm. - Cô theo dõi các góc chơi. Chú ý bao quát, gợi ý để trẻ nhập vai chơi. Cô nhập vai chơi để trò chuyện bằng ngôn ngữ trò chơi cùng trẻ. Dùng ngôn ngữ của vai chơi để gợi ý giúp trẻ phản ánh đúng hành động và thái độ của vai chơi. - Ví dụ: khi góc xây dựng: Khi “chủ công trình”chưa biết phân công nhiệm vụ cho các “ chú công nhân” cô đến và nói “ chào các chú công nhân, tôi được phân công đến đây giám sát ú công nhân nào xây hàng rào, chú công trình, chú công nhân nào xây vườn hoa......” . - Góc phân vai: khi “Mẹ nói chuyện với con như thế nào” chưa biết thể hiện vai chơi, cô đến và gợi hỏi “ Mẹ ơi mẹ đang làm gì thế”. - Biết liên kết giữa các góc chơi. - Trẻ gợi ý để trẻ phát triển trò chơi theo ý tưởng sáng tạo của trẻ. - Trẻ sếp đồ dùng đồ chơi ngăn nắp. 3. Nhận xét sau khi chơi: * Nhận xét hành động qua vai chơi: - Cô gợi ý cho trẻ nhận xét các vai chơi trong nhóm. - Cô đến từng góc chơi nhập vai chơi đàm thoại với trẻ về kết quả chơi, lưu ý trẻ cần bổ sung gì cho lần chơi sau. * Nhận xét buổi chơi: - Cho cả lớp tham quan góc chơi tốt nhất , cho trẻ giới thiệu về góc chơi của mình. Dùng ngôn ngữ trò chơi nhận xét về cách chơi của trẻ, những gì cầm bổ sung cho lần chơi sau. - Nhận xét cả lớp. - Cho trẻ thu dọn đồ chơi. - Nhắc trẻ vệ sinh sạch sẽ sau khi chơi để giữ vệ sinh cơ thể. - Trẻ hát và vận động - Hoạt động góc - Trẻ nói theo suy nghĩ của mình. - Chủ công trình, công nhân xây dựng. - Khi làm phải đội nón bảo hộ, làm việc cẩn thận, không đùa giỡn. chú ý giữ gìn sức khỏe - Trẻ trả lời: Theo suy nghĩ. - Trẻ trả lời tự do - Trẻ trả lời tự do - Trẻ trả lời theo suy nghĩ - Trẻ trả lời tự do. - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ thảo luận. - Trẻ về nhóm thảo luận và tiến hành chơi Thứ hai, ngày 07 tháng 11 năm 2016 LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT MÔN: THỂ DỤC ĐỀ TÀI:ĐẬP BÓNG XUỐNG SÀN BẰNG 2 TAY 1. Kiến thức - Trẻ biết xác đập bóng xuuongs sàn bằng 2 tay - Trẻ nhảy liên tục về phía trước bằng hai chân cùng một lúc. 2. Kĩ năng. - Trẻ thực hiện được kỹ năng đập bóng xuống sàn bằng 2 tay, Chân rộng bằng vai,2 tay cầm bóng đưa ra trước,Dùng lực của tay đập bóng 3.Thái độ: - Phát triển phản ứng của trẻ thông qua các hiệu lệnh di chuyển đội hình của cô - Trẻ hứng thú với giờ học, có ý thức thi đua trong tập thể. II. CHUẨN BỊ: - Bàn bày bánh gato, búp bê hoa quả, Bươm bướm - Nhạc III. HƯỚNG DẪN: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Ổn định gây hứng thú: - Các bạn ơi, để có 1 cơ thể khỏe mạnh và được đi chơi cùng gia đình thì chúng ta cần làm gì? . Vây cô mời chúng ta cần tập thể dục nhé! 1.Hoạt động 1: cùng nhau khởi động *Khởi động: - Cho trẻ đi thường, chạy nhanh, chạy chậm, kết hợp các kiêu đi khác nhau. - Xếp 4 hàng ngang theo tổ. 2.Hoạt động 2 : Trọng động a. Bài tập phát triển chung Cho trẻ tập các động tác trên nền nhạc bài hát “ Mẹ ơi tại sao”. - Động tác cổ : Thực hiện 2 lần,4 nhịp. - Động tác tay vai :2 tay đưa lên cao( thực hiện 2 lần,4 nhịp) + Tư thế chuẩn bị: Đứng thẳng khép chân 2 tay thả xuôi + Nhịp 1,3 hai tay đưa thẳng lên cao qua đầu + Nhịp 2,4 hạ tay xuôi theo người,về tư thế chuẩn bị -Động tác chân: Đứng, Khuỵu gối( Thực hiện 4 lần, 4 nhịp) + Tư thế chuẩn bị:Đứng thẳng hai tay chống hông + Nhip 1,3 Nhún xuống đầu gối khuỵu. +Nhịp 2,4 Đứng lên về tư thế chuẩn bị. - Động tác bụng- lườn:Đứng nghiêng người sang bên phải bên trái + Tư thế chuẩn bị :Đứng hai chân rộng bằng vai,hai tay chống hông. + Nhịp 1,3 Nghiêng người sang bên phải, bên trái + Nhịp 2,4 Về tư thế chuẩn bị . - Động tác bật: Bật tại chỗ(Thực hiên 2 lần,4 nhịp). b. Vận động cơ bản: Đập bóng xuống sàn bằng 2 tay - Hôm nay cô dạy các bạn thực hiện vận động để thực hiện vận động Đập bóng xuống sàn bằng 2 tay các bạn chú ý quan sát cô. - Cô thực hiện lần 1. - Cô thực hiện lần 2 kết hợp phân tích. +TTCB: Cô đứng trước vạch chuẩn, Chân rộng bằng vai,Hai tay cầm bóng đưa ra trước mắt nhìn theo bóng +TH: khi có hiệu lệnh dùng lực của tay đập bóng xuống sàn sau đó nhặt bóng chạy về cuối hàng. - Cho trẻ thực hiện: + Lần 1: Cho trẻ chia thành 4 tổ để thực hiện, cô chú ý sửa sai cho trẻ. + Lần 2: Trẻ thực hiện dưới hình thức thi đua. Hoạt động 3: Trò chơi “Bật qua suối” - Cách chơi: Cô chia lớp mình thành 3 đội, có chuẩn bị cho các đội 1 con suối nhỏ và bóng. Nhiệm vụ của các thành viên trong đội là sẽ bật qua suối rồi mang bóng về cho đội của mình. - Luật chơi: Nếu trong thời gian 1 bài hát nếu đội nào mang đươc nhiều bóng hơn và bật được qua suối thì là đội chiến thắng. - Trẻ tham gia trò chơi. - Cô cho trẻ chơi và bao quát. *Hồi tĩnh: - Cho trẻ làm chim bay nhẹ nhàng 1 -2 vòng - Trẻ trả lời. - Trẻ thực hiện. - Trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện. - Trẻ thực hiện. Nhận xét tiết dạy: Thứ 2, ngày 07 tháng 10 năm 2016 MÔN: GDÂN LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẪM MỸ ĐỀ TÀI: HÁT: MẸ YÊU KHÔNG NÀO VĐ: VỔ ĐỆM THEO PHÁCH NH : BÔNG HỒNG NHỎ TCAN: TAI AI TINH I . YÊU CẦU: 1. Kiến thức - Trẻ thuộc lời bài hát - Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả. - Nắm được cách chơi trò chơi. 2. Kĩ năng - Trẻ hát đúng nhịp, hát rõ lời, giai điệu bài hát - Hình thành cho trẻ khả năng cảm thụ âm nhạc 3.Thái độ: - Giúp trẻ phát triển về tai nghe - Phát triển các cơ thông qua vận động - Trẻ hứng thú với hoạt động. - Trẻ ham thích đi học II. CHUẨN BỊ: - Nhạc cụ,nơ múa,hoa deo tay III. HƯỚNG DẪN: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ * Ổn định gây hứng thú: Chơi “ Dung dăng dung dẻ”. 1.Hoạt động 1: Nào ta cùng hát. - Cô mở một đoạn nhạc trong bài hát “ Mẹ yêu không nào” cho trẻ nghe va mời trẻ đoán tên bài hát - Đó là bài hát gì các bạn? - Cô hát trẻ nghe 1 lần. Sau đó giới thiệu bài hát “Mẹ yêu không nào” của nhạc sĩ Phạm Văn Minh. nội dung nói về “Một bạn nhỏ khi đi chơi không xin phép cha,mẹ nên bị lạc đường về nhà” - Cô và trẻ hát 1- 2 lần. 2.Hoạt động 2: Vỗ đệm theo phách - Để bài hát thêm hay thêm sinh động.Theo ý các con chúng ta sẽ làm gì? À, có rất nhiều cách và hôm nay thì chung ta sẽ hát và vỗ đẹm theo phách - Cô hát và vận động lần 1. - Cô làm mẫu kết hợp phân tích: Vổ đệm theo phách là mỗi phách trong ô nhịp chúng ta vỗ vào 1 tiếng, đối với bài nay chúng ta sẽ vỗ vào chữ “Con”... Cứ như thế vỗ đến hết bài. - Lớp hát và vận động. - Tổ hát và vận động. - Nhóm nam, nhóm nữ hát vận động. - Cá nhân hát vận động. - Cả lớp hát và vận động lại 1 lần. * Vận động sáng tạo - Ngoài vỗ tay theo phách ra chúng ta có thể vỗ tay theo nhịp . - Hỏi trẻ: Ngoài vận động minh họa ra, bài hát này con còn có thế vận động bằng cách nào khác?( Múa,nghiêng người,nhún chân, vẫy tay,theo phách, theo nhịp) - Cô cho trẻ về nhóm thỏa thuận cách vận động. - Cho cả lớp vận động tự do 1 lần.(Gợi ý cho trẻ phối hợp với bộ phận trên cơ thể để vận động) - Cô động viên trẻ hát đúng nhịp điệu và vận động minh họa. - Cô mời từng nhóm đứng lên biểu diễn .. 3.Hoạt động 3: Bé cùng nghe hát - Cô mở nhạc và cho trẻ đoán tên bài hát. - Đó là bài hát “ Bông hồng nhỏ” nhạc sĩ “Ngọc Lễ” nói về sự ấm áp hạnh phúc gia đình sâu lắng, cha me yêu thương che chở con. - Cô hát và vận động minh họa cho trẻ xem. - Lần 2: Cô và trẻ cùng vận động tự do * Kết thúc. Trẻ đi chơi cùng cô. Trẻ trả lời Trẻ thực hiện Trẻ thực hiện Trẻ quan sát Trẻ thực hiện Trẻ chơi *Nhận xét giờ hoạt động: Thứ ba ngày 08 tháng 11 năm 2016 MÔN: MTXQ LĨNH VỰC PHÁT TRIỄN NHẬN THỨC ĐỀ TÀI : CHỦ NHẬT BÉ ĐI ĐÂU I. YÊU CẦU: 1.Kiến thức -Trẻ biết được cuối tuần thường được Cha,Mẹ dẫn đi công viên 2. Kỹ năng - Trẻ biết trả lời câu hỏi của cô. - Rèn luyện quan sát làm giàu vốn từ cho trẻ 3. Thái độ - Phát triển khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định - Biết tránh xa những đồ dùng nguy hiểm. - Giáo dục trẻ biết vâng lời, kính trọng ông bà, thương yêu cha mẹ, nhường nhịn em. II. CHUẨN BỊ: Một số hình ảnh về ngày chủ nhật bé đi công viên. Máy vi tính. III. HƯỚNG DẪN: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ * Ổn định gây hứng thú: - Hôm nay chủ nhật gia đình Bé Bo cùng đi công viên,Bé Bo được chơi rất nhiều trò chơi. Nếu Bé Bo hoc ngoan thì tuần nào bé bo cũng được đi chơi công viên. Hoạt động1: Bé cùng tìm hiểu A. Bé đi công viên - Bé Bo đến đâu chơi ( Nhà văn hóa thiếu nhi). - Đây là hình ảnh gì đây?( Đu quay,Tàu lửa,Thú nhúng. - Khi chơi các bạn phải ngồi như thế nào? => Khi chơi các con phải nghe theo sự hướng dẫn của người lớn tránh đùa nghịch rất huy hiểm. B. Bé đi thăm ông bà: - Các bạn nhìn xem cuối tuần bạn Bo còn được ba mẹ dẫn đi đâu nữa nhé! - Bạn Bo được đi đâu nữa các bạn? - Bạn Bo được đi thăm ông bà, bạn Bo có yêu thương ông bà của mình không? => Các bạn ơi, các bạn phải biết lễ phép với ông bà cha mẹ của mình nhé! 2. Hoạt động 2 : Bé đi đâu ngày cuối tuần - Con thường được Ba,Mẹ dẫn đi đâu ngày cuối tuần - Cha,Mẹ thường đưa con đến những nơi nào chơi? * Cho trẻ xem hình ảnh các bé đi công viên, đi sở thú, - Theo các bạn đây là đâu? - Đây là những hình ảnh khu vui chơi nào? - Cho một dài trẻ kể về ngày cuối tuần của mình( 2-3 trẻ) => Ngày cuối tuần là ngày mọi người trong gia đình được sum hợp,trò chuyện cùng nhau bữa ăn cơm hay tổ chức đi dã ngoại về quê hoặc đi những khu vui chơi.Khi đó mọi người trong gia đình sẽ gần gũi quan tâm nhau hơn. 3. Hoạt động 3: Trò chơi “Ai nhanh hơn”. - Cách chơi: Cô chia lớp mình thành 3 đội, và có chuẩn bị cho mỗi đội rất nhiều tranh khác nhau. Nhiệm vụ của các thành viên trong đội là sẽ lên chọn những hình ảnh bé đi chơi cùng gia đình, sau đó gắn lên bảng. - Luật chơi: Trong vòng 1 bài hát nếu đội nào tìm được nhiều tranh hơn thì đội đó chiến thắng. - Cho trẻ chơi trò chơi. *Kết thúc: Trẻ trả lời Trẻ thực hiện Trẻ thực hiện Trẻ quan sát Trẻ thực hiện Trẻ chơi *Nhận xét giờ hoạt động: Thứ tư ngày 09 tháng 11 năm 2016 MÔN: TOÁN LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC ĐỀ TÀI: NHẬN BIẾT TO- NHỎ I. YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - Trẻ nhận biết được độ lớn của 2 đối tượng sử dụng đúng từ to hơn,nhỏ hơn 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng so sánh,phận biệt,phản xạ nhanh khi chơi trò chơi 3. Thái độ: - Phát triển khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định - Biết nhường nhịn bạn khi chơi. - Giao dục trẻ có thói quen “ thưa cô” trước khi trả lời. CHUẨN BỊ: - Qủa bóng to-nhỏ -Trái cây mũ - Đồ dùng đồ chơi có độ lớn khác nhau - Nhạc. HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ Ổn định gây hứng thú: - Hôm nay là ngày chủ nhật Chi cùng mẹ đi chợ sao đông người thế,Các bạn cùng xem Chi cùng mẹ đi chợ mua gì nhé!( Bưởi,Cam Ôỉ) 1.Hoạt động 1. Ôn so sánh độ lớn bằng nhau - Cô nhờ 1 bạn lên chọn cho cô 2 quả cam có độ lớn bằng nhau. - Bạn lên chọn 2 trái bưởi bằng nhau Hoạt động 2: Nhận biết to-nhỏ * So sánh độ lớn của quả cam và quả bưởi: - Vừa rồi các bạn đã chọn những quả có độ lớn bằng nhau bây giờ các con nhìn xem cô có gì đây - Cô có 1 cái chén cô mời 1 bạn lên giúp cô + Bạn hãy bỏ 1 quả bưởi vào cái chén cho cô,Bỏ 1 quả cam vào chén giúp cô? Điều gì sảy ra - Qủa cam bỏ vào chén được,quả bưởi không bỏ được vào chén - Tại sao quả bưởi không bỏ được vào chén? - Tại sao quả cam bỏ được vào chén. => Qủa bưởi to nên không bỏ được vào chén,còn quả cam nhỏ nên bỏ được vào chén - Chúng ta đặt quả bưởi trước quả cam các con thấy điều gì ( Chúng ta không nhìn thấy quả cam) - Chúng ta đặt quả cam trước quả bưởi các con thấy điều gì?( Chúng ta dẫn nhìn thấy quả bưởi) - Khi ta đặt 2 quả gần nhau thì các bạn thấy như thế nào? => Quả bưởi to hơn và quả cam nhỏ hơn. * So sánh độ lớn của quả dưa hấu và quả quýt: - Các bạn nhìn xem cô có quả gì đây? - Các bạn nhìn xem 2 quả này như thế nào với nhau?(Không bằng nhau). - Bây giờ cô sẽ làm 1 thí nghiệm nhỏ, các bạn quan sát xem 2 quả này như thế nào nhé! - Cô có 1 cái cốc, cô sẽ bỏ quả quýt vào cốc, các bạn thấy như thế nào?(Quả quýt bỏ vào cốc được) - Còn quả dưa hấu?(Không để vào cốc được) - Các bạn có nhận xét gì? => Quả dưa hấ to hơn nên không để vào cốc được, quả quýt nhỏ hơn nên đễ vào cốc được. - Chúng ta đặt quả dưa hấu trước quả quýt thì sao?(Ta chỉ nhìn tháy quả dưa hấu) - Còn đặt quả quýt trước quả dưa hấu thì như thế nào?(Chúng ta vẫn nhìn thấy quả dưa hấu) - Khi đặt 2 quả này cạnh nhau thì sao? => Quả dưa hấu to hơn, quả quýt nhỏ hơn. Hoạt động 3: Trò chơi ôn luyện. a. Trò chơi: Phân loại trái cây Các bạn ơi bạn Chi đi mua được rất nhiều trái cây nhưng bạn ấy không biết cách phân loại, các bạn cùng nhau giúp bạn ấy nhé! - Cô chia lớp thành 3 nhóm,Mỗi nhóm điều có 1 rổ trái cây các bạn cùng nhau phân loại chọn quả trái cây khác nhau chọn quả to bỏ vào rổ vàng,quả nhỏ bỏ vào rổ xanh. - Luật chơi: Trong thời gian 1 bài hát nếu nhóm nào phân loại được nhiều trái cây hơn thì nhóm đó giành chiến thắng. b. Trò chơi “Đua tài” - Cô chia lớp thành 2 nhóm: Nhóm 1 lên và lấy những quả bóng to, nhóm 2 lấy những quả bóng nhỏ. Nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm lần lượt chạy lên lấy quả bóng to và quả bóng nhỏ mang về bỏ vào rổ của mình. - Luật chơ: Nếu nhóm nào lấy được nhiều bóng hơn sẽ là đội chiến thắng. - Cho trẻ chơi. *Kết thúc: Cho trẻ đi ra ngoài và vệ sinh cá nhân Nhận xét tiết dạy: ................................................ Thứ năm ngày 10 tháng 11 năm 2016 MÔN: LQVH LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ ĐỀ TÀI: THƠ: GIÚP MẸ I-YÊU CẦU 1.Kiến thức - Trẻ thuộc bài thơ, biết diễn tả cảm xúc và minh họa phù hợp bài thơ “ GIÚP MẸ ” - Trẻ nhớ tên bài thơ và hiểu được nọi dung của bài thơ. 2. Kĩ năng - Trẻ đọc thơ nhẹ nhàng thể hiện tình cảm khi đọc thơ. - Rèn cho trẻ kỹ năng đọc thơ cách diễn cảm. 3.Thái độ - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ - Qua bài thơ giáo dục trẻ vâng lời cô. - Hình thành ở trẻ thói quen lễ phép với cô khi trả lời. II. CHUẨN BỊ: - Không gian tổ chức: Lớp học rộng thoáng, sạch sẽ - Đồ dùng cô, cháu: Tranh minh họa theo bài thơ. - Nhạc. III. HƯỚNG DẪN: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ * Ổn định gây hứng thú: - Lớp hát bài: “ Bé quét nhà” * Trò chuyện: - Lớp mình vừa hát bài hát gì? - Chổi để làm gì? 1.Hoạt động 1: Cô đọc thơ - Cô củng có một bài thơ nói về Bạn nhỏ biết giúp mẹ, các con cùng lắng nghe nhé! - Cô đọc lần 1 diễn cảm.Tóm tắt nội dung - Cô đọc lần 2 kết hợp xem tranh minh họa. - Bài thơ nói về bạn nhỏ giúp mẹ làm những công việc trong gia đình 2.Hoạt động 2: Bé tìm hiểu thơ - Lớp vừa đọc bài thơ gì? (giúp mẹ) - Trong bài thơ nói về điều gì?( Bạn nhỏ biết giúp đỡ mẹ) - Em bé trong bài thơ giúp mẹ làm những công việc gì? - Các bạn thấy em bé có ngoan không nào? * Giáo dục trẻ:Các con phải biết giúp cha mẹ ông bà lam những việc nhỏ như giúp bà quet sân như chổi ngoan. 3.Hoạt động 3: Bé yêu đọc thơ. - Lớp đọc cùng cô 1 -2 lần. Cô dạy trẻ đọc thơ đọc đồng loạt theo cô. - Tổ đọc thơ. - Nhóm bạn trai, nhóm bạn gái đọc thơ. - Cá nhân đọc cô cho trẻ đọc dưới hình thức biễu điễn, thi đua để tạo sự hứng thú cho trẻ khi đọc ( cô chú ý sữa sai phát âm cho trẻ). 4.Hoạt động 4: Chúng ta cùng thi tài - Cách chơi: - Cô chia lớp thành 3 tổ , cô phát mỗi tổ 1 bức tranh , các tổ sẽ cùng quan sát , các tổ có nhiệm vụ ghép các bức tranh theo trình tự nội dung của bài thơ. - Cả lớp đọc lại bài thơ qua hình ảnh trong tranh. * Kết thúc: Cô nhận xét , tuyên dương và giáo dục trẻ khi đến trường ngoan , vâng lời cô giáo , về nhà vâng lời cha mẹ. Trẻ hát Trẻ trả lời Trẻ thực hiện Trẻ thực hiện Trẻ thực hiện Trẻ thực hiện Trẻ thực hiện *Nhận xét giờ hoạt động: Giúp mẹ Hôm nay chủ nhật Được nghỉ ở nhà Em giúp mẹ cha Nhặt rau quét dọn. Áo quần xếp gọn Dỗ bé cùng chơi Cha mẹ vui cười Khen con ngoan quá! Thứ sáu ngày 11 tháng 11 năm 2016 LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN THẨM MỸ MÔN : TẠO HÌNH ĐỀ TÀI: VẼ BÁNH I . YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - Trẻ bánh là món ăn bổ dưỡng trong gia đình 2. Kỹ năng: - Trẻ có kỹ năng vẽ nét cong tròn khép kín,kỹ năng tô màu 3. Thái độ: - Phát triển sự khóe léo của đôi tay - Giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm II. CHUẨN BỊ: - Tranh mẫu của cô. - Nhạc - Bút màu III. HƯƠNG DẪN: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ * Ổn định: Các con ơi, hằng ngày nếu các bạn ngoan thì ba mẹ sẽ mua gì cho các bạn? - À đúng rồi vậy hôm nay chúng mĩnh sẽ vẽ những chiếc bán thật đẹp đễ tặng lại cho ba mẹ mình nhé! 1. Hoạt động 1: Bé và những chiếc bánh ngon a. Quan sát hình ảnh chiếc bánh - Cô cho cháu xem hình ảnh bánh quy tròn. - Các bạn ơi cô có hình ảnh bánh gì đây? b. Trẻ quan sát tranh: + Hôm nay cô có mang đến lớp 1 loại bánh các con xem bánh gì nhe! - Bánh quy tròn - Cô có bức tranh vẽ gì đây? - Chiếc bánh này có dạng hình gì? - Bánh có màu gì? c.Cô làm mẫu: - Các con muốn vẽ những chiếc bánh thật đẹp để tặng ba mẹ thì các con hãy quan sát nhé! - Cô cầm viết bằng tay phải ( Cầm bằng 3 ngón tay), Tay trái cô gữi giấy, cô vẽ nét cong tròn từ trái qua phải, cô vẽ thêm một nét cong tròn nửa từ phải qua trái.cô vẽ được 2 cái bánh tròn rồi, sau đó cô vẽ thêm 3, 4 cái bánh quy nữa. Đễ bánh đẹp cô lấy màu tô cho bánh. Cô tô từ trên xuống dưới,từ trái qua phải, cô tô kính hình không lem ra ngoài 2.Hoạt động 2: Bé vẽ bánhquy tròn * Trẻ thực hiện: Cô bao quát, gợi ý

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxgiao an tuan 10, lop mam.docx
Tài liệu liên quan