I. YÊU CẦU:
1 Kiến thức:
- Trẻ biết phối hợp nhiều màu để tô
- Trẻ biết tô từ trên xuống dưới từ trái qua phải và tô không lem ra ngoài
- Biết được công việc của bác sĩ là khám bệnh
2 Kỹ năng:
- Rèn cho trẻ kỹ tô màu đều, kín hình, không lem ra ngoài
- Phát triển óc quan sát và trí tưởng tưởng sáng tạo cho trẻ
3. Thái độ:
- Trẻ tích cực, hứng thú với hoạt động tô.
- Giáo dục trẻ giữ gìn sản phẩm cẩn thận
- Biết kính trọng và yêu quý bác sĩ .
II. CHUẨN BỊ :
- Tranh mẫu đã được tô màu.
- Giấy vẽ ( vở tạo hình)-bút màu cho cô và trẻ.
- Giá treo sản phẩm.
- Nhạc những bài hát chủ điểm “ Em tập làm bác sĩ”
19 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 4805 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm - Tuần 10 - Chủ đề nhánh: Ai khám bệnh cho bé?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệc để hoàn thành công trình.
- Biết dùng các nguyên vật liệu bố trí công trình chính: Các dãy khoa khám chữa bệnh. Nhà để xe
- Tập cho trẻ bố trí sáng tạo công trình phụ: Cây xanh, ghế đá
- Giáo dục trẻ tính làm việc tập thể
3. Góc nghệ thuật: Nặn thuốc, cắt dán đồ dùng của bác sĩ
- Hình thành cho trẻ tình cảm với cái đẹp, mong muốn tạo ra cá đẹp.
- Phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ
4. Góc nghệ học tập: Phân loại dụng cụ, sản phẩm của các nghề
- Trẻ biết phân loại dụng cụ , sản phẩm của các nghề
5 . Góc thiên nhiên : Chăm sóc cây cối
- Trẻ biết chăm sóc cây xanh : Nhặt lá vàng, tưới cây...
- Trẻ biết lấy đồ dùng để chơi
- Biết làm vệ sinh sạch sẽ kệ để cây xanh.
II. CHUẨN BI:
1. Góc đóng vai: Phòng khám, quầy giải khát
- Các loại đồ chơi về phòng khám : Tai nghe, toa thuốc, kim tiêm, thuốc, nhiệt kế, quần áo bác sĩ...
- Bàn, ghế, giường bệnh,
- Một số loại nước giải khát như: Trà xanh, nước yến,...
2. Góc xây dựng : Xây bệnh viện
- Gạch : Lớn, nhỏ.
- Hàng rào, Cây xanh, quả, chậu hoa, cỏ, ghế đá.
- Bệnh viện
- Nón bảo hộ, cổng lớn, cổng nhỏ.
3. Góc nghệ thuật: Nặn thuốc, cắt dán đồ dùng của bác sĩ
- Hộp sữa, bìa thùng, mướp
4. Góc nghệ học tập: Phân loại dụng cụ, sản phẩm của các nghề
- Các tranh ảnh, dụng cụ, sản phẩm của các nghề .
5. Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây cối
- Dụng cụ làm vườn: Bình tưới, kéo...
- Xô, ca múc nước...
III HÖÔÙNG DAÃN:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
DỰ KIẾN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
* Hoạt động gây hứng thú
- Cô và các bạn cùng hát bài : “ Thật đáng yêu”
+ Sau giờ học thì đến giờ gì ?
+ Lớp mình đang hoạt động ở chủ điểm gì?
+ Lớp con có mấy góc chơi ?
+ Nếu bây giờ được tham gia hoạt động góc thì các bạn chọn những góc chơi nào ?
=> Dự kiến tổ chức hoạt động góc cho trẻ:
I. Thỏa thuận trước khi chơi
1. Góc đóng vai: Phòng khám, quầy giải khát
Cho trẻ về các nhóm nhỏ sau đó cùng nhau thảo luận và phân công từng vai cụ thể.
- Những đồ dùng trên kệ góc phân vai hôm nay chơi gì ?
- Với trò chơi ấy, cần phải có những vai chơi nào?
- Công việc của từng vai chơi?
- Thái độ của từng vai chơi thế nào?
2. Góc xây dựng : Xây bệnh viện
- Ở góc xây dựng bạn chơi gì ?
- Để xây được công trình bạn cần có những ai ?
- Khi xây dựng thì các chú công nhân như thế nào ?
- Khi làm việc nếu các chú công nhân khát nước đói bụng sẽ ăn và uống ở đâu?
- Để công trình hoàn thành đúng thời gian quy định thì phải làm sao ?
3. Góc nghệ thuật: Nặn thuốc, cắt dán đồ dùng của bác sĩ
- Góc nghệ thuật, các bạn chơi gì ?
- Trong khi chơi, các con nhớ để đồ dùng đồ chơi gọn gàng, sạch sẽ và chơi không làm ồn ào nhé.
4. Góc nghệ học tập: Phân loại dụng cụ, sản phẩm của các nghề
- Góc nghệ thật hôm nay con chơi gì?
* Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây cối
- Góc thiên nhiên hôm nay con chơi gì?
- Con chơi như thế nào?
II. Quá trình chơi
- Cho trẻ về góc chơi, chọn nhóm trưởng, thỏa thuận vai chơi.
- Cô bao quát, cho trẻ tự lấy đồ chơi, bày trí thực hiện nhiệm vụ vai chơi. Giúp đở trẻ những công việc khó: bê bàn, bê tủ,
- Cô đến hòa vào nhập vai chơi cùng trẻ. Sử dụng ngôn ngữ vai chơi giao tiếp, nhắc nhở, uốn nắn, mở rộng nội dung chơi cho trẻ.
Ví dụ:
*Góc xây dựng: Khi “ Chú công nhân” xây hàng rào chưa ngay ngắn. Cô đến và nói “ Chào các chú công nhân, nếu hàng rào không được xây ngay ngắn sẽ dễ đỗ và xãy ra tai nạn lao động”.
- Khi trẻ nói chuyện trong góc: Àh công trình của các anh làm xong chưa. Hình như tôi nghe ngày mai chủ công trình này sẽ giao công trình cho chủ. Vậy các anh hãy nhanh tay giúp chủ công trình làm để hoàn thành đúng tiến độ nhé!
- Trẻ giành đồ chơi ở góc: Chào anh có anh đang xây khu nào vậy ạ. Anh đang cần nguyên vật liệu này còn anh kia cũng cần nguyên vật liệu này nhưng công trình hết nguyên vật liệu này phải không? Vậy anh nên liêu hệ với chủ công trình kêu chủ công trình mua thêm nhé. Và công trình anh còn thiếu nguyên vật liệu gì khác không? Nếu còn thiếu thì tôi nghĩ trong thời gian chủ công trình đem nguyên vật liệu về cho anh thì anh nên đi lấy nguyên vật liệu khác xây cho hoàn chỉnh khu anh nhé
- Trẻ chưa nhập vai chơi: Cho hỏi anh xây khu nào vậy ạ. Công trình anh hoàn thiện chưa? Nhưng chắc do anh mệt nên không muốn xây nữa phải không. Vậy thì mình nên đến chủ công trình xin nghĩ làm ngày hôm nay khi nào hết mệt sẽ đi làm lại nhé
* Góc đóng vai: Khi “ Cô phục vụ” chưa biết chào mời khách. Cô đóng vai là khách hàng “Tôi thấy cửa hàng chị bày hàng rất đẹp. Nhưng nếu chị chào hỏi nhiệt tình lần sau tôi mới ghé”
- Cô tạo tình huống kích thích trẻ nhập vai, biết cùng nhau phối hợp nhiệm vụ trong nhóm, liên kết với các góc chơi khác.
III) Nhận xét:
a) Nhận xét hành động chơi qua vai chơi:
- Cô đến từng góc chơi, dùng ngôn ngữ trò chơi gợi mở trẻ nhận xét về vai chơi của mình, của bạn cùng góc chơi, nhập vai cùng trẻ nhận xét hành động từng vai chơi.
b) Nhận xét buổi chơi:
- Cô tập trung trẻ lại một góc chơi tốt nhất để cả lớp rút kinh nghiệm và học hỏi.
- Cô nhận xét quá trình chơi của cả lớp. Khen góc chơi tốt nhất, khen những trẻ chơi tốt. Nhắc nhở nhẹ nhàng, động viên trẻ chơi tốt ở giờ chơi sau.
Nhắc nhở trẻ thu dọn đồ chơi gọn gàng, làm vệ sinh cá nhân.
- Trẻ hát cùng cô
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ kể tên.
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Xây bệnh viện
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời theo suy nghĩ.
- Trẻ trẻ lời.
- Phân loại dụng cụ, sản phẩm của các nghề
- Chăm sóc cây cối
- Không đùa nghịch và bán nước vào bạn
Thứ hai, ngày 07 tháng 11 năm 2016
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Đề tài : CHUYỀN BÓNG QUA ĐẦU, QUA CHÂN
TCVĐ: Cướp cờ
I. YÊU CẦU:
1. Kiến thức
- Trẻ biết cách chuyền bóng qua đầu qua chân và đón bóng đúng.
- Trẻ biết cách chơi cướp cờ
2. Kĩ năng
- Trẻ thực hiện đều và chính xác bài tập phát triển chung.
- Phối hợp khéo léo với bạn để thực hiện tốt cách chuyền bóng qua chân.
- Cơ tay, cơ chân.
- Khả năng chú ý khi thực hiện.
- Khả năng định hướng khi vận động.
- Phát triển các tố chất về thể lực: Khỏe, nhanh, bền, khéo.
- Có kỹ năng chuyển đội hình, đội ngũ trong khi tập.
3. Thái độ
- Mạnh dạn, tự tin, ý thức học tập.
II. CHUẨN BỊ
- Bóng đủ cho trẻ tập luyện. Cờ..
- Sân tập rộng rãi,sạch sẽ.
- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng
- Nhạc theo chủ đề.
III. TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
* Hoạt động gây hứng thú
- Cho trẻ xem đoạn phim trẻ tập thể dục
- các bạn nhỏ đang làm gì?
- Để cho cơ thể khỏe mạnh chúng ta phải làm gì?
- Giáo dục cháu ăn hết phần ăn của mình và giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ.Và chăm chỉ tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh
* Hoạt động 1: Chúng ta cùng tập thể dục
Khởi động:
- Cho trẻ làm đoàn tàu khởi động các kiểu chân đi thường, kiễng gót, hạ gót, chạy chậm, chạy nhanh, đi đổi chiều.theo nhạc bài : “ Tập đếm ” ( kết hợp theo hiệu lệnh xắc xô của cô)
* Hoạt động 2: Chúng ta cùng chuyền bóng qua đầu qua chân
Trọng động
+ Động tác tay 1: Hai tay đưa trước mặt, gập trước ngực (4 lần 8 nhịp) (ĐTNM)
+ Động tác bụng 2: Đứng quay người sang 2 bên. (4 lần 4 nhịp)
+ Động tác chân 2 : Ngồi khuỵu gối (4 lần 8 nhịp) (ĐTNM)
+ Động tác bật 1: Bật tiến về phía trước (4 lần 4 nhịp)
b. Vận động cơ bản
- Đến nhà văn hóa thiếu nhi rồi bây giờ chúng ta cùng tham gia một trò chơi nhỏ. Đó là trò chơi “ Chuyền bóng qua đầu, qua chân ”
- Cô và một số trẻ làm mẫu lần 1 không phân tích.
- Cô làm mẫu lần 2 và phân tích:
+ TTCB: Chân đứng rộng bằng vai, hai tay cầm bóng
+ TH: Khi có hiệu lệnh thì đưa bóng lên đầu người hơi ngã về phiá sau và bạn phiá sau đón bóng bằng hai tay và chuyền cho bạn kế tiếp. Cứ như thế truyền cho đến cuối hàng
+ TH: Khi có hiệu lệnh thì cúi xuống đưa bóng qua chân về phiá sau và bạn phiá sau đón bóng bằng hai tay và chuyền cho bạn kế tiếp. Cứ như thế chuyền cho đến cuối hàng
- Cô cho các đội thi đua nhau
- Trong khi trẻ thực hiện cô chú ý quan sát, sửa sai cho trẻ.
c. Trò chơi:Cướp cờ
- Luật chơi: Chỉ được chạy lên cướp cờ khi gọi đúng số của mình.Bạn nào chạy sai số là trừ một điểm. Chỉ được đập nhẹ vào tay, vai, người bạn bên đối phương cầm cờ. Khi người cầm cờ chạy về qua vạch đích thì không được đập nữa.
- Cách chơi:
Người chơi ở mỗi đội đứng thành hàng ngang theo thứ tự trước vạch mốc(hai hàng đứng đối diện nhau). Từng đội điểm số từ 1 đến hết. Mỗi người phải nhớ kỹ số của mình. Trưởng trò (người điều khiển) đứng giữa sân chơi, ngoài vòng tròn còn có cờ và không làm ảnh hưởng hai bên chạy lên hoặc chạy về, lần lượt gọi một số nào đó. Trưởng trò lại gọi tiếp 2 bạn cùng số khác lên chơi.Cứ thế cho đến hết.Cuối cùng cộng điểm lại, bên nào nhiều điểm hơn là thắng tuyệt đối.
Ví dụ: Khi người quản trò gọi tên số nào thì số ở 2 đội sẽ chạy nhanh lên cướp cờ.Ai cướp được cờ thì chạy về phe mình thì bạn kia phải đuổi theo,cố gắng đập vào người bạn đó.Nếu đập được vào người bạn cầm cờ thì thắng.
* Hoạt động 3: Hồi tĩnh: Cô cho trẻ đi 2-3 vòng nhẹ nhàng hít thở không khí.
- Đi chạy theo hiệu lệnh của cô.
-Trẻ thực hiện bài tập phát triển chung .
- Cháu chú ý lắng nghe và quan sát
- Trẻ thực hiện vận động
- Trẻ tham gia trò chơi tích cực.
-Trẻ đi nhẹ nhàng hít thở .
Nhận xét tiết dạy:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba, ngày 08 tháng 11 năm 2016
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Đề tài : TRÒ CHUYỆN VỀ CÔNG VIỆC CỦA BÁC SĨ
I. YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết về công việc của bác sĩ: Khám bệnh, kê toa thuốc, tiêm thuốc cho bệnh nhân.
- Trẻ biết gọi tên những đồ dùng của bác sĩ sử dụng: Ống nghe, ống tiêm, cặp nhiệt độ, thuốc
- Biết trang phục của Bác sĩ là áo blu trắng và nơi làm việc là bệnh viện và phòng mạch.
2. Kỹ năng:
- Rèn cho trẻ kỹ năng trả lời câu hỏi rõ ràng mạch lạc, làm giàu vốn từ cho trẻ.
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua những câu chúc trẻ tự nói.
- Rèn kỹ năng quan sát, đàm thoại, làm giàu vốn từ cho trẻ.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ yêu quí và kính trọng nghề bác sĩ.
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh về các nghề.
- Tranh về đồ dùng-sản phẩm-công việc của nghề chữa bệnh (Chơi trò chơi). Bút màu.
- Một số đồ dùng như ống nghe, ống tiêm, nhiệt kế, hộp thuốc, toa thuốc
- Nhạc bài hát theo chủ điểm.
III. TIẾN HÀNH:
DỰ KIẾN HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
DK HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
* Hoạt động gây hứng thú:
- Cho trẻ đọc bài thơ: “ Thỏ bông bị ốm”
- Thỏ bông bị làm sao vậy các con?
- Hôm nay, me của thỏ bông lại đi công tác rồi.
- Nào chúng ta cùng giúp bạn thỏ bông nhé!
* Hoạt động 1: Chữa bệnh cho thỏ bông
* Nơi làm việc của bác sĩ
- Trước tiên chúng ta đưa thỏ bông đi đâu? (Đến bệnh viện).
- Nếu bác sĩ không ở bệnh viện, thì bác sĩ có thể làm việc ở đâu?
* Hình ảnh bác sĩ đang khám bệnh
- Đến bệnh viện để làm gì? Gặp ai?
* Trang phục dụng cụ của bác sĩ
- Trang phục của bác sĩ là gì ?
- Bác sĩ dùng những dụng cụ gì để khám bệnh ?
- Ở bệnh viện, ngoài bác sĩ ra còn có những ai?
- Bác sĩ đã khám bệnh cho thỏ con như thế nào? ( Trước tiên là bác sĩ đặt ống nghe, kế tiếp đo nhệt kế )
=> Cô vừa cho trẻ xem hình ảnh vừa hệ thống lại: “Công việc của bác sỹ là khám bệnh, đo nhiệt độ, băng bó vết thương...cho bệnh nhân. Đồ dùng của Bác sĩ là: Ống nghe, cặp nhiệt độ, thuốc Trang phục của bác sỹ: Áo bờ lu trắng, mũ có hình chữ thập. Ở bệnh viện, ngoài Bác sĩ ra còn có y tá, y sĩ, điều dưỡng cùng làm việc. Ngoài ở bệnh viện, bác sĩ còn làm việc ở phòng khám”.
- Các con thử nghĩ xem: Nếu không có bác sĩ thì sẽ như thế nào?
* Hoạt động 2: Trò chơi “ Thi xem ai nhanh”
- Cô phát cho mỗi trẻ một bức tranh vẽ con đường ( ngoằn nghoèo) dẫn đến hai nơi: bệnh viện và công viên
- Cô tạo tình huống: Có một bạn thỏ đang bị đau chân và không biết làm thế nào, chúng mình hãy giúp bạn ấy tìm ra cách chữa vết đau nhanh nhất
- Yêu cầu như sau:
+ Tìm đúng nơi chưa vết thương
+ Tìm con đường nhanh nhất đến nơi ấy.
- Trẻ dùng bút chì tìm đường đi giúp chú thỏ và đánh dấu vào nơi chữa lành vết thương ( bệnh viện)
* Hoạt động 3: Trò chơi “ Tranh tài”
- Bây giờ chúng ta cùng nhau “ Tranh tài ”ai tinh nhé!
- Cách chơi thế này: Lớp chúng ta sẽ chia thành 4 nhóm. Mỗi nhóm sẽ nhận 1 bức tranh về công việc, trang phục, nơi làm việc, đồ dùng của nghề. Nhiệm vụ của các con sẽ giúp cô khoanh tròn những hình ảnh của nghề khám bệnh. Thời gian 1 bài hát nhóm nào khoanh được nhiều hình ảnh đúng là thắng cuộc.
* Kết thúc: Giáo dục trẻ yêu quí và kính trọng nghề bác sĩ
- Trẻ trả lời
- Trẻ quan sát.
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời theo ý tưởng
- Trẻ chia nhóm
- Trẻ thực hiện
Nhận xét tiết dạy:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba, ngày 07 tháng 11 năm 2016
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG
PHÁT TRIỂN THẪM MỸ
Đề tài : TÔ MÀU TRANH BÁC SĨ.
I. YÊU CẦU:
1 Kiến thức:
- Trẻ biết phối hợp nhiều màu để tô
- Trẻ biết tô từ trên xuống dưới từ trái qua phải và tô không lem ra ngoài
- Biết được công việc của bác sĩ là khám bệnh
2 Kỹ năng:
- Rèn cho trẻ kỹ tô màu đều, kín hình, không lem ra ngoài
- Phát triển óc quan sát và trí tưởng tưởng sáng tạo cho trẻ
3. Thái độ:
- Trẻ tích cực, hứng thú với hoạt động tô.
- Giáo dục trẻ giữ gìn sản phẩm cẩn thận
- Biết kính trọng và yêu quý bác sĩ..
II. CHUẨN BỊ :
- Tranh mẫu đã được tô màu.
- Giấy vẽ ( vở tạo hình)-bút màu cho cô và trẻ.
- Giá treo sản phẩm.
- Nhạc những bài hát chủ điểm “ Em tập làm bác sĩ”
III. TIẾN HÀNH:
HOAÏT ÑOÄNG CUÛA COÂ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
* Hoạt động gây hứng thú
- Hát và vận động “ Bé khỏe-bé ngoan”
- Để là bé khỏe con phải làm gì?
- Nếu con bị bệnh, ai sẽ chữa bệnh cho con?
- Vậy chúng ta cùng xem bác sĩ ở bệnh viện làm những công việc gì nhé?
* Hoạt động 1: Chúng ta cùng tham quan
a) Quan sát hình ảnh
- Cô cho trẻ xem đoạn phim về bệnh viện: Bác sĩ, y tá, công việc của bác sĩ, công việc của y tá, công cụ, trang phục
- Các bạn thấy hình ảnh gì trong đoạn phim?
- Bác sĩ và y tá làm nhưng công việc gì?
b) Quan sát tranh mẫu
- Cô rất yêu mến và quý trọng bác sĩ nên cô có vẽ những bức tranh về bác sĩ các bạn cùng xem nhé!
- Cô cho trẻ xem những bức tranh vẽ Bác sĩ
- Con nhận xét gì về màu sắc bức tranh?
- Bác sĩ mặc áo màu gì?
- Trên áo và nón Bác sĩ có hình ảnh gì? Màu gì?
- Con thấy màu áo của em bé đi khám bệnh trong tranh ra sao?
- Bức tranh được tô màu như thế nào?
c) Quan sát cô tô mẫu:
- Muốn tô được những bức tranh đẹp, các con cần chú ý:
* Tư thế ngồi: thẳng lưng, đầu hơi cúi. Cầm bút tay phải điều khiển bằng 3 ngón tay cái - trỏ - giữa kết hợp khuỷu tay.
* Trước tiên chọn màu đỏ để tô cho hình chữ thập trên áo và nón của bác sĩ: Tô từ trái sang phải bằng nét ngang, tô từ trên xuống dưới bằng nét thẳng.
* Tô quần áo em bé, tô màu đồ dùng của bác sĩ. Chọn màu theo ý thích: Tô màu từ trái sang phải, di màu từ trên xuống dưới sao cho không lem ra ngoài.
* Hoạt động 3: Bé làm họa sĩ
- Cô hỏi ý định của một vài trẻ xem con định sẽ tô tranh bắc sĩ khám bệnh cho bé như thế nào?
- Thi đua nhau ai nhớ đúng hình ảnh Bác sĩ qua nét tô màu.
- Cô cho trẻ thực hiện. Chú ý kiểm tra cách cầm bút và tư thế ngồi. Nhắc nhở trẻ tô màu không lem ra ngoài.
* Hoạt động 4: Bé thích tranh nào?
- Cô gợi hỏi trẻ bức tranh mình thích nhất? Vì sao con thích?
- Cô khen những sản phẩm đẹp mà trẻ chưa phát hiện. Chú ý những sản phẩm sáng tạo.
- Nhắc nhở những sản phẩm chưa hoàn thiện.
- Cô cùng trẻ đem những sản phẩm của trẻ trưng bày trong lớp
* Kết thúc tiết học : Trẻ đi vệ sinh và nghĩ ngơi nhẹ nhàng
- Trẻ hát
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ quan sát
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời
- Trẻ quan sát.
-Trẻ trả lời theo ý tưởng
-Trẻ trả lời.
- Trẻ mang sản phẩm của mình lên trưng bày
- 2-3 trẻ lên nhận xét về sản phẩm
Nhận xét tiết dạy:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ Tư, ngày 09 tháng 11 năm 2016
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Đề tài : SO SÁNH CHIỀU RỘNG 2 ĐỐI TƯỢNG
I. YÊU CẦU:
1.Kiến thức:
- Trẻ biết so sánh chiều rộng 2 đối tượng.
- Sử dụng đúng hai từ “ rộng hơn – hẹp hơn”.
2.Kỹ năng
- Rèn kỹ năng so sánh, quan sát, định lượng bằng mắt.
- Hình thành ở trẻ khả năng chú ý có chủ định
- Rèn luyện các giác quan và phát triển ngôn ngữ.
- Phát triển quá trình tư duy: Quan sát, tổng hợp, ghi nhớ, chú ý có chủ định.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ tính nhanh nhẹn, hoạt bát trong hoạt động
- Giáo dục trẻ chơi đoàn kết và tham gia vào các hoạt động tập thể.
- Giáo dục trẻ phải biết yêu quý và trân trọng bác sĩ
II-CHUẨN BỊ:
- Búp bê chị to và búp bê em nhỏ.
- Khăn vàng và khăn xanh: 10 x 20 cm, Khăn đỏ: 20 x 15 cm.
- Hình ảnh trên Powerpoint so sánh độ lớn 2 đối tượng: 2 chiếc khăn xanh và đỏ có độ rộng hẹp khác nhau.
- Đồ dùng cho trẻ: Tranh 2 con đường rộng và hẹp cho trẻ tô màu; 2 cái cửa rộng hơn và hẹp hơn
- Nhạc về chủ điểm.
III-TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
* Hoạt động gây hứng thú
- Cô kể một đoạn truyện: “Hôm nay hai bạn búp bê đi học về bị mắc mưa. Chúng ta hãy chọn khăn cho búp bê lau mặt nhé!
*. Hoạt động 1: Những chiếc khăn xinh
- Con có nhận xét gì về chiều rộng của hai chiếc khăn?
- Cô đặt chồng hai chiếc khăn lên nhau và cho trẻ nhận xét.
- Hãy chọn chiếc khăn phù họp cho búp bê chị?
* Nào chúng ta cùng xem làm thế nào để biết khăn xanh và khăn đỏ, khăn nào rộng hơn và khăn nào hẹp hơn nhé.
- Cô so sánh chiều rộng 2 đối tượng và phân tích: (Hoặc cho xem trên máy)
“ Đặt khăn màu xanh ngang trước mặt, đặt khăn màu đỏ chồng lên khăn màu xanh sao cho mép dưới của 2 khăn trùng khít nhau, ta thấy khăn màu nào thừa ra là khăn đó rộng hơn, khăn còn lại hẹp hơn”
* Hoạt động 2: Cùng đi khám sức khỏe
- Các bạn ơi! Sắp đến khám sức khỏe định kỳ rồi giờ cô cháu chúng ta cùng đi khám sức khỏe nhé
- Chia lớp thành hai nhóm: Nhóm bạn trai và nhóm bạn gái
- Trên đường đi các bạn cần đi trên hai con đường. Bạn trai cùng đi trên con đường rộng, bạn gái đi trên con đường hẹp hơn. Trước khi chọn đường, bạn trai chọn đường rộng hơn để tô màu, bạn gái chọn đường hẹp hơn và tô màu.
- Đến phòng mạch bác sĩ rồi, bạn gái đi vào cửa rộng hơn, bạn trai đi vào cửa hẹp hơn nhé
* Hoạt động 3: Cùng khám bệnh
- Các bạn ơi! Hôm nay bệnh viện có nhiều người đi khám bệnh quá nên bác sĩ không kịp phân toa thuốc. Bây giờ chúng ta cúng giúp bác sĩ nhé
- Chia lớp thành ba nhóm. Mỗi nhóm có nhiệm vụ là chọn toa thuốc hẹp để lên kệ màu xanh và toa thuốc rộng hơn để lên kệ màu đỏ. Thời gian dành cho các bạn là 1 bài hát nhóm nào thực hiện nhanh và đúng đội đó thắng cuộc
* Kết thúc: Trẻ nghỉ ngơi nhẹ nhàng
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ quan sát trên máy.
-Trẻ chia nhóm bạn trai và bạn gái.
- Trẻ lắng nghe cô hướng dẫn cách thực hiện.
- Trẻ thực hiện yêu cầu chơi
Nhận xét tiết dạy:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ năm, ngày 10 tháng 11 năm 2016
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Đề tài : TRUYỆN “ BÁC SĨ CHIM ”
I. YÊU CẦU
1. Nhận thức:
- Trẻ hiểu được nội dung của câu chuyện.
- Thông qua câu chuyện, trẻ ý thức được việc cần phải đánh răng thường xuyên và thường siêng tắm rửa. Đồng thời trẻ biết giữ vệ sinh sạch sẽ cho bản thân..
2. Kỹ năng:
- Trẻ dùng ngôn ngữ của mình để trả lời câu hỏi theo nội dung truyện.
- Thông qua bài dạy giúp trẻ biết kể lại câu chuyện một cách rõ ràng biểu cảm
- Tiếp tục phát triển tư duy, ghi nhớ, chú ý có chủ đích cho trẻ
- Trẻ biết trả lời to rõ, mạch lạc, tròn câu.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ tình cảm yêu quý nghề bác sĩ.
II. CHUẨN BỊ:
- Hình ảnh minh họa nội dung câu chuyện.
- Tranh nội dung câu chuyện, bảng, vạch..
- Nhạc bài hát “ Em làm bác sĩ”.
III. TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
* Hoạt động gây hứng thú
- Cho trẻ hát: “ Em làm bác sỹ ”.
- Chúng ta vừa hát bài hát gì?
- Vậy Bác sĩ làm những công việc gì?
- Cô cũng có 1 câu chuyện nói về bác sĩ. Đó là câu chuyện “ Bác sĩ chim” Bây giờ các bạn cùng lắng cô kễ câu chuyện nhé
* Hoạt động 1: Kể chuyện bé nghe
- Cô kể lần 1: Diễn cảm, biểu lộ cảm xúc qua nét mặt, cử chỉ.
- Cô kể diễn cảm lần 2 kết hợp tranh ảnh.
- Hỏi trẻ: Nội dung câu chuyện nói về điều gì?
“ Câu chuyện nói về 1 về: Những chú chim nhỏ mở 1 bệnh viên từ thiện chữa bệnh cho các con vật. Trâu, Tê giác, Cá sấu đến khám và được các bác sỹ: Cò, Chim bắt ve và Sáo chữa cho khỏi bệnh nên rất vui...”
* Hoạt động 2: Bé cùng tìm hiểu.
- Các con vừa nghe cô kể câu chuyện gì?
- Câu chuyện có những nhân vật nào?
- Những con chim nhỏ quyết định mở một bện viên để làm gì?
- Bệnh nhân đầu tiên là anh Trâu. Trâu kể bệnh gì các con?
- Bác sĩ Cò đã làm gì? Và dặn như thế nào?
- Anh Tê Giác bị ngứa ngáy khó chịu và Bác sĩ chim Bắt Ve khám và dăn như thế nào?
- Một lát sau, Cá Sấu đến gặp bác sĩ Chim sáo để làm gì? Chim Sáo đã khám như thế nào?
- Sau khi được khám và chữa trị ở bệnh viện bác sĩ Chim, Trâu, Tê Giác và cá Sấu đã thế nào?
* Giáo dục Nghề bác sĩ là nghề cao quý, bác sĩ chữa bệnh giúp mọi người. Vì vậy các bạn phải yêu quý tôn trọng bác sĩ nha.
* Hoạt động 3: Gắn tranh theo nội dung câu chuyện
- Cách chơi: Cô chia trẻ thành 2 đội. Khi nghe hiệu lệnh bạn đứng đầu hàng chạy lên lấy tranh gắn lên bảng, sau đó chạy về chạm nhẹ vào tay bạn sao cho gắn đủ theo trình tự nội dung câu chuyện.
- Luật chơi: Mỗi bạn chỉ được lấy 1 tranh và đội nào gắn đúng đử theo trình tự nội dung câu chuyện và kể được nội dung câu chuyện đội đó sẽ thắng.
trên nền nhạc bài “ Thật đáng yêu”
- Kết thúc cho trẻ đi về sinh chuẩn bị hoạt động góc
- Trẻ hát
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe cô kể chuyện
- Trẻ nghe cô kể và xem hình ảnh trên máy.
- Trẻ trả lời theo ý tưởng
- Trẻ lắng nghe cô giảng nội dung.
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ thực hiện.
Nhận xét tiết dạy:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ sáu, ngày 11 tháng 11 năm 2016
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG
PHÁT TRIỂN THẪM MỸ
Đề tài : THẬT ĐÁNG YÊU
Nghe hát : Em làm b
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUẦN 10 - Bác sĩ.doc