I.YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết đặc điểm và gọi được tên một số dụng cụ và nguyên vật liệu của các chú công nhân xây dựng.
- Trẻ biết được nôi làm việc và công việc của các chú công nhân.
2. Kỷ năng:
- Rèn cho trẻ kỷ năng nói mạch lạc.
- Kích thích khả năng sáng tạo của trẻ qua các hoạt động .
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết yêu quí các chú công nhân xây dựng và bảo vệ các công trình do các chú công nhân làm ra.
II.Chuẩn bị:
- Hình ảnh các chú công nhân và các nguyên vật liệu, các dụng cụ của nghề xây dựng,.
20 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 7371 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm - Tuần 11 - Chủ đề nhánh: Bé yêu các chú công nhân xây dựng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cầu : Trẻ biết được các công trình đó là do các chú công nhân tạo ra.
- Trẻ biết được tên các công trình đó.
*Trò chơi vận động: Cướp cờ
-Yêu cầu: trẻ biết cách chơi và luật chơi.
- Cho trẻ chơi tự do
Các chú công nhân làm những công việc gì?
*Quan sát :
Tranh các chú công nhân đang làm việc.
- Chuẩn bị: Tranh cho trẻ quan sát
* Yêu cầu :
+Trẻ biết được các chú công nhân đó làm việc ở đâu.
+Trẻ biết các chú công nhân làm những công việc gì?.
* Trò chơi vận động: Trồng nụ trồng hoa
-Yêu cầu: trẻ biết cách chơi và luật chơi.
- Cho trẻ chơi tự do
Các chú công nhân làm việc ở đâu.
* Quan sát : Cô cho trẻ quan sát hình ảnh các chú công nhân làm việc ngoài công trường, ngoài đường phố,...
- Chuẩn bị: Tranh cho trẻ quan sát
* Yêu cầu :
+ Trẻ biết được những nơi làm việc của các chú công nhân.
* Trò chơi vận động: Kéo cưa lừa xẻ.
Kế hoạch hoạt động chung
8h40
->9h10
THỂ DỤC
- VĐCB: Bật xa 35 – 40 cm
TẠO HÌNH
- Dán cái thang cho chú công nhân.
KPXH
- Trò chuyện các chú công nhân xây dựng.
LQVT
- Nhận biết hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật
LQVH
Thơ: Bé làm bao nhiêu nghề”.
ÂM NHẠC
- Hát: “Cháu yêu cô chú công nhân”
- Vận động: vỗ tay theo lời ca
- TC:Ai nhanh nhất
- NH: Cháu yêu cô thợ dệt.
Kế hoạch hoạt động góc
9h20-> 10h10
*Góc xây dựng: Xây ngôi nhà bé.
*Góc phân vai: Cửa hàng vật liệu xây dựng.
*Góc nghệ thuật: Vẽ tô màu hình các loại dụng cụ của nghề thợ xây thành bộ sưu tập.
*Góc học tập: Chơi đô mi nô.
*Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây cảnh.
Hoạt động chiều
15h30
->17h30
- Ôn kỹ năng: “Bật xa 35 – 40 cm”.
- Làm quen: “Trò chuyện về các chú công nhân xây dựng.”
- Nhận xét, tuyên dương.
- Cho trẻ cắm cờ.
- Vệ sinh trả trẻ
- Ôn:“ Nhận biết hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật.”
- LQ: “Nhận biết hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật”.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Cho trẻ cắm cờ.
- Vệ sinh trả trẻ
- Ôn: “Nhận biết hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật”.
- Làm quen “Thơ: Bé làm bao nhiêu nghề”.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Vệ sinh trả trẻ.
- Ôn : Thơ: Bé làm bao nhiêu nghề”
- LQ: Hát: “Cháu yêu cô chú công nhân”
- Nhận xét, tuyên dương.
- Cho trẻ cắm cờ.
- Vệ sinh trả trẻ
- Ôn các bài thơ, bài hát đã học trong tuần.
- Nhận xét nêu gương cuối tuần.
- Vệ sinh trả trẻ
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC
Chủ đề nhánh: BÉ YÊU CHÚ CÔNG NHÂN XÂY DỰNG.
Thời gian: Từ ngày 14/11-18/11-2016
I /YÊU CẦU CHUNG :
- Trẻ biết thể hiện vai chơi qua các trò chơi
- Biết cất dọn đồ chơi ngăn nắp gọn gàng sau khi chơi
- Trẻ tự nguyện chọn góc chơi phù hợp với chủ đề.
- Biết thể hiện vai chơi và hành động chơi phù hợp.
- Trẻ biết sử dụng đồ chơi, không tranh giành đồ chơi với bạn.
- Giáo dục trẻ tính đoàn kết, phối hợp với bạn trong quá trình chơi.
1. Góc phân vai: Cửa hàng vật liệu xây dựng.
- Trẻ biết chơi theo nhóm và phối hợp các hành động chơi trong nhóm nhịp nhàng
- Biết phân vai chơi, thỏa thuận nội dung chơi.
2. Góc xây dựng: Xây ngôi nhà bé.
- Trẻ biết sử dụng đồ dùng đồ chơi một cách sáng tạo.
- Biết dùng nguyên vật liệu phong phú khác nhau để xây dựng.
- Hình thành cho trẻ tính phối hợp, tinh thần làm việc nghiêm túc.
3. Góc học tập: Chơi đôminô.
- Trẻ biết một số dụng cụ của nghề thợ xây.
- Phát triển óc quan sát, khả năng phán đoán của trẻ
4. Góc nghệ thuật: Vẽ tô màu một số dụng cụ của nghề xây dựng thành bộ sưu tập.
- Trẻ biết vẽ một số dụng cụ của nghề thợ xây.
- Biết lấy và cất đồ dùng đúng nơi qui định.
- Bước đầu hình thành cho trẻ tình cảm về cái đẹp, biết yêu cái đẹp.
5. Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây cảnh
- Các cháu thích chơi với nước từ chai này sang chai khác không làm nước ướt quần áo
- Trẻ biết tưới cây, cắt lá vàng
II./ CHUẨN BỊ:
1. Góc phân vai: Cửa hàng vật liệu xây dựng.
- Một số đồ dùng, đồ chơi cho trò chơi “ bán hàng”: Bán một số loại dụng cụ của nghề xây dựng.
2. Góc xây dựng: Xây ngôi nhà bé
- Gạch, cây xanh, cỏ, hoa có số lượng nhiều,
- Hàng rào, nhà cao tầng,...
3. Góc học tập: Chơi đôminô.
- Các loại lô tô, đồ chơi đôminô do cô và cháu cùng làm
- Tranh ảnh về các dụng cụ của nghề thợ xây.
4. Góc nghệ thuật: Vẽ tô màu một số dụng cụ của nghề xây dựng thành bộ sưu tập.
- Giấy vẽ, bút màu,..
- Giấy màu, hột hạt,
5. Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây cảnh
- Nước và dụng cụ đựng nước như chai nhựa, bình tưới cây, ca múc nước
- Tạp dề, khăn lau
- Cây cảnh, bồn hoa
III / HƯỚNG DẪN:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
ĐỊNH HƯỚNG
HĐ CỦA TRẺ
* Ổn định, gây hứng thú:
Cả lớp hát một bài về chủ điểm.
- Sau giờ học đến giờ gì?
- Lớp chúng ta đang hoạt động ở chủ đề gì?
-Theo các con chúng ta nên tổ chức bao nhiêu góc chơi?
- Dự kiến tổ chức hoạt động góc cho trẻ:
* Hoạt động 1: Thỏa thuận trước khi chơi:
1. Góc phân vai: Cửa hàng vật liệu xây dựng.
- Theo con, góc đóng vai hôm nay con sẽ chơi gì?
- Cần có những vai chơi nào?
- Công việc của từng vai chơi?
- Thái độ vai chơi?
2. Góc xây dựng: Xây ngôi nhà bé
- Nhìn vào đồ chơi, hôm nay góc xây dựng sẽ chơi gì?
- Để xây được công trình cần có ai?
- Và các nguyên vật liệu gì?
- Con định xây như thế nào?
- Bạn nào có ý định xây thêm gì nữa?
- Những người trong công trình làm những việc gì?
- Để công trình hoàn thành đúng thời gian các công nhân làm việc ra sao?
3. Góc học tập: Chơi đôminô.
- Góc học tập con chơi gì?
- Các con dự định tổ chức chơi như thế nào?
- Cô đưa ra yêu cầu góc chơi.
4. Góc nghệ thuật: Vẽ tô màu một số dụng cụ của nghề xây dựng thành bộ sưu tập.
- Góc tạo hình con dự định chơi gì?
- Con sẽ chơi như thế nào?
5. Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây cảnh
- Góc thiên nhiên các con sẽ chơi trò chơi gì?
- Các con sẽ chơi như thế nào?
Ngay bây giờ mời tất cả các bạn hãy về nhóm chơi của mình.
* Cô cho trẻ về nhóm thảo luận và phân công vai chơi cụ thể của từng thành viên trong từng góc chơi
2. Quá trình chơi:
- Cho trẻ chơi, trẻ tự nhận vai chơi và thỏa thuận cách chơi với nhau trong nhóm.
- Cô theo dõi các góc chơi. Chú ý bao quát, gợi ý để trẻ nhập vai chơi. Cô nhập vai chơi để trò chuyện bằng ngôn ngữ trò chơi cùng trẻ. Dùng ngôn ngữ của vai chơi để gợi ý giúp trẻ phản ánh đúng hành động và thái độ của vai chơi.
- Cô chú ý xử lý tình huống xảy ra trong quá trình chơi, ví dụ:
+ Góc xây dựng: Khi góc mất trật tự, cô nhập vai và hỏi thăm khi nào công trình hoàn thành để bàn giao? Vậy chúng ta phải làm việc như thế nào?
+ Góc nghệ thuật: Nếu trẻ không tập trung thể hiện vai chơi thì cô đóng vai khách hỏi mua tranh, thu hút để trẻ hoàn thành những bức tranh.
+ Góc học tập: Khi trẻ chơi chưa đúng luật chơi cô vào cùng chơi với trẻ bạn ơi cho tôi chơi với nhé.
+ Góc đóng vai: Nhắc nhỡ trẻ trẻ còn nói chuyện nhiều khi cô giáo đang dạy học.
- Gợi ý để trẻ phát triển trò chơi theo ý tưởng sáng tạo của trẻ.
- Biết liên kết giữa các góc chơi.
- Trẻ sắp xếp đồ dùng, đồ chơi ngăn nắp.
3. Nhận xét sau khi chơi:
* Nhận xét hành động qua vai chơi:
- Cô gợi ý cho trẻ nhận xét các vai chơi trong nhóm.
- Cô đến từng góc chơi nhập vai chơi đàm thoại với trẻ về kết quả chơi, lưu ý trẻ cần bổ sung gì cho lần chơi sau.
* Nhận xét buổi chơi:
- Trẻ tập trung về một góc chơi tốt nhất.Dùng ngôn ngữ trò chơi nhận xét về cách chơi của trẻ, những gì cầm bổ sung cho lần chơi sau.
- Nhận xét cả lớp.
- Cho trẻ thu dọn đồ chơi.
- Nhắc trẻ vệ sinh sạch sẽ sau khi chơi để giữ vệ sinh cơ thể.
- Trẻ hát cùng cô.
- Giờ hoạt động góc.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- - Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ về nhóm thảo luận và tiến hành chơi
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ thực hiện
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Thứ hai , ngày 14 tháng 11 năm 2016
Đề tài : BẬT XA 35 – 40 CM
I .YÊU CẦU
1. Kiến thức:
- Trẻ biết cách bật xa 35 – 40cm
2. Kỹ năng:
- Tập cho trẻ kĩ năng bật xa.
- Giúp trẻ phát triển cơ tay, cơ chân, khả năng chú ý, tư duy..
- Giúp trẻ phát triển sự khéo léo, nhanh nhẹn, bền bỉ khi thực hiện các vận động và khi chơi.
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ tính đoàn kết, phối hợp cùng bạn khi chơi.
II .CHUẨN BỊ
- Vạch chuẩn.
- Bóng, đồ dùng của trẻ.
- Nhạc .
- Sân tập rộng, sạch sẽ và an toàn.
III.HƯỚNG DẪN
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
* Ổn định
- Hôm nay các chúng công nhân cùng tham gia hội thao nhé!.
* Hoạt động 1: Khởi động
- Cho trẻ đi theo đội hình vòng tròn bài “Thể dục buổi sáng”, kết hợp các kiểu: đi bằng mũi chân, gót chân, chạy nhanh, chạy chậm.
- Về đội hình 3 hàng ngang
* Hoạt động 2: Trọng động
a. Bài tập phát triển chung
+ Động tác hô hấp: Thổi nơ bay
+ Động tác tay vai 2: Đưa hai tay đưa ngang, lên cao. (2 lần 8 nhịp)
+ Động tác chân 2: Ngồi khụy gối. (4 lần 8 nhịp) ĐTNM
+ Động tác lưng bụng 1: đứng quay thân sang bên 900. (2 lần 8 nhịp)
+ Động tác bật 1: Bật tại chỗ. (2 lần 8 nhịp)
- Về đội hình 2 hàng ngang chuẩn bị bài tập: “Bật xa 35 – 40cm”
b. Vận động cơ bản
- Hôm nay cô sẽ giới thiệu với các bạn vận động “Bật xa 35 – 40cm” Chúng ta cùng đoán xem bạn nào có thể làm tốt bài tập này nhé!
- Để thực hiện được trước hết các bạn cùng quan sát cô làm mẫu.
- Cô làm mẫu lần 1.
- Cô làm mẫu lần 2 kết hợp phân tích:
+ Bật xa 35 – 40cm
TTCB : Đứng tự nhiên trước vạch chuẩn tạo đà , hai tay thả xuôi
TH: Khi có hiệu lệnh hai tay đưa ra phía trước lăng nhẹ xuống dưới, ra sau để lấy đà, đồng thời gối hơi khuỵu, thân người hơi ngã trước để chuẩn bị nhún bật. Đạp đất mạnh bằng nữa bàn chân trên về phía, trước tay đưa trước, chân chạm đất nhẹ bằng đầu bàn chân, gối hơi khuỵu
* Trẻ thực hiện:
- Chia trẻ đứng thành 2 hàng dọc đối diện với nhau, thực hiện lần lượt cho đến hết lớp (2 lần).
- Cho trẻ đứng thành 4 hàng dọc và thi đua giữa 4 đội.
- Cô bao quát kết hợp với sửa sai, động viên khuyến khích trẻ thực hiện tốt động tác.
* Củng cố: Cô hỏi lại tên bài tập. Mời 2 trẻ khá nhất thực hiện lại động tác cho cả lớp cùng xem.
c. Trò chơi “Ai giữ bóng giỏi”.
Để thưởng cho lớp mình vận động giỏi bây giờ cô sẽ cho lớp mình chơi một trò chơi , trò chơi “ Ai giữ bóng giỏi”.
- Cách chơi :Cô sẽ chia lớp mình thành 2 đội và cô có chuẩn bị cho mỗi đội rất nhiều bóng, nhiệm vụ của từng thành viên trong đội sẽ bò lượn vòng dích dắc qua các chướng ngại vật. Sau đó trẻ chạy đến sọt lấy bóng và kẹp bóng ở giữa hai chân, bật về bỏ bóng vào sọt đựng bóng, chạy về xếp cuối hàng.
- Luật chơi:
+ Trẻ bò trước bò qua được nửa số chướng ngại vật thì trẻ sau bắt đầu xuất phát, không chờ hiệu lệnh của cô.
- Số lần chơi tùy theo hứng thú của trẻ.
* Hoạt động 3: Hồi tỉnh
- Cho trẻ đi lại hít thở nhẹ nhàng thả lỏng tay chân
* Kết thúc: nhận xét và tuyên dương
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện
- Trẻ quan sát
Trẻ thực hiện
Trẻ thực hiện
Trẻ thực hiện
Nhận xét tiết dạy:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG
PHÁT TRIỂN THẪM MỸ
Thứ hai, ngày 14 tháng 11 năm 2016
Đề tài : Dán cái thang cho chú công nhân
I.YÊU CẦU :
1/Kiến thức:
- Trẻ biết dán cái thang theo hướng dẫn của cô
2/ Kỹ năng :
- Luyện kỹ năng khéo léo của đôi bàn tay để dán được những sản phẩm đẹp
3/ Thái độ
- Trẻ biết yêu quý và giữ gìn sản phẩm của mình
- Biết sắp xếp bố cục hợp lý.
- Trẻ biết yêu quý cái đẹp, biết tạo ra cái đẹp, biết giữ gìn sản phẩm mình và bạn
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh mẫu của cô.
- Tập tạo hình, giấy màu
- Nhạc không lời
- Góc trưng bài sản phẩm
- Bàn ghế.
III. HƯỚNG DẪN :
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
DỰ KIẾN HOẠT ĐỘNG
CỦA TRẺ
* Hoạt động gây hứng thú:
- Cho trẻ hát bài hát: “ cháu yêu cô chú công nhân”.
- Cô vừa cho các con hát bài hát gì? Bài hát nhắc đến đều gì?
- Vậy các bạn có biết dụng cụ của các chú công nhân là gì không?
Hôm nay các bạn có muốn giúp công dán chiếc thang để giúp chú công nhân hơn làm việc tôt hơn không?
* Hoạt động 1: Bé cùng quan sát.
* Cô cho trẻ xem hình ảnh cái thang:
+ Các bạn nhìn xem cô có hình ảnh gì đây ?
+ Cái thang có đặc điểm gì?
-> Đây là hình ảnh cái thang, có nhiều bậc thang.
* Quan sát tranh mẫu.
- Cô cho trẻ quan sát tranh mẫu cái thang mà cô đã dán.
- Cho trẻ nhận xét về màu sắc, hình dáng của cái thang.
- Để dán được cái thang này cô làm cách nào?
+ Đầu tiên cô chọn cái thang có màu sắc theo ý thích, sau đó cô sẽ dùng ngón tay trỏ của bàn tay phải, bôi một lượng hồ vừa phải vào mặt trái của chiếc thang, sau đó dán lên giấy sao cho đẹp.
* Quan sát cô làm mẫu.
- Cô thực hiện : vừa làm vừa giải thích
- Trước khi dán các con phải ngồi như thế nào?
- Cô đã dán xong rồi các con thấy thế nào?
- Cô mời cả lớp cùng thực hiện với cô.
* Hoạt động 2 : Bé khéo tay không nào?
*Trẻ thực hiện
* Hỏi ý định của trẻ.
- Theo các con, các con sẽ dán cái thang như thế nào?
+ Cô hướng dẫn trẻ cách dán cho phù hợp. (Cô bao quát, gợi cho trẻ còn còn chưa biết vẽ).
+ Cô quan sát, gợi ý hướng dẫn trẻ thực hiện các thao tác dán.
+ Củng cố cho trẻ kỹ năng sắp xếp các hình cho hợp lí.
+ Trao đổi về ý tưởng của trẻ khi thực hiện .
- Cô động viên trẻ vẽ cho thật đẹp và hoàn thành sản phẩm nhanh
* Hoạt động 3 : Bức tranh nào đẹp.
Cô cho trẻ trưng bày sản phẩm.
- Bây giờ lớp mình cùng lên trưng bày bài sản phẩm của mình nào.( Gọi 1-2 đặt tên bức tranh của mình)
- Các con quan sát xem thích bức tranh nào nhất?
- Vì sao con lại thích bức tranh này nhất?
- Mời tác giả lên giới thiệu bài của mình?
- Cô nhận xét bài của trẻ: nhận xét riêng
* Kết thúc: Cho trẻ đi vệ sinh chuẩn bị hoạt động góc
- Trẻ thực hiện và trả lời câu hỏi.
- Trẻ quan sát và trả lời câu hỏi.
- Trẻ quan sát và trả lời câu hỏi.
- Cô cho trẻ thực hiện.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ nhận xét sản phẩm.
- Trẻ thực hiện.
Nhận xét tiết dạy:
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Thứ ba, ngày 15 tháng 11 năm 2016
Đề tài : Trò chuyện về các chú công nhân xây dựng
I.YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết đặc điểm và gọi được tên một số dụng cụ và nguyên vật liệu của các chú công nhân xây dựng.
- Trẻ biết được nôi làm việc và công việc của các chú công nhân.
2. Kỷ năng:
- Rèn cho trẻ kỷ năng nói mạch lạc.
- Kích thích khả năng sáng tạo của trẻ qua các hoạt động .
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết yêu quí các chú công nhân xây dựng và bảo vệ các công trình do các chú công nhân làm ra.
II.Chuẩn bị:
- Hình ảnh các chú công nhân và các nguyên vật liệu, các dụng cụ của nghề xây dựng,..
- Chướng ngại vật.
III. HƯỚNG DẪN:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
DỰ KIẾN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
* Ổn định, gây hứng thú
Cô trẻ đọc thơ “Em làm thợ xây”.
Cô gợi hỏi trẻ:
- Bài thơ nói về nghề gì?
- Bé làm những công việc gì?
- Vậy hôm nay cô mời các bạn cùng tìm hiểu về các chú công nhân xây dựng nhé!
* Hoạt động 1: Bé cùng tìm hiểu
* Quan sát và trò chuyện về các chú công nhân:
- Cô cho trẻ xem hình ảnh về chú công nhân xây dựng và trò chuyện về công việc của chú )
- Các bạn quan sát xem các chú công nhân mặc trang phục như thế nào?
- Các bạn thường thấy các chú công nhân làm việc ở đâu? Và làm những công việc gì?
* Dụng cụ của chú công nhân xây dựng
- Các chú công nhân dùng dụng cụ gì để xây?( Cho trẻ xem hình ảnh bay, xẻng, ....)
* Vật liệu chú công nhân dùng để xây
- Vậy các bạn có biết các chú công nhân dùng nhữngvật liệu gì để xây nên những công trình không?
- (Cho trẻ xem hình ảnh gạch, cát, đá, xi măng,....)
* Công trình của các chú công nhân xây dựng
- Các chú công nhân xây nên những công trình gì?
- Giới thiệu cho trẻ các công trình của các chú công nhân xây dựng (nhà ở, cầu, đường, trường học,....)
=> Cô tóm lại, các chú công nhân mặc bảo hộ lao động, mang ủng và đội chiếc nón bảo hộ để đi làm, các chú công nhân xây dựng làm việc ở công trường. Dụng cụ làm việc của các chú công nhân là xẻng, bay, bàn là, máy trộn bê tông. Các chú công nhân xây dựng tạo ra rất nhiều công trình, như: nhà ở, cầu, đường, trường học,....
* Giáo dục:
- Để an toàn khi thi công các chú thợ xây phải làm gì?
- Những công trình của chú làm ra sạch đẹp, bền vững khi sử dụng mọi người phải làm gì?
- Cô tóm ý giáo dục trẻ phải biết yêu quí cô chú công nhân xây dựng và biết giữ gìn công trình của chú làm ra.
* Hoạt động 2:Trò chơi “ Bé nào thông minh”
- Cách chơi: Cô chuẩn bị một số các dụng cụ làm việc của các ngành nghề khác nhau. Nhiệm vụ của các bạn là phải tìm và chọn đúng dụng cụ của nghề thợ xây theo yêu cầu .
- Luật chơi: Bạn nào chọn sai sẽ nhảy lò cò 1 vòng.
- Cô cho trẻ thực hiện trò chơi.
- Cô nhận xét.
* Hoạt động 3: Trò chơi “Chung sức”.
- Cách chơi: Cô chia lớp mình thành 3 đội, mỗi đội một rổ đồ dùng có chứa các hình ảnh của các ngành nghề khác nhau. Nhiệm vụ của từng thành viên trong đội là phải lần lượt từng bạn đi dích dắc qua chướng ngại vật và mang về cho đội mình một hình ảnh liên quan đến nghề thợ xây,
- Luật chơi: Trong thời gian 1 bài hát nếu đội nào tìm được nhiều hình ảnh nhất sẽ là đội thắng cuộc.
- Cho trẻ thực hiện.
- Nhận xét kết quả qua các lần chơi.
*Kết thúc
- Trẻ vệ sinh, nghỉ ngơi nhẹ nhàng
-Trẻ hát
-Trẻ trả lời
-
-Trẻ trả lời .
-Trẻ trả lời tự do.
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe và trả lời.
- Trẻ lắng nghe và trả lời.
- Trẻ lắng nghe và thực hiện.
- Trẻ lắng nghe và thực hiện.
Nhận xét tiết dạy:
.
KÊ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Thứ tư, ngày 16 tháng 11 năm 2016
Đề tài : Nhận biết hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật.
I.YÊU CẦU :
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật.
- Nhận biết được các hình qua đường bao quanh của chúng.
- Trẻ biết được đặc điểm của các hình.
2. Kỹ năng:
- Luyện kỹ so sánh sự giống và khác nhau các hình.
- Rèn cho trẻ tính mạnh dạn, tự tin, kỹ năng trả lời các câu hỏi.
3. Thái độ.
- Trẻ biết lắng nghe, chú ý và biết nhường nhịn nhau khi chơi
- Trẻ ngoan, có ý thức học và thích học môn toán.
II. CHUẨN BỊ :
- Một số hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật.
- Giáo án điện tử.
III. HƯỚNG DẪN :
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
* Ổn định gây hứng thú:
- Hôm nay cô có món quà muốn tặng lớp chúng mình, các bạn nhìn xem đây là món quà gì nhé !
- Cho trẻ xem quà.
Hoạt động 1: Bé cùng nhận biết
* Nhận biết hình tròn:
Các bạn ơi, món quà đầu tiên cô muốn tặng cho các bạn là một khung hình của các chú công nhân đang làm việc ở ngoài công trường. Cô đố các bạn khung hình này có dạng hình gì?(Khung hình có dạng hình tròn).
- Hình tròn có màu gì?
- Các con hãy nhìn xem cô lăn hình tròn thử xem có hình tròn có lăn được không nhé.
- Hình tròn có lăn được không các bạn?
- Vì sao nó lăn được?
=> Cô tóm lại, hình tròn có màu vàng, không có cạnh không có góc, hình tròn lăn được.
* Nhận biết hình vuông:
- Các bạn nhìn xem cô tặng cho các bạn quà gì nhé!
- Đây là hình nhà cao tầng do các chú công nhân xây dựng đã xây nên được đóng trong một khung hình rất đẹp, vậy cô đó các bạn khung hình có dạng hình gì?(Khung hình có dạng hình vuông).
- À, đúng rồi đó là hình vuông, các bạn có nhận xét gì về hình vuông?
- Hình vuông có màu gì?
- Cả lớp cùng cô đếm thử xem hình vuông có bao nhiêu cạnh? (Hình vuông có 4 cạnh)
- Các cạnh của hình vuông như thế nào với nhau? (Bằng nhau)
- Hình vuông có bao nhiêu góc nhé.(Hình vuông có 4 góc).
- Các bạn đoán xem hình vuông có lăn được không?
- Hình vuông lăn không được, vì sao nó lăn không được?(Vì nó có cạnh có góc).
=> Cô tóm lại, hình vuông có màu đỏ, có 4 cạnh và 4 góc, hình vuông không lăn được.
* Nhận biết hình chữ nhật:
- Món quà cô tặng tiếp theo cho các bạn đó là 1 bức hình các chú công nhân đang xây nhà, các bạn có nhận xét gì về khung hình này? Khung hình có dạng hình gì?(Đây là khung hình có dạng hình chữ nhật)
- À đây là hình chữ nhật, vậy bạn nào có nhận xét gì về hình chữ nhật?
- Hình chữ nhật có màu gì các bạn?
- Hình chữ nhật có bao nhiêu cạnh? (Có 4 cạnh)
- Các cạnh của hình chữ nhật như thế nào với nhau? (Không bằng nhau, có 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau)
- Hình chữ nhật bao nhiêu góc?( Có 4 góc).
- Hình chữ nhật có lăn được không? Vì sao nó lăn không được?
=> Cô tóm lại, hình chữ nhật có màu xanh, có 4 cạnh và 4 góc, hình chữ nhật không lăn được.
* Hoạt động 2: so sánh
* So sánh hình vuông, hình chữ nhật:
- Giống nhau: Đều là một dạng hình học, không lăn được.
Đều có 4 cạnh và 4 góc.
- Khác nhau:
Hình vuông
Hình chữ nhật
- Hình vuông có màu đỏ.
- Hình vuông có 4 cạnh bằng nhau
- Hình chữ nhật có màu xanh.
- Hình chữ nhật có 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau
* Hoạt động 3:
a. Trò chơi tĩnh “Ai nhanh hơn”.
- Cách chơi: Cô chia lớp mình thành 4 đội, Và có chuẩn bị cho mỗi đội 1 rổ đồ dùng có chứa các que tính, nhiệm vụ của mỗi đội là phải dùng những que tính đó xếp thành các hình, như: Hình vuông, hình chữ nhật.
- Luật chơi: Nếu trong thời gian một bài hát nếu đội nào xếp hình đúng, nhanh nhất, nhiều nhất sẽ là đội thắng cuộc.
- Cho trẻ thực hiện.
- Nhận xét tuyên dương.
b. Trò chơi động “ghép tranh từ hình học”.
- Cách chơi: Cô chia lớp mình thành 2 đội, mỗi đội 1 hộp đồ dùng có chứa nhiều hình khác nhau. Nhiệm vụ của các thành viên trong mỗi đội là sẽ lần lượt lên và chọn 1 hình để xếp thành các hình ảnh mà cô cho sẳn.
- Luật chơi: Trong thời gian1 bài hát nếu đội nào xếp hoàn thành hình ảnh mà cô đưa ra thì là đội thắng cuộc.
- Cho trẻ thực hiện.
- Nhận xét tuyên dương.
* Kết thúc: Cho trẻ ra ngoài dạo chơi.
- Trẻ chú ý lắng nghe và trả lời câu hỏi.
- Trẻ chú ý quan sát và trả lời câu hỏi của cô.
- Trẻ quan sát và trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe và trả lời câu hỏi.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
Nhận xét tiết dạy:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Thứ năm, ngày 17 tháng 11 năm 2016
Đề tài: Thơ “Bé làm bao nhiêu nghề”
I . YÊU CẦU.
1. Kiến thức:
- Trẻ thuộc bài thơ. Tên tác giả
- Cảm nhận âm điệu êm dịu nhẹ nhàng của bài thơ
- Cảm nhận được tình cảm giữa cô và bé trong bài thơ.
2. Kỹ năng:
-Trẻ đọc mạch lạc, biểu cảm thể hiện bài thơ
- Trẻ trả lời đủ câu, rõ ràng
- Phát triển ngôn ngữ:
3. Thái độ.
- Trẻ yêu quý ngôi nhà của mình
- Giáo dục trẻ biết yêu quý cô giáo của mình
II. CHUẨN BỊ :
- Hình ảnh minh họa bài thơ:
- Tranh chơi trò chơi:
- Nhạc bài : “ Cô giáo em ”
III. HƯỚNG DẪN :
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
* Hoạt động gây hứng thú
Hát “Cháu yêu cô chú công nhân”
- Các bạn vừa hát bài hát gì?
* Hoạt động 1: Cô đọc thơ
- Cô cũng biết một bài thơ của nhà thơ Yên Thao nói về những trò chơi mà hằng ngày các con được chơi ở lớp đấy đó là bài thơ: Bé làm bao nhiêu nghề mà hôm nay cô muốn dạy lớp mình
- Cô đọc diễn cảm lần 1
- Cô đọc thơ lần 2 kèm theo tranh ảnh minh họa.
- Bài thơ nói về điều gì?
-> Nội dung bài thơ nói về những trò chơi ở trường, bé được chơi bao nhiêu nghề thật vui. Chiều mẹ đón về bé lại là cái cún, là con yêu của mẹ.
* Hoạt động 2: Bé hiểu gì qua bài thơ
- Đàm thoại kết hợp cho tre xem tranh
+ Bài thơ có tên là gì ? Bài thơ do ai sáng tác?
+ Trong bài thơ bé được làm những nghề gì ?
+ Câu thơ nào thể hiện bé được làm những nghề đó ?
+ Chiều khi mẹ đón bé về, Khi đó bé lại là cái gì ?
+ Ước mơ của con lớn lên con thích làm nghề gì ?
=> Giáo dục: Giáo dục trẻ biết tầm quan trọng của các nghề trong xã hội. Từ đó biết yêu quý, tôn trọng các nghề.
* Hoạt động 3: Bé yêu đọc thơ
- Cô và các con cùng đọc lại bài thơ này nha.
- Cô cho cả lớp đọc thơ cùng cô.
- Mời nhóm bạn trai, bạn gái đọc.
- Mời 2,3 bạn đọc.
- Mời cá nhân trẻ đọc.
- Mời cả lớp đọc to nhỏ theo hiệu lệnh tay của cô.
* Hoạt động 4: Trò chơi: "Ai chọn nhanh"
- Cách chơi: Cô chia trẻ thành hai đội. Mỗi đội chọn 1 trẻ, khi nghe cô nói nghề nào thì trẻ chạy lên lấy tranh có nghề đó chạy về chổ và mời các bạn trong tổ của mình đọc to nội dung đoạn thơ có nghề đó.
- Luật chơi: Nếu đội nào chưa nghe hiệu lệnh của cô mà đã chọn tranh thì bức tranh đó không được tính.
- Trẻ chơi 2 lần
* Kết thúc :
- Trẻ vệ sinh và nghỉ ngơi nhẹ nhàng.
- Trẻ hát cùng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUAN 11 - chu cong nhan xay dung.doc