Giáo án mầm non lớp mầm - Tuần 16 - Chủ đề nhánh: Một số loại rau

I.Yêu cầu:

1.Kiến thức:

- Trẻ biết tên gọi, màu sắc một số loại rau củ quả

- Trẻ biết cách cầm bút vẽ, các đường nét, cách tô màu, phối màu hợp lí.

2.Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng vẽ, tô màu không bị lem ra ngoài.

- Rèn kỹ năng quan sát, nhận xét sản phẩm.

- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc.

3. Thái độ:

- Trẻ biết yêu quý cái đẹp, biết tạo ra cái đẹp, biết giữ gìn sản phẩm mình và bạn.

II.Chuẩn bị:

- Tranh mẫu

- Giấy vẽ, bút chì, bút màu.

- Nhạc

- Góc trưng bày sản phẩm

- Bàn ghế.

III. Tiến hành:

 

docx21 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 18576 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm - Tuần 16 - Chủ đề nhánh: Một số loại rau, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iễng chân, tay đưa ra trước - Động tác bật 2: Bật tách khép chân. * Hồi tĩnh: - Cho trẻ đi chậm, hít thở nhẹ nhàng. Hoạt động ngoài trời 8h - 8h30 Trò chuyện mở chủ đề - Cho trẻ dạo chơi xung quanh trường và trò chuyện bé đi đâu vào ngày cuối tuần. - Cho trẻ làm quen với vận động “ Bò dích dắc qua 5 điểm” * Trò chơi vận động: Kéo co. -Yêu cầu: trẻ biết cách chơi và luật chơi. - Cho trẻ chơi tự do Quan sát rau ăn lá. - Quan sát: rau muống, rau ngót. - Yêu cầu: Trẻ biết tên gọi, đặc điểm của rau muống, rau ngót. Tác dụng của chúng. - Chuẩn bị: Tranh, ảnh rau muống, rau ngót. - Giáo dục: trẻ phải biết giữ gìn sản phẩm của mình cẩn thận. * Trò chơi vận động: Bịt mắt bắt dê. -Yêu cầu: trẻ biết cách chơi và luật chơi. - Cho trẻ chơi tự do Quan sát rau ăn quả. - Quan sát: Bí đỏ, bí xanh. - Yêu cầu: Trẻ biết tên gọi, đặc điểm của quả bí đỏ, bí xanh. Tác dụng của chúng. - Chuẩn bị: Tranh, ảnh quả bí đỏ, quả bí xanh. - Giúp trẻ phát triển óc sáng tạo và sự khéo léo. Bò dích dắc qua 5 điểm - Giáo dục: Trẻ không xô đẩy bạn khi chơi * Trò chơi vận động: Kéo co. -Yêu cầu: trẻ biết cách chơi và luật chơi. - Cho trẻ chơi tự do Quan sát rau ăn củ. - Quan sát: Cà rốt, củ su hào. - Yêu cầu: Trẻ biết tên gọi, đặc điểm của củ cà rốt, củ su hào. Tác dụng của chúng. - Phát triển ghi nhớ có chủ định, rèn luyện sự khéo léo nhanh nhẹn. -Chuẩn bị: Tranh, ảnh củ cà rốt, củ su hào. - Giáo dục: Cháu biết cách chơi an toàn và biết bảo quản đồ chơi. * Trò chơi vận động: Bịt mắt bắt dê. -Yêu cầu: trẻ biết cách chơi và luật chơi. - Cho trẻ chơi tự do Ăn rau nhiều có lợi gì cho cơ thể. - Quan sát hình ảnh những loại rau. - Trẻ biết cơ thể cần ăn nhiều rau giúp cho cơ thể có nhiều chất dinh dưỡng, nhiều chất vitamin... - Trẻ hát bài hát bầu và bí * Trò chơi vận động: Kéo co. -Yêu cầu: trẻ biết cách chơi và luật chơi. Kế hoạch hoạt động chung 8h40 - 9h10 THỂ DỤC - VĐCB: Bò díc dắc qua 5 điểm TC: Truyền tin MTXQ -Bé tìm hiểu một số loại rau. TẠO HÌNH - Vẽ, tô màu rau, củ, qủa bé thích. LQVT - Ôn nhận biết hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật. VĂN HỌC Thơ: Bác bầu bác bí. ÂM NHẠC - Hát: Bầu và bí -VĐ: Vỗ đệm theo lời bài hát - NH: “Hò ba lý”. Hoạt động góc 9h20 - 10h10 *Góc xây dựng: Xây vườn nhà bé. *Góc phân vai: Nấu ăn –Cửa hàng rau - củ - quả. *Góc nghệ thuật:Tô tranh một số loại rau – củ – quả, nặn một số loại rau ăn củ . *Góc học tập: Xem tranh, làm album về các loại cây, rau, quả,.. *Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh. HOẠT ĐỘNG CHIỀU 15h30 - 17h30 - Ôn kỹ năng: “Bò díc dắc qua 5 điểm” - LQ: “Bé tìm hiểu một số loại rau” -Nhận xét, tuyên dương. - Vệ sinh trả trẻ. - Ôn: “Bé tìm hiểu một số loại rau” - LQ: “Ôn nhận biết hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật” -Nhận xét, tuyên dương. - Cấm cờ bé ngoan. - Vệ sinh trả trẻ. - Ôn: “Ôn nhận biết hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật” - LQ: Thơ “Bác bầu bác bí” - Nhận xét, tuyên dương. - Cấm cờ bé ngoan. - Vệ sinh trả trẻ. - Ôn: nội dung thơ “Bác bầu bác bí” - Làm quen bài hát mới “ Bầu và bí ” -Nhận xét, tuyên dương. - Cấm cờ bé ngoan. - Vệ sinh trả trẻ. - Ôn thơ, bài hát đã học trong tuần. -Nhận xét cuối tuần. - Cấm cờ bé ngoan. - Vệ sinh trả trẻ.. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC Chủ đề nhánh: MỘT SỐ LOẠI RAU Thời gian: 19/12-23/12/2016 I. YÊU CẦU: - Phát triển khả năng tư duy của trẻ, khả năng sử dụng ngôn ngữ trò chơi, khả năng giao tiếp và phát triển vốn từ. - Trẻ biết thể hiện vai chơi và hành động chơi qua các trò chơi. - Trẻ biết sử dụng đồ chơi và cất dọn đồ chơi ngăn nắp gọn gàng sau khi chơi. - Trẻ tự nguyện chọn góc chơi phù hợp với chủ đề “Thực vật và bé ”. - Thái độ trẻ tính đoàn kết, phối hợp với bạn trong quá trình chơi. 1. Góc phân vai: Nấu ăn –Cửa hàng rau – củ – quả. * Nhóm cửa hàng rau – củ – quả. - Người bán hàng: Thái độ vui vẻ, ân cần chào hàng, giới thiệu hàng và cám ơn khách mua hàng. - Người mua hàng: Lựa chọn đúng món hàng mình muốn mua, trả tiền khi mua hàng. * Nhóm nấu ăn: - Trẻ biết sắp xếp dụng cụ trong bếp. - Trẻ biết nấu các món ăn. 2. Góc xây dựng: Xây vườn nhà bé. - Cháu thể hiện các vai chơi chủ công trình, các chú thợ xây. - Biết cách bố trí hợp lí các công trình trong khu trường hợp lý. - Qua buổi chơi giáo dục cho cháu lòng yêu lao động, sự sẽ chia, thái độ yêu quý thiên nhiên, sự cộng tác của các thành viên trong nhóm chơi để tạo lên công trình đẹp. 3. Góc nghệ thuật:Tô tranh một số loại rau – củ – quả, nặn một số loại rau ăn củ. - Trẻ biết dùng kỹ năng đã học về nặn – tô màu rau-củ-quả. - Phát triển óc sáng tạo của trẻ, trẻ biết phối hợp tạo ra sản phẩm đẹp. - Trẻ biết giữ gìn vệ sinh khi nặn – tô màu rau-củ-quả. 4. Góc học tập: Xem tranh, làm album về các loại cây, rau, quả,.. - Trẻ biết làm album các loại cây, rau, quả. - Trẻ biết tên, đặc điểm của các loại rau-củ. 5. Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh. - Trẻ biết chăm sóc rau xanh : Tưới nước, bắt sâu... - Trẻ biết lấy đồ dùng để chơi - Biết làm vệ sinh sạch sẽ kệ để cây xanh. II. CHUẨN BỊ: 1. Góc phân vai: Nấu ăn –Cửa hàng rau – củ – quả. * Nhóm nấu ăn: - Đồ dùng, đồ chơi nấu ăn như : Nồi, bếp, bát, muỗng.... * Nhóm cửa hàng rau – củ – quả. - Bàn ghế, điện thoại, tiền. - Giang hàng bán các loại rau-củ. 2. Góc xây dựng: Xây vườn nhà bé. - Hàng rào, gạch các loại, ghế đá, hoa cỏ, cây xanh, - Đồ dùng-đồ chơi - Các loại rau-củ 3. Góc nghệ thuật: Tô tranh một số loại rau – củ – quả, nặn một số loại rau ăn củ. - Tranh về các loại rau, bút màu, giấy vẽ, đất nặn, bảng nặn, khăn. 4. Góc học tập: Xem tranh, làm album về các loại cây, rau, quả, .. - Tranh rau, quả, tranh lô tô về các loại rau. - Album. III. TIẾN HÀNH: Hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ * Gây hứng thú: - Cô và các bạn cùng hát bài : “Bầu và bí”. + Sau giờ học thì đến giờ gì ? + Hoạt động góc lớp mình có mấy góc chơi ? + Các con đang hoạt động ở chủ đề nào? + Với chủ đề “Thực vật quanh bé” các con thích chơi ở những góc nào? I/ Thỏa thuận trước khi chơi : 1.Góc phân vai: Nấu ăn – Cửa hàng rau – củ – quả. - Góc phân vai các con chơi gì? - Nấu ăn cần có những gì? - Các con sẽ nấu món ăn gì? - Nhóm chơi bán hàng cần những vai chơi nào? - Công việc của chủ cửa hàng là gì? - Các bạn nhỏ phải như thế nào khi đi mua hàng? - Cho trẻ về góc chơi 2. Góc xây dựng: Xây vườn nhà bé. - Ở góc xây dựng các con chơi gì ? - Để xây được công trình cần có những ai ? - Chủ công trình làm nhiệm vụ gì? Còn các chú công nhân xây dựng? - Khi xây dựng thì các chú công nhân làm việc như thế nào ? - Để công trình hoàn thành đúng thời gian quy định thì phải làm sao ? - Cho trẻ đăng ký chơi ở góc xây dựng. 3. Góc nghệ thuật: Tô tranh một số loại rau – củ – quả, nặn một số loại rau ăn củ. - Các con nghĩ mình sẽ chơi gì ở góc nghệ thuật? - Để thực hiện các con cần có những gì? - Khi chơi các con như thế nào? - Sau khi làm ra sản phẩm các con phải làm gì? 4. Góc học tập: Xem tranh, làm album về các loại cây, rau, quả,.. - Hôm nay góc học tập chơi gì? - Các con dự định chơi như thế nào? II/ Quá trình chơi: - Trẻ vào góc chơi mình đăng kí, từng nhóm thỏa thuận vai chơi và bầu trưởng nhóm. - Cô theo dõi các góc chơi. Chú ý bao quát, gợi ý để trẻ nhập vai chơi. Cô nhập vai chơi để trò chuyện bằng ngôn ngữ trò chơi cùng trẻ. Dùng ngôn ngữ của vai chơi để gợi ý giúp trẻ phản ánh đúng hành động và thái độ của vai chơi. - Cô chú ý xử lý tình huống xảy ra trong quá trình chơi. Vd: + Góc xây dựng: Công nhân không làm nhiệm vụ chủ công trình phân công mà làm việc của người khác Cô đến hỏi chủ công trình đã phân công ai xây khu vực này, bạn đã thực hiện xong nhiệm vụ của mình chưa? Có thể chủ công trình gọi bạn dó lại xây hoặc phân công một bạn khác + Góc học tập: trẻ ghép sai số lượng với nhóm đối tượng, cô gợi ý cho trẻ: con đếm xem có bao nhiêu đối tượng? Vậy con đã ghép đúng chưa?... + Góc phân vai: Trẻ quên sử dụng ngôn ngữ vai chơi, cô hỏi: chị bán gì? Mẹ đang làm gì?... - Gợi ý để trẻ phát triển trò chơi theo ý tưởng sáng tạo của trẻ. - Biết liên kết giữa các góc chơi. - Trẻ sắp xếp đồ dùng, đồ chơi ngăn nắp. III/ Nhận xét sau khi chơi: * Nhận xét hành động qua vai chơi: - Cô gợi ý cho trẻ trong nhóm nhận xét vai chơi, nhận xét thái độ và hành động của nhóm chơi. - Nhận xét công việc đã hoàn thành và chưa hoàn thành. - Khen trẻ chơi tốt, động viên trẻ chưa tích cực tham gia. * Nhận xét buổi chơi: - Trẻ tập trung về một góc chơi tốt nhất. Dùng ngôn ngữ trò chơi nhận xét về cách chơi của trẻ, những gì cầm bổ sung cho lần chơi sau. - Nhận xét cả lớp. - Cho trẻ thu dọn đồ chơi. - Nhắc trẻ vệ sinh sạch sẽ sau khi chơi để giữ vệ sinh cơ thể - Trẻ hát cùng cô. - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ nêu ý tưởng - Trẻ trả lời -Trẻ nêu ý tưởng - Trẻ trả lời -Trẻ nêu ý tưởng - Trẻ trả lời -Trẻ nêu ý tưởng -Trẻ thực hiện -Trẻ nhận xét - Trẻ lắng nghe. -Trẻ thực hiện KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT Thứ hai, ngày 19 tháng 12 năm 2016 Đề tài : BÒ DÍC DẮC QUA 5 ĐIỂM TCVĐ: Truyền tin I.Yêu cầu: 1.Kiến thức: - Trẻ thực hiện đúng, nhớ tên vận động bò díc dắc qua 5 điểm. - Trẻ thuộc các động tác của bài thể dục. 2.Kỹ năng: - Rèn kỹ năng bò theo đường díc dắc. - Rèn cho trẻ sự kết hợp khéo léo giữa tay, chân và mắt khi thực hiện vận động. - Phát triển khả năng chú ý và thực hiện bài thể dục theo nhạc. 3. Thái độ: - Thái độ trẻ ý thức nề nếp khi tham gia vào các hoạt động. - Thái độ trẻ thường xuyên tập thể dục và giữ vệ sinh cho cơ thể khỏe mạnh. II. Chuẩn bị: Nhạc 5 chậu rau Lô tô rau, củ, quả III. Tiến hành: Hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ * Hoạt động gây hứng thú. Nhìn xem! Nhìn xem! Cô có gì đây?(chậu rau) - Cô xếp 5 chậu rau ở những vị trí khác nhau như vậy để thực hiện vận động gì nào? - Đó là vận động bò díc dắc qua 5 điểm. Nhưng trước hết các con cùng cô thực hiện bài tập thể dục nhé! 1. Hoạt động 1: Khởi động - Cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp các kiểu đi: Trẻ đi thường – đi kiễng gót – đi thường – đi bằng gót chân – đi khom lưng - chạy chậm - chạy nhanh – đi thường. -Trẻ dàn thành 4 hàng ngang cách đều nhau. 2. Hoạt động 2: Bé thể hiện mình. a. Bài tập phát triển chung: + Hô hấp: Gà gáy ( 2 lần 8 nhịp) + Động tác tay vai 2: Đưa hai tay ra trước, gập trước ngực. (4 lần 8 nhịp) + Động tác chân 2: Đứng khụy gối, lưng thẳng, không kiễng chân, tay đưa ra trước( 4 lần 8 nhịp) ĐTNM + Động tác lưng bụng 2: Đứng xoay người sang 2 bên. (2 lần 8 nhịp) + Động tác bật 2: Bật tách khép chân. ( 2 lần 8 nhịp) .b.Vận động cơ bản: Bò díc dắc qua 5 điểm - Hôm nay cô sẽ dạy các con vận động mới đó là vận động "bò díc dắc qua 5 điểm". - Cô thực hiện mẫu lần 1 không phân tích. - Cô thực hiện mẫu lần 2 kết hợp phân tích. - TTCB: Qùy và chống bàn tay trước vạch chuẩn - TH: Khi có hiệu lệnh bò bằng bàn tay cẳng chân theo đường zíc zắc qua 5 điểm , khi bò đầu không cúi, mắt nhìn về phía trước , phối hợp tay chân nhịp nhàng. * Trẻ thực hiện: - Chia trẻ xếp thành 2 hàng dọc, thực hiện lần lượt cho đến hết lớp (2 lần). - Cho trẻ đứng thành 4 hàng dọc và thi đua giữa 4 đội. - Cô bao quát kết hợp với sửa sai, động viên khuyến khích trẻ thực hiện tốt động tác. c. Trò chơi “Truyền tin” - Các bạn thi đua rất giỏi. Bây giờ chúng ta cúng chơi 1 trò chơi nữa nhé - Cách chơi: Chia trẻ thành 2 đội, hai đội sẽ cử ra một đội trưởng, yêu cầu hai đội trưởng lên quan sát những loại rau ( xem có bao nhiêu loại rau và ghi nhớ).Khi có hiệu lệnh truyền thì đội trưởng nói cho bạn đứng sau mình và bạn đứng sau truyền những lời nói đó cho những bạn phía sau nữa, cứ truyền như vậy cho đến bạn cuối hàng, bạn cuối hàng chọn những loại rau và truyền tay cho từng thành viên trong hàng, truyền cho đến bạn đội trưởng, bạn đội trưởng mang lên bỏ vào sọt. - Luật chơi: Đội nào chọn đúng nhiều hơn đội đó thắng. - Khi chơi không chen lấn hay xô đẩy bạn. - Cho trẻ chơi 2-3 lần * Giáo dục: trẻ mạnh dạn cùng tham gia hoạt động với bạn để có sức khỏe tốt. 3. Hoạt động 3: Hồi tĩnh Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng, hít thở sâu. Trẻ lắng nghe Trẻ thực hiện Trẻ thực hiện Trẻ lắng nghe và quan sát Trẻ thực hiện Trẻ thực hiện Trẻ lắng nghe Trẻ thực hiện Nhận xét tiết dạy: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................ KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Thứ ba, ngày 20 tháng 12 năm 2016 Đề tài : BÉ TÌM HIỂU MỘT SỐ LOẠI RAU I. Yêu cầu: 1.Kiến thức: - Trẻ biết tên, đặc điểm của một số loại rau ( thân, rễ, lá, ..) - Trẻ biết được lợi ích của rau đối với đời sống con người: cung cấp chất dinh dưỡng, vitamin, xơ, .. - Trẻ biết rau sống cần: đất, nước, ánh sáng, không khí,.. 2.Kỹ năng: - Trẻ biết chia nhóm để chơi trò chơi. - Rèn kỹ năng trả lời tròn câu, đủ ý cho trẻ. - Phát triển khả năng ghi nhớ có chủ định. 3. Thái độ: - Trẻ biết yêu quý, chăm sóc cây – rau. II.Chuẩn bị: - Nhạc - Tranh lô tô III. Tiến hành: Hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Nhìn nhanh nói khẽ - Tổ chức cuộc thi: “Nhìn nhanh nói khẽ” - Lớp chia thành hai đội: Mỗi đội cử ra hai bạn lên xem tranh trên máy tính, khi xem xong hai bạn nói lại cho bạn đứng đầu hàng của đội mình nghe tất cả những loại rau mình đã nhìn thấy rồi các bạn truyền thông tin xuống bạn cuối hàng tất cả những thông tin mình nghe được từ bạn đầu tiên. Bạn đứng cuối sẽ chạy lên chọn ra những loại rau mình nghe được, nhóm nào chọn đúng nhiều loại rau trùng khớp sẽ thắng cuộc. 2. Hoạt động 2: Bé tìm hiểu về rau sạch - Cả lớp cùng kiểm tra xem hai đội tìm tranh có trùng khớp với tranh trên máy của cô không? * Quan sát rau ngót: - Đây là rau gì? - Xem hình ảnh và nhận xét (hình dáng, cấu tạo, kiểu lá, màu hoa, ích lợi,..) => Rau ngót là một loại rau ăn lá có thân, cành, lá, có màu xanh. Rau ngót cung cấp cho chúng ta chất xơ, rau ngót thường được dùng nấu canh với thịt, tôm, cua, cá hoặc nấu cháo dinh dưỡng cho trẻ nhỏ. - Ngoài rau ngót ra thì các con còn biết loại rau ăn lá nào nữa? => Ngoài rau ngót thì có rất nhiều loại rau ăn lá như: Rau muống, rau mồng tơi, rau cải xanh, rau dền, * Quan sát cà rốt - Xem hình ảnh và nhận xét (đặc điểm, hình dáng, ích lợi, cách chăm sóc) => Cà rốt là một loại rau ăn củ có màu đỏ, được trồng nhiều ở Đà Lạt (thích nghi khí hậu lạnh), cung cấp chất vitamin A cho cơ thể. Được sử dụng chế biến thành các món ăn: Hầm xương, nấu cháo, xào, làm gỏi,... - Ngoài cà rốt ra thì các con còn biết loại rau ăn củ nào nữa? => Ngoài cà rốt thì có rất nhiều loại rau ăn củ như: Củ dền, củ su hào, củ cải trắng, lạc, * Quan sát quả bầu: - Trẻ xem tranh và nêu nhận xét của mình về loại rau ăn quả này?(trẻ xem tranh quả bầu) => Bầu được gieo hạt, khi nảy mầm người ta thả bầu bò trên giàn, lá bầu to, trái có dạng dài và dạng giống hồ lô màu xanh, lá bầu còn được dùng chữa bệnh. Bầu thường được nấu với tôm, cua, thịt là món ăn bổ dưỡng. - Ngoài quả bầu ra thì các con còn biết loại rau ăn quả nào nữa? => Ngoài quả bầu thì có rất nhiều loại rau ăn quả như: Quả bí, quả mướp, dưa leo, khổ qua, cà chua, * So sánh sự giống và khác nhau giữa cà rốt – rau ngót: - Giống nhau: Được sử dụng nấu với tôm, thịt,.. là món ăn bổ dưỡng - Khác nhau: Rau ngót - Là loại rau ăn lá - Có thân, cành, lá, màu xanh. Củ cà rốt - Là loại rau ăn củ - Dạng dài, màu đỏ - Củ mọc dưới đất => Cho trẻ xem thêm một số loại rau ăn lá, củ quả khác: dưa leo, cà chua, bí đỏ (bí rợ), khoai ngọt, su hào,.. => Các loại rau củ quả cung cấp cho chúng ta nhiều chất xơ, vitamin,.. Trong khẩu phần ăn hàng ngày các con nhớ ăn nhiều rau rất tốt cho sức khỏe. => Để trồng được các loại rau cho chúng ta dùng hàng ngày các bác nông dân phải rất vất vả, từ gieo hạt, chăm sóc cây con, bón phân, bắt sâu, tưới nước,.. Các con phải yêu quý các bác nông dân, quý trọng sản phẩm họ làm ra. 3. Hoạt động 3: Nhanh tay - Trò chơi 1: Nhanh nào bé ơi! + Cô giới thiệu trò chơi: Nhanh nào bé ơi. + Cô giới thiệu cách chơi: Cô đã chuẩn bị một số tranh lô tô rau ăn lá, rau ăn củ, rau ăn quả. Các con hãy cắt và dán vào đúng theo quy định: Rau ăn lá – rau ăn củ - rau ăn quả. + Trong thời gian một bài hát bạn nào hoàn thành xong – đúng yêu cầu sẽ thắng cuôc. + Cô mời trẻ tham gia trò chơi. + Cô bao quát, nhận xét kết quả. - Trò chơi 2: Chọn nhanh, chọn đúng + Cô giới thiệu trò chơi: Chọn nhanh, chon đúng. + Cô giới thiệu cách chơi: Cô chia lớp thành hai đội, trong thời gian hai bài hát đội nào tìm được nhiều loại rau nhất sẽ là đội thắng cuộc. Các bạn trong đội sẽ lần lượt lên chọn tranh rau và sắp xếp theo nhóm: rau ăn lá, rau ăn củ, rau ăn quả. Thời gian kết thúc đội nào có nhiều tranh đúng yêu cầu sẽ là đội thắng cuộc. + Cô mời trẻ tham gia trò chơi. + Cô bao quát, nhận xét kết quả. Trẻ thực hiện Trẻ quan sát-lắng nghe Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ lắng nghe Trẻ trả lời Trẻ lắng nghe Trẻ trả lời Trẻ lắng nghe Trẻ thực hiện Nhận xét tiết dạy: KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG PHÁT TRIỂN THẪM MỸ Thứ hai, ngày 19 tháng 12 năm 2016 Đề tài : VẼ, TÔ MÀU RAU - CỦ - QUẢ BÉ THÍCH I.Yêu cầu: 1.Kiến thức: - Trẻ biết tên gọi, màu sắc một số loại rau củ quả - Trẻ biết cách cầm bút vẽ, các đường nét, cách tô màu, phối màu hợp lí. 2.Kỹ năng: - Rèn kỹ năng vẽ, tô màu không bị lem ra ngoài. - Rèn kỹ năng quan sát, nhận xét sản phẩm. - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc. 3. Thái độ: - Trẻ biết yêu quý cái đẹp, biết tạo ra cái đẹp, biết giữ gìn sản phẩm mình và bạn. II.Chuẩn bị: - Tranh mẫu - Giấy vẽ, bút chì, bút màu. - Nhạc - Góc trưng bày sản phẩm - Bàn ghế. III. Tiến hành: Hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ * Ổn định: - Bác 3 cô dưới quê mới thu hoạch vườn rau và Bác 3 gửi cho lớp chúng ta một rổ rau này. Bác dặn trẻ nhỏ phải ăn nhiều rau củ mới mau lớn, học giỏi. - Lớp chúng mình cùng cô xem trong rổ có những loại rau củ quả gì nào? * Hoạt động 1: Bé cùng quan sát a/ Quan sát hình ảnh - Rau gì đây? - Rau cải có màu gi? - Lá cải có dạng gì? - Còn đây là gì? - Cà rốt có màu gì? - Hình dạng củ cà rốt như thế nào? - Rau gì đây? - Hành lá gồm những bộ phận nào? - Còn đây là quả gì? - Quả cà chua có dạng gì? Màu gì? b/ Quan sát tranh mẫu - Nhìn xem – nhìn xem, tranh rau củ của cô có những loại rau nào? - Cô đã sử dụng nét gì để vẽ lá cải? - Cô vẽ nhiều lá cải xếp xen nhau để tạo thành cây cải. - Cô tô màu gì đây?. - Cà rốt cô vẽ bằng 2 nét xiên hơi cong ở phần đầu và nhọn ở phần đuôi? - Cô tô màu gì? - Quả cà chua cô vẽ bằng 1 nét cong tròn khép kín, cô còn vẽ cuốn bằng nhiều nét xiên, cô tô quả cà chua màu đỏ và cuốn màu xanh. - Lá hành cô vẽ bằng 2 nét xiên, cô vẽ nhiều lá hành để tại thành tép hành. * Quan sát cô làm mẫu - Để có được những loại rau củ quả thật đẹp, cô vẽ như thế nào, các con cùng quan sát nhé! - Cô vẽ cọng cải bằng 2 nét xiên nhọn ở phần đuôi, Sau đó cô vẽ lá cải bằng nét cong tròn, cô vẽ thêm gân lá. - Cô vẽ nhiều lá cải xen nhau để taọ thành cây cải. - Cô vẽ củ cà rốt bằng 2 nét xiên cong ở phần đầu và nhọn ở phần đuôi. - Cô vẽ thêm lá cuốn lá cho đẹp. - Quả cà chua cô vẽ bằng 1 nét cong tròn khép kín và cuốn cà bằng nhiều nét xiên liên tiếp nhau. - Còn hành lá cô vẽ bằng nhiều nét xiên liên tiếp nhau, 2 nét xiên tạo thành 1 lá hành. - Sau đó cô tô màu rau - củ thêm sinh động. Tô đều màu và không bị lem. - Mời trẻ nêu ý tưởng của mình: Con vẽ loại rau củ quả nào? Vẽ như thế nào? Tô màu ra sao? => Vẽ những củ quả có dạng tròn như: Cà chua, củ dền,.. Các con vẽ một đường tròn khép kín sau đó các con thêm cuốn, lá cho quả mình thêm đẹp nha! Ngoài ra những củ quả có dạng dài như: Cà tím, củ cà rốt,.. Các con vẽ nét xiên hơi cong to ở phần đầu và hơi nhọn phần đuôi, sau đó chúng ta cũng vẽ thêm cuốn lá. (Cô vừa nói vừa vẽ mẫu cho trẻ xem) - Vẽ xong các con nhớ chọn màu phù hợp, tô đều màu, không lem ra ngoài. => Cô thấy lớp mình rất ngoan! Vậy lớp chúng ta quyết định vẽ nên những bức tranh rau củ thật đẹp gửi tặng Bác 3 nha! *Hoạt động 2: Vẽ, tô màu rau củ bé thích - Mời trẻ về bàn thực hiện - Cô động viên khuyến khích trẻ thực hiện. - Cô nhắc nhở trẻ bố cục bức tranh cho hài hòa, cân đối. - Cô chú ý đến những bé kĩ năng vẽ yếu. - Trong khi trẻ thực hiện cô có thể mở nhạc nhỏ để tạo không khí vui tươi thoải mái. * Hoạt động 3 : Sản phẩm bé yêu. Cô cho trẻ trưng bày sản phẩm. - Bây giờ lớp mình cùng lên trưng bày bài sản phẩm của mình nào. - Các con hãy giới thiệu về sản phẩm của mình. - Con thích sản phẩm nào nhất? - Vì sao con lại thích sản phẩm này nhất? - Mời tác giả lên giới thiệu bài của mình? - Cô nhận xét bài của trẻ: nhận xét riêng => GD: Các con hãy giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn và cùng tạo ra nhiều sản phẩm nữa nhé! * Kết thúc: - Trẻ vệ sinh và nghỉ ngơi nhẹ nhàng. Trẻ quan sát Trẻ trả lời Trẻ quan sát - lắng nghe Trẻ quan sát - lắng nghe Trẻ thực hiện Trẻ lắng nghe Trẻ thực hiện Nhận xét tiết dạy: .... KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Thứ tư, ngày 21 tháng 12 năm 2016 Đề tài : ÔN NHẬN BIẾT HÌNH VUÔNG, HÌNH TRÒN, HÌNH CHỮ NHẬT I. Yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ nhận biết được hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật. 2. Kỹ năng: - Rèn sự chú ý, ghi nhớ có chủ đích cho trẻ. - Hình thành kỹ năng thao tác với hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật. 3. Thái độ: - Thái độ tính tự tin trong hoạt động. II.Chuẩn bị: - Que, lô tô hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật. - Tranh, bút chì, bút màu. - Nhạc III. Tiến hành: Hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ * Gây hứng thú: - Trò chơi nhỏ: Chiếc hộp bí mật Cô mời một bạn lên khám phá chiếc hộp với cô nào! ( Trẻ sờ và đoán đó là hình gì?) -Với những hình đã học chúng ta có thể chơi trò chơi gi? Các con cùng tham gia nhé! * Hoạt động 1: Ai khéo tay hơn - Cô giới thiệu tên trò chơi: Ai kheo tay hơn - Cô phổ biến cách chơi: Cô phát cho mỗi trẻ một bức tranh, trong tranh có những chi tiết hình học được vẽ bằng nét chấm mờ, nhiệm vụ của các con là đồ theo nét chấm mờ sau đó tô màu xanh cho chi tiết hình vuông, màu đỏ cho chi tiết hình tròn, màu vàng cho chi tiết hình chữ nhật. - Cô mời trẻ tham gia. - Cô bao quát trẻ, nhận xét kết quả. * Hoạt động 2: Nhận dạng đồ vật - Cô giới thiệu tên trò chơi: Nhận dạng đồ vật - Cô phổ biến cách chơi: Cô chia lớp thành 3 đội, cô có 3 tấm bảng, mỗi tấm bảng có dán hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật. Mỗi đội sẽ lên chọn tranh lô tô đồ vật có dạng hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật để gắn tương ứng. Mỗi lần thực hiện chỉ được chọn 1 tranh lô tô. - Luật chơi: Trong thời gian 2 bài hát, đội nào gắn tương ứng nhiều lô tô hơn là đội chiến thắng. - Cô mời trẻ tham gia. - Cô bao quát trẻ, nhận xét kết quả. * Hoạt động 3: Mắt ai tinh - Cô giới thiệu tên trò chơi: Mắt ai tinh - Cô phổ biến cách chơi: Cô chia lớp thành 3 đội, các đội sẽ quan sát vòng quanh lớp học và thay nhau kể tên các đồ vật có dạng hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật. Đến lượt đội nào mà không kể được tên đồ vật sẽ qua lượt và trừ 1 điểm. Trong thời gian 2 bài hát đội nào kể được nhiều đồ vật hơn là đội chiến thắng. - Luật chơi: Mỗi lần kể tên 1 đồ vật, thời gian quan sát tối thiểu là 5 tiếng đếm. - Cô mời trẻ tham gia. - Cô bao quát trẻ, nhận xét kết quả. *Kết thúc: Nhận xét – tuyên dương. Trẻ hát Trẻ trả lời Trẻ thực hiện Trẻ thực hiện Trẻ thực hiện Nhận xét tiết dạy: . KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Thứ năm, ngày 22 tháng 12 năm 2016 Đề tài : Thơ “ Bác bầu bác bí” I. Yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ thuộc thơ, nhớ tên bài thơ. - Trẻ hiểu nội dung thơ: “ Bài thơ nói về bầu và bí trên giàn nhìn xuống nước thấy cá tôm bơi lội đã liên tưỡng đến những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng” 2. Kỹ năng: -Phát triển khả năng ghi nhớ, chú ý của trẻ. - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ; trả lời to, rõ câu hỏi của cô. - Phát triển tư duy, khả năng đọc thơ diễn cảm. 3. Thái độ: - Trẻ hứng thú, chú ý lắng nghe cô đọc thơ. II.Chuẩn bị: -Tranh, ảnh minh họa. - Nhạc III. Tiến hành: Hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ *Gây hứng thú - Trẻ hát “ Bầu và bí” - Các con vừa hát bài gì? - Bài hát nhắc đến loại quả gì? - Bầu và bí là hai trong những loại rau ăn quả rất ngon và bổ dưỡng. Cô cũng có một bài bài thơ nói về quả bầu và quả bí, đó là bài thơ “ Bác bầu bác bí”, cùng tìm hiểu nhé! *Hoạt động 1: Bé nghe đọc thơ - Cô đọc thơ lần 1 diễn cảm. - Cô vừa đọc bài thơ gì? - Tóm tắt nội dung: “Bài thơ nói về bầu và bí trên giàn nhìn xuống nước thấy cá tôm bơi lội đã liên tưỡng đến những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng” - Cô đọc lần 2 kết hợp tranh minh họa. * Hoạt động 2: Đàm thoại - Các con vừa được nghe bài thơ gì? - Nội dung bài thơ nói về điều gì? - Bác bầu bác bí nằm ở đâu?(Lúc lỉu giàn cao) - Ở dưới mặt ao có những ai?(Cá tôm bơi lội) -Bác bí nghỉ gì?( Mình với cô tôm - Nấu bát canh thơm) -Châu chấu nghển cổ nói gì? ( Bầu bí cá tôm Món nào cũng thơm Đều ngon ngon cả ) -Bác b

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTUAN 16 TPPCT-MOT SO LOAI RAU - CHOI - NGỌC_2.docx